« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt thuộc ngành nông nghiệp ở Hà Tĩnh đến năm 2020


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HẢI TÚ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT THUỘC NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội, 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HẢI TÚ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT THUỘC NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020 CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHẠM CẢNH HUY HÀ NỘI – 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của riêng tôi.
- Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hải Tú ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sỹ: “Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt thuộc ngành nông nghiệp ở Hà Tĩnh đến năm 2020", tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể.
- Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại địa phương nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh.
- Kết cấu chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt thuộc ngành nông nghiệp ở Hà Tĩnh đến năm 2020.
- 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT.
- Khoa học - công nghệ và ứng dụng khoa học - công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt.
- 4 1.1.2 Đặc trưng của khoa học và công nghệ trong ngành trồng trọt.
- 11 1.1.3 Vai trò của ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt.
- Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của khoa học công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt.
- Số lượng công trình nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong thực tiễn.
- 16 1.2.4 Hiệu quả khoa học - công nghệ.
- 17 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng khoa học - công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt.
- 19 1.4 Kinh nghiệm ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt.
- Kinh nghiệm ứng dụng khoa học - công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt ở một số địa phương.
- Bài học rút ra cho ứng dụng khoa học - công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt ở Hà Tĩnh.
- 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT THUỘC NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở HÀ TĨNH.
- Thực trạng phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt ở Hà Tĩnh.
- 32 2.2.3 Công tác ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ, áp dụng cơ giới hóa và khuyến nông.
- Đánh giá về sự phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt ở Hà Tĩnh.
- Đánh giá đầu tư cho khoa học công nghệ và những kết quả đã đạt được.
- 37 2.4 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng trọt.
- 51 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT THUỘC NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020.
- Định hướng phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.
- Quan điểm, mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt ở Hà Tĩnh.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp.
- 62 3.3.3 Đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ.
- Giải pháp hình thành phát triển thị trường khoa học công nghệ và nông nghiệp.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền những tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp.
- Hợp tác trong nước và quốc tế về khoa học công nghệ ngành nông nghiệp.
- Số lượng công trình nghiên cứu khoa học.
- Tổng vốn đầu tư cho Khoa học công nghệ.
- Công tác thông tin khoa học công nghệ.
- Để có một nền nông nghiệp phát triển cao, hiệu quả, bền vững, đủ sức hội nhập với thế giới, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương, bảo đảm phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa lớn, đồng thời giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp.
- Đóng góp chung và có một vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực trồng trọt.
- Trong giai đoạn hiện nay, lĩnh vực trồng trọt đã bộc lộ nhiều điểm yếu như: Sản xuất manh mún, cơ giới hoá thấp, giá thành sản phẩm cao, hiệu quả canh tác còn thấp… Khoa học công nghệ được coi là một trong những đáp án hiệu quả nhất để khắc phục những bất cập này.
- 2 Để khoa học công nghệ trở thành “xương sống” vững chắc cho ngành Nông nghiệp nâng cao chất lượng thì cũng cần coi khoa học công nghệ là một sản phẩm mà thị trường nông nghiệp đang tìm kiếm.
- Một trong những nguyên nhân của hiện trạng trên là do chưa phát triển khoa học công nghệ vào sản xuất Nông nghiệp một cách hiệu quả nhất.
- Trong khi đó khoa học và công nghệ ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của nó , là một trong những động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
- Vì vậy cần nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, cần đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ trong ngành nông nghiệp để nâng cao chất lượng, phát triển ngành nông nghiệp một cách bền vững hơn.
- Nhận thấy sự cần thiết của vấn đề này và trong phạm vi cho phép của bài luận văn, em xin đề cập đến lĩnh vực trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp và lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt thuộc ngành nông nghiệp ở Hà Tĩnh đến năm 2020" Đề tài được thực hiện, xuất phát dựa trên các cơ sở lí thuyết của phát triển khoa học và công nghệ đối với ngành nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng, mối quan hệ của chúng, phân tích thực trạng ở Hà Tĩnh giai đoạn 2000 đến nay.
- Từ đó đưa ra định hướng ,một số giải pháp tổng thể và một số kiến nghị để có thể nâng cao hiệu quả phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt thuộc ngành nông nghiệp ngày một tốt hơn 2.
- Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ mối quan hệ giữa cơ sở lý luận và thực tiễn của khoa học công nghệ, phân tích đánh giá thực trạng phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt thuộc ngành nông nghiệp ở Hà Tĩnh .
- Để thấy được những khó khăn, hạn chế còn tồn tại trong vấn đề phát triển khoa học và công nghệ lĩnh vực trồng trọt thuộc ngành nông nghiệp ở Hà Tĩnh.
- Từ đó có thể tìm ra được định hướng, các giải pháp để có thể tăng cường sự phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt trong thời gian tới.
- Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở Hà Tĩnh, mà cụ thể là đối với lĩnh vực trồng trọt.
- Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt thuộc ngành sản xuất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.
- Về thời gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá những ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất ngành trồng trọt ở tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2011 đến nay.
- Kết cấu chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt thuộc ngành nông nghiệp ở Hà Tĩnh đến năm 2020 Bài viết có bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt Chương 2: Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt thuộc ngành nông nghiệp ở Hà Tĩnh Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt thuộc ngành nông nghiệp ở Hà Tĩnh đến năm 2020 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT 1.1.
- Khoa học - công nghệ và ứng dụng khoa học - công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt 1.1.1.
- Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1 Các quan niệm về khoa học công nghệ Ngày nay khi khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, năng suất lao động không ngừng được nâng cao, cơ cấu kinh tế của các quốc gia có sự chuyển biến mạnh mẽ, mọi mặt của đời sống xã hội loài người thay đổi sâu sắc.
- Tuy nhiên khi bàn về thuật ngữ khoa học công nghệ vẫn còn có nhiều quan niệm khác nhau: Khoa học, tiếng Latin là “Scientia”, có nghĩa là “kiến thức” hoặc “hiểu biết”, là các nỗ lực thực hiện phát minh, và tăng lượng tri thức hiểu biết của con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung quanh.
- Thông qua các phương pháp kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu hiệu, biểu hiện mạng tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập dữ liệu, phân tích thông tin để giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật, hiện tượng.
- Tri thức trong khoa học là toàn bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu đã tích lũy được.
- Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến đó là khoa học là tri thức tích cực đã được hệ thống hóa.
- Theo Luật Khoa học và công nghệ năm 2000 “Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy”.
- Viện Ngôn ngữ học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội cho rằng: Khoa học là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng 5 minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như các hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực.
- Theo ý kiến của các nhà triết học: Khoa học (Science) là hệ thống tri thức gồm những quy luật về tự nhiên, xã hội và tư duy, được tích lũy trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn, được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết.
- Những quan niệm trên cho thấy, bản chất của khoa học là hệ thống tri thức mang tính quy luật.
- Có quan niệm khác chú trọng tới những yếu tố sản xuất của nó, chẳng hạn: Khoa học là một lĩnh vực nghiên cứu nhằm mục đích sản xuất ra những tri thức mới về tự nhiên, xã hội và tư duy.
- sự phân công và hợp tác lao động khoa học.
- những cơ quan khoa học.
- những trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
- những phương pháp nghiên cứu khoa học.
- hệ thống các khái niệm, phạm trù, hệ thống thông tin khoa học cũng như toàn bộ những tri thức hiện có với tư cách là tiền đề hoặc kết quả của lao động khoa học.
- Như vậy, về thực chất khoa học là một dạng hoạt động đặc biệt của đời sống xã hội, là sự khám phá của con người đối với các hiện tượng và thuộc tính vốn tồn tại một cách khách quan, từ đó làm thay đổi nhận thức của con người và biến chúng thành hiện thực.
- Phạm vi ảnh hưởng của khoa học rất lớn, cả bề rộng lẫn bề sâu.
- Xã hội loài người càng phát triển thì khoa học cũng ngày càng phát triển và phân ngành của khoa học càng chi tiết hóa và phức tạp hóa hơn.
- Theo đối tượng nghiên cứu: 6 Khoa học tự nhiên, nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên.
- Khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu hiện tượng, quá trình, quy luật vận động, phát triển của xã hội và bản thân của con người.
- Theo mục tiêu nghiên cứu: Có khoa học cơ bản.
- khoa học ứng dụng.
- Theo phân loại của UNESCO: Thì bao gồm khoa học tự nhiên.
- khoa học kinh tế.
- khoa học nông nghiệp.
- khoa học y học.
- khoa học kỹ thuật.
- khoa học xã hội và nhân văn.
- Tóm lại, khoa học là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp xã hội có tính đặc thù nhằm tìm kiếm, sắp xếp một cách có hệ thống các tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy trên cơ sở tổng hợp, khái quát những tri thức kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình lịch sử, từ thực tiễn hoạt động sản xuất và đời sống để định hướng, dẫn dắt hoạt động thực tiễn của con người.
- Công nghệ: Thuật ngữ Công nghệ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Technologia” hay “vexvonopơ”.
- Trong tiếng Anh, công nghệ là “Technology” có nghĩa là “tài nghệ học”, sự tinh xảo của tay nghề, một nghệ thuật hay một kỹ năng, bí quyết… để đạt tới sản phẩm chất lượng cao của nghề thủ công trước đó.
- Tùy theo ngữ cảnh và góc độ nghiên cứu mà thuật ngữ công nghệ có thể được hiểu: Công cụ hoặc máy móc giúp con người giải quyết các vấn đề.
- Thuật ngữ công nghệ vì vậy thông thường đặc trưng bởi các phát minh và cải tiến sử dụng các nguyên lý và quy trình đã được khoa học phát hiện ra gần 7 đây nhất.
- Tuy nhiên thậm chí cả phát minh cổ nhất như bánh xe cũng là một minh họa cho công nghệ.
- Các nhà kinh tế học thì xem công nghệ như là trạng thái hiện tại của kiến thức của con người trong việc kết hợp các nguồn lực để sản xuất ra các sản phẩm mong muốn (và kiến thức của con người về sản xuất như thế nào.
- Như vậy, công nghệ có thể thay đổi khi kiến thức kỹ thuật của con người tăng lên.
- Theo Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO): “Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý một cách có hệ thống và có phương pháp”.
- Định nghĩa này chỉ xét ở một khía cạnh nào đó của khoa học trong việc sử dụng nó một cách có hiệu quả (như trong lĩnh vực công nghiệp mà thôi).
- Tổ chức Uỷ ban kinh tế - xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) thì đưa ra định nghĩa: “Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin”.
- Định nghĩa này được mở rộng hơn trên các lĩnh vực chế tạo, dịch vụ, quản lý thông tin và đã đi sâu nghiên cứu khía cạnh công nghệ thực thụ.
- Theo khoa học luận: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ và phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
- Viện Ngôn ngữ học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội cho rằng: Công nghệ là tổng thể nói chung các phương tiện kỹ thuật, các phương pháp tổ chức, quản lý được sử dụng vào quy trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ.
- Nhìn chung các quan niệm đều đi vào làm rõ công nghệ là môn khoa học ứng dụng nhằm vận dụng các quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học bao gồm các phương tiện kỹ thuật, công cụ, kỹ năng, bí quyết, phương pháp… sử 8 dụng trong quá trình sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người.
- Ngày nay, công nghệ về mặt nội dung gồm bốn bộ phận hợp thành được gọi là bốn thành phần công nghệ: Một là, phần kỹ thuật là phần công nghệ được hàm chứa ở trong các phương tiện kỹ thuật.
- Trong công nghệ, các thành phần này thường làm thành dây chuyền để thực hiện quá trình biến đổi, ứng với một quy trình công nghệ nhất định, đảm bảo tính liên tục của quá trình công nghệ.
- Các phần kỹ thuật của công nghệ chính là “phần cứng”.
- Hai là, phần con người là phần công nghệ hàm chứa trong kỹ năng con người trong quá trình hoạt động công nghệ bao gồm: kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, khả năng học hỏi và các tố chất của con người.
- Ba là, phần thông tin là phần công nghệ được hàm chứa trong các dữ liệu và nhờ đó con người có thể sử dụng, thực hiện nó một cách hiệu quả các hoạt động công nghệ, bao gồm bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ liệu, bản thiết kế…nó được bảo vệ theo Luật Bản quyền sở hữu công nghiệp.
- Bốn là, phần tổ chức, quản lý là phần công nghệ hàm chứa trong khung của thể chế, xây dựng cấu trúc của tổ chức bao gồm các quy định về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ, sự phối hợp giữa các cá nhân và các bộ phận trong hoạt động khoa học, công nghệ.
- Các thành phần của một công nghệ có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau.
- Do đó, khi muốn đổi mới công nghệ phải đồng thời nâng cấp cả bốn thành phần công nghệ một cách tương thích.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt