« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống ở Hà Nội theo mô hình OVOP trong hội nhập


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống ở Hà Nội theo mô hình OVOP trong hội nhập Tác giả luận văn: Đậu Hồng Trang Khóa Người hướng dẫn: TS.
- Phạm Hùng Tiến Từ khóa (Keyword):Thương hiệu làng nghề, Làng nghề truyền thống, OVOP Hà Nội I.
- Lý do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập kinh tế và văn hóa giữa các nước ngày càng phát triển, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của làng nghề truyền thống là điều vô cùng quan trọng.
- Tuy nhiên có một thực trạng là hầu hết các sản phẩm làng nghề vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn khi tìm cho mình một chỗ đứng trên thị trường do chưa thực sự chú trọng đến việc đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm.
- Không ít làng nghề đang chới với trong việc tìm hướng phát triển bền vững bởi chưa xây dựng được thương hiệu riêng hoặc chưa mặn mà với việc xây dựng thương hiệu, dẫn đến khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, giảm giá trị sản xuất.
- Mô hình OVOP " Mỗi làng một sản phẩm" là một mô hình được khởi xướng từ Nhật Bản vào năm 1979.
- Vì vậy, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề truyền thống theo mô hình OVOP sẽ là một thách thức và cơ hội rất lớn.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu - Luận giải vai trò của thương hiệu đối với việc phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay - Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống thời gian vừa qua - Đề xuất phương hướng và hệ thống các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống theo mô hình OVOP trong thời gian tới  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các làng nghề truyền thống ở Hà Nội 3.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Chương 1: Lý thuyết tổng quan về thương hiệu và xây dựng thương hiệu, và những hiểu biết cơ bản cũng như nguồn gốc của mô hình One Village One Product(OVOP) Và kinh nghiệm áp dụng mô hình OVOP của hai nước: Thái Lan và Malawi Chương 2: Tổng quan về các LNTT ở Hà Nội, những đóng góp của LNTT vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố.
- Và thực trạng của việc xây dựng thương hiệu các sản phẩm LNTT ở Hà Nội.
- Chương 3: Từ những phân tích, đánh giá thực trạng cấu trúc xã hội làng nghề truyền thống ở Hà Nội cùng với kinh nghiệm áp dụng thành công mô hình OVOP ở một số quốc gia, chương 3 là những giải pháp, lộ trình để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của làng nghề truyền thống Hà Nội II.
- Kết luận Luận văn đã đạt được những mục tiêu đề ra ban đầu đó là nghiên cứu về mô hình One Village One Product (OVOP), một mô hình được khởi xướng ở Nhật Bản như một điển hình của việc phát triển ngành nghề nông thôn trên cơ sở tận dụng các nguồn lực địa phương và đã rất thành công không những ở Nhật Bản mà còn được rất nhiều các quốc gia trên toàn thế giới áp dụng.
- Thông qua việc so sánh mô hình cũng như kinh nghiệm áp dụng ở một số nước từ đó rút ra những bài học, giải pháp áp dụng cho Việt Nam

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt