« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt thuộc ngành nông nghiệp ở Hà Tĩnh đến năm 2020


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt thuộc ngành nông nghiệp ở Hà Tĩnh đến năm 2020" Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Hải Tú Khóa: 2015A Người hướng dẫn: TS.
- Phạm Cảnh Huy Từ khóa: Khoa học công nghệ trồng trọt Hà Tĩnh Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Hà Tĩnh là một tỉnh có tài nguyên đất phong phú, nguồn nhân lực dồi dào phù hợp với phát triển nông nghiệp và ngành nông nghiệp luôn chiếm một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, đặc biệt lĩnh vực trồng trọt.
- Tuy nhiên hiện nay ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực trồng trọt nói riêng vẫn chưa phát triển phù hợp với tiềm lực sẵn có của tỉnh.
- Trong giai đoạn hiện nay, lĩnh vực trồng trọt đã bộc lộ nhiều điểm yếu như: Sản xuất manh mún, cơ giới hoá thấp, giá thành sản phẩm cao, hiệu quả canh tác còn thấp… Khoa học công nghệ được coi là một trong những đáp án hiệu quả nhất để khắc phục những bất cập này.
- Mục đích nghiên cứu: tìm ra được định hướng, các giải pháp để có thể tăng cường sự phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt trong thời gian tới.
- Qua đó từng bước phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo tiền để cho tỉnh ngày một phát triển tốt hơn.
- Đối tượng: ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở Hà Tĩnh, mà cụ thể là đối với lĩnh vực trồng trọt.
- Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt thuộc ngành sản xuất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.
- Về thời gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá những ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất ngành trồng trọt ở tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2011 đến nay.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Định hướng phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020: Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất cây trồng có lợi thế.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào phát triển cây trồng gắn với mở rộng và phát triển thị trường.
- Tạo lập các điều kiện vật chất thuận lợi cho ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
- Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực khoa học, công nghệ theo hướng áp dụng vào sản xuất nông nghiệp.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách: Thực hiện các chính sách hỗ trợ về vốn tín dụng, thuế các loại, hỗ trợ cán bộ kỹ thuật, thông tin… giai đoạn ban đầu cho các hộ ứng dụng giống, kỹ thuật và mô hình nuôi trồng mới, kiểm soát môi trường nuôi trồng, tự động hóa, cơ giới hóa một số khâu kỹ thuật.
- Đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị.
- Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống mới, công nghệ nhằm tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng trên diện tích canh tác.
- Đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ: Tập trung tạo bước chuyển mạnh mẽ trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là đối với doanh nghiệp.
- trước mắt, tập trung vào một số lĩnh vực mũi nhọn: Giống, công nghệ cao, công nghệ sinh học, đổi mới công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Phát triển nguồn nhân lực: Chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và công tác quản lý cho đội ngũ cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã đáp ứng tốt với yêu cầu phát triển ngành trồng trọt.
- Giải pháp hình thành phát triển thị trường khoa học công nghệ và nông nghiệp: Trong năm 2016, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết về “Đề án phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ đến năm 2020 và những năm tiếp theo”, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để phát triển thị trường và doanh nghiệp nông nghiệp trong những năm tiếp theo.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền những tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến và quán triệt đầy đủ các nội dung Kế hoạch hành động và cơ chế chính sách thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực trồng trọt nói riêng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới - Phát triển và nhân rộng các mô hình liên kết bốn nhà: nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp: Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân theo chuỗi giá trị đã tạo sự ổn định đầu ra sản phẩm cho nông dân yên tâm sản xuất.
- hỗ trợ lẫn nhau về nguồn lực và chia sẻ rủi ro trong quá trình sản xuất.
- tạo động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững.
- Hợp tác trong nước và quốc tế về khoa học công nghệ ngành nông nghiệp: Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ nói chung, trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê: thu thập số liệu về tình hình phát triển ngành Nông nghiệp, tình hình KH-CN ngành Nông nghiệp….từ đó đưa ra những đánh giá.
- Phương pháp so sánh: So sánh qua các năm từ Phương pháp tổng hợp + Phương pháp phân tích e) Kết luận Khoa học công nghệ là động lực cơ bản, trực tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở Hà Tĩnh là vấn đề quan trọng không chỉ nhận thức lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong sự phát triển nông nghiệp của tỉnh.
- Do đó, mục đích của việc ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nhằm chủ động đi tắt, đón đầu, tranh thủ du nhập các công nghệ hiện đại về sản xuất giống cây trồng, vật nuôi thương phẩm, để rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế so với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt