« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề xuất một số giải pháp cải thiện chỉ số Chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Hà Tĩnh


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Đề xuất một số giải pháp cải thiện chỉ số Chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Hà Tĩnh Tác giả luận văn: Phạm Thanh Sơn Khóa: 2014B Người hướng dẫn: Phạm Thị Kim Ngọc Từ khóa (Keyword): PCI, Chi phí không chính thức 1.
- Lý do chọn đề tài Theo kết quả đánh giá xếp hạng chỉ số Chi phí không chính thức của VCCI cũng cho thấy Hà Tĩnh là địa phương có điểm số và thứ hạng thấp (xếp thứ 51/63 năm 2015) và đây cũng là chỉ tiêu có trọng số tương đối lớn ảnh hưởng đến PCI chung cả tỉnh.
- Xuất phát từ thực tế trên đã đặt ra vấn đề cấp thiết nghiên cứu sâu hơn về thực trạng chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Hà Tĩnh, chỉ rõ những mặt còn hạn chế để có giải pháp nhằm cải thiện chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Hà Tĩnh và cũng trên cơ sở đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.
- Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa các lý thuyết về chỉ số chi phí không chính thức và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
- Phân tích thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chi phí không chính thức của PCI tỉnh Hà Tĩnh.
- Đưa ra giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức của tỉnh Hà Tĩnh.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Tĩnh thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đi sâu phân tích chỉ số thành phần: chi phí không chính thức.
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
- Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp của tác giả 2 Luận văn được chia thành ba chương, được tác giả trình bày như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chi phí không chính thức trong năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
- Chương II: Thực trạng chỉ số Chi phí không chính thức của Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015.
- Chương III: Giải pháp cải thiện chỉ số Chi phí không chính thức của PCI tỉnh Hà Tĩnh.
- Để có cái nhìn khách quan hơn vềảnh hưởng của Chi phí không chính thức tại Hà Tĩnh, tác giả tiến hành khảo sát đối tượng là các doanh nghiệp tại địa phương, trong đó nêu ra 4 nguyên nhân mà doanh nghiệp chịu ảnh hưởng.
- Tác giả cũng đưa ra các giải pháp để cải thiện chỉ số CPKCT mà một trong những ưu tiên hàng đầu là giải pháp cải cách thủ tục hành chính.
- Ngoài ra là một số kiến nghị của tác giả với chính sách của tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn .
- Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê: Các số liệu sử dụng trong đề tài có nguồn cơ bản từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh.
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn, kế thừa: Chuyên đề phân tích, mô tả, tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trước.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thu thập thông tin trên cơ sở phỏng vấn viết để đáp ứng yêu cầu của đề tài và mục tiêu nghiên cứu.
- Kết Luận Qua nghiên cứu cho thấy điểm số CPKCT của Hà Tĩnh còn ở mức thấp nghĩa là mức độ doanh nghiệp phải chi trả các khoản chi ngoài luồng, “không chính thức” ở mức cao.
- Do vậy việc nghiên cứu chỉ số này và các biện pháp cải thiện là cần thiết để có thể nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt