« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội – Chi nhánh tỉnh Bắc Giang


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội – Chi nhánh tỉnh Bắc Giang Tác giả luận văn: Giáp Đức Hải Khóa: 2015B- Bắc Giang Người hướng dẫn: TS.
- Nội dung tóm tắt: 1) Lý do chọn đề tài: Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là một tổ chức tín dụng đặc biệt, đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách của NHCSXH là những hộ nghèo, hộ gia đình chính sách sống ở các vùng đặc biệt khó khăn, các xã vùng sâu, vùng xa.
- Do đó, rủi ro trong công tác tín dụng NHCSXH dễ xảy ra và ở mức độ lớn nhất trong các hoạt động của Ngân hàng.
- Thực tế hoạt động của NHCSXH tỉnh Bắc Giang hiện nay, với qui mô tín dụng ngày càng tăng cao, khối lượng khách hàng ngày càng lớn, các chương trình tín dụng ngày càng nhiều, không những phục vụ đối tượng hộ nghèo, vùng nghèo mà còn mở rộng cho vay nhiều loại đối tượng khác nên công tác kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng cần phải được chú trọng, đảm bảo hoạt động tín dụng mang lại hiệu quả thực sự, góp phần vào việc bảo toàn và phát triển vốn, từng bước đưa hoạt động của NHCSXH phát triển bền vững.
- 2) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Tập hợp các kiến thức về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng.
- Đồng thời, cũng nêu được sự giống và khác nhau về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội với các Ngân hàng thương mại.
- Đánh giá thực trạng về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội – Chi nhánh tỉnh Bắc Giang.
- Giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội – Chi nhánh tỉnh Bắc Giang.
- 2 Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề về việc nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế thấp nhất những rủi ro trong việc triển khai cho vay các chương trình tín dụng tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn và hộ cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH – Chi nhánh tỉnh Bắc Giang từ năm 2014 đến hết quý I năm 2017.
- 3) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Chương 1: Luận văn đã hệ thống hoá được những vấn đề hết sức cơ bản về cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu liên quan đến chủ đề và nội dung luận văn.
- Chương 2: Nội dung đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.
- Trong đó nêu lên được những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng và những nguyên nhân (khách quan và chủ quan) ảnh hưởng tới chất lượng rủi ro trong Chi nhánh.
- Chương 3: Đề xuất ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHCSXH – Chi nhánh tỉnh Bắc Giang với các mảng: chất lượng hoạt động của đơn vị nhận ủy thác và các tổ chức chính trị liên quan, chất lượng hoạt động của tổ TK&VV, chất lượng hoạt động của tổ giao dịch lưu động, năng lực xử lý các khoản nợ xấu, năng lực kiểm tra kiểm soát nội bộ và công tác tổ chức bộ máy quản lý.
- 4) Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên các kiến thức về hoạt đông tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng.
- Dựa trên thực tiễn và yêu cầu về giảm thiểu rủi ro tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội – Chi nhánh tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua.
- 5) Kết luận Luận văn sẽ là một tài liệu hữu ích về vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cho NHCSXH nói chung và Chi nhánh tỉnh Bắc Giang nói riêng.
- Luận văn giúp NHCSXH – chi nhánh tỉnh Bắc Giang thấy rõ hơn thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của đơn vị và tiếp thu được một số giải pháp nhằm nâng chất lượng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt