« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VŨ MINH HIỀN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VŨ MINH HIỀN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS.
- NGUYỄN DANH NGUYÊN HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, Luận văn “ Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang và dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Danh Nguyên.
- Các số liệu phân tích và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy, cô giáo, gia đình, bạn bè và tập thể ban lãnh đạo, cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang.
- Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Danh Nguyên, người hướng dẫn khoa học của luận văn đã hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học.
- Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô Viện Quản lý và Kinh tế - Đại học Bách khoa Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu giúp tôi có được những kiến thức mới nhằm hoàn thiện bản thân.
- Tôi xin hứa sẽ cố gắng vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn công tác đang đảm nhiệm cũng như trong cuốc sống nhằm đem lại lợi ích cho xã hội và cho bản thân Tôi xin trân trọng cảm ơn.
- Lý do thực hiện đề tài.
- Mục tiêu nghiên cứu.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu.
- Phương pháp xử lý số liệu.
- Kết cấu của luận văn.
- 3 Chương 1- Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý thu BHXH.
- Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm xã hội.
- Khái niệm về bảo hiểm xã hội.
- Đối tượng của BHXH.
- 10 1.1.4.Khái niệm về quản lý thu BHXH.
- Vai trò của quản lý thu BHXH.
- Mục tiêu quản lý thu BHXH.
- Nội dung của công tác quản lý thu BHXH.
- Quản lý đối tượng.
- Quản lý mức đóng Tiền lương, tiền công đóng BHXH.
- Quản lý tiền thu.
- Quản lý nợ đọng, trốn đóng.
- Tổ chức thực hiện công tác thu.
- Kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý thu BHXH.
- Các chỉ tiêu đánh giá công tác thu BHXH bắt buộc.
- 32 1.3.1.Tỷ lệ đối tượng đã tham gia BHXH bắt buộc.
- 32 1.3.2 Tỷ lệ tham gia BHXHBB phân loại theo loại hình doanh nghiệp.
- Tỷ lệ thu BHXH bắt buộc trên tổng số phải thu.
- 34 1.3.5 Tỷ lệ nợ đọng BHXH bắt buộc.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH.
- Một số kinh nghiệm về công tác quản lý thu ở các địa phương.
- 39 Chương 2 - Thực trạng công tác quản lý thu BHXH giai đoạn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- 41 2.1.Khái quát BHXH tỉnh Tuyên Quang.
- 41 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Tuyên Quang.
- Thực trạng công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- 48 2.2.1 Công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH.
- 48 2.2.2 Công tác quản lý quỹ lương làm căn cứ đóng.
- Tổ chức thực hiện thu BHXH tỉnh.
- Quản lý số tiền thu BHXH.
- Quản lý nợ đọng, trốn đóng BHXH.
- Công tác kiểm tra, tổng hợp, báo cáo.
- Đánh giá chung về công tác quản lý thu tại BHXH tỉnh Tuyên Quang giai đoan .
- 74 Chương 3 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH.
- 78 3.1.Định hướng, mục tiêu của hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH của tỉnh Tuyên Quang.
- Giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Đổi mới công tác tuyên truyền, quản lý, mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHXH.
- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý thu BHXH.
- 83 3.2.3 Phối hợp với các ban ngành chức năng có liên quan trong khi thực hiện công tác quản lý thu BHXH.
- 86 3.3.1.Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- 86 3.3.2 Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang.
- 90 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp ASXH: An sinh xã hội NLĐ: Người lao động NSDLĐ: Người sử dụng lao động KCB: Khám chữa bệnh UBND: Ủy ban nhân dân HCSN: Hành chính sự nghiệp DNNN: Doanh nghiệp nhà nước DNĐTNN: Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh DNTN: Doanh nghiệp tư nhân TNHH: Trách nhiệm hữu hạn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Mức đóng và trách nhiệm đóng theo từng thời kỳ.
- 22 Bảng 2.1: Bảng tổng hợp số đơn vị, lao động tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang từ năm 2009 đến năm Bảng 2.2: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của các đơn vị SDLĐ theo khối ngành trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn Bảng 23.
- Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của người lao động theo khối ngành trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn Bảng 2.4: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của người lao động theo khối ngành trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn Bảng 2.5 Tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước điều chỉnh từ năm Bảng 2.6 Kế hoạch thu BHXH giai đoạn Bảng 2.7 Cơ cấu nợ đọng tiền BHXH tại BHXH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Mức đóng và trách nhiệm đóng theo từng thời kỳ.
- Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của người lao động theo khối ngành trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn Bảng 2.4: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của người lao động theo khối ngành trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn Bảng 2.5 Tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước điều chỉnh từ năm Bảng 2.6 Kế hoạch thu BHXH giai đoạn Bảng 2.7 Cơ cấu nợ đọng tiền BHXH tại BHXH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu trình độ đào tạo của BHXH tỉnh Tuyên Quang…...47 Hình 2.2: Biểu đồ tình hình thực hiện kế hoạch thu của BHXH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn Hình 2.3: Đồ thị số tiền nợ BHXH từ năm PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Lý do thực hiện đề tài Chính sách BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế và xã hội của Nhà nước, là những chủ trương, quan điểm, nguyên tắc BHXH để giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến một tầng lớp đông đảo người lao động và các vấn đề kích thích phát triển kinh tế của từng thời kỳ.
- Trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau, chính sách BHXH được Nhà nước đề ra và thực hiện phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội từng giai đoạn.
- Sau hơn 20 năm tổ chức hoạt động với những kết quả đạt được, BHXH tỉnh Tuyên Quang đã góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
- Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách BHXH ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót, đặc biệt trong công tác quản lý thu BHXH đã và đang đặt ra những vấn đề cần quan tâm giải quyết, đó là: Việc phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hằng năm tỷ lệ tăng rất thấp nhất,chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của tỉnh.
- Tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH kéo dài vẫn còn sảy ra tại nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhưng chưa có những giải pháp dứt điểm.
- Công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm luật BHXH còn hạn chế Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phong cách phục vụ của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm quản lý thu BHXH và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu BHXH đang là vẫn đề mức xúc hiện nay.
- Những vấn đề trên, nếu không được quan tâm khắc phục sẽ tác động xấu đến toàn bộ hoạt động BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Là một cán bộ làm công tác quản lý thu của BHXH tỉnh Tuyên Quang, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Tuyên Quang ” để làm luận văn bảo vệ thạc sĩ.
- Mục tiêu nghiên cứu 2.1.
- Mục tiêu chung Nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Tuyên Quang, từ đó đề xuất các biện pháp để thực hiện tốt hơn công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
- Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu BHXH.
- Đánh giá thực trạng về công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1.
- Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: BHXH tỉnh Tuyên Quang Phạm vi về thời gian: giai đoạn 2012-2016 Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu về quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn .
- Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1.
- Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu sơ cấp: Các số liệu thu thập được thực hiện thông quan quá trình các cán bộ thu BHXH đi đôn đốc thu, đối chiếu số liệu thu BHXH đối với các đơn vị sử dụng lao động.
- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông qua các lý luận được đúc rút từ các sách báo chuyên ngành, các báo cáo quyết toán hằng năm, các báo cáo thống kê định kỳ, các dữ liệu của các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Tuyên Quang, các thông tin từ kỷ yếu khoa học, tạp chí BHXH Việt Nam.
- Trong các phương pháp nghiên cứu này thì phương pháp phân tích – tổng hợp và điều tra thống kê được sử dụng nhiều nhất.
- Nhằm đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Tuyên Quang.
- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn được kết cấu gồm 03 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý thu BHXH Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý thu BHXH giai đoạn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH 4 Chƣơng 1- Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý thu BHXH 1.1.
- Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm xã hội 1.1.1.
- Khái niệm về bảo hiểm xã hội Từ thế kỷ 19 đến nay, nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc thuê nhân công trở nên phổ biến, mâu thuẫn chủ - thợ phát sinh, giới thợ liên kết đấu tranh buộc chủ phải thực hiện cam kết.
- Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội.
- Sự can thiệp này một mặt làm tăng vai trò của nhà nước, mặt khác buộc các giới chủ và giới thợ phải đóng một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê.
- Năm 1838 chế độ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ra đời lần đầu tiên ở nước Phổ (Cộng hòa liên bang Đức.
- Ở Mỹ, đạo luật đầu tiên về an sinh xã hội (trong đó BHXH là hạt nhân) được ban hành vào năm 1935.
- Trong đạo luật này, có quy định về chế độ bảo hiểm tuổi già, tử tuất, tàn tật và trợ cấp thất nghiệp cho NLĐ.
- Sau cách mạng tháng 8/1945 thành công, trên cơ sở Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ đã ban hành một loạt các sắc lệnh quy định về 5 các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn, hưu trí cho công nhân viên chức Nhà nước (Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947.
- Cơ sở pháp lý tiếp theo của BHXH được thể hiện trong Hiến pháp năm 1959 đã thừa nhận công nhân viên chức có quyền được trợ cấp BHXH.
- Trong Luật BHXH, thuật ngữ BHXH được hiểu là “BHXH là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”.
- Ở góc độ pháp luật, BHXH là một chế độ pháp lý quy định đối tượng, điều kiện, mức độ đảm bảo vật chất và các dịch vụ cần thiết bảo vệ NLĐ và gia đình họ trong các trường hợp bảo hiểm được Nhà nước xác định.
- Ở góc độ kiến thức bách khoa, BHXH là sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau (ÔĐ), thai sản (TS), tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật nhằm dảm bảo an toàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
- Các khái niệm trên tuy xuất phát từ những góc độ khác nhau nhưng đều xem xét BHXH, trước hết là một hình thức bảo hiểm nhưng mang tính xã hội, hoạt động phi lợi nhuận, có sự bảo hộ của Nhà nước, chủ yếu nhằm mục đích đảm bảo thu nhập cho NLĐ và an toàn xã hội.
- Đặc điểm của BHXH - BHXH mang tính chất xã hội, phi lợi nhuận, không vì mục đích kinh doanh thu lợi nhuận mà vì mục đích phục vụ cộng đồng xã hội trên phạm vi toàn quốc,

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt