« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGÔ NHÂN QUÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGÔ NHÂN QUÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành:Quản trị kinh doanh Người hướng dẫn:TS.Phạm Thị Thanh Hồng Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan nội dung của đề tài là công trình nghiên cứu của chính tác giả.
- 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ.
- Khái niệm, sự hình thành, phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Quá trình hình thành, phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Khái niệm chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Các chỉ tiêu đo lường chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử.
- 26 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM.
- Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam.
- Tổng quan về ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam.
- Tình hình hoạt động và phát triển dịch vụNHĐT của Maritime Bank 33 2.2.1 Mức độ phát triển của dịch vụ NHĐT của Maritime Bank.
- 33 2.2.2 Mức độ sử dụng của dịch vụ NHĐT trong những năm gần đây.
- Thực trạng chất lượng dịch vụ NHĐT qua điều tra khách hàng.
- Kết quả nghiên cứu và đánh giá chung về chất lượng dịch vụ NHĐT của Maritime Bank.
- Đánh giá chất lượng dịch vụ NHĐT Maritime Bank.
- 71 3.1.Phương hướng phát triển dịch vụ NHĐT của Maritime Bank.
- 71 3.2.Giải pháp 1: Nâng cao sự đa dạng của dịch vụ.
- 85 3.5.Giải pháp 4: Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT.
- Dịch vụ ngân hàng điện tử (NHĐT) là cách gọi phổ biến đối với các dịch vụ điện tử của Ngân hàng thương mại.
- Hiểu theo nghĩa trực quan đó là một loại dịch vụ ngân hàng được khách hàng thực hiện nhưng không phải đến quầy giao dịch gặp nhân viên ngân hàng, không bị giới hạn bởi phạm vi về không gian.Hiểu theo nghĩa rộng hơn đây là sự kết hợp giữa một số dịch vụ ngân hàng truyền thống với công nghệ thông tin và điện tử viễn thông.
- Trên thế giới hình thức dịch vụ NHĐT đã được hình thành và phát triển ở một số nước từ năm 1995.
- Tại Việt Nam dịch vụ NHĐT xuất hiện vào khoảng năm mặc dù mới xuất hiện nhưng đã gây được sự chú ý lớn với ngân hàng và khách hàng do tính tiện dụng, nhanh chóng, khả năng phục vụ mọi lúc, mọi nơi vô cùng thuận tiện.
- Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam là một trong số các ngân hàng thương mại có sản phẩm NHĐT đầu tiên tại Việt Nam, với phiên bản Internet Banking xuất hiện lần đầu năm 2009, đến cuối năm 2011 Maritime Bank đã cho ra đời hệ thống NHĐT đa kênh (M-Banking) nhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng.
- Bằng sự nỗ lực của mình, sản phẩm NHĐT của Maritime Bank đã được ghi nhận “Ngân hàng trực tuyến tiêu biểu” tại “Vietnam Outstanding Banking Awards 2012”.
- Dù vậy, cũng giống như các hệ thống NHĐT của các ngân hàng khác, hệ thống NHĐT của Maritime Bank chưa thực sự mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng, chưa làm cho khách hàng yên tâm về chất lượng dịch vụ để thay đổi thói quen và hành vi trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng như là một kênh thanh toán hiệu quả.
- Với số lượng thẻ đã phát hành gần 230,000 thẻ (thời điểm cuối năm 2012), chiếm 0.5% tổng số thẻ trong cả nước.Số lượng khách hàngđăng ký sử dụng dịch vụ NHĐT của Maritime Bank chiếm hơn 83.7% số lượng người dùng thẻ của ngân hàng [3,tr45].
- Trung bình hàng một tháng chỉ có khoảng 140,000 giao dịch, trong đó chủ yếu là các dịch vụ chuyển khoản (chiếm tới 84%)các dịch vụ thanh toán chỉ chiếm 2 chưa đầy 10% [3, tr18].
- Xét trên về chất lượng dịch vụ, theo thống kêcủa Smartlink, đối với các dịch vụ "Thanh toán trực tuyến" qua Smartlink, năm 2012 số lượng giao dịch của Maritime Bank chiếm tỉ lệ 6%, đứng thứ 3 trên toàn hệ thống, tuy nhiên số giao dịch thành công của Maritime Bank đạt 93.8%, đứng thứ 6 trên toàn hệ thống, trong khi đó tỉ lệ thành công trung bình của hệ thống 96.3% [3,tr23].
- Một điều dễ nhận thấy là các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, Maritime Bank nói riêng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống NHĐT, coi việc phát triển NHĐT là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của mình, đồng thời để góp phần đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
- Giai đoạn các ngân hàng đã đầu tư rất nhiều về công nghệ, con người nhằm cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất cho khách hàng.
- Trong tương lai, để khách hàng yên tâm và tin tưởng sử dụng dịch vụ, ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đảm bảo tốt nhất các chỉ tiêu về bảo mật, an toàn, đồng thời phải đơn giản hóa các thủ tục, quy trình xử lý nghiệp vụ, đưa ra các thông tin phản hồi nhanh chóng và chính xác dành cho người sử dụng.
- Bên cạnh đó, cùng với sự bùng nổ của dịch vụ internet, sự lên ngôi nhanh chóng của các sản phẩm công nghệ thông tin như hiện nay, sản phẩm của các ngân hàng đòi hỏi phải bắt kịp sự thay đổi về hành vi của người tiêu dùng đối với các sản phẩm công nghệ con người sử dụng, đặc biệt là các sản phẩm di động (smartphone).
- Phải đảm bảo được yếu tố sản phẩm của mình đơn giản trong mắt người sử dụng nhưng lại phải cá nhân hóa được các nhu cầu về tài chính cho khách hàng, đồng thời phải đáp ứng không chỉ các dịch vụ ngân hàng truyền thống mà còn phải phát triển thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng hỗ trợ cho các dịch vụ truyền thống.
- Xuất phát từ tính cấp thiết về lý luận và thực tiễn nêu trên, với mong muốn đánh giá được thực trạng, cũng như đưa ra được một số giải pháp khả thi trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ NHĐT của Maritime Bank, tác giả đã lựa chọn đề tài "Nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam" làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình.
- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử, đề tài nhằm mục đích sau: (1) Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về chất lượng dịch vụ NHĐT.
- (2) Phân tích – đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ NHĐT của Maritime Bank.
- (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ NHĐT tại Maritime Bank.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (1) Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng dịch vụ NHĐT.
- Về không gian: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
- Về thời gian: thực hiện nghiên cứu, phân tích, đánh giá chất lượng dịch vụ NHĐT tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam .
- Thảo luận nhóm để điều chỉnh, bổ sung mô hình thang đo chất lượng dịch vụ NHĐT, từ đó hình thành nên thang đo mẫu, nghiên cứu định lượng sẽ thực hiện phỏng vấn thử một số khách hàng theo cách lấy mẫu thuận tiện nhằm phát hiện những sai sót của bảng câu hỏi và kiểm tra thang đo.
- Các dự án cải tiến chất lượng dịch vụ NHĐT của ngân hàng.
- Các tổng kết, báo cáo phản ánh chất lượng cung cấp dịch vụ NHĐT, các đánh giá về cam kết dịch vụ SLA.
- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn được kết cấu gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Chương 2: Thực trạng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
- 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.1.
- Khái niệm, sự hình thành, phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử 1.1.1.
- Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử 1.1.1.1.
- Khái niệm về dịch vụ Ngân hàng điện tử cũng giống như sản phẩm hữu hình, dịch vụ (sản phẩm vô hình) là kết quả đầu ra của một quá trình hay một hoạt động nào đó.
- Tuy nhiên, do tính chất vô hình của nó nên dịch vụ được định nghĩa là “kết quả của một quá trình hay một hoạt động nào đó nhưng không thể nhìn thấy được, không đo được và không đếm được”.
- Thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau về dịch vụ Theo quan điểm truyền thống: Những gì không phải nuôi trồng, không phải sản xuất là dịch vụ (Gồm các hoạt động: khách sạn, giải trí, bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, tài chính, ngân hàng, giao thông, bán buôn bán lẻ, dịch vụ công.
- Theo cách hiểu phổ biến: Dịch vụ là một sản phẩm mà hoạt động của nó là vô hình.
- Theo cách hiểu khác: Dịch vụ là một hoạt động xã hội mà hoạt động này đã xảy ra trong mối quan hệ trực tiếp giữa khách hàng và đại diện của công ty cung ứng dịch vụ.
- Theo ISO 8402: Dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng [9,tr24].
- Nếu như sản phẩm hữu hình có các bộ phận cấu thành sản phẩm thì dịch vụcũng có các bộ phận cấu thành dịch vụ.
- Theo quan điểm hiện hành, dịch vụ được cấu thành bởi hai bộ phận sau: Dịch vụ chính (core service) hay còn gọi là dịch vụ cơ bản: Là dịch vụ mà thông qua đó nhu cầu sử dụng dịch vụ được thỏa mãn.
- Dịch vụ giá trị gia tăng (value-added service) hay còn gọi là dịch vụ hỗ trợ: là dịch vụ đi kèm nhằm tăng thêm mức độ thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ chính.
- 6 Cùng với xu thế phát triển của xã hội, các sản phẩm dịch vụ ngày nay thường là sự kết hợp giữa dịch vụ chính và dịch vụ giá trị gia tăng, hình thành nên dịch vụ tổng thể.
- Tỷ trọng của dịch vụ giá trị gia tăng trong cấu thành của dịch vụ tổng thể có xu hướng ngày càng tăng lên.
- Việc phân loại dịch vụ theO bộ phận cấu thành phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng để phục vụ cho mục tiêu cạnh tranh.
- Dịch vụ giá trị gia tăng được các doanh nghiệp chia thành dịch vụ giá trị gia tăng có thu tiền và dịch vụ không thu tiền.
- Để dịch vụ chính thành công trên thị trường, giành thắng lợi trước các đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp thường có chiến lược tập trung phát triển dịch vụ giá trị gia tăng, đặc biệt là dịch vụ giá trị gia tăng không thu tiền.
- Khái niệm về dịch vụ ngân hàng điện tử Sự phát triển của khoa học công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là sự bùng nổ của internet, công nghệ 3G, thiết bị di động như smartphone, máy tính bảng.
- đã hình thành nên một cơ sở hạ tầng tri thức thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ truyền thống, hình thành nên các hình thức kinh doanh mới cả về chất và lượng.
- Các hình thức kinh doanh mới này đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến cách nghĩ, cách làm, cách tiếp cận của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, đồng thời cũng thay đổi thói quen và hành vi của người tiêu dùng đối với các dịch vụ truyền thống.
- Không nằm ngoài xu thế ứng dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã hình thành nên nhiều sản phẩm mới trên cơ sở các dịch vụ truyền thống nhằm hiện đại hóa, nâng cao khả năng quản trị, khả năng kết nối cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng.
- Trong số các dịch vụ đó, ngân hàng điện tử, một dạng của Thương mại điện tử (TMĐT) là dịch vụ luôn được các ngân hàng ưu tiên đầu tư phát triển.
- Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".Theo quan điểm này, thương mại trong TMĐT không chỉ là buôn bán hàng hoá và dịch vụ theo cách hiểu thông thường , mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều.
- Như vậy, với cách hiểu này, TMĐT gồm nhiều hành vi như: hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ.
- tiếp thị trực tiếp với 7 người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng.
- đối với thương mại hàng hoá (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính)...hoặc có thể hiểu theo một nghĩa hẹp hơn, TMĐT là cách thức tổ chức mua bán hàng hóa và dịch vụ theo mô hình, phương thức mới thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác.Lợi ích lớn nhất mà TMĐT đem lại chính là sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch.
- Dịch vụ ngân hàng điện tử (NHĐT) (Electronic Banking, viết tắt là E-Banking) là cách gọi phổ biến đối với các dịch vụ điện tử của Ngân hàng thương mại.Hiểu theo nghĩa trực quan đó là một loại dịch vụ ngân hàng được khách hàng thực hiện nhưng không phải đến quầy giao dịch gặp nhân viên ngân hàng, không bị giới hạn bởi phạm vi về không gian.Hiểu theo nghĩa rộng hơn đây là sự kết hợp giữa một số hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống với công nghệ thông tin và điện tử viễn thông.
- NHĐT là một dạng của TMĐT ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
- Ngày nay cũng có thể hiểu cụ thể hơn, NHĐT là một hệ thống phần mềm tin học cho phép khách hàng có thể tìm hiểu thông tin hay thực hiện một số giao dịch ngân hàng, giao dịch thanh toán thông qua phương tiện điện tử như máy tính cá nhân (máy để bàn), máy tính xách tay, điện thoại (bao gồm cả điện thoại chỉ dùng để nhắn tin, nghe, gọi và điện thoại thông minh), các thiết bị máy tính bảng… Dịch vụ NHĐT không chỉ là cách thức cung cấp dịch vụ của ngân hàng thông qua kênh phân phối điện tử, nó cũng không chỉ đơn thuần là việc số hóa các dịch vụ truyền thống của ngân hàng.
- Đối tượng khách hàng của dịch vụ NHĐT là những người có trình độ, am hiểu về các dịch vụ tài chính, cũng như có nhu cầu về các dịch vụ giá trị gia tăng ngày càng cao, kênh dịch vụ NHĐT sẽ là kênh giữ vai trò tiên phong trong việc hình thành nên các dịch vụ mới của ngân hàng, đóng vai trò hỗ trợ cho các dịch vụ truyền thống, đồng thời cũng sẽ là kênh thay đổi cách thức tiếp cận của khách hàng đối với các dịch vụ tài chính và các dịch vụ liên quan đến tài chính.
- Cùng với sự phát triển của các loại hình dịch vụ nói chung, dịch vụ ngân hàng cũng sẽ hình thành các dịch vụ giá trị gia tăng, thỏa mãn nhiều hơn nhu cầu, cũng như định hướng nhu cầu của người sử dụng đối 8 với các dịch vụ liên quan đến tài chính, tiền tệ thông qua kênh NHĐT.Như vậy, hiểu theo nghĩa rộng hơn: Dịch vụ NHĐT là dịch vụ ở đó ngân hàng đáp ứng các nhu cầu về giao dịch tài chính, phi tài chính.
- Quá trình hình thành, phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử Trên thế giới, hình thức dịch vụ NHĐT đã được hình thành và phát triển mạnh ở một số nước từ năm 1995.
- Tính đến tháng 2/2012 tại Pháp có 59.9% số người trên độ tuổi 15 sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến, tại Anh là 53.2%, tức trung bình cứ 3 người trên 15 tuổi thì có gần 2 người sử dụng dịch vụ NHĐT [33].
- Để có sự hình thành dịch vụ NHĐT như ngày nay, việc thực hiện các giao dịch ngân hàng qua kênh điện tử đã hình thành từ những năm 70 của thế kỷ 20 và trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển với các hình thái khác nhau.
- Đầu tiên phải kể đến là sự ra đời của máy rút tiền tự động (ATM) vào năm 1967 đã mở ra một thời kỳ mới cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng truyền thống.
- Năm 1989, Ngân hàng Wells Fargo cung cấp dịch vụ ngân hàng thông qua mạng hữu tuyến, từ đó dịch vụ NHĐT đã trải qua các bước phát triển như sau: Website quảng cáo (Brochure-Ware): là hình thái đơn giản nhất của NHĐT.
- Hầu hết các ngân hàng khi mới bắt đầu xây dựng NHĐT là thực hiện theo mô hình này.
- Việc đầu tiên chính là xây dựng một website chứa những thông tin về ngân hàng, về sản phẩm lên trên mạng nhằm quảng cáo, giới thiệu, chỉ dẫn, liên lạc…, thực chất ở đây chỉ là một kênh quảng cáo mới ngoài những kênh thông tin truyền thống như báo chí, truyền hình… Mọi giao dịch của ngân hàng vẫn thực hiện qua hệ thống phân phối truyền thống, đó là các chi nhánh ngân hàng.
- 9 Thương mại điện tử (E-commerce): Đây là hình thức mà các ngân hàng nhỏ thường sử dụng.
- Với hình thái dịch vụ này, ngân hàng sử dụng Internet như một kênh phân phối mới cho những dịch vụ truyền thống như xem thông tin tài khoản, nhận các thông tin về tỉ giá… Internet ở đây chỉ đóng vai trò như một dịch vụ giá trị gia tăng phục vụ khách hàng.
- Quản lý điện tử (E-business): Trong hình thái này, các xử lý cơ bản của ngân hàng cả ở phía giao dịch viên (front-end) và phía người quản lý (back-end) đều được tích hợp với Internet cùng với các kênh phân phối khác, điều này đã làm cho việc chia sẻ dữ liệu giữa các chi nhánh với hội sở chính ngân hàng diễn ra nhanh chóng, kịp thời và chính xác hơn, khách hàng được phục vụ tốt hơn.
- Các báo cáo nội bộ được tự động hóa, báo cáo cho ngân hàng trung ương cũng trở nên đơn giản hơn.
- Việc áp dụng Quản lý điện tử đã làm gia tăng số lượng sản phẩm và chức năng của ngân hàng dựa trên nhu cầu và quan hệ của khách hàng đối với ngân hàng.
- Internet và khoa học công nghệ đã gia tăng sự liên kết, chia sẻ thông tin với ngân hàng, đối tác, khách hàng, cơ quan quản lý… Đây chính là mô hình tiền đề, là bước đệm để các ngân hàng hướng tới xây dựng một NHĐT hoàn chỉnh.
- Ngân hàng điện tử (E-bank): chính là mô hình lý tưởng của một ngân hàng trực tuyến trong nền kinh tế tri thức, một sự thay đổi hoàn toàn về chất và lượng trong mô hình kinh doanh và phong cách quản lý.
- Từ những ứng dụng ban đầu là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ truyền thống thông qua nhiều kênh riêng biệt, ngân hàng có thể sử dụng NHĐT như một kênh nhằm cung cấp các giải pháp tài chính, sản phẩm ngân hàng cho từng đối tượng khách hàng .
- Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng điện tử Với bản chất là dịch vụ ngân hàng truyền thống cung cấp dịch vụ cho khách hàng thông qua các phương tiện tin học hiện đại, NHĐT mang đặc tính của một hệ thống công nghệ như: tính sẵn sàng, tính thuận tiện, tính kịp thời nhanh chóng… Tính sẵn sàng: Được hiểu là khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ liên tục, trong một khoảng thời gian dài, dịch vụ NHĐT luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại mọi thời điểm trong ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ… Đây chính là yếu tố đầu tiên thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với loại hình dịch vụ này.
- Với sự ra đời của dịch vụ NHĐT, khách hàng không phải lo lắng về việc phải thanh toán các hóa

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt