You are on page 1of 3

Tên SV: Nguyễn Thị Thùy Long.

Lớp: 46k03.3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐỀ THI GIỮA KỲ


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BẬC ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Học kỳ 1 - Năm học 2021 - 2022

Tên học phần: Lịch sử Đảng CSVN


Thời gian làm MÃ ĐỀ THI
Mã học phần:
bài 50 phút
SV ĐƯỢC SỬ DỤNG TÀI LIỆU KHI LÀM BÀI

Phân tích sự thay đổi từ phương châm đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh chắc,
tiến chắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ý nghĩa của sự thay đổi
này.
Bài làm

Phân tích sự thay đổi:

- Căn cứ vào tình hình thực tiễn trên chiến trường, trong thời gian đầu khi quân địch mới
nhảy dù xuống, quân ta mới thực hiện bao vây Điện Biên Phủ, lực lượng của địch chưa được
tăng cường, bố trí của chúng còn tương đối sơ hở, trận địa phòng ngự chưa được củng cố, ta
đã có dự kiến tranh thủ thời gian, lợi dụng những điều kiện sơ hở của một kẻ địch mới lâm
thời chiếm lĩnh trận địa để xác định phương châm tác chiến “đánh nhanh, thắng nhanh” tiến
công địch trong ba đêm hai ngày. Nếu thực hiện phương châm tác chiến này thì sẽ tập trung
được ưu thế binh lực, hỏa lực, chia làm nhiều hướng, có hướng chính, có hướng chi phối,
đánh sâu vào trong lòng địch, chia cắt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ra từng bộ phận; tập
trung ưu thế binh lực, hỏa lực đánh vào chỗ sơ hở nhất và quan trọng nhất của địch, lợi dụng
sơ hở của chúng để tiêu diệt bộ phận quan trọng của chúng; sau đó, tiếp tục giải quyết những
bộ phận còn lại, hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm. Song, thực tế lại
không diễn ra đúng như vậy, vào phút chót chúng ta lại thay đổi phương châm tác chiến từ
“đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Việc chuyển phương châm tác chiến
như vậy vẫn đúng với tư tưởng tác chiến chiến dịch, bởi “đánh chắc, tiến chắc” chính là nhằm
tới mục đích tối thượng của chiến tranh là giành chiến thắng.

- Trong cuộc họp Đảng ủy Mặt trận đầu tiên ở chiến trường, ý kiến đưa ra là cần đánh ngay
trong lúc địch chưa tăng cường thêm quân và củng cố công sự, trận địa. Với quan điểm như
vậy, chúng ta hy vọng sẽ có khả năng chiến thắng trong ba ngày hai đêm. Về sau với nhiều
diễn biến mới, qua khảo sát nắm chắc thực tiễn chiến trường, phân tích điểm mạnh, điểm yếu
của địch và những lợi thế và khó khăn của ta, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã rất trăn trở về
phương châm tác chiến “đánh nhanh, thắng nhanh” - vì đánh như vậy quá mạo hiểm và Đại
tướng khẳng định: nếu đánh là thất bại. Với nhận định như vậy, Đại tướng đã đi đến quyết
định lịch sử: hoãn tiến công, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm: “đánh
chắc, tiến chắc”.
- Với phương châm tác chiến “đánh chắc, tiến chắc” thì để giành được thắng lợi, chúng ta
phải khắc phục rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề tiếp tế đạn dược, lương thực cho hàng
vạn chiến sĩ và dân công trong cuộc chiến đấu dài ngày. Hơn nữa, khó khăn lớn nhất là làm
công tác tư tưởng đối với bộ đội, bởi lúc này trận địa, thế trận gần như đã bố trí xong, bộ đội
đang còn sung sức, tinh thần chiến đấu của bộ đội đang được đẩy lên cao... Khi đưa ra bàn
bạc nói đến tinh thần bộ đội Đại tướng Võ Nguyên Giáp có nhấn mạnh: “Tinh thần bộ đội là
rất quan trọng, nhưng quyết tâm phải có cơ sở... Hậu cần là điều kiện tiên quyết, nhưng cuối
cùng, quyết định là phải có cách đánh đúng”

- Nhờ việc nắm chắc thực tiễn chiến trường, Đại tướng và Đảng ủy Mặt trận đã nhìn nhận,
đánh giá sát đúng tình hình địch, ta. Để mọi người cùng nhận thấy việc cần thiết phải chuyển
phương châm tác chiến, Đại tướng đã phải nêu ra vấn đề: “Vô luận tình hình nào chúng ta
vẫn phải nắm nguyên tắc cao nhất là: đánh chắc thắng. Trước khi tôi ra đi, Bác trao nhiệm vụ:
“Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc không
đánh”. Với tinh thần trách nhiệm trước Bác và Bộ Chính trị, tôi đề nghị các đồng chí trả lời
câu hỏi: “Nếu đánh có chắc thắng trăm phần trăm không?”. Tất cả các đồng chí trong Hội
nghị Đảng ủy Mặt trận đều không ai dám khẳng định nếu đánh sẽ bảo đảm chắc thắng một
trăm phần trăm. Và sau vài giờ trao đổi với tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm cao, cuối
cùng, tập thể Đảng ủy cũng thấy rằng, thay đổi kế hoạch tác chiến sẽ gặp rất nhiều khó khăn,
nhưng không thể vì những khó khăn, trở ngại do chiến dịch có thể kéo dài mà chọn một cách
đánh không bảo đảm thắng lợi. Một khi chiến dịch đã diễn ra không bảo đảm thắng lợi, kéo
dài thế giằng co thì ta sẽ còn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề phức tạp, hơn nữa sinh mạng,
xương máu chiến sĩ của bốn đại đoàn chủ lực ta tập trung ở Điện Biên Phủ sẽ bị tiêu tốn một
cách vô ích. Đảng ủy nhất trí cho rằng, thay đổi phương châm tác chiến là một quyết tâm rất
lớn, là thể hiện cụ thể sự quán triệt tư tưởng chỉ đạo đánh chắc thắng của Trung ương.

- “Đánh chắc, tiến chắc” mặc dù sẽ mất nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị lại mọi mặt,
song, lâu dài ở đây chính là chiến lược cần lâu dài để bảo đảm chắc thắng, còn về mặt chiến
thuật vẫn bảo đảm “đánh nhanh, thắng nhanh”. Như vậy, chọn phương châm tác chiến “đánh
chắc, tiến chắc” đã thể hiện tư duy biện chứng rất sâu sắc trong phân tích mối quan hệ giữa
điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan, trong phương châm “đánh chắc, tiến chắc” cũng bao
hàm “đánh nhanh, thắng nhanh”. Đánh lâu dài nghĩa là chiến lược cần lâu dài, còn về mặt
chiến thuật, trong từng trận đánh vẫn yêu cầu phải “đánh nhanh, thắng nhanh”. Thực tiễn đã
chứng minh điều đó, thời gian chuẩn bị cho mở chiến dịch Điện Biên Phủ là từ giữa tháng
11-1953 và khi Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra chỉ cần 56 ngày đêm chiến đấu (từ ngày 13-
3 đến ngày 07-5-1954), quân và dân ta đã giành hoàn toàn thắng lợi trong trận quyết chiến
chiến lược, tiêu diệt được toàn bộ lực lượng địch ở “Pháo đài bất khả chiến bại - Điện Biên
Phủ”

Ý nghĩa: Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đánh dấu bước phát triển đỉnh cao của
nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó, điểm
nổi bật trước khi diễn ra chiến dịch là thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải
quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Đây là sự thay đổi táo bạo theo phương châm
chiến lược “tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, trở thành nguyên tắc chỉ đạo cao nhất,
đem lại niềm tin, nguồn sức mạnh chính trị, tinh thần to lớn cho quân và dân ta, bảo đảm
chiến dịch đi đến thắng lợi hoàn toàn.

You might also like