« Home « Kết quả tìm kiếm

Quản trị rủi ro tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: “Quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh”.
- Nguyễn Văn Nghiến Từ khóa: Quản trị rủi ro tín dụng, Vietcombank chi nhánh Hà Tĩnh Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Ngân hàng là một trung gian tài chính, vì vậy ngân hàng có thể “hứng chịu” rủi ro đến từ hai phía.
- Rủi ro tiềm tàng trong các NHTM gồm hai loại: Các rủi ro có nguồn gốc nội tại (rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro vỡ nợ) và các rủi ro về mặt hệ thống do tác động của thị trường ngân hàng (rủi ro lạm phát, rủi ro công nghệ, rủi ro thay đổi môi trường pháp lý, rủi ro về chu kỳ kinh tế, sự biến động của các yếu tố thị trường.
- Đề tài quản trị rủi ro ngân hàng luôn là đề tài rộng cho người nghiên cứu với nhiều khía cạnh của ngành ngân hàng được tiếp cận.
- Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn đề tài quản trị rủi ro của minh, tôi sẽ đi sâu nghiên cứu quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng, đây cũng là lĩnh vực có rủi ro lớn nhất.
- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh Hà Tĩnh nói riêng đã triển khai khá mạnh công tác quản trị rủi ro tín dụng, song thực tế cho thấy ngân hàng vẫn phải đối mặt với nhiều tổn thất lớn liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng.
- So với các nguyên tắc cơ bản quản trị rủi ro của Basel II, hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh còn nhiều hạn chế, bất cập Chính vì tính cấp thiết như trên, đề tài “Quản trị rủi ro tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh” trong đó luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng và được học viên lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Vietcombank Hà Tĩnh: những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại đó, cơ hội và thách thức.
- Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm quản lý tốt rủi ro tín dụng trong thời gian sắp tới.
- Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại.
- 2 - Phạm vi nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Hà Tĩnh từ năm 2013-2015 c) Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả + Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản trị rủi ro tín dụng giúp ta nắm rõ được các khái niệm liên quan đến tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại đồng thời cũng cho ta phương hướng để.
- Đánh giá khái quát tình hình rủi ro tín dụng của ngân hàng - Phân tích các mô hình quản trị rủi ro tín dụng - Phân tích quy trình quản trị rủi ro tín dụng - Đánh giá quản trị rủi ro tại ngân hàng thương mại dựa trên nguyên tắc Basel II + Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh Đã phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh từ đó rút ra được những ưu điểm mà chi nhánh đã đạt được và những hạn chế, nguyên nhân + Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tại Vietcombank Hà Tĩnh d) Phương pháp nghiên cứu Cách thức tiếp cận giải quyết vấn đề: Luận văn áp dụng phương pháp thống kê tổng hợp, phân tích, so sánh … để phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tại Vietcombank Hà Tĩnh.
- Nguồn dữ liệu: là nguồn dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ các báo cáo thường niên, báo cáo tổng hợp, báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh….giai đoạn 2013-2015 của Vietcombank Hà Tĩnh.
- Ngoài ra, luận văn còn thu thập nguồn dữ liệu từ bên ngoài, cụ thể là các bài viết được đăng trên các tạp chí, các báo cáo, giáo trình, sách, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu, các báo cáo hàng năm của Ngân hàng Nhà nước, các website liên quan… e) Kết luận Luận văn với đề tài “ Quản trị rủi ro tại ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Hà Tĩnh” trong đó trọng tâm sẽ đi sâu nghiên cứu Quản trị rui ro tín dụng đã đạt được các thành tựu sau.
- Tổng quan các công trình nghiên cứu, các công bố khoa học về quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM, từ đó rút ra khung lý thuyết theo các nguyên tắc 3 của Basel II để đánh giá QTRRTD tại NHTM.
- Thiết lập được một quy trình nghiên cứu rõ ràng, với các phương pháp được kết hợp với nhau.
- Những phân tích, đánh giá của học viên được kiểm chứng bởi ý kiến của các cán bộ liên quan đến QTRRTD tại Chi nhánh Hà Tĩnh.
- Phân tích, đánh giá được thực trạng rủi ro tín dụng, thực trạng QTRRTD tại Vietcombank – Chi nhánh Hà Tĩnh từ năm 2013-2015.
- Những đánh giá này dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Basel II, vì vậy có thể định vị rõ Vietcombank – Chi nhánh Hà Tĩnh đang thực hiện QTRRTD ở mức độ nào, để đạt được đầy đủ các nguyên tắc của Basel II thì cần khắc phục những hạn chế nào.
- Trên cơ sở những phân tích, đánh giá ở trên, tác giả đã đề xuất được một số giải pháp trọng tâm nhằm tăng cường QTRRTD tại Vietcombank – Chi nhánh Hà Tĩnh.
- Vì vậy, các giải pháp được đề xuất áp dụng Chi nhánh Hà Tĩnh

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt