« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Tên đề tài: Hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) Họ và tên học viên: Nguyễn Lê Giang Mã học viên: CB150457 Khoá: 2015B Ngành: Quản trị kinh doanh Người hướng dẫn: TS.
- Trần Thị Ánh Từ khóa: Ngân hàng, Tài Chính, Quản trị rủi ro tín dụng 1.
- Lý do chọn đề tài Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh mang lại thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng.
- Tuy nhiên, cùng với việc đem lại thu nhập đáng kể thì lĩnh vực tín dụng cũng chứa đựng nhiều rủi ro.
- Rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, nó luôn tồn tại song song với hoạt động tín dụng và do các nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan.
- Do đó, mỗi ngân hàng cần phải xây dựng hoàn thiện cho mình một chính sách quản trị rủi ro tín dụng riêng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra.
- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) là một trong những ngân hàng đi tiên phong trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.
- Vietinbank tính đến Quý 1/2017 hiện có tổng tài sản vào khoảng 987 nghìn tỷ đồng, quy mô hoạt động tín dụng (cho vay khách hàng) hơn 690 nghìn tỷ đồng, là một ngân hàng có tầm ảnh hưởng rất lớn trong nền kinh tế.
- Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
- Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)" với mong muốn đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại nói chung trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Phân tích thực trạng, đánh giá hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Ngoài mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo thì nội dung cơ bản của luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng nhằm đưa ra cơ sở lý luận quản trị rủi ro tín dụng Nội dung chính bao gồm: 2  Rủi ro tín dụng và phân loại  Biểu hiện và nguyên nhân của rủi ro tín dụng  Nguyên tắc và các mô hình quản trị rủi ro tín dụng  Nội dung quản trị rủi ro tín dụng theo 4 bước: Nhận biết - Phân tích và Đo lường - Đánh giá - Kiểm soát và Xử lý rủi ro  Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại Citibank và Vietcombank Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank Dựa trên các nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại Chương 1, kết hợp với số liệu thu thập tại Vietinbank Hội sở chính và đưa ra các thực trạng về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank, tập trung vào quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank Dựa trên cơ sở lý thuyết, phân tích, đánh giá thực trạng để đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank, quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ theo hướng tốt hơn và khách quan hơn 4.
- Kết luận Luận văn đã nêu bật được một số vấn đề: Thứ nhất, tìm hiểu các lý luận cơ bản về quản trị tín dụng, quản trị rủi ro.
- Tìm hiểu kinh nghiệm quản trị tín dụng và rủi ro tín dụng của Citibank và Vietcombank là một ngân hàng lớn trên thế giới và trong nước.
- Thứ hai, phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank qua đó đánh giá được những tồn tại, hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, công tác xếp hạng tín dụng tại Vietinbank.
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với Vietinbank.
- Đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt