« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện việc ứng dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) vào xây dựng các chỉ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho người lao động khối sản xuất tại Trung tâm kinh doanh VNPT Hòa Bình


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Hoàn thiện việc ứng dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) vào xây dựng các chỉ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho người lao động khối sản xuất tại Trung tâm kinh doanh VNPT Hòa Bình.
- Từ khóa: Hoàn thiện ứng dụng BSC, xây dựng chỉ số đánh giá, mức độ hoàn thành công việc Tác giả luận văn: Võ Minh Tuấn Khóa: 2015B Người hướng dẫn: GVC.TS.
- Trung tâm kinh doanh VNPT Hòa Bình là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty dịch vụ viễn thông cũng đang trong thời kỳ tái cấu trúc để phục vụ SXKD ngày một tốt hơn.
- Do đó việc hoàn thiện thẻ điểm cân bằng (BSC) có vai trò rất quan trọng để làm sao đo lường chuyển sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, chiến lược thành các mục tiêu (KPO), các chỉ tiêu (KPIs) đo lường hiệu quả.
- Hoàn thiện hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược được sử dụng tại Trung tâm nhằm định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn và chiến lược của Tổng công ty dịch vụ viễn thông, nâng cao hiệu quả truyền thông nội bộ và bên ngoài, theo dõi hiệu quả hoạt động của Trung tâm so với mục tiêu đề ra.
- Trong nhiệm vụ kinh doanh dịch vụ viễn thông trong thời mở cửa thị trường thì công tác tư vấn bán hàng, tạo động lực cho người lao động và đánh giá kết quả được xem là một lĩnh vực đặc thù và luôn luôn biến động theo cơ chế chính sách, theo quy luật của thị trường.
- Công tác tạo động lực cho người lao động thường xuyên đánh giá và đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về trình độ và năng lực của đội ngũ lao động.
- Do đó, việc đánh giá đúng hiệu quả làm việc của người lao động thực hiện tư vấn dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin ở Trung tâm là thực sự cần thiết, không chỉ giúp cho Trung tâm nhận ra các thiếu sót trong công tác đánh giá người lao động mà còn thể hiện cho khách hàng thấy rằng Trung tâm thực sự quan tâm và mong muốn tìm ra phương thức tối ưu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
- Có như vậy thì Trung tâm mới có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh và ngày càng phát triển trong tương lai.
- Qua quá trình công tác tác giả thấy hiện nay, công tác đánh giá người lao động tại Trung tâm kinh doanh VNPT Hòa Bình nói riêng vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa đánh giá đúng hiệu quả công việc của người lao động.
- Xuất phát từ thực tế trên và điều kiện nghiên cứu của bản thân, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện việc ứng dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) vào xây dựng các chỉ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho người lao động khối sản xuất tại Trung tâm kinh doanh VNPT Hòa Bình” làm luận văn thạc sĩ với mong muốn góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác đánh giá người lao động tại Trung tâm kinh doanh VNPT Hòa Bình nơi tác giả đang công tác.
- Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về công tác đánh giá người lao động dựa vào hệ thống KPI.
- Phân tích thực trạng công tác đánh giá người lao động tại Trung tâm kinh doanh VNPT Hòa Bình hiện nay.
- Xây dựng hệ thống KPI phù hợp với tình hình thực tế hiện nay tại Trung tâm kinh doanh VNPT Hòa Bình nhằm đảm bảo đánh giá đúng mức độ hoàn thành công việc của người lao động tại Trung tâm, nhằm đảm bảo chế độ lương và các chính sách chế độ khác 3.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Công tác đánh giá người lao động khối sản xuất tại Trung tâm kinh doanh VNPT Hòa Bình Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là: Về không gian: Toàn bộ nhân viên khối sản xuất trong Trung tâm.
- Nhiệm vụ nghiên cứu - Thứ nhất: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thẻ điểm cân bằng (BSC) và các chỉ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc (KPI.
- Thứ hai: Vận dụng lý thuyết nghiên cứu thực trạng công tác đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho người lao động khối sản xuất tại Trung tâm kinh doanh VNPT Hòa Bình, từ đó đánh giá đúng thực trạng công tác đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho người lao động khối sản xuất tại Trung tâm kinh doanh VNPT Hòa Bình (những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại.
- Thứ ba: Trên cơ sở lý thuyết và thực trạng công tác đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho người lao động khối sản xuất tại Trung tâm kinh doanh VNPT Hòa Bình, luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện việc ứng dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) vào xây dựng các chỉ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho người lao động khối sản xuất tại Trung tâm kinh doanh VNPT Hòa Bình 5.
- Phương pháp nghiên cứu - Phân tích dựa trên các số liệu hiện trạng thu thập và xử lý dữ liệu bằng phương pháp trực tiếp và gián tiếp - Phân tích công tác đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho người lao động khối sản xuất hiện tại để tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan của các vấn đề về đánh giá mức độ hoàn thành cho người lao động 6.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần hệ thống hoá lý thuyết những khái niệm về thẻ điểm cân bằng (BSC) và chỉ số đo lường mức độ hoàn thành công việc cho lao động (KPI.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn này là những gợi ý quan trọng cho việc hoàn thiện thẻ điểm cân bằng (BSC) để áp dụng vào đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho người lao động khối sản xuất tại Trung tâm kinh doanh VNPT Hòa Bình 7.
- Kết cấu luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thẻ điểm cân bằng (BSC) và các chỉ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc (KPI) Nội dung Chương 1, tác giả đã khái quát được nội dung cơ sở lý luận về đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho người lao động.
- Đặc biệt trong Chương 1 tác giả cũng trình bày cụ thể về thẻ điểm cân bằng (BSC) và Phương pháp đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho người lao động theo KPI từ các khái niệm cơ bản liên quan tới BSC/KPI cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng thành công BSC/KPI, quy trình triển khai xây dựng và áp dụng KPI vào đánh giá người lao động trong doanh nghiệp cũng như kinh nghiệm triển khai KPI tại một số Trung tâm kinh doanh VNPT tỉnh trực thuộc Tổng công ty dịch vụ viễn thông.
- Nội dung Chương 1 là cơ sở lý luận quan trọng để triển hoàn thiện việc ứng dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) vào xây dựng các chỉ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc (KPI) cho người lao động khối sản xuất tại Trung tâm kinh doanh VNPT Hòa Bình.
- Chương 2: Thực trạng công tác đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho người lao động khối sản xuất tại Trung tâm kinh doanh VNPT Hòa Bình Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu khái quát về Trung tâm kinh doanh VNPT Hòa Bình từ cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, đặc điểm người lao động cũng như các kết quả đạt được trong thời gian qua.
- Đồng thời trong chương này, tác giả cũng đã phân tích thực trạng công tác đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho người lao động khối sản xuất hiện tại của Trung tâm vẫn còn tồn tại một số hạn chế đòi hỏi Trung tâm cần sớm triển khai việc hoàn thiện hệ thống đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho người lao động khối sản xuất bằng chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc ứng dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) vào công tác đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho người lao động khối sản xuất tại Trung tâm kinh doanh VNPT Hòa Bình Trong Chương 3 tác giả đã trình bày cơ sở để Trung tâm kinh doanh VNPT Hòa Bình xây dựng và hoàn thiện việc ứng dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) vào xây dựng chỉ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho người lao động khối sản xuất tại Trung tâm kinh doanh VNPT Hòa Bình cũng như quy trình các bước để xây dựng và áp dụng bộ chỉ số đo lường hiệu suất vào đánh giá người lao động cho khối sản xuất tại Trung tâm kinh doanh VNPT Hòa Bình với năm bước cụ thể.
- Để triển khai được năm bước này thì đòi hỏi Trung tâm cần phải chuẩn bị các điều kiện để triển khai áp dụng hệ thống chỉ số đo lường hiệu suất vào đánh giá người lao động thành công, tác giả đã trình bày các kiến nghị thực hiện các công việc, giải pháp cần thiết để hỗ trợ thực hiện thành công các điều kiện để xây dựng và áp dụng thành công hệ thống chỉ số đo lường hiệu suất vào đánh giá người lao động tại Trung tâm Tác giả đã trình bày năm điều kiện để xây dựng hệ thống chỉ số đo lường hiệu suất: xây dựng phần mềm quản lý hệ thống chỉ số đo lường hiêu suất.
- xây dựng phần mềm quản lý hệ thống chỉ số đo lường hiêu suất.
- trả lương, thưởng gắn liền với kết quả đánh giá người lao động theo hệ thống chỉ số đo lường hiệu suất.
- tiếp tục duy trì Tổ triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống chỉ số đo lường hiệu suất KPI vào đánh giá người lao động và cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các ban này trong quá trình triển khai.
- trao quyền cho người lao động tuyến đầu.
- Tác giả đã kiến nghị thực hiện năm giải pháp: thực hiện các công việc, giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, truyền thông xây dựng hệ thống chỉ số đo lường hiệu suất.
- thực hiện các công việc, giải pháp để xây dựng phần mềm quản lý hệ thống chỉ số đo lường hiêu suất.
- thực hiện các công việc, giải pháp để trả lương, thưởng gắn liền với kết quả đánh giá người lao động theo hệ thống chỉ số đo lường hiệu suất.
- thực hiện các công việc, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ban triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống chỉ số đo lường hiệu suất vào đánh giá người lao động khối sản xuất.
- thực hiện các công việc, giải pháp để việc trao quyền cho người lao động tuyến đầu đạt hiệu quả cao.
- Kết luận Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của quản trị nguồn nhân lực là công tác đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc cho người lao động vì công tác đánh giá hiệu quả công việc cho người lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định mức độ hoàn thành công việc của họ, công nhận khả năng, năng lực của họ trong một giai đoạn nhất định, từ đó giúp nâng cao hiệu quả công việc cho người lao động nói riêng và hiệu quả hoạt động của Trung tâm nói chung.
- Hệ thống chỉ số đo lường hiệu suất được áp dụng để đánh giá người lao động là khá phổ biến ở các nước trên thế giới, các doanh nghiệp tại Việt Nam và trong toàn Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
- Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới thực sự áp dụng những năm gần đây nhưng cũng chưa thực sự đem lại hiệu quả.
- Do vậy để nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực, các doanh nghiệp trong đó có Trung tâm cần xây dựng hệ thống KPI phù hợp với điều kiện tình hình thực tế tại Trung tâm mình.
- Đối với Trung tâm, áp dụng việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho người lao động khối sản xuất để phục vụ việc trả lương, thưởng thì phần nào sẽ nâng cao được ý thức, tác phong và năng suất lao động, hiệu quả làm việc cho người lao động trong Trung tâm.
- Để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá nhân viên và áp dụng thành công hệ thống chỉ số hiệu suất đo lường hiệu suất vào đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho người lao động khối sản xuất trong thời gian tới thì đòi hỏi Trung tâm cần rà soát lại toàn bộ các mục tiêu, hệ thống các chức danh công việc, mô tả công việc, ma trận chức năng, xây dựng khung năng lực và nhiệm vụ của các bộ phận, đồng thời cần sớm triển khai và chuẩn bị các điều kiện cũng như thực hiện các giải pháp.
- Tác giả xin chân thành cảm ơn! GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Nguyễn Thị Mai Anh Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2017 Học viên Võ Minh Tuấn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt