« Home « Kết quả tìm kiếm

Tạo động lực lao động tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Tạo động lực lao động tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội” Tác giả luận văn: Doãn Văn Huy Khóa: 2015B-QTKD1 Người hướng dẫn: PGS.TS.
- Nguyễn Bá Ngọc Từ khóa (keyword): Tạo động lực Nội dung tóm tắt: 1.
- Vấn đề tạo động lực trong lao động là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản trị nhân sự, nó thúc đẩy người lao động hăng say làm việc nâng cao năng suất lao động.
- Tạo động lực để người lao động làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình vì cơ quan, gắn bó với cơ quan lâu dài.
- Chính vì thế bất cứ cơ quan nào cũng cần phải tạo động lực lao động cho người lao động.
- Tạo động lực lao động cho người lao động không những kích thích tâm lý làm việc cho người lao động mà nó còn tăng hiệu quả lao động, hiệu quả làm việc của cơ quan, xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, làm tăng khả năng hoạt động của cơ quan.
- Thực tế tạo động lực lao động tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội đã và đang được thực hiện tuy nhiên còn nhiều bất cập như chế độ tiền lương, chế độ phúc lợi vẫn còn thấp hay các biện pháp khen thưởng chưa thực sự chưa kích thích được động lực lao động của cán bộ nhân viên, khiến họ chưa cống hiến hết tâm sức của mình cho Trường.
- Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tạo động lực lao động cho nguồn nhân lực trong tình hình hiện nay và qua quá trình làm việc tại Trường, em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Tạo động lực lao động tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức lao động - xã hội” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
- Mục đích nghiên cứu Mục tiêu: Vận dụng phương pháp luận về dộng lực lao động, tạo động lực lao động, các học thuyết về động lực lao động từ đó áp dụng vào thực trạng tạo động lực tại Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức lao động - xã hội.
- Qua đó, tác giả đưa ra những nhận xét và giải pháp để nâng cao hoạt động tạo động lực tại Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức lao động - xã hội đến năm 2020.
- 2 Mục đích: Vận dụng lý thuyết để phân tích thực trạng tạo động lực để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tạo động lực lao động cho cán bộ, công nhân viên Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội.
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội - Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian: Tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội.
- Thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2015 - tháng 5/2017 và đề xuất giải pháp đến năm 2020.
- Luận văn này nghiên cứu về Tạo động lực lao động trong tổ chức.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Nguồn số liệu Thứ cấp: Thu thập các tài liệu, báo cáo của phòng, khoa chuyên môn trong Trường để phân tích thực trạng nguồn nhân lực và các chính sách quản trị nhân lực đối với cán bộ, công nhân viên tại Trường.
- Nội dung: Điều tra về nhu cầu của cán bộ nhân viên.
- các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc.
- các biện pháp tạo động lực về vật chất và tinh thần.
- mức độ hài lòng về các biện pháp tạo động lực của cán bộ nhân viên về vật chất và tinh thần của Trường.
- Phân tích số liệu Phương pháp thống kê Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp 2.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Nội dung chính của luận văn bao gồm các chương sau: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TRONG TỔ CHỨC.
- Tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về động lực lao động, tạo động lực lao động.
- Đồng thời tác giả cũng đã trình bày tóm tắt các mô hình lý thuyết về các học thuyết về động lực lao động, phân tích nội dung của tạo dộng lực của người lao động, các nhân tố ảnh hưởng tới động lực lao động.
- Đây là các căn cứ quan trọng làm cơ sở cho việc áp dụng vào thực tiễn, thực hiện các phân tích các căn cứ chiến lược, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức lao động - xã hội.
- 3 Chương 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Tác giả đã tập trung phân tích về thực trạng tạo động lực lao động tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức lao động - xã hội thông qua xác định nhu cầu của cán bộ, công nhân viên.
- Xác định mức độ thỏa mãn nhu cầu của người lao động.
- Qua đó, tác giả đánh giá thực trạng tạo động lực cho người lao động tại Trường.
- Cùng với cơ sở lí luận ở chương 1, cơ sở thực tiễn ở chương 2 sẽ là căn cứ khoa học để tác giả xây dựng và đề xuất về giải pháp tạo động lực tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức lao động - xã hội ở chương 3.
- Chương 3: GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG LỰC TẠI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Trong chương thứ 3 luận văn tác giả đã căn cứ vào kết quả phân tích về thực trạng tạo động lực lao động tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội và căn cứ vào mục tiêu, phương hướng tạo động lực lao động của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội trong những năm tiếp theo.
- đồng thời đề xuất một số giải pháp tạo động lực lao động tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội đến năm 2020.
- Kết luận Luận văn của tác giả đã đưa ra lý luận chung về tạo động lực lao động trong tổ chức, từ đó phân tích thực trạng tạo động lực lao động tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội để tác giả có thể đưa ra một số giải pháp hoàn thiện tạo động lực làm việc cho cán bộ, công nhân viên trong Trường.
- Do hạn chế về mặt thời gian và quy mô nghiên cứu nên tác giả không thể tránh khỏi một số thiếu sót và hạn chế nhất định.
- Tác giả rất mong nhận được những ý kiến xây dựng của thầy, cô, các chuyên gia, các cán bộ nghiên cứu và các đồng nghiệp./.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt