« Home « Kết quả tìm kiếm

Tác động cạnh tranh và quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam - BTL KTCT MácLênin


Tóm tắt Xem thử

- ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN SINH VIÊN:TRẦN TOÀN MINH MÃ SINH VIÊN:19050178 LỚP:QH-2019 E KINH TẾ CLC 2 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.
- 4 PHẦN 1: CÁC TÁC ĐỘNG , BIỂU HIỆN CỦA CÁC TÁC ĐỘNG CƠ BẢN CỦA CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
- Khái niệm về cạnh tranh.
- Các loại cạnh tranh.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
- Cạnh tranh giữa các ngành.
- Tác động của cạnh tranh và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam.
- Những tác động tiêu cực của cạnh tranh.
- Sự cần thiết của việc chuyển đổi từ nền sản xuất lạc hậu sang nền sản xuất hiện đại trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá.
- Điều kiện cần tạo lập để chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ.
- 12 2 LỜI MỞ ĐẦU Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường .
- Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , Việt Nam phải chấp nhận những qui luật của nền kinh tế thị trường trong đó có quy luật cạnh tranh .
- Việt Nam đã đặt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế .
- Nhưng bên cạnh đó nền kinh tế nước ta đang đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn .
- Một trong những thách thức đó là khả năng cạnh tranh của nước ta còn yếu kém .
- Đứng trước quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng , nước ta cần có một nền kinh tế với sức cạnh tranh đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế để đạt được mục đích trở thành nước công nghiệp hiện đại .
- Muốn như vậy chúng ta cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân , phải phát huy hết các lợi thế cạnh tranh .
- Cạnh tranh là một cơ chế vận hành chủ yếu của nền kinh tế thị trường , nó là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển tuy vẫn có những mặt hạn chế không nó không phải vấn đề quan trọng .
- Nhiều nước trên thế giới đã vận dụng tốt quy luật cạnh tranh vào phát triển kinh tế và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn .
- Từ khi đổi mới nền kinh tế chúng ta áp dụng quy luật này và một số thanh tựu đã đến với chúng ta : Đời sống nhân dân cải thiện , xã hội phát triển hơn , kinh tế phát triển ổn định.
- Những lợi ích ấy chưa phải lớn lao nhưng cũng đã giúp chúng ta phát triển kinh tế .
- Bài nghiên cứu này viết lên nhằm giúp chúng ta nhận thức được lợi ích , mặt hạn chế của cạnh tranh tác động tới nền kinh tế thị trường ở nước ta , bên cạnh đó còn làm sáng tỏ được công nghiệp hoá , hiện đại hoá ở Việt Nam là một điều hoàn toàn đúng đắn , phù hợp với lý luận thực tiễn , xu thế của thời đại ngày nay .
- 3 PHẦN NỘI DUNG PHẦN 1: CÁC TÁC ĐỘNG , BIỂU HIỆN CỦA CÁC TÁC ĐỘNG CƠ BẢN CỦA CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 .
- Khái niệm về cạnh tranh Trong nền kinh tế hàng hoá , nhiều chủ thể tham gia các hoạt động kinh tế .
- Các chủ thể kinh tế đều hành động trước hết vì lợi ích của mình .
- Trong khi các nguồn lực có hạn , dung lượng tại một thị trường tại một thời điểm là xác định , để thực hiện lợi ích của mình các chủ thể kinh tế phải cạnh tranh với nhau .
- Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể tham gia thị trường nhằm giành điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh , tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ tối đa hoá lợi ích của chính họ .
- Do sự khác biệt về lợi ích , cạnh tranh trên thị trường là tất yếu và mang tính phổ biến .Cạnh tranh là quy luật sản xuất và trao đổi hàng hoá .
- Các loại cạnh tranh 1.2.1.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng một ngành hàng hoá .
- Đây là một trong những phương thức để thực hiện lợi ích của doanh nghiệp trong cùng một ngành sản xuất .
- Biện pháp cạnh tranh là các doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật , đổi mới công nghệ , hợp lý hoá sản xuất,tăng năng suất lao động để hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hoá , làm cho giá trị hàng hoá của doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá đó .
- Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá trị thị trường của từng loại hàng hoá .
- Cạnh tranh giữa các ngành Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh giữa các ngành khác nhau .
- Cạnh tranh giữa các ngành , vì vậy , cũng trở thành phương thức để thực hiện lợi ích cảu chủ thể thuộc các ngành sản xuất khác nhau trong điều kiện kinh tế thị trường .
- 4 Cạnh tranh giữa các ngành là phương thức để các chủ thể sản xuất kinh doanh ở các ngành sản xuất khác nhau tìm kiếm lợi ích của mình .
- Mục đích của cạnh tranh giữa các ngành là nhằm tìm đầu tư có lợi nhất .
- Biện pháp cạnh tranh giữa các ngành là các doanh nghiệp tự do di chuyển nguồn lực của mình từ ngành này sang ngành khác,vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau.
- Tác động của cạnh tranh và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam 1.3.1.
- Tác động tích cực Thứ nhất , cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất .
- Trong nền kinh tế thị trường , để nâng cao năng lực cạnh tranh , các chủ thể sản xuất kinh doanh không ngừng tìm kiếm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật , công nghệ mới vào sản xuất , từ đó kéo theo sự đổi mới về trình độ tay nghề , tri thức của người lao động .
- Kết quả là , cạnh tranh thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển hơn .
- Cứ như thế, cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam thúc đẩy sự phát triển không ngừng của khoa học, kỹ thuật trong đời sống kinh tế và xã hội.
- Trên thực tế, sự thay đổi và phát triển liên tục của các thế hệ hệ thống viễn thông Việt Nam hiện đại cho thấy rõ vai trò của cạnh tranh trong việc thúc đẩy tiến bộ khoa học, kỹ thuật.
- Điều đó khiến các nhà mạng lớn phải chịu áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt nhằm giữ vững thị phần , đòi hỏi phải liên tục nâng cao chất lượng , dịch vụ , chú trọng chăm sóc khách hàng , xây dựng các gói cước phù hợp từng đối tượng khách hàng .
- Với sự phát triển càng nhanh và mạnh mẽ của công nghệ cùng với cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải chủ động đẩy manh đổi mới sáng tạo , nghiên cứu phát triển để vươn lên đi đầu trong xu thế công nghệ mới , nhờ đó có thể bắt kịp và khai thác các cơ hội to lớn do cuộc cách mạng số đem lại , nếu các nhà mạng triển khai 5G có hiệu quả sẽ là công cụ hữu hiệu để nâng cao chất lượng dịch vụ , thu hút sự quan tâm của khách hàng và mở rộng thị phần , nâng cao sức cạnh tranh trong nước cũng như thế giới .
- 5 Thứ hai , cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường , mọi hành vi của mọi chủ thể kinh tế đều hoạt động trong môi trường cạnh tranh .
- Hơn nữa , mọi hoạt động của các chủ thể kinh tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa , muốn ngoài việc hợp tác , họ cũng cạnh tranh với nhau để có được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để thu được lợi nhuận cao nhất .
- Thông qua đó , nền kinh tế thị trường không ngừng được hoàn thiện hơn .
- Biểu hiện : Tại Việt Nam , những nỗ lực nhằm làm tăng doanh thu khiến các daonh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước , vấn đề quyết định sự thắng thế trong cạnh tranh vẫn là ở bản thân mỗi doanh nghiệp , vì thế các doanh nghiệp thường xuyên chủ động nắm bắt cơ hội , tận dụng tối đa sự hỗ trợ của nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường hội nhập , phát triển .
- Công ty Vinamilk hiện nay đang đối mặt với sự cạnh tranh tương đối cao từ các thương hiệu trong nước và nước ngoài như : TH TrueMilk , Nesle , Abbott.
- Chính vì thế , trong tương lai , thị trường sữa nước ta sẽ ngày càng mở rộng và mức độ cạnh tranh ngày càng cao .
- Không chỉ lớn mạnh ở thị trường trong nước, với sự cạnh tranh khiến daonh nghiệp Vinamilk không ngừng phát triển thị trường xuất khẩu.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân của xuất khẩu là 17%/năm trong 10 năm qua , thúc đẩy rất nhiều trong việc phát triển nền kinh tế nước ta .
- Thứ ba , cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các nguồn lực Nền kinh tế thị trường đòi hỏi việc tiếp cận các nguồn lực phải dựa trên nguyên tắc cạnh tranh để phân bổ vào chủ thể có thể sử dụng hiệu quả hơn cả .
- Theo đó , các chủ thể sản xuất kinh doanh phải thực hiện cạnh tranh để có cơ hội sử dụng các nguồn lực để phục vụ cho sản xuất kinh doanh .
- Biểu hiện : Trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam , các doanh nghiệp luôn có những nỗ lực làm giảm chi phí để từ đó giảm giá của hàng hoá , dịch vụ đã bắt buộc các doanh nghiệp phải tự đặt mình vào những điều kiện kinh doanh tiết kiệm bằng cách sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực mà họ có được .
- Nhìn tổng 6 thể nền kinh tế thị trường tại Việt Nam , cạnh tranh của các doanh nghiệp là đọng lực cơ bản để giảm lãng phí trong kinh doanh , giúp cho nguồn nguyên , nhiên liệu được sử dụng tối ưu .
- Doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phát triển về mặt nổi mà còn cần phát triển daonh nghiệp về chiều sâu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường , doanh nghiệp Việt Nam đã biết đầu tư và chú trọng đến phát triển các nguồn lực bên trong doanh nghiệp , đặc biệt là về con người là một yếu tố quan trọng và rất cần được chú ý đến trong công tác quản lý và phát triển doanh nghiệp .
- Thứ tư , cạnh tranh thúc đẩy năng lực thoả mãn nhu cầu xã hội .
- Trong nền kinh tế thị trường , mục đích của các chủ thể kinh tế là lợi nhuận tối đa .
- Biểu hiện : Nền tảng của quy luật cạnh tranh trên thị trường là quyền tự do trong kinh doanh và sự độc lập trong sở hữu và hoạt động của doanh nghiệp.
- Sự sáng tạo làm cho cạnh tranh diễn ra liên tục theo chiều hướng gia tăng của quy mô và nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta.
- Ở nước ta , sự sáng tạo không mệt mỏi của con người trong cuộc cạnh tranh nhằm đáp ứng những nhu cầu luôn thay đổi qua nhiều thế hệ liên tiếp là cơ sở thúc đẩy sự phát triển liên tục và đổi mới không ngừng.
- Sự đổi mới trong đời sống kinh tế được thể hiện thông qua những thay đổi trong cơ cấu thị trường, hình thành những ngành nghề mới đáp ứng những nhu cầu của đời sống hiện đại, sự phát triển liên tục của khoa học kỹ thuật, là sự tiến bộ trong nhận thức của tư duy con người về các vấn đề liên quan đến kinh tế – xã hội.
- Những tác động tiêu cực của cạnh tranh Khi thực hiện cạnh tranh thiếu lành mạnh , cạnh tranh có thể dẫn tới các tác động tiêu cực như : Một là , Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh.
- Khi các chủ thể thực hiện các biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh , thậm chí là dùng các thủ đoạn xấu để tìm kiếm lới thế sẽ làm xói mòn đến môi trường kinh doanh , 7 thậm chí xói mòn giá trị đạo đức xã hội .
- Do đó , các biện pháp , thủ đoạn cạnh tranh thiếu lành mạnh cần được loại trừ .
- Do sự phát triển của quảng cáo , mà các doanh nghiệp khác cũng như người tiêu dùng dễ dàng phát hiện được những sai phạm cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo .
- Hai là , cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn nhân lực xã hội .
- Để giành ưu thế trong cạnh tranh , có thể có chủ thể chiếm giữ các nguồn lực mà không phát huy vai trò của các nguồn lực đó trong sản xuất kinh doanh , không đưa vào sản xuất để tạo ra hàng hoá , dịch vụ cho xã hội .
- Trong những trường hợp vậy , cạnh tranh làm cho nguồn lực xã hội bị lãng phí .
- Biểu hiện : Cạnh tranh gây lãng phí nguồn nhân lực ,doanh nhgiệp không tận dụng hết năng lực của nhân viên , phân chia chưa đúng người đúng việc , chưa tạo động lực cho nhân viên, việc quản lí quá sát sao.
- Ba là , cạnh tranh không lành mạnh gây làm tổn hại phúc lợi của xã hội .
- Khi các nguồn lực bị lãng phí , cạnh tranh không lành mạnh đã khiến cho phúc lợi xã hội bị tổn thất .
- Cho nên , khi các chủ thể sử dụng các biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh , phúc lợi xã hội sẽ bị ảnh hưởng .
- Bên cạnh việc khả năng cạnh tranh bền vững trên thị trường hiện nay, không ít các doanh nghiệp không quan tâm đến chính sách phúc lợi trong doanh nghiệp của mình.
- Cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới doanh nghiệp không thực hiện tốt phúc lợi cho người lao động sẽ không thể tạo nền tảng phát huy nội lực cho sự phát triển , giảm sút hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp 8 PHẦN 2 : CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN TẠO LẬP ĐỂ CHUYỂN ĐỔI TỪ NỀN SẢN XUẤT – XÃ HỘI LẠC HẬU SANG NỀN SẢN XUẤT – XÃ HỘI TIẾN BỘ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM 2.1 .
- Khái niệm công nghiệp hoá Công nghiệp hoá , hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản , toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh ,dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội , từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến lao động với công nghệ , phương tiện , phương pháp tiên tiến hiện đại , dựa trên sự phát triển công và tiến bộ khoa học công nghệ ,nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao .
- Chuyển đổi nên sản xuất lạc hậu sang nền sản xuất hiện đại tạo ra động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế , đòn bẩy quan trọng tạo ra sự phát triển đột biến trng các lĩnh vực hoạt động của con người .
- Thông qua công nghiệp hoá các ngành , các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân được trang bị những tư liệu sản xuất , kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại , từ đó nâng cao năng suất lao động , tạo ra nhiều của cải vật chất , đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của con người .
- Mỗi phương thức sản xuất có một cơ sở vật chất – kỹ thuật tương ứng .
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật được xem là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hiện đại của một nền kinh tế , nó cũng là điều kiện quyết định để xã hội có thể đạt được một năng suất lao động nào đó .
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội phải là nền kinh tế hiện đại xã hội hoá cao dựa trên trình đọ khoa học và công nghệ tiên tiến .
- Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ chủ nghĩa xã hội như nước ta ,xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện chuyển đổi nền sản xuất lạc hậu sang sang nền sản xuất hiện đại thông qua công nghiệp hoá , hiện đại hoá.
- Thực hiện chuyển đồi nền sản xuất thông qua công nghiệp hoá , hiện đại hoá ở Việt Nam, trước hết là nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho nền kinh tế dựa trên những thành tựu khoa học công nghệ tiến tiến hiện đại .
- Việc chuyển đổi giúp phát triển lực lượng sản xuất , nhằm khai thác , phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước , nâng cao dần tính độc lập , tự chủ của nền kinh tế .
- thúc đẩy sự liên kết , hợp tác giữa các ngành, các vùng trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế , tham gia vào quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế ngày càng hiệu quả .
- Bên cạnh đó , việc chuyển đổi nền kinh tế làm tăng cường tiềm lực cho an ninh , quốc phòng , góp phần nâng cao sức mạnh của an ninh quốc phóng , đồng thời tạo điều kiẹn vật chất và tinh thân để xây dựng nền văn hoá mới và con người xã hội chủ nghĩa.
- Tư duy phát triển - Thể chế và nguồn lực - Môi trường kinh tế thuận lợi và trình độ văn minh của xã hội - Ý thức xây dựng xã hội văn minh của người dân .
- 10 KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường, nếu quan hệ cung cầu là cốt vật chất, giá cả là diện mạo thì cạnh tranh là linh hồn của thị trường.
- Nhờ có cạnh tranh, với sự thay đổi liên tục về nhu cầu và với bản tính ham muốn vô hạn của con người mà nền kinh tế thị trường đã đem lại những bước phát triển nhảy vọt mà loài người chưa từng có được trong các hình thái kinh tế trước đó.
- Sự ham muốn không có điểm dừng đối với lợi nhuận của nhà kinh doanh sẽ mau chóng trở thành động lực thúc đẩy họ sáng tạo không mệt mỏi, làm cho cạnh tranh trở thành động lực của sự phát triển.Tuy nhiên nó còn một số mặt hạn chế không thể thiếu , tuy nhiên nếu xét trong quá trình lâu dài và dựa vào toàn bộ lợi ích của xã hội thì cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của xã hội .
- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp , cạnh tranh giữa các tổ chức kinh tế với nhau sẽ làm nguồn lực của xã hội được phân bổ và sử dụng có hiệu quả hơn .
- Nhưng mặt trái do cạnh tranh đem lại là điều không đáng quan ngại nếu chúng ta có một chính sách cạnh tranh hợp lý .
- Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một con dao hai lưỡi ,nó có là động lực cho sự phát triển kinh tế hay không còn tuỳ phụ thuộc vào vào sự vận dụng quy luật này ở mỗi nước .
- Nếu có chính sách cạnh tranh hợp lý thì phần nào được lợi do cạnh tranh đem lại , ngược lại nếu vận dụng sai thì chính nó sẽ là một cỗ máy nghiền nát nền kinh tế .
- Sau 30 năm đổi mới và thực hiện quá trình công nghiệp hoá , Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn , góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá , thúc đẩy xoá đói giảm nghèo .
- Trong thời đại mới hiện nay , công nghiệp hoá , hiện đại hoá là cách mạng của toàn dân , đòi hỏi phải huy động mọi sự cố gắng sáng tạo của xã hội , sự tham gia của toàn cộng đồng trong nước và ngoài nước để có thể tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế xã hội , nhanh chóng đạt mục tiêu dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng , dân chủ , văn minh .
- Giáo trình học phần Kinh tế chính trị Mác-Lênin , Bộ Giáo Dục và Đào Tạo , Nxb Giáo dục , Hà Nội ,2019 2