« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài:“Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam” Tác giả luận văn:Phan Anh Tuấn Khóa: 2015B-QTKD2 Người hướng dẫn:PGS.TS.
- Từ Sỹ Sùa Từ khóa(keyword): Hoạt động cho vay của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam Nội dung tóm tắt: 1.
- Lý do chọn đề tài: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng tiếp nhận các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.
- các nguồn tài trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc.
- Tại Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và Quyết định số 899/QĐ-Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có quy định đối tượng được cho vay ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là tổ chức, cá nhân có các dự án đầu tư thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường.
- dự án đầu tư thực hiện việc phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ nhưng có phạm vi ảnh hưởng lớn.
- Trên thực tế, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đang có hoạt động cho vay khá khả quan, trong quá trình hơn 10 năm hoạt động và phát triển, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã giải ngân cho vay với hai hình thức chính: cho vay với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Tuy nhiên, lượng khách hàng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam chưa thường xuyên, chủ yếu do khách hàng tự tìm hiểu và tiếp cận do lĩnh vực cho vay của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là đặc thù và Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam chưa có nhân lực chuyên trách về tìm kiếm và phát triển nguồn khách hàng.
- Xuất phát từ thực tế đòi hỏi cần có biện pháp phát triển hoạt động cho vay của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, nên tôi chọn vấn đề: “Phân tích và đề xuất một số giải 2 pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay của Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản trị kinh doanh vừa có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.
- Mục đích nghiêncứu Mục tiêu: Phát triển hoạt động cho vay của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam nhằm tăng lượng khách hàng của Quỹ, nâng cao vai trò của Quỹ trong lĩnh vực tài chính về bảo vệ môi trường, khẳng định vị thế của Quỹ.
- Mục đích: Hệ thống hóa cácvấn đề lý luận về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng.Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đề xuất các biện pháp phát triển hoạt động cho vay của Quỹ Bảo vệ môi trường.
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian: Thực trạng hoạt động cho vay và các biện pháp phát triển hoạt động cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
- Thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn trong giai đoạn 5 năm từ 2012 đến năm 2016 và định hướng phát triển hoạt động cho vay của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam giai đoạn từ 2017 đến 2020.
- Luận văn này nghiên cứu về hoạt động cho vay của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Nội dung chính của luận văn bao gồm các chương sau: Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG.
- Tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về khái niệm tín dụng, hoạt động tín dụng.
- Đồng thời tác giả cũng đã trình bày tóm tắt các mô hình lý thuyết về các hình thức tổ chức tín dụng.
- Đây là các căn cứ quan trọng làm cơ sở cho việc áp dụng vào thực tiễn, thực hiện các phân tích những ưu nhược điểm làm các căn cứ chiến lược từ đó rút ra một số bàihọckinh nghiệm và định hướng trong hoạt động cho vay củaQuỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
- Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM.
- Tác giả đã tập trung phân tích ưu nhược điểmvề thực trạng hoạt động cho vay của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Namthông qua xác định vị trí, vai trò nhiệm vụ, cách thức, quy trình hoạt động cho vay của Quỹ trong việc hỗ trợ tài chính cho các dự án bảo vệ môi trường phục vụ lợi ích quốc gia.
- Qua đó, tác giả đánh giá thực tế công tâm về hoạt động cho vay tại Quỹ.Cùng với cơ sở lí luận ở chương 1, cơ sở thực tiễn ở chương 2 sẽ là căn cứ khoa học để tác giả xây dựng và đề xuất về giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Namở chương 3.
- Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM Từ những ưu điểm và hạn chế đã trình bày ở chương 2.
- Chương 3 đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị rất chi tiết và cụ thể nhằm nâng cao kết quả hoạt động cho vay của Quỹ BVMT Việt Nam.
- Những giải pháp kiến nghị này có thể xuất phát ngay trong chính nội tại của Quỹ cần phải thay đổi bên cạnh đó còn cần sự phối hợp của các ban, bộ ngành, cơ quan chức năng liên quan và sự hỗ trợ của chính phủ.
- 3.Kết luận Luận văn của tác giả đã đưa ra lý luận chung về việc hoạt động cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để tác giả có thể đưa ra một số giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
- Do hạn chế về mặt thời gian và quy mô nghiên cứu nên tác giả không thể tránh khỏi một số thiếu sót và hạn chế nhất định.
- Tác giả rất mong nhận được những ý kiến xây dựng của thầy, cô, các chuyên gia, các cán bộ nghiên cứu và các đồng nghiệp./.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt