« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An


Tóm tắt Xem thử

- Nguyễn Sỹ Giáp PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) CHI NHÁNH HUYỆN HƯNG NGUYÊN TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành Quản trị kinh doanh Hà Nội – Năm 2017 ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- Nguyễn Sỹ Giáp PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) CHI NHÁNH HUYỆN HƯNG NGUYÊN TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS.
- Nguyễn Đại Thắng Hà Nội – Năm 2017 iii CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên tác giả luận văn: Nguyễn Sỹ Giáp Đề tài luận văn: Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An Chuyên ngành:Quản trị kinh doanh Mã số SV: CB150460 Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày với các nội dung sau.
- Tác giả Nguyễn Sỹ Giáp v LỜI CẢM ƠN Sau thời gian hai năm học tập, nghiên cứu tại Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo.
- Nguyễn Đại Thắng, người đã hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
- Đồng thời, em xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo Viện Kinh tế và quản lý, Viện Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức hữu ích cũng như luôn tạo điều kiện để em hoàn thành khóa học một cách có ý nghĩa.
- Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hưng Nguyên cùng các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ em nhiệt tình trong công tác thu thập số liệu cần thiết để hoàn thành luận văn của mình.
- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
- 3 1.1.Tổng quan về ngân hàng thương mại.
- 3 1.1.1.Khái niệm ngân hàng thương mại.
- Chức năng của ngân hàng thương mại.
- Đặc điểm của ngân hàng thương mại.
- Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại.
- Hoạt động huy động vốn trong các ngân hàng thương mại.
- Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại.
- Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
- Các nguồn vốn được huy động của ngân hàng thương mại.
- 11 1.2.4.Các chỉ tiêu đo lường kết quả và hiệu quả huy động vốn.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả huy động vốn.
- 27 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN.
- Giới thiệu về ngân hàng hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Chi nhánh huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Agribank huyện Hưng nguyên) 27 2.1.1.
- Quá trình hình thành và phát triển của Agribank huyện Hưng Nguyên.
- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Agribank huyện Hưng Nguyên 28 vii 2.1.3.
- Cơ cấu tổ chức của Agribank huyện Hưng Nguyên.
- Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank huyện Hưng Nguyên.
- Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Agribank huyện Hưng Nguyên.
- Kết quả huy động vốn tại Agribank huyện Hưng Nguyên giai đoạn 2014-2016.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tại Agribank huyện Hưng Nguyên.
- Đánh giá chung về công tác huy động vốn tại Agribank huyện Hưng Nguyên.
- 67 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN.
- Định hướng phát triển của Agribank và Agribank huyện Hưng Nguyên.
- Định hướng phát triển chung đến năm 2020.
- Định hướng hoạt động huy động vốn của Agribank huyện Hưng Nguyên.
- Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Agribank huyện Hưng Nguyên.
- Nâng cao chất lượng nhân sự thực hiện huy động vốn.
- Kiến nghị với chính quyền địa phương huyện Hưng Nguyên, Nghệ An.
- 84 viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN STT Viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 HĐV Huy động vốn 2 NHNN Ngân hàng nhà nước 3 NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 4 NHTM Ngân hàng thương mại 5 PGD Phòng giao dịch 6 TCTD Tổ chức tín dụng 7 TMCP Thương mại cổ phần 8 VHĐ Vốn huy động ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Phân biệt NHTM và TCTD phi ngân hàng 3 2 Bảng 2.1 Kết quả huy động vốn của Agribank huyện Hưng Nguyên giai đoạn Bảng 2.2 Cơ cấu sử dụng vốn của Agribank huyện Hưng Nguyên giai đoạn Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh ngoại hối của Agribank huyện Hưng Nguyên giai đoạn Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh chung của Agribank huyện Hưng Nguyên giai đoạn Bảng 2.5 Kết quả huy động vốn tại Agribank huyện Hưng Nguyên và Agribank tỉnh Nghệ An 38 7 Bảng 2.6 Biến động huy động vốn của Agribank huyện Hưng Nguyên giai đoạn Bảng 2.7 Tốc độ tăng trưởng quy mô huy động vốn tại Agribank huyện Hưng Nguyên và Agribank tỉnh Nghệ An giai đoạn Bảng 2.8 Quy mô và tỷ trọng huy động vốn theo từng loại hình huy động vốn tại Agribank huyện Hưng Nguyên giai đoạn Bảng 2.9 Chi phí huy động vốn tại Agribank huyện Hưng Nguyên 46 11 Bảng 2.10 Năng suất huy động vốn tại Agribank huyện Hưng nguyên giai đoạn Bảng 2.11 Quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn 47 13 Bảng 2.12 Lãi suất huy động VNĐ của một số NHTM ngày Bảng 2.13 Các điểm giao dịch của Agribank huyện Hưng Nguyên 51 15 Bảng 2.14 Tình hình nhân sự tham gia huy động vốn tại Agribank huyện Hưng Nguyên 52 16 Bảng 2.15 Các văn bản quy định về lãi suất tiền gửi của NHNN giai đoạn x 17 Bảng 2.16 Thị phần huy động vốn của một số NHTM trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, Nghệ An 58 18 Bảng 2.17 Tốc độ tăng trưởng thị phần của một số NHTM trên địa bàn huyện Hưng Nguyên 59 18 Bảng 3.1 Tổng quan về 5S 69 20 Bảng 3.2 Yêu cầu đối với nhân viên giao dịch 71,72 21 Bảng 3.3 Kế hoạch đào tạo nhân viên dự kiến 72 22 Bảng 3.4 Chi phí đào tạo dự kiến 78 23 Bảng 3.5 Quà tặng chương trình khuyến mại 76 24 Bảng 3.6 Một số đề xuất về chính sách chăm sóc và quà tặng cho khách hàng 76,77 xi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ STT Bảng Nội dung Trang 1.
- Sơ đồ 2.1 Cơ cấu các phòng ban của NHN0&PTNT huyện Hưng Nguyên 30 2.
- Biểu đồ 2.1 So sánh kết quả kinh doanh qua các năm .
- Biểu đồ 2.2 Quy mô huy động vốn tại Agribank huyện Hưng Nguyên giai đoạn .
- Biểu đồ 2.3 Tốc độ tăng trưởng quy mô huy động vốn tại Agribank huyện Hưng Nguyên giai đoạn .
- Biểu đồ 2.4 Tốc độ tăng trưởng quy mô huy động vốn của Agribank huyện Hưng Nguyên và Agribank tỉnh Nghệ An 41 6.
- Biểu đồ 2.5 Quy mô huy động vốn tại Agribank huyện Hưng Nguyên theo loại tiền 43 7.
- Biểu đồ 2.6 Quy mô huy động vốn tại Agribank huyện Hưng Nguyên theo đối tượng huy động 44 8.
- Biểu đồ 2.7 Quy mô huy động vốn tại Agribank huyện Hưng Nguyên theo thời gian 45 9.
- Biểu đồ 2.8 Thị phần huy động vốn của một số NHTM điển hình trên địa bàn huyện Hưng Nguyên 58 xii 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.
- Lý do thực hiện đề tài Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, vốn đang là nhu cầu rất quan trọng và thiết yếu cho sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Ngân hàng thương mại (NHTM) là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với nhiệm vụ thường xuyên và chủ yếu là huy động vốn để cho vay.
- Tuy nhiên hệ thống NHTM với chức năng là một trung gian tài chính giữa những tác nhân dư vốn với những tác nhân thiếu vốn, giữa tiết kiệm và đầu tư thì vẫn luôn là một kênh huy động vốn chủ lực cho nền kinh tế.
- Mặc dù vậy thì nguồn vốn huy động của NHTM vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn nhàn rỗi của toàn xã hội.
- Yêu cầu khai thác tối đa những nguồn vốn còn đang tiềm tàng trong các tổ chức kinh tế và dân cư luôn là một thách thức vô cùng lớn.
- Để tồn tại và phát triển, ngân hàng thương mại không những phải có vốn mà còn phải không ngừng tăng cường huy động vốn để đảm bảo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cũng như mục tiêu thanh khoản và an toàn trong hoạt động của mình.
- Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để có thể tăng cường huy động được nguồn vốn với chi phí hợp lý và ổn định, khai thác tối đa những nguồn vốn đang còn tiềm tàng trong các tổ chức kinh tế và dân cư để có một nguồn vốn phong phú với cơ cấu vốn tối ưu đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và của bản thân mỗi ngân hàng.
- Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, nền kinh tế vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới của Việt Nam ngày càng sâu rộng thì vấn đề trên không phải là dễ dàng.
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là một trong những NHTM hàng đầu ở Việt Nam, nhiệm vụ huy động vốn cũng là nhiệm vụ hết sức quan trọng.
- Trong thời gian qua, Agribank thường xuyên coi trọng hoạt động huy động vốn, đã và đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp huy động vốn nhằm thực hiện phương châm "an toàn, phát triển, hiệu quả".
- Tuy nhiên, để có thể khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế còn là vấn đề khó khăn trong bối cảnh có sự cạnh tranh gay gắt của nhiều ngân hàng TMCP, các tổ chức tài chính tín dụng.
- Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “ Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu với mong muốn đem lại những đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn.
- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận về huy động vốn của các NHTM trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích thực trạng công tác huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An qua đó đưa ra những đánh giá về các kết quả đạt được và những hạn chế cần phải khắc phục.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để tăng cường huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2016 và định hướng đến năm 2020.
- Nguồn số liệu thứ cấp: Các số liệu về kết quả huy động vốn và một số kết quả kinh doanh khác qua các năm của ngân hàng được thu thập từ báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, báo cáo thường niên.
- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
- Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
- 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1.1.Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại (NHTM) đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá.
- Sự phát triển của hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó - kinh tế thị trường - thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.
- Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010, định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
- Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Như vậy NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường.
- Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế.
- Từ đó có thể nói bản chất của ngân hàng thương mại được thể hiện qua các điểm sau.
- NHTM là một tổ chức kinh tế.
- NHTM hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
- Phân biệt NHTM và TCTD phi ngân hàng.
- NHTM TCTD phi ngân hàng - Là tổ chức tín dụng - Được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng - Là tổ chức nhận tiền gửi (deposit institution.
- Cung cấp dịch vụ thanh toán - Là tổ chức tín dụng - Được thực hiện một số hoạt động ngân hàng - Là tổ chức không nhận tiền gửi (nondeposit institution.
- Chức năng của ngân hàng thương mại 1.1.2.1.
- Chức năng trung gian tài chính Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư bằng cách chuyển giao vốn từ những thực thể có vốn nhàn rỗi đến những thực thể đang có nhu cầu về vốn.
- Ngân hàng đóng vai trò trung gian đáp ứng nhu cầu cho các bên, bên thực thể thừa vốn thì có thể đáp ứng nhu cầu về mức sinh lời do cách quản lý khoa học của ngân hàng sẽ làm giảm chi phí phát sinh nghiệp vụ, cũng như cam kết về tính an toàn của số vốn mà thực thể đó đã bỏ ra để đảm bảo yêu cầu, trong khi đó các thực thể thiếu vốn được ngân hàng cấp tín dụng khi có nhu cầu về vốn tiền tệ hay mua chứng khoán.
- Chức năng này được xem là chức năng quan trọng nhất bởi nó phản ánh bản chất của NHTM là đi vay để cho vay, nó là cơ sở để thực hiện các chức năng khác, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng và đóng góp lớn vào việc thúc đẩy tăng trưởng trong nền kinh tế.
- Chức năng trung gian thanh toán Ngân hàng thực hiện chức năng thanh toán hộ cho khách hàng bằng cách cung cấp cho khách hàng các phương tiện thanh toán khác nhau như: Chuyển khoản, lệnh nhờ thu - nhờ chi, thanh toán hóa đơn, séc, thanh toán qua hệ thống thẻ, máy POS,…Ở các nước phát triển, hầu hết mọi cá nhân và các tổ chức kinh tế đều có tài khoản giao dịch tại các ngân hàng.
- Việc sử dụng tài khoản để giao dịch làm giảm lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, giảm chi phí và rủi ro trong giao nhận, thu chi, bảo quản tiền và tiết kiệm thời gian, góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán từ đó góp phần phát triển kinh tế.
- Cũng nhờ chức năng trung gian thanh toán, các NHTM sẽ có thêm một nguồn vốn với chi phí thấp nhưng nguồn vốn này thường xuyên biến động.
- Đồng thời nó cũng góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu phí thanh toán và mở rộng mạng lưới khách hàng nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh.
- Chức năng tạo tiền Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM.
- Với mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế.
- Chức năng tạo tiền là hệ quả của hai chức năng trên bởi quá trình tạo tiền thực chất là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của hệ thống NHTM.
- Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng vốn huy động được để cho vay, số tiền

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt