« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất giải pháp huy động vốn đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hòa Bình


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp huy động vốn đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hòa Bình Tác giả luận văn:Triệu Văn Đan.
- Khóa: 2015B Người hướng dẫn: Tiến sĩ Ngô Trần Ánh Từ khóa:15BQTKDHB-09 Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc điều này được khẳng định tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) và để cụ thể hóa, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn nay là Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày với mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại.
- gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch.
- xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
- Để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo mục tiêu đặt ra, những năm qua Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy Ban nhân dân tỉnh Hòa Bình cũng đã ban hành nhiều văn bản như: Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, các văn bản hướng dẫn đôn đốc thực hiện và cùng với việc ban hành các văn bản công tác kiểm tra giám sát, thúc đẩy để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các ngành và các tổ chức đoàn thể quan tâm chỉ đạo thường xuyên.
- kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống cư dân nông thôn.
- số xã đạt chuẩn nông thôn mới còn thấp so với chỉ tiêu yêu cầu.
- Nguyên nhân chủ yếu là việc huy động vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới của tỉnh còn hạn chế, đồng thời phải làm rất nhiều việc cùng một lúc theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Vì vậy cần có các giải pháp trên cơ sở khoa học và thực tiễn để huy động các nguồn vốn đạt kết quả cao nhất cho xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình, đồng thời thúc đẩy sớm đạt mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 đã đề ra.Vấn đề đặt ra là thực trạng công tác huy động các nguồn vốn thực hiện xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình những năm qua ra sao? Những khó khăn thách thức cho việc huy động vốn để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Đó là những vấn đề được các nhà quản lý, các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp rất quan tâm.Từ những lý do trên và qua thực tiễn, kinh nghiệm công tác nhiều năm trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Phân tích và đề xuất giải pháp huy động vốn đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hòa Bình” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành quản trị kinh doanh.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá được thực trạng huy động nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua.
- Đánh giá được những kết quả, hạn chế tìm ra nguyên nhân trong việc huy động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới tỉnh Hoà Bình.
- Xây dựng phương hướng và đề xuất giải pháp để tăng cường huy động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn .
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động liên quan đến huy động nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: 10 huyện, 01 thành phố và 191 xã thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Thời gian nghiên cứu tình hình huy động các nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình từ năm 2011 đến năm 2016 và đề xuất, giải pháp giai đoạn 2017-2020.
- c) Các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Chương 1- Cơ sở lý luận về huy động vốn đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Chương 2- Phân tích thực trạng công tác huy động vốn đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hòa Bình Đánh giá được thực trạng huy động nguồn vốn thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- Phát hiện ra các thuận lợi, khó khăn và nguyên 3 nhân ảnh hưởng đến huy động nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- Chương 3- Đề xuất giải pháp huy động vốn đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động nguồn vốn thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- Những đóng góp của đề tài nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến việc huy động nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hòa Bình.
- Công tác huy động nguồn vốn cho Chương trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nào.
- Những thuận lợi và khó khăn trong công tác huy động nguồn vốn cho việc triển khai xây dựng nông thôn mới ở địa phương là gì.
- Những kết quả đã đạt được và những việc cần phải làm nhằm huy động nguồn vốn cho xây dựng mô hình nông thôn mới ở địa phương.
- Giải pháp nào cần đề xuất nhằm tăng cường huy động nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới? d) Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập chủ yếu tập trung từ Cơ quan Thường trực Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình “Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh”.
- Báo cáo tổng kết chương trình xây dựng nông thôn mới hàng năm và báo cáo tổng kết 5 năm xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn .
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu thu thập được từ đó làm cơ sở so sánh, phân tích, đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới và tình hình huy động các nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn .
- c) Kết luận: Đề tài nghiên cứu “Phân tích và đề xuất giải pháp huy động vốn đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hòa Bình” đã cho thấy Hòa Bình là một tỉnh miền núi, có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và lực lượng lao động dồi dào với nhiều thế mạnh trong phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản.
- Từ thực trạng về huy động vốn thực hiện xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình ta thấy: kết quả huy động vốn trên địa bàn còn nhiều hạn chế, chưa huy động được tối 4 đa các nguồn lực từ các đối tượng khác nhau.
- Hiện nay, vốn phục vụ xây dựng nông thôn mới chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn ngân sách địa phương bố trí rất hạn chế, nguồn vốn tín dụng còn tiếp cận ít.
- Nguyên nhân là do: công tác tuyên truyền, vận động đã thực hiện thường xuyên nhưng chưa thực sự hiệu quả, các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên mức đóng góp còn hạn chế, hoạt động tín dụng đã phát triển nhưng vẫn còn một bộ phận ngươi dân chưa mạnh dạn vay vốn để phát triển sản xuất.…Mặc dù đã có sự hỗ trợ lớn từ ngân sách Nhà nước nhưng kết quả đạt được vẫn còn hạn chế.
- Để nâng cao hiệu quả huy động vốn đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, tỉnh Hòa Bình cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt là các giải pháp phù hợp với đặc thù của địa phương như xây dựng cơ chế huy động nguồn lực, hỗ trợ đầu tư cụ thể: (1) Giải pháp về cơ chế, chính sách huy động.
- (2) Giải pháp thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động.
- (3) Giải pháp về xây dựng kế hoạch và huy động nguồn vốn.
- (4) Giải pháp tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động.
- (8) Giải pháp về công tác lập kế hoạch, kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác huy động các nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt