« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty viễn thông MobiFone thông qua xây dựng Văn hóa doanh nghiệp


Tóm tắt Xem thử

- 146 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Các định nghĩa về năng lực cạnh tranh.
- Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp.
- Các yếu tố bên trong doanh nghiệp.
- Những vấn đề chung về văn hóa doanh nghiệp.
- Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp.
- Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp.
- Các quan điểm cũ và mới về văn hóa doanh nghiệp.
- Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và văn hóa doanh nghiệp.
- Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Chọn giải pháp kinh tế tối ưu.
- Công ty như một cộng đồng sinh sống.
- Tư tưởng Kaizen và 5S trong tinh thần văn hóa kinh doanh Nhật Bản.
- Những bài học kinh nghiệm nâng cao NLCT thông qua việc XD VHDN của Wal-mart4840 TÓM TẮT CHƯƠNG 1.
- 4941 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP MOBIFONE TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH.
- Giới thiệu về Tổng Công ty viễn thông MobiFone.
- Sự ra đời và phát triển của Tổng Công ty viễn thông MobiFone.
- Mô hình hoạt động, cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty viễn thông MobiFone.
- Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty viễn thông MobiFone.
- Cơ cấu dịch vụ của Tổng Công ty viễn thông MobiFone.
- Năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty viễn thông MobiFone.
- Đánh giá chung về NLCT của Tổng công ty viễn thông MobiFone.
- Thực trạng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty viễn thông MobiFone.
- Tài sản tinh thần, nguồn lực để Công ty phát triển bền vững.
- Quản trị nguồn nhân lực và mục đích triết lý kinh doanh - Lòng trung thành với công ty và chính sách thu hút nhân tài của MobiFone.
- Khích lệ khả năng sáng tạo đổi mới trong công ty.
- Đánh giá việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong việc nâng cao NLCT của Tổng công ty viễn thông MobiFone.
- 7668 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE THÔNG QUA XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.
- Định hướng giá trị văn hóaTổng công ty Viễn thông MobiFone.
- Kế thừa và phát triển các chuẩn mực giá trị văn hóa nền tảng.
- Hướng tới các chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty hiện đại.
- Một số giải pháp xây dựng VHDN nhằm nâng cao NLCT của Tổng Công ty viễn thông MobiFone.
- Nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý của các lãnh đạo.
- Nâng cao nhận thức và trình độ của đội ngũ nhân viên.
- Xây dựng chiến lược quản trị nhân sự cho doanh nghiệp.
- 8779 3.3.5 Phát triển VHDN để nâng cao NLCT của Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
- Kiến nghị với Nhà nước nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .
- 9890 DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT VIÊT TẮT – KÝ HIỆU Ý NGHĨA DN Doanh nghiệp NLCT Năng lực cạnh tranh VHDN Văn hóa doanh nghiệp Công ty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn Bộ TT&TT Bộ Thông tin và Truyền thông DANH MỤC CÁC BẢNG TÊN BẢNG SỐ TRANG Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu so sánh NLCT giữa 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam (MobiFone, VinaPhone, Viettel) năm 2016 56 Bảng 3.1: Tốc độ tăng tổng sản phầm trong nước giai đoạn DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH TÊN SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH SỐ TRANG Hình 1.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter 14 Hình 1.2: VHDN các yếu tố cấu thành nên NLCT của doanh nghiệp 32 Hình 2.1: Thị phần (thuê bao) các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động tại Việt Nam 52 Hình 2.2: Logo và slogan của MobiFone 59 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.
- 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.
- Những bài học kinh nghiệm nâng cao NLCT thông qua việc XD VHDN của Wal-mart3940 TÓM TẮT CHƯƠNG 1.
- 4041 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP MOBIFONE TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH.
- 6769 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE THÔNG QUA XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.
- 7880 3.3.5 Phát triển VHDN để nâng cao NLCT của Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
- Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao đã đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam những thời cơ mới, đồng thời nhiều thách thức mới nảy sinh mà các doanh nghiệp phải đối mặt.
- Trước bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị những hành trang cần thiết để hoà nhập cùng sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới.
- Một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần bảo đảm sự thành công trong quản lý và giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được thương trường quốc tế phải kể đến đó là văn hoá doanh nghiệp.
- Khái niệm văn hoá doanh nghiệp còn rất mơ hồ đối với nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Với hầu hết cá nhân lao động thì rất ít người được nghe tới danh từ “văn hoá doanh nghiệp”, rõ ràng, họ chưa thấy được giá trị đích thực của môi trường văn hoá nơi mà họ thường gắn bó.
- Sức mạnh tổng hợp của một doanh nghiệp chỉ được tạo nên khi mọi cá nhân nhận thức được đầy đủ giá trị văn hoá của đơn vị mình.
- Đó là yếu tố quyết định đem lại thành bại của mỗi doanh nghiệp trong thương trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay.
- Vận vào thời kinh tế thị trường, câu phương ngôn này có ý nghĩa rất quyết định đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
- Đặc biệt là Việt Nam, ngoài các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Điện lực… là hoạt động có quy mô và tích luỹ được bề dày về văn hoá, có thể đương đầu với những thách thức trong quá trình hội nhập.
- Các doanh nghiệp thuộc loại hình vừa và nhỏ cũng đã và đang chú ý tới việc hình thành giá trị văn hoá riêng nhằm phát huy mọi khả năng của chính mình.
- Một yếu tố có thể tạo nên khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp là gắn kết mọi thành viên thành một khối thống nhất, tạo nên khả năng cạnh tranh tập thể.
- Còn nhiều công ty, tập đoàn như Toyota, Nissan, Masishuta, LG lại thành công vang dội trong và ngoài nước với sự cạnh tranh đáng gờm đã làm thức tỉnh nhiều công ty lớn trên thế giới.
- Lý do thật đơn giản mà cũng khó nhận biết đó là: có được nhận thức về văn hoá và tiến hành cuộc cách mạng văn hoá trong doanh nghiệp.
- Nghiên cứu Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có nhiều tác giả đã nghiên cứu ví dụ như đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của Trần Thị Minh Châu nghiên cứu năm 2005 hay “Phân biệt sức cạnh tranh của hàng hóa, của doanh nghiệp và của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Thị Hường có đăng trên Tạp chí kinh tế và phát triển năm 2004.
- và các nghiên cứu về văn hoá doanh nghiệp do một số ác giả như Đỗ Tiến Long với đề tài “Đánh giá văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” đăng trên Tạp chí Khoa học năm 2015 hay luận văn tốt nghiệp cao học của một tác giả từ trường Đại học Ngoại Thương với đề tài “Văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” được thực hiện năm 2010.
- Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào thực hiện về năng lực cạnh tranh của công ty trên khía cạnh văn hoá doanh nghiệp tại Tổng Công ty viễn thông MobiFone.
- Xuất phát từ thực trạng các doanh nghiệp ở Việt Nam và bài học rút ra từ một số doanh nghiệp lớn nước ngoài, cùng với những yêu cầu bức xúc của nhiều người đã và đang làm việc trong các loại hình doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty viễn thông MobiFone thông qua xây dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
- Với đề tài trên, tôi muốn đưa ra những đánh giá khái quát về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tổng Công ty viễn thông MobiFone nói riêng, trong đó coi văn hóa doanh nghiệp như là một biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Từ đó đề xuất một số giải pháp từ phía Nhà nước, 12 các hiệp hội doanh nghiệp và mô hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Tổng Công ty viễn thông MobiFone để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục đích chính của luận văn nhằm đưa ra những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng Công ty viễn thông MobiFone thông qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Tổng Công ty.
- Hệ thống hóa lý thuyết về năng lực cạnh tranh và văn hóa doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng Văn hóa doanh nghiệp Tổng Công ty viễn thông MobiFone trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Đề xuất một số giải pháp xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty viễn thông MobiFone.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh tại MobiFone - Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu khía cạnh yếu tố văn hoá của công ty ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty viễn thông MobiFone trên thị trường trong nước cũng như quốc tế trong thời gian từ năm 2012-2016.
- Phương pháp định tính: sử dụng nghiên cứu tại bàn để tổng hợp cơ sở lý thuyết của luận văn thông qua việc nghiên cứu các tạp chí, đề tài, sách chuyên ngành về văn hóa doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Phương pháp định lượng: tác giả sẽ sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để thu thập và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty, đặc biệt nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
- Kết cấu Luận văn Formatted: Tab stops: 1.25 cm, Left 13 Ngoài phần mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 03 chương chính: Chương I1: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh và văn hoá doanh nghiệp Chương II2: Phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty viễn thông MobiFone Chương III3: Các giải pháp xây dựng Văn hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty viễn thông MobiFone 14 LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, các thầy, các cô, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
- Phạm Thị Kim Ngọc – Trưởng Bộ môn KHQL và Luật, Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành bài luận văn này.
- Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2017 Tác giả 15 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.1.
- Các định nghĩa về năng lực cạnh tranh Bàn về khái niệm cạnh tranh, TS Trần Thị Minh Châu định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những người, những tổ chức cùng hoạt động trong một lĩnh vực, nhằm giành lấy những điều kiện có lợi nhất về phía mình.
- Từ điển Bách Khoa Việt Nam (tập1) định nghĩa về thuật ngữ cạnh tranh trong kinh doanh như sau: “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất”.
- Quan niệm này đã chỉ ra các chủ thể của cạnh tranh là các chủ thể kinh tế và mục đích của họ là nhằm giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.
- Giáo trình Kinh tế chính trị học Mác - Lênin định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất - kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất - kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
- Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh”.
- Từ đó, có thể đưa ra một quan điểm tổng quát sau đây về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường: “Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng 16 như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất.
- Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích, đối với người sản xuất - kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận”.
- Trong lĩnh vực kinh tế, cạnh tranh là yếu tố kích thích kinh doanh, là môi trường và động lực để thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Cạnh tranh lành mạnh có thể là động lực phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại, là yếu tố đảm bảo sự đào thải và chọn lọc hiệu quả cho nền kinh tế.
- Còn cạnh tranh không lành mạnh sẽ phá hoại tính hiệu quả của nền kinh tế thị trường.
- Ở Việt Nam, trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã có sự thay đổi về tư duy, quan niệm về cạnh tranh và độc quyền.
- Khái niệm cạnh tranh lành mạnh ngày nay đã được pháp lý hóa trong các luật chống độc quyền, luật bảo hộ cạnh tranh.
- Trong nghị quyết Đại Hội VIII của Đảng cũng ghi rõ: “Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh.
- Cạnh tranh vì lợi ích phát triển của đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, thanh toán lẫn nhau”.
- Cạnh tranh được hiểu trên nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên trong luận văn này người viết chỉ xin đề cập tới cạnh tranh trong phạm vi doanh nghiệp bởi vì doanh nghiệp chính là những chủ thể kinh tế tạo ra của cải vật chất cho xã hội, là nơi diễn ra quá trình sản xuất, tiêu thụ, cung cầu, mua bán.
- Doanh nghiệp phát triển bền vững đồng nghĩa với việc quốc gia đó có một nguồn nội lực quan trọng, ổn định cho phát triển kinh tế.
- Chúng ta đều biết rằng, đối với doanh nghiệp nào cũng vậy, cạnh tranh là vấn đề quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp.
- Để cạnh tranh, doanh nghiệp phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, từ nghiên cứu thị trường đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm… Do vậy nâng cao năng lực cạnh tranh đã trở thành tiền đề, động lực và mục đích trong suốt quá trình phát triển của các doanh nghiệp.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt