« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp phát triển dịch vụ bảo hiểm tại Công ty TNHH MTV bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO HIỂM CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ.
- 4 1.1 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO HIỂM CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ.
- 4 1.1.1 Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
- 4 1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
- 4 1.1.1.2 Các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
- 5 1.1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
- 6 1.1.1.4 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
- 9 1.1.2 Các loại dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
- 10 1.1.2.1 Phân loại các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ theo loại hình bảo hiểm.
- 10 1.1.2.2 Phân loại các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ theo đối tượng được bảo hiểm.
- 11 1.1.3 Các nội dung chính của hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
- 12 1.1.3.1 Hoạt động khai thác bảo hiểm.
- 13 1.1.3.4 Các hoạt động hỗ trợ kinh doanh bảo hiểm.
- 13 1.1.4 Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
- 15 1.1.4.3 Đối với doanh nghiệp bảo hiểm Phi nhân thọ.
- 16 1.2.1 Nhóm các chỉ tiêu đặc thù về dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
- 16 1.2.2 Nhóm chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh bảo hiểm.
- 23 1.4.1 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thế giới.
- 23 1.4.2 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam.
- 29 2.1.1 Khái quát về thị trường bảo hiểm Phi nhân thọ Việt Nam.
- 29 2.1.2 Giới thiệu về Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
- 36 2.2.1.1 Quản lý chi phí khai thác hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- 36 2.2.1.2 Kết quả khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm.
- 40 2.2.4 Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm.
- 60 2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO HIỂM CỦA VBI.
- 63 2.4.3 Đánh giá nguyên nhân của các hạn chế trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm của công ty.
- 73 3.3.1.1 Về sản phẩm bảo hiểm.
- 83 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm của VBI.
- 44 Bảng 2.4 Chi tiết doanh thu phí bảo hiểm gốc theo loại hình nghiệp vụ qua các năm.
- 48 Bảng 2.7 Tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm của VBI từ năm 2013-2016.
- 50 Bảng 2.8 Chi tiết các chi phí khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm của VBI.
- 54 Bảng 2.10 Tỷ lệ nợ phí bảo hiểm gốc của VBI từ năm .
- 55 Bảng 2.11 Nợ phí bảo hiểm theo thời hạn từ năm .
- 64 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường.
- 29 Hình 2.2 Thị phần doanh thu phí bảo hiểm năm 2016.
- 31 Hình 2.3 Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
- 51 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Giải nghĩa 1 BH Bảo hiểm 2 BHG Bảo hiểm gốc 3 BIC Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 4 DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm 5 MTNGL Mức trách nhiệm giữ lại 6 NHCT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 7 PNT Phi nhân thọ 8 Pjico Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 9 PTI Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện 10 PVI Tổng công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam 11 VBI Công ty TNHH MTV Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Từ năm 1994 trở về trước, trên thị trường bảo hiểm nước ta, duy nhất chỉ có một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động, đó là Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) thuộc Bộ Tài chính.
- Bảo Việt hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên cả lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.
- Thị trường bảo hiểm nước ta nói chung và lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ (PNT), bảo hiểm nhân trọ (BHNT) nói riêng cũng ngày càng được mở rộng với sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế vào việc kinh doanh dịch vụ bảo hiểm.
- Tính đến nay, cả nước đã có 30 doanh nghiệp bảo hiểm PTN, 17 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 12 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động.
- Ngoài ra, còn có sự hiện diện của hơn 25 văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm và công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài.
- Tuy nhiên, trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp bảo hiểm được cấp phép hoạt động ngày một gia tăng càng làm cho môi trường kinh doanh bảo hiểm vốn đã có sự cạnh tranh gay gắt nay càng gay gắt hơn.
- Tính chất khắc nghiệt này đã buộc các công ty bảo hiểm nói chung và công ty bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng phải chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, mở rộng mạng lưới phân phối và điều quan trọng là đánh thức nhu cầu bảo hiểm từ người dân thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ giám định và giải quyết bồi thường.
- Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt (tên giao dịch là Bảo hiểm VietinBank, tên viết tắt là VBI) tiền thân là Công ty liên doanh giữa Ngân hàng Công thương Việt Nam và Công ty Bảo hiểm Châu Á của Singapore.
- Ngày VBI được Bộ Tài chính cấp Giấy phép chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trên cơ sở mua lại toàn bộ phần vốn góp của phía đối tác nước ngoài để trở thành Công ty trực thuộc 100% vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
- Qua 9 năm xây dựng và phát triển, VBI đã xây dựng thành công mô hình Bancassurance 2 bán bảo hiểm qua Ngân hàng với mạng lưới hơn 150 Chi nhánh và hơn 6000 cán bộ bán hàng của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
- cung cấp cho khách hàng dịch vụ tài chính trọn gói một cửa: ngân hàng – bảo hiểm.
- Cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác, để nâng cao vị thế trên thị trường, hướng tới mục tiêu dẫn đầu phân khúc bán lẻ trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của mình, VBI cần đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh hiện tại để rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức, từ đó tìm ra các giải pháp nhằm câng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển dịch vụ bảo hiểm tại Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích chính của luận văn là đề xuất các giải pháp nhằm giúp Công ty bảo hiểm VBI nâng cao hiệu qủa hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại VBI.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bảo hiểm tại VBI.
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại VBI - Phạm vi nghiên cứu: hoạt động kinh doanh bảo hiểm của VBI từ năm 2013 đến năm 2016.
- Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Luận văn đã cung cấp hệ thống lý luận về hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng.
- 3 Luận văn đưa ra những đánh giá cụ thể về thực trạng nâng cao hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, chỉ rõ và phân tích các kết quả đạt được và hạn chế của hoạt động này của Công ty từ đó đưa ra các giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty.
- Luận văn có thể sử dụng làm nguồn tham khảo cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và cho các học viên nghiên cứu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
- KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 03 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VBI).
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bảo hiểm tại Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VBI).
- 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO HIỂM CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 1.1 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO HIỂM CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 1.1.1 Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Hiện nay hoạt động bảo hiểm ở Việt Nam tồn tại dưới 2 dạng: hoạt động bảo hiểm không mang tính kinh doanh (bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tiền gửi) và hoạt động bảo hiểm mang tính chất kinh doanh.
- Hoạt động bảo hiểm không mang tính kinh doanh mang lại sự đảm bảo cơ bản có tính đồng loạt cho một bộ phận nhất định dân chúng trước một số rủi ro chung, trong khi hoạt động kinh doanh bảo hiểm cung cấp hàng loạt các sản phẩm bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng có thể là cao hơn, đặc biệt hơn, rộng rãi hơn của các thành viên xã hội.
- Theo Luật của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000 về Kinh doanh bảo hiểm: “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của DNBH nhằm mục đích sinh lợi, theo đó DNBH chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để DNBH trả tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm được chia thành 02 loại hình, bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.
- Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm mang ý nghĩa kinh tế - xã hội sâu sắc và giá trị nhân văn cao cả.
- Theo đó, người tham gia bảo hiểm sẽ đóng những khoản phí định kì trong một thời gian thoả thuận trước (5 năm, 10 năm hay 15 năm) vào một quỹ lớn do công ty bảo hiểm quản lí và công ty bảo hiểm có trách nhiệm trả một khoản tiền như đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi kết thúc thời hạn bảo hiểm hoặc khi có sự kiện rủi ro xảy ra với người được bảo hiểm.
- Đây là loại hình bảo hiểm liên quan đến sinh mạng con người bao gồm bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp….Bảo 5 hiểm phi nhân thọ là các nghiệp vụ bảo hiểm thương mại khác không phải là bảo hiểm nhân thọ.
- Loại hình bảo hiểm này cũng là sự cam kết giữa người tham gia bảo hiểm với người bảo hiểm mà trong đó, người bảo hiểm sẽ trả cho người tham gia hoặc người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm một số tiền nhất định khi có các sự kiện đã định trước xảy ra, còn người tham gia phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn.
- Về mặt pháp lý, doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.
- 1.1.1.2 Các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Theo Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2010, các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm.
- Công ty cổ phần bảo hiểm: Cũng giống như các Công ty cổ phần hoạt động trong các lĩnh vực của ngàng kinh tế, Công ty cổ phần bảo hiểm là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm: là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận (Luật Doanh nghiệp).
- Hợp tác xã bảo hiểm: là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh 6 tế - xã hội của đất nước.
- Tổ chức bảo hiểm tương hỗ: Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm mục đích tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên là các tổ chức, cá nhân hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề hoặc sinh sống trên cùng một địa bàn và có cùng loại rủi ro.
- Tên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải thể hiện rõ tính chất tương hỗ và phải có cụm từ “Bảo hiểm tương hỗ”, viết tắt là “BHTH”.
- 1.1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Thứ nhất, đối với kinh tế.
- Bảo hiểm bù đắp tổn thất, khắc phục thiệt hại Bù đắp các tổn thất và khắc phục hậu quả thiệt hại từ rủi ro là tác dụng chủ yếu của bảo hiểm, nguyên nhân để bảo hiểm ra đời.
- Nói đến bảo hiểm là nói đến vai trò của các doanh nghiệp bảo hiểm đã cung cấp các loại dịch vụ bảo hiểm nhằm khôi phục khả năng tài chính cho bên mua bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra.
- Bảo hiểm giúp hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thấp có thể xảy ra, nhờ đó giảm thiểu những tác động xấu ảnh hưởng đến nền kinh tế và cộng đồng.
- Tạo nên các quỹ tiền tệ lớn để đầu tư vào lĩnh vực khác đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế Do đặc điểm trong kinh doanh bảo hiểm là phí bảo hiểm thu trước, việc bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm thường sẽ phát sinh một thời gian sau đó, nên các khoản tiền này phần lớn có thời gian tạm thời nhàn rỗi.
- Thông qua hoạt động bảo hiểm mà một lượng vốn lớn (phí bảo hiểm) phân tán, rải rác các nơi được tập trung về một nơi hình thành những quỹ tiền tệ lớn.
- Vì thế, các Doanh nghiệp bảo hiểm Phi nhân thọ có thể sử dụng số vốn này để đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
- Giúp tăng thu ngân sách nhà nước 7 Nhờ các hoạt động dịch vụ bảo hiểm mà ngân sách nhà nước sẽ đỡ phải chi trả các khoản trợ cấp lớn để bù đắp những tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ hàng năm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm Phi nhân thọ cũng đóng góp vào ngân sách nhà nước các khoản như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Như vậy, bảo hiểm góp phần ổn định ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để ngân sách nhà nước có thêm các khoản đầu tư vào phát triển kinh tế.
- Ngoài ra, một thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ và ổn định sẽ thu hút các cá nhân và tổ chức mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, góp phần hạn chế tình trạng chảy máu ngoại tệ của quốc gia.
- Bảo hiểm giúp nhà đầu tư yên tâm hơn khi quyết định bỏ vốn ra.
- Việc bồi thường, chi trả bảo hiểm đã giúp các tổ chức bảo toàn tài sản, tiền vốn của mình trước các rủi ro.
- Vì vậy, bảo hiểm có vai trò đảm bảo và khuyến khích đầu tư.
- Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế Sự phát triển đa dạng về các sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm hỏa hoạn, tai nạn, xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm nông ngiệp, bảo hiểm hàng hải….
- Hoạt động bảo hiểm còn hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế.
- Nhiều hàng hóa dịch vụ có thể tiêu thụ thuận lợi trên thị trường khi có kèm theo các hợp đồng bảo hiểm những trách nhiệm phát sinh liên quan đến việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
- Trong quá trình tự do hóa thương mại và dịch vụ tài chính, bảo hiểm có vai trò quan trọng trong việc đàm phán và thực hiện các cam kết hội nhập theo lộ trình trong các phương án đàm phán song phương và đa phương như Hiệp định thương mại Việt 8 Nam- Hoa Kỳ, đàm phán thương mai Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU), gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).
- Tác động đến công tác phòng tránh rủi ro, hạn chế tổn thất, đảm bảo an toàn xã hội Nghề nghiệp bảo hiểm đòi hỏi các tổ chức bảo hiểm có trách nhiệm nghiên cứu rủi ro, thống kê tai nạn, tổn thất, xác nhận nguyên nhân, đề ra và phối hợp các ngành, các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu tổn thất.
- Hàng năm các doanh nghiệp bảo hiểm đều dành ra một khoản tiền trợ giúp hoặc cùng các cơ quan thực hiện các biện pháp phòng tránh.
- Thực tế, khi xây dựng các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm cũng như trong quá trình triển khai nghiệp vụ, các tổ chức bảo hiểm luôn chú ý đến việc tăng cường áp dụng các biện pháp phòng tránh cần thiết để bảo vệ đối tượng bảo hiểm, góp phần đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe con người, của cải vật chất của xã hội.
- Bảo hiểm tạo thêm việc làm cho người lao động Sự phát triển của hoạt động bảo hiểm có vai trò vĩ mô quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm cho xã hội.
- Thị trường bảo hiểm đã thu hút một lực lượng lớn lao động làm việc tại các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, mạng lưới đại lý và các nghề nghiệp liên quan như giám định tổn thất, định giá tài sản ...Trong điều kiện thất nghiệp vẫn đang ám ảnh nền kinh tế toàn cầu thì sự phát triển của bảo hiểm vẫn được coi là còn nhiều tiềm năng ở các quốc gia, góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm cũng như các vấn đề xã hội liên quan.
- Tóm lại, khi hoạt động có hiệu quả, các Doanh nghiệp bảo hiểm Phi nhân thọ đóng góp một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế như tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo an sinh quốc gia, tích tụ vốn để đầu tư trở lại nền kinh tế

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt