« Home « Kết quả tìm kiếm

CƠ CHẾ TỶ GIÁ: ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ GIẢI PHÁP THỂ CHẾ


Tóm tắt Xem thử

- CHƯƠNG 2 CƠ CHẾ TỶ GIÁ: ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ GIẢI PHÁP THỂ CHẾ Dẫn nhập Trong giai đoạn tỷ giá tương đối ổn định và đã góp phần đáng kể vào ổn định kinh tế vĩ mô.
- Tuy nhiên, việc giữ tỷ giá cố định một thời gian dài đang đặt ra một số vấn đề như: (i) giá trị thực của VND đang tăng lên liệu có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam, trong điều kiện dự trữ ngoại hối đang gia tăng, liệu có nên điều chỉnh tỷ giá? (ii) tỷ giá ổn định nhưng ở những giai đoạn nhất định tỷ giá vẫn bị đẩy lên, liệu cơ chế hiện thời có thể hạn chế những hành vi đó không? (iii) trong năm 2014 và những năm tiếp sau, giá USD trên thị trường thế giới vẫn ở xu thế giảm giá, điều này ảnh hướng thế nào đến cơ chế điều hành tỷ giá? (iv) trong bối cảnh hội nhập kinh tế đang ngày càng sâu rộng, những cam kết mở cửa tài khoản vốn đang dần đến gần thì mối liên hệ giữa điều hành tỷ giá và chính sách tiền tệ đặt NHNN vào sự lựa chọn như thế nào giữa ổn định tỷ giá và sự độc lập của chính sách tiền tệ? Chương này sẽ nghiên cứu những vấn đề trên của cơ chế điều hành tỷ giá và đề xuất các giải pháp thể chế hợp lý cho điều hành tỷ giá trong ngắn và trung hạn.
- Đặc điểm cơ chế điều hành tỷ giá tại Việt Nam Tại Việt Nam, chính sách tỷ giá có thể coi là một thành phần trong chính sách tiền tệ, bao gồm việc lựa chọn chế độ tỷ giá, các công cụ can thiệp và điều tiết tỷ giá (như mua bán ngoại hối, điều chỉnh lãi suất, xác lập biên độ dao động tỷ giá, phá giá/nâng giá đồng nội tệ, sử 71 dụng quỹ dự trữ ngoại hối v.v…) để tác động đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối và đạt được mục tiêu của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát và ổn định sức mua của đồng tiền.
- Bảng 1 tổng kết lại cơ chế điều hành tỷ giá Việt Nam áp dụng kể từ 1989 tới nay, theo hệ thống phân loại của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
- Theo đó, tháng 3/1989, Việt Nam chính thức áp dụng cơ chế neo tỷ giá với biên độ được điều chỉnh, tỷ giá chính thức được điều chỉnh dựa trên các tín hiệu lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán.
- tỷ giá thị trường tự do, tỷ giá ngân hàng thương mại được phép dao động trong giới hạn 5% tỷ giá chính thức.
- Trong giai đoạn tỷ giá chính thức thường xuyên thấp hơn tỷ giá tự do và để giải quyết vấn đề này, thị trường ngoại hối chính thức được thành lập vào năm 1991 bao gồm 2 sàn giao dịch ngoại hối ở Hà Nội và TP.
- Tỷ giá chính thức được xác định dựa trên tỷ giá đấu thầu tại 2 sàn, tỷ giá ngân hàng thương mại chỉ được phép dao động không quá 0,5% so với tỷ giá chính thức.
- Bảng 2.1.Cơ chế tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 1989-2013 Thời gian Cơ chế áp dụng Đặc điểm chế độ tỷ giá thực tế (de facto.
- Ba tỷ giá chính thức.
- Trước 1989 Cơ chế nhiều tỷ giá - Tỷ giá thị trường tự do tồn tại song song với các tỷ giá của nhà nước.
- Tỷ giá chính thức (OER) được thống nhất.
- OER được NHNN điều chỉnh dựa trên các tín hiệu lạm phát, lãi suất, Neo tỷ giá với biên cán cân thanh toán và tỷ giá thị trường tự do.
- 1989-1990 độ được điều chỉnh - Các ngân hàng thương mại được phép thiết lập tỷ giá giao dịch (crawling bands) trong biên độ +/-5.
- Neo tỷ giá trong - Thành lập quĩ dự trữ ngoại tệ chính thức để ổn định tỷ giá.
- 1991-1993 exchange rate - OER được hình thành dựa trên các tỷ giá đấu thầu tại hai sàn.
- Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại dao động thấp hơn 0,5% OER công bố.
- 72 - Thị trường ngoại hối liên ngân hàng được hình thành thay thế cho 2 sàn giao dịch tỷ giá.
- NHNN tiếp tục can thiệp mạnh vào giao dịch Cơ chế tỷ giá trên thị trường này.
- neo cố định - OER được hình thành và công bố dựa trên tỷ giá liên ngân hàng.
- Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại so với OER được nới rộng Neo tỷ giá với biên từ +/-1% lên và từ +/-5% lên độ được điều chỉnh và sau đó được điều chỉnh xuống không quá .
- OER công bố là tỷ giá liên ngân hàng trung bình ngày làm việc hôm Cơ chế tỷ giá trước (28/2/99) neo cố định Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại giảm xuống không (conventional fixed quá 0,1%.
- 2001-2007 giá có điều chỉnh - Biên độ tỷ giá tại các NHTM được điều chỉnh lên mức +/-0,25% (từ (crawling peg) 1/7/02 đến 31/12/06) và +/-0,5% năm 2007.
- OER được điều chỉnh dần từ mức khoảng 16.100VND/USD vào đầu năm 2008 lên 16.500 VND/USD (06/08 đến 12/08), lên 17.000 VND/ USD (01/09 đến 11/09), lên 17.940 VND/USD (12/09 đến 01/10), lên 18.544 VND/USD (từ 02/10 đến 08/2010), lên 18.932 VND/USD (từ 08/10 đến 02/11), và sau đó lên 20.693 (từ 02/2011) và điều chỉnh Neo tỷ giá với biên tăng dần đến 20.828 vào cuối năm 2012.
- 2008-2011 độ được điều chỉnh - Biên độ tỷ giá tại các NHTM được điều chỉnh nhiều lần lên mức (crawling bands từ 23/12/07 đến đến đến đến đến và đến và sau đó được thu hẹp xuống +/-1% (tư .
- Cơ chế tỷ giá - OER giữ nguyên ở 20.828 VND/USD từ tháng 1/2012 đến neo cố định tăng lên 21.036 VND/USD (conventional fixed - Biên độ giao dịch được giữ cố định +/-1% peg arrangement) Nguồn: Tác giả cập nhật từ Nguyễn Thị Thu Hằng, Đinh Tuấn Minh, Tô Trung Thành, Lê Hồng Giang và Phạm Văn Hà (2010), và NHNN.
- 73 Thị trường liên ngân hàng được thành lập vào tháng 9/1994 để thay thế cho 2 sàn giao dịch ngoại hối, tỷ giá chính thức được NHNN quyết định dựa trên tỷ giá giao dịch trên thị trường này.
- Để gia tăng tính linh hoạt của tỷ giá và với mục đích định giá thấp tiền đồng cho mục tiêu xuất khẩu, biên độ dao động của tỷ giá đã được nới lỏng từ 0,5% lên 1% vào tháng 11/1996, lên 5% vào tháng vào tháng 10/1997 trước khi giảm xuống còn 7% vào tháng 8/1998.
- Đến tháng 2 năm 1999, tỷ giá chính thức công bố là tỷ giá liên ngân hàng trung bình ngày làm việc hôm trước, và tỷ giá của NHTM chỉ còn được phép giao dịch xung quanh 0,1% và sau vài năm được nới lỏng thêm lên 0,25% vào tháng 7/2002 và 0,5% vào năm 2007.
- Sau khi Việt Nam gia nhập sâu hơn vào kinh tế toàn cầu với việc chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chính sách điều hành tỷ giá đã có những biến động mạnh so với giai đoạn trước.
- Dòng vốn đổ vào nền kinh tế gia tăng đột biến trong 2 năm 2007-2008 khiến thị trường ngoại hối trở nên dư thừa ngoại tệ ở quy mô lớn, VND tăng giá và tỷ giá NHTM luôn nằm sàn dưới của biên độ cho phép.
- Tuy nhiên, những tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới khiến luồng đầu tư gián tiếp vào Việt Nam đảo chiều từ nửa cuối năm 2008 cộng với sức ép từ lạm phát, nhập siêu gia tăng, chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và quốc tế, yếu tố tâm lý lo ngại về khả năng phá giá đã khiến VND mất giá danh nghĩa, chênh lệch tỷ giá chính thức và tự do tăng vọt, tỷ giá NHTM luôn cận trần biên độ cho phép trong năm 2009.
- NHNN đã phải liên tục gia tăng tỷ giá chính thức và nới lỏng biên độ giao dịch cho phép lên 0,75% (từ 23/12/07 đến đến đến đến 23/03/09) và đến 25/11/09).
- Diễn biến tỷ giá tiếp tục phức tạp trong năm 2010 bất chấp những lần tăng tỷ giá chính thức ở mức độ cao vào đầu năm và tháng 8, hàng loạt các biện pháp hành chính như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ, chấm dứt việc giao dịch vàng trên các tài khoản ở nước ngoài của các NHTM và các tổ chức tín dụng, đóng cửa các sàn vàng và tăng lãi suất.
- (iii) biến động trên thị trường vàng, chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế tăng cao dẫn đến các hoạt động buôn lậu vàng và đầu cơ, gây sức ép lớn đến thị trường ngoại hối.
- Tỷ giá đã ổn định trở lại, trong khi chênh lệch tỷ giá trên thị trường tự do và thị trường chính thức đã giảm mạnh từ cuối tháng 4/2011, NHNN đã mua lại được lượng ngoại tệ lớn và gia tăng dự trữ ngoại hối (tứ tháng 4 đến tháng 7/2011 đã mua vào được gần 7 tỷ USD).
- Diễn biến tỷ giá Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ nhiều nguồn.
- 75 Tiếp nối diễn biến từ nửa cuối năm 2011, giai đoạn 2012-2013 chứng kiến sự ổn định của tỷ giá, cả trên thị trường chính thức và thị trường tự do.
- Tỷ giá bình quân liên ngân hàng được giữ cố định ở mức 20.828 VND/USD trong suốt một thời gian dài (từ đầu năm 2012) trước khi được điều chỉnh nhẹ lên 21.036 VND/USD từ cuối tháng 6/2013, trong khi đó, biên độ giao dịch giữ nguyên ở mức 1% từ đầu tháng 2/2011.
- Tỷ giá chính thức giao dịch tại các ngân hàng thương mại khá ổn định và nhìn chung đều nằm trong biên độ cho phép.
- Tại nhiều thời điểm, tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thấp hơn khá nhiều so với biên độ cho phép, dù có vượt so với tỷ giá liên ngân hàng.
- Trong khi đó, tỷ giá trên thị trường tự do hầu hết đều bám khá sát với diễn biến thị trường chính thức.
- Mặc dù hiệu quả của các biện pháp can thiệp thị trường vàng còn gây nhiều tranh cãi, nhưng đây là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động đầu tư, đầu cơ trên thị trường vàng giảm đáng kể so với giai đoạn trước.
- Tuy nhiên, sự ổn định của tỷ giá trong giai đoạn 2012-2013 chủ yếu bắt nguồn từ nguyên nhân quan trọng nhất là bối cảnh kinh tế 76 khó khăn làm giảm đáng kể nhu cầu nhập khẩu và thâm hụt thương mại so với các năm trước đó, theo đó làm giảm nhu cầu ngoại tệ trên thị trường.
- Như vậy, về bản chất, chế độ tỷ giá hối đoái của Việt Nam xoay quanh chế độ neo tỷ giá theo USD.
- Trên nền tảng chính sách neo tỷ giá này, tỷ giá chính thức và biên độ dao động có sự thay đổi trong từng giai đoạn để phán ứng với những cú sốc.
- Cụ thể, biên độ tỷ giá rộng hơn trong các giai đoạn Việt Nam bước sang cơ chế thị trường), giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á), giai đoạn khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu thế giới).
- Tỷ giá chính thức cũng được điều chỉnh mạnh ở những thời điểm thị trường ngoại hối căng thẳng trong những năm gần đây Tuy nhiên, ngay khi tác động của các cú sốc chấm dứt, chính sách tỷ giá lại quay trở về cơ chế tỷ giá neo cố định hoặc neo có điều chỉnh.
- Về mặt lý thuyết, cơ chế tỷ giá này có thể giảm được các chi phí giao dịch và rủi ro tỷ giá, phù hợp với những 77 quốc gia nhỏ, thương mại quốc tế phụ thuộc vào một (một số) đối tác chính và chưa mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính.
- Một điểm lưu ý nữa là sự tồn tại song song của thị trường tự do bên cạnh thị trường chính thức tại Việt Nam và có những ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chính thức trong một số giai đoạn nhất định.
- Rủi ro của cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay Nội dung phần này sẽ phân tích những rủi ro của cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay, bám theo 3 mục tiêu quan trọng nhất của chính sách tỷ giá Việt Nam là ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ cán cân thương mại.
- Rủi ro bất ổn từ việc giữ tỷ giá ổn định trong thời gian dài Tỷ giá được giữ ổn định trong thời gian dài, mặc dù lạm phát đã được kiểm soát tốt nhưng vẫn ở mức cao so với thế giới, dẫn đến tiền đồng đang được định giá cao, gây áp lực dồn nén đến tỷ giá, theo đó, yếu tố tâm lý và đầu cơ vẫn có thể đe dọa sự ổn định của thị trường ngoại hối, đặc biệt trong bối cảnh yêu cầu tăng tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu đang được tranh luận và áp lực lạm phát đang phần nào suy giảm.
- Thực tiễn cho thấy ở một số thời điểm trong năm 2013 tỷ giá thị trường tự do tăng mạnh và cao hơn nhiều tỷ giá chính thức liên quan đến tâm lý đồn đoán điều chỉnh tiền đồng (vào tháng 6/2013 và cuối năm khi NHNN còn dư địa điều chỉnh tỷ giá theo công bố đầu năm).
- Tuy nhiên, lãi suất đang có xu hướng giảm nhanh và các dòng tiền nóng này có thể đổi chiều nhanh chóng, gia tăng rủi ro đến ổn định tỷ giá.
- Kiểm soát lạm phát phụ thuộc vào hiệu quả biện pháp trung hòa Về lý thuyết, giữ ổn định tỷ giá sẽ có ảnh hưởng tích cực đến kiểm soát lạm phát thông qua việc tạo dựng niềm tin vào đồng nội tệ, ổn định giá cả hàng hóa tiêu dùng và đầu vào nhập khẩu.
- Tuy nhiên, về cơ bản, tác động của cơ chế tỷ giá hiện nay đến lạm phát phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả của các biện pháp trung hòa của NHNN trong ràng buộc bộ ba bất khả thi.
- Lý thuyết bộ ba bất khả thi phát biểu rằng: một quốc gia không thể đồng thời đạt được cùng một lúc ba mục tiêu chính sách vĩ mô là: (i) ổn định tỷ giá.
- và (iii) chính sách tiền tệ độc lập.
- Mô hình “kim cương” nghiên cứu sự đánh đổi giữa các mục tiêu chính sách trong ràng buộc bộ ba bất khả thi và khả năng giảm nhẹ sự đánh đổi nhờ sử dụng hiệu quả dự trữ ngoại hối của Việt Namcho thấy giai đoạn độ mở về tài chính còn thấp, các biện pháp kiểm soát tài khoản vốn vẫn còn chặt chẽ nên một mặt tỷ giá được giữ ổn định ở mức cao, mặt khác, Việt Nam vẫn giữ được tính độc lập nhất định về chính sách tiền tệ.
- Trong giai đoạn Việt Nam đã có lựa chọn mở cửa hơn về tài chính với việc gỡ bỏ nhiều quy định pháp lý về chu chuyển các dòng vốn quốc tế, nhưng vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu tỷ giá ổn định đi kèm với dự trữ ngoại hối gia tăng mạnh.
- Điều này chỉ ra rằng, nới lỏng kiểm soát tài khoản vốn đã thu hút được rất nhiều các dòng vốn vào, NHNN đã kiểm soát tỷ giá bằng cách mở rộng quy mô dự trữ ngoại hối.
- Tuy nhiên, cả 2 mô hình “kim cương” đều cho thấy mặc dù NHNN gia tăng dự trữ ngoại hối và đẩy khối lượng tiền đồng lớn ra nền kinh tế để giữ tỷ giá ổn định nhưng mức độ độc lập của chính sách tiền tệ không bị suy giảm.
- Điều này thống nhất với lý thuyết cho rằng nếu trung hòa có hiệu quả thì can thiệp thông qua dự trữ ngoại hối là một biến số có thể giảm nhẹ được sự đánh đổi giữa các mục tiêu trong tam giác bất khả thi, cho phép các nhà hoạch định chính sách linh hoạt hơn trong sự đánh đổi giữa mức độ độc lập chính sách tiền tệ và ổn định tỷ giá trong trường hợp độ mở tài khoản vốn ít thay đổi lớn.
- Trong khi tỉ lệ dự trữ ngoại hối/GDP không có thay đổi lớn, gia tăng độ mở tài chính và nới lỏng kiểm soát các dòng vốn chu chuyển đã khiến NHNN phải hi sinh sự ổn định về tỷ giá ở một mức độ nhất định.
- Tuy nhiên, mức độ độc lập về chính sách tiền tệ đã giảm mạnh, phản ánh các biện pháp trung hòa dòng vốn của NHNN chưa có hiệu quả cao, theo đó, kiểm soát ổn định tỷ giá thực ra lại ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu kiểm soát lạm phát.
- Ngoài ra, biện pháp này nếu lạm dụng có thể bóp méo tài chính (financial distortion), cản trở sự phát triển của thị trường trái phiếu và thay đổi hành vi của ngân hàng.
- Biện pháp này cũng có thể đưa ra tín hiệu sai khi nền kinh tế đang tự do hóa thị trường tài chính.
- Tóm lại, với cơ chế điều hành tỷ giá và độ mở về tài khoản vốn duy trì như hiện nay tại Việt Nam thì tính độc lập của chính sách tiền tệ, và hiệu quả kiểm soát lạm phát có rủi ro lớn là phụ thuộc vào hiệu quả của các biện pháp trung hòa, trong khi tính phi hiệu quả và chi phí của các biện pháp đang càng ngày càng gia tăng cùng với quy mô trung hòa.
- 82 Điều hành tỷ giá ít có tác động đến cán cân thương mại Hình 2.3.
- Tỷ giá REER, NEER và nhập siêu Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả.
- Hình 3 thể hiện tỷ giá NEER và REER30 và tỉ lệ cán cân thương mại/GDP.
- tại Việt Nam trong giai đoạn 1996-2013.
- Kết quả cho thấy do điều hành tỷ giá tương đối cứng nhắc nên kể từ năm 2005 đến nay, chênh lệch NEER và REER gia tăng nhanh chóng, và từ năm 2011 đến nay, tiền đồng đang được định giá quá cao.
- 83 tế, tỷ giá và cán cân thương mại tại Việt Nam ít thấy mối quan hệ chặt chẽ theo lý thuyết.
- Như vậy, mục tiêu cải thiện cán cân thương mại một cách bền 31Xem thêm Bùi Trinh, Kiyoshi Kobayashi vững khó có thể đạt được với các cách điều hành tỷ giá nếu không có cải thiện trong mô hình tăng trưởng kinh tế và cơ cấu nền kinh tế.
- Điều này hàm ý, nếu tỷ giá được điều chỉnh mạnh hơn thì chưa chắc cán cân thương mại được cải thiện, mục tiêu lấy tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu là không phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
- Tuy nhiên, nếu giữ tỷ giá ổn định một cách cứng nhắc trong giai đoạn dài thì cơ cấu sản xuất và xuất khẩu cũng không có động lực để thay đổi theo hướng tích cực.
- Cụ thể, chế độ tỷ giá định giá cao tiền đồng khiến việc xây dựng công nghiệp hỗ trợ khó khăn hơn do khuyến khích nhập khẩu các yếu tố đầu vào thay vì khuyến khích và hỗ trợ sản xuất trong nước, theo đó, làm trầm trọng thêm tình trạng gia công của nền kinh tế.
- Việc phụ thuộc lớn vào USD, trong khi thương mại và vay nợ phụ thuộc vào đồng tiền các nước khác với tỉ trọng cao hơn khiến 86 cho tỷ giá song phương giữa Việt Nam và các nước bạn hàng lớn bị ảnh hưởng trong quan hệ thương mại và đầu tư, không phản ánh được đúng tương quan kinh tế giữa Việt Nam và các nước bạn hàng, đặc biệt trong bối cảnh tiền USD trên thị trường thế giới biến động mạnh như hiện nay.
- Kết luận và khuyến nghị chính sách Những phân tích ở trên cho thấy, cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay là neo cố định theo USD, theo đó, rủi ro bất ổn tỷ giá đang bị dồn ép, việc kiểm soát cung tiền và lạm phát đang gặp thách thức do chi phí của các biện pháp trung hòa đang gia tăng nhanh chóng.
- Trong khi sử dụng công cụ tỷ giá có thể không đóng góp nhiều vào cải thiện cán cân thương mại bền vững thì việc giữ tỷ giá cố định trong thời gian quá dài không tạo được động lực để phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước cũng như không khuyến khích được việc gia tăng hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng của các ngành hàng xuất khẩu.
- Vì thế, định hướng chung là cần thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn.
- Tuy nhiên, điều chỉnh cơ chế tỷ giá sang cơ chế thả nổi có quản lý chưa phải là thời điểm thích hợp bởi các điều kiện thực hiện chưa có đủ và vẫn có một số lý do để trì hoãn trong thời gian ngắn.
- Tỷ giá hối đoái chỉ có thể linh hoạt cao một khi các thị trường tài chính và công cụ tài chính, cùng với các công ty ngoài lĩnh vực tài chính, có thể tự bảo hiểm các rủi ro bảng cân đối kế toán của họ, đi kèm với một thị trường ngoại hối phát triển và hiện đại.
- Ví dụ, các công ty có thể bảo hiểm rủi ro tỷ giá thông qua hoán đổi rủi ro với ngân hàng, 88 ngân hàng tự bảo hiểm bằng cách hoán đổi rủi ro với người nước ngoài.
- Trong giai đoạn trước mắt, tự do hoá hoàn toàn tài khoản vốn vẫn chưa đến hạn (cho đến năm 2018), trong khi đó, hiện nay thị trường tài chính kém phát triển, sức cạnh tranh của các định chế tài chính trong nước thấp, mức độ rủi ro cao đồng thời lại thiếu cơ chế giám sát tài chính đầy đủ và hiệu quả, cộng với tầm quan trọng của chiến lược công nghiệp hóa theo định hướng xuất khẩu mà Việt Nam vẫn đang theo đuổi.
- Trong giai đoạn tài khoản vốn vẫn chưa hoàn toàn mở cửa thì duy trì tỷ giá ổn định có thể vẫn giữ được độc lập chính sách tiền tệ ở mức độ nhất định nếu NHNN tăng cường hơn nữa hiệu quả các biện pháp trung hòa và giảm thiểu các chi phí trung hòa.
- Vì vậy, trong giai đoạn ngắn hạn trước mắt cần có cơ chế kiểm soát vốn hiệu quả để có thể ổn định được tỷ giá ở mức độ nhất định cùng với gia tăng dự trữ ngoại hối đủ lớn và nâng cao hiệu quả các biện pháp trung hòa để chống lại các cú sốc, cải thiện được tính độc lập của chính sách tiền tệ, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới còn đối diện nhiều rủi ro bất ổn khó lường trong những năm sắp tới.
- Kiểm soát vốn nên coi là giải pháp tạm thời và trong giai đoạn chuyển đổi trước khi tự do hơn vào năm 2018, và Việt Nam cần tận dụng thời 89 gian này để nền kinh tế có thể xử lý các vấn đề trong nước và xây dựng thị trường tài chính đủ lành mạnh32.
- Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy33, chuyển sang cơ chế neo giữ một giỏ tiền tệ là một lựa chọn hợp lý, vừa giữ được ổn định tỷ giá ở mức độ nhất định, vừa đảm bảo tính linh hoạt của chính sách.
- Có thể nói Việt Nam hiện nay đã đáp ứng đủ các điều kiện cho việc neo tỷ giá theo giỏ tiền tệ bởi độ mở kinh tế nước ta lớn nhưng lại không bị lệ thuộc chủ yếu vào một đối tác cụ thể nào nên cơ chế này không những không khiến Việt Nam bị tác động mạnh bởi các cú sốc từ thị trường tiền tệ bên ngoài mà còn giúp Việt Nam ngăn chặn tốt hơn các cú sốc từ thị trường hàng hóa quốc tế.
- 32Kinh nghiệm của Malaysia cho thấy năm 1998 (sau khủng hoảng tài chính châu Á), Malaysia đã kiểm soát vốn chặt chẽ hơn, theo đuổi tỷ giá hối đoái cố định và không cho phép giao dịch quốc tế đồng Ringgit, và từ đó có được chính sách tiền tệ độc lập hơn, BNM có thể giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế mà không cần phải lo lắng về luân chuyển vốn hoặc biến động tiền tệ.
- 33Ngày NHTW Malaysia chính thức công bố loại bỏ việc neo giá đồng Ringgit theo USD và thay thế bằng chế độ tỷ giá định giá so với một giỏ các loại tiền tệ, từ đó lấy lại được tính độc lập của chính sách tiền tệ.
- Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý và chính sách quốc tế hóa đồng Ringgit là các yếu tố quan trọng cho phép NHTW Malaysia thiết lập được chính sách lãi suất phù hợp với tình hình trong nước.
- 90 - Để tăng cường tính linh hoạt của tỷ giá trong giới hạn ổn định cho phép, cần tăng biên độ dao động của tỷ giá NHTM xung quanh tỷ giá chính thức thay vì vẫn giữ ở mức 1% hiện nay (kể từ đầu năm 2011).
- Bên cạnh đó, cần tránh xu hướng điều chỉnh tăng đột ngột một chiều tỷ giá sau đó giữ nguyên tỷ giá chính thức trong thời gian dài, thay vào đó, cần tạo một khuôn khổ linh hoạt hơn cho tỷ giá với sự thay đổi tỷ giá chính thức có lên, có xuống với mức điều chỉnh nhẹ với tần suất nhiều hơn.
- Gia tăng hiệu quả các biện pháp trung hòa trong ngắn hạn với các giải pháp: Phát triển hơn nữa thị trường mở để các biện pháp trung hòa mang tính thị trường.
- Để có đủ hàng hóa trên thị trường này và không lệ thuộc vào tín phiếu NHNN (bắt buộc hay không bắt buộc) thường mang lại chi phí cao hơn, thì thị trường trái phiếu Chính phủ thứ cấp nên được phát triển mạnh mẽ.
- Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng để xây dựng một hệ thống phát triển, có khả năng tham gia sâu rộng vào thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế, chống lại được các rủi ro từ bên ngoài, đảm bảo là một chủ thể quan trọng cùng với NHNN có tác động tích cực đến tỷ giá.
- Trong trung hạn khi các điều kiện vĩ mô đã chín muồi, thị trường tài chính trong nước được cải thiện cùng với các cơ chế giám sát hữu hiệu, mở cửa tài chính là bắt buộc và tất yếu theo lộ trình cam kết mở cửa tài khoản vốn thì cơ chế thả nổi tỷ giá có quản lý là một lựa chọn hợp lý