« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn kinh phí chi sự nghiệp Văn hóa tại quận Hai Bà Trưng - Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- LÃ MAI LINH QUẢN TRỊ KINH DOANH PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN KINH PHÍ CHI SỰ NGHIỆP VĂN HÓA TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ 2015B Hà Nội – Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- LÃ MAI LINH PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN KINH PHÍ CHI SỰ NGHIỆP VĂN HÓA TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : 1.
- 03 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN NGUỒN KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
- 04 1.1 Khái niệm và vai trò của công tác quản lý tài chính.
- 04 1.2 Khái niệm đơn vị hành chính Nhà nước.
- 04 1.2.1 Khái niệm và vai trò của đơn vị hành chính Nhà nước.
- 04 1.2.2 Phân loại các đơn vị hành chính Nhà nước.
- 06 1.3 Quản lý nguồn kinh phí NSNN trong các đơn vị hành chính Nhà nước.
- 07 1.3.1 Khuôn khổ pháp lý, nhu cầu thông tin về kế toán và quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính Nhà nước.
- 07 1.3.2 Các nguyên tắc và yêu cầu về quản lý TC-KT trong HCNN.
- 08 1.3.2.1 Các nguyên tắc về quản lý kinh phí.
- 08 1.3.2.2 Các yêu cầu chính của bộ máy quản lý.
- 09 1.3.3 Các nội dung của công tác quản lý nguồn kinh phí chi NSNN tại các đơn vị hành chính Nhà nước.
- 29 1.4 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nguồn kinh phí.
- 33 1.4.2.2 Công tác phối hợp và quản lý kinh phí chi NSNN.
- 36 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nguồn kinh phí.
- 38 1.5.1 Cơ chế quản lý tài chính.
- 38 1.5.2 Phân cấp quản lý ngân sách trong hệ thống NSNN.
- Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác quản lý NSNN quận.
- Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, hệ thống thông tin, phương tiện quản lý NSNN.
- 41 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN KINH PHÍ NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP VĂN HÓA TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
- 43 2.2 Công tác quản lý nguồn kinh phí Nhà nước chi sự nghiệp Văn hóa tại phòng Văn hóa và Thông tin quận Hai Bà Trưng.
- 45 2.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý Tài chính – Kế toán tại phòng VH&TT.
- 45 2.2.2 Mục tiêu, vai trò của nguồn kinh phí chi Sự nghiệp Văn hóa.
- 49 2.2.3 Thực trạng về công tác quản lý và sử dụng kinh phí Nhà nước chi sự nghiệp Văn hóa tại Quận Hai Bà Trưng.
- 53 2.2.3.1 Nguồn tài chính và mức chi cho sự nghiệp Văn hóa.
- 62 2.2.3.4 Công tác phối hợp và quản lý kinh phi chi sự nghiệp văn hóa.
- 67 2.3 Đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn kinh phí Nhà nước chi sự nghiệp văn hóa tại Quận Hai Bà Trưng.
- 69 2.3.1 Những kết quả đạt được trong công tác quản lý.
- 69 2.3.2 Những hạn chế tồn tại trong công tác quản lý.
- 73 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CHO SỰ NGHIỆP VĂN HÓA TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG.
- 74 3.1 Định hướng nhằm hoàn thiện công tác quản lý sự nghiệp Văn hóa.
- 74 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn kinh phí chi sự nghiệp văn hóa tại quận Hai Bà Trưng.
- 77 3.2.1 Giải pháp về hoàn thiện công tác lập dự toán.
- 82 3.2.4 Giải pháp bồi dưỡng nhân sự về quản lý kinh phí chi sự nghiệp Văn hóa cho cơ quan quản lý VH&TT Quận.
- 85 3.31 Đối với Nhà nước và các cơ quan quản lý.
- 26 Biểu đồ 2.1 : Biểu đồ so sánh tình hình phân bổ nguồn kinh phí NSNN chi Sự nghiệp Văn hóa tại quận Hai Bà Trưng từ năm .
- 54 Biều đồ 2.2: Tỷ lệ phân bổ kinh phí Ngân sách Nhà nước chi Sự nghiệp Văn hóa năm .
- 55 Bảng 2.3 : Tình hình phân bổ nguồn kinh phí NSNN chi Sự nghiệp Văn hóa tại quận Hai Bà Trưng từ năm .
- 56 Bảng 2.5: Nhiệm vụ chi thường xuyên kinh phí sự nghiệp Văn hóa tại quận Hai Bà Trưng thực hiện giai đoạn 2014- 2016.
- Phòng VH&TT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Hai Bà Trưng, có chức năng tham mưu, giúp UBND quận thực hiện quản lý nhà nước về: văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch.
- Mọi hoạt động của phòng VH&TT quận Hai Bà Trưng đều có sự kiểm tra, giám sát của các cơ quản quản lý cấp trên cả về hoạt động chuyên môn nói chung và hoạt động tài chính nói riêng.
- Bản thân là một đơn vị công lập sử dụng nguồn lực tài chính từ nguồn ngân sách Nhà nước, công tác quản lý tài chính của đơn vị là một yếu tố rất quan trọng.
- Nếu công tác quản lý tài chính không tốt sẽ dẫn đến việc phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính không tốt, sẽ gây lãng phí, thất thoát nguồn ngân sách Nhà nước và không đạt kết quả như mong muốn.
- Chính vì lẽ đó, việc nâng cao chất lượng quản lý tài chính chi ngân sách Nhà nước là một mục tiêu đặt ra cho tất cả các cơ quan công lập nói chung, một trong số đó là phòng Văn hóa và Thông tin quận Hai Bà Trưng.
- Xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn kinh phí chi sự nghiệp Văn hóa tại quận Hai Bà Trưng – Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh và đây là đề tài có ý nghĩa hết sức thiết thực và cần thiết đối với tôi cả về lý luận và thực tiễn.
- Quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện/quận là gì? 2 - Ngân sách chi Sự nghiệp Văn hóa là gì.
- Thực trạng quản lý nguồn kinh phí chi Sự nghiệp Văn hóa tại quận Hai Bà Trưng hiện nay ra sao.
- Để hoàn thiện công tác quản lý chi Sự nghiệp Văn hóa tại quận Hai Bà Trưng thì cần phải làm gì? 3.
- Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: tìm ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn kinh phí chi sự nghiệp Văn hóa tại quận Hai Bà Trưng – Hà Nội Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về công tác quản lý, sử dụng và hạch toán nguồn kinh phí chi ngân sách nói chung.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về công tác sử dụng, quản lý và hạch toán nguồn kinh phí chi sự nghiệp văn hóa tại quận Hai Bà Trưng.
- trên cơ sở thu thập số liệu từ thực tiễn tình hình sử dụng nguồn kinh phí ngân sách chi sự nghiệp văn hóa năm tại phòng Văn hóa và Thông tin quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng công tác quản lý kinh phí chi sự nghiệp Văn hóa tại quận Hai Bà Trưng.
- Về không gian: đề tài chỉ nghiên cứu công tác quản lý chi sự nghiệp Văn hóa tại quận Hai Bà Trưng.
- Về thời gian: Số liệu điều tra thực trạng về chi chi sự nghiệp Văn hóa tại quận Hai Bà Trưng chủ yếu trong 3 năm từ năm 2014 đến năm 2016.
- Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN huyện/quận và công tác quản lý chi sự nghiệp Văn hóa tại quận Hai Bà Trưng.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý chi sự nghiệp Văn hóa tại quận Hai Bà Trưng để đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và tìm ra nguyên nhân.
- Từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi sự nghiệp Văn hóa tại quận Hai Bà Trưng nói riêng và chi NSNN nói chung.
- Đề tài cũng đã chỉ ra được những ưu - khuyết điểm trong nghiên cứu công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện/quận và cụ thể hóa vấn đề quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện/quận nhằm hạn chế những biểu hiện tham ô, lãng phí gây thất thoát ngân sách nhà nước.
- Kết cấu nội dung luận văn Ngoài phần mục lục, danh mục viết tắt, bảng, hình, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn chia thành 4 chương với các nội dung cụ thể như sau: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN NGUỒN KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Nêu một số vấn đề cơ bản về công tác quản lý tài chính, quản lý nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước và nghiệp vụ hạch toán ngân sách Nhà nước trong các đơn vị hành chính nhà nước.
- Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN KINH PHÍ NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP VĂN HÓA TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI Nêu tình hình thực tiễn trong việc sử dụng và quản lý nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp văn hóa tại quận Hai Bà Trưng, đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
- Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CHO SỰ NGHIỆP VĂN HÓA TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và công tác hạch toán trong hoạt động chi nguồn kinh phí sự nghiệp văn hóa phù hợp với tình hình thực tế tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN NGUỒN KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC: 1.1.
- Khái niệm và vai trò của công tác quản lý tài chính : Quản lý tài chính trong đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức xã hội,…là quá trình thiết lập các mối quan hệ phù hợp, có định hướng giữa các nhân tố cấu thành nên một hệ thống, bao gồm tổ chức bộ máy kế toán, và tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ quản lý tài chính, phương pháp kế toán, nguyên tắc kế toán, phương pháp, phương tiện tính toán nhằm đảm bảo kế toán phát huy được hết vai trò và nhiệm vụ của mình.
- Có thể nói, công tác quản lý tài chính mà cụ thể là công tác hạch toán kế toán là một hệ thống các mối quan hệ phù hợp giữa các nhân tố cấu thành hệ thống, bao gồm: Tổ chức bộ máy, tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán, nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế tài chính nhằm đảm bảo phát huy được vai trò và nhiệm vụ quản lý tài chính của mình.
- Chất lượng thông tin kế toán cung cấp có thể chi phối và quyết định đến chất lượng, hiệu quả của các quyết định của nhà quản lý, các nhà đầu tư,...Tổ chức hạch toán kế toán khoa học giúp đơn vị thu thập, xử lý và tổng hợp hệ thống thông tin nhằm giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời.
- Ngoài ra quản lý tài chính hiệu quả sẽ tạo dựng một bộ máy tài chính kế toán gọn nhẹ, hiệu quả, đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.
- Khái niệm về đơn vị hành chính nhà nước : 1.2.1 Khái niệm và vai trò của đơn vị hành chính nhà nước: Mỗi đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức đều được thành lập bởi các chủ thể quản lý khác nhau và thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau với những đặc điểm và đòi hỏi về yêu cầu quản lý riêng biệt.
- Việt Nam cũng như bất cứ quốc gia nào, Nhà nước luôn đóng vai trò quan trọng trong tổ chức, quản lý và điều hành các mặt của đời sống kinh tế xã hội.
- Bộ máy quyền lực của Nhà nước bao gồm các cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp và các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức, đoàn thể xã hội,…Trong đó, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hôi, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất.
- Chính phủ và bộ máy hành chính Nhà nước là hệ thống các cơ quan hành pháp, thống nhất quản lý việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại theo 5 đúng chức năng, thẩm quyền theo luật định.
- Chính phủ có quyền hành rộng rãi và thực sự làm chủ quyền hành pháp trên toàn lãnh thổ quốc gia, chịu trách nhiệm trước nhân dân, đã hình thành nên các đơn vị sự nghiệp hành chính nhà nước để thực thi quyền hành pháp của mình.
- Hiện nay, khái niệm về cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thường gắn liền với nhau là đơn vị Hành chính – Sự nghiệp.
- Ta có thể nói đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) chỉ hai loại tổ chức khác biệt nhau về chức năng: Cơ quan Hành chính Nhà nước và đơn vị Sự nghiệp công lập Cơ quan Hành chính Nhà nước là các tổ chức do Nhà nước có thẩm quyền quyết định và thành lập để cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành chính công cho người dân khi thực hiện chức năng quản lý của mình.
- các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm các Sở, Thanh tra, Văn phòng Ủy ban nhân dân…, các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện như các Phòng, Thanh tra, Văn phòng Ủy ban nhân dân,… Đơn vị Sự nghiệp công lập là các tổ chức do nhà nước có thẩm quyền quyết định và thành lập để thực hiện cung cấp một số dịch vụ công như y tế, văn hóa, giáo dục,…đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn lực, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực cho nhân dân, nhu cầu về đổi mới, phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Bản chất của đơn vị Hành chính Nhà nước và đơn vị Sự nghiệp công lập là khác nhau nhưng đều thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hay quản lý nhất định.
- Hoạt động của các đơn vị này đều được duy trì bằng Nguồn ngân sách Nhà nước là chủ yếu theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp với mục đích phi lợi nhuận, phục vụ cộng đồng và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước.
- Cả hai loại hình đơn vị trên đều ảnh hưởng tới quản lý tài chính nói chung và ảnh hưởng tới công tác quản lý TC – KT của đơn vị nói riêng.
- Tóm lại, đơn vị HCSN do Nhà nước quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý Nhà nước về một hoạt động nào đó với đặc trưng là được trang trải các chi phí hoạt động và thực hiện nhiệm vụ 6 được giao bằng nguồn kinh phí từ nguồn kinh phí Nhà nước hoặc từ quỹ công theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp.
- Như vậy, đơn vị HCSN là các đơn vị, cơ quan hoạt động bằng nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp phát hoặc bằng nguồn kinh phí khác như hội phí, học phí, viện phí, kinh phí được tài trợ, thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ,…để phục vụ các nhiệm vụ của Nhà nước, chủ yếu là các hoạt động chính trị xã hội.
- Các đơn vị HCSN trực thuộc các Bộ, Tổng cục, các cơ quan Đoàn thể, các tổ chức xã hội do Trung ương và địa phương quản lý và các đơn vị trực thuộc lực lượng vũ trang.
- 1.2.2 Phân loại các đơn vị hành chính Nhà nước: Đơn vị hành chính nhà nước hay đơn vị HCSN có thể phân loại như sau: a/ Phân loại theo khả năng tự đảm bảo kinh phí: Các đơn vị hành chính thuần túy.
- Đó là các cơ quan công quyền trong bộ máy nhà nước (các đơn vị quản lý hành chính nhà nước) được ngân sách cấp 100% kinh phí như: UBND quận, huyện,… Các đơn vị sự nghiệp có thu như sự nghiệp văn hóa, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp nghiên cứu khoa học,… bao gồm: Đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí.
- Ví dụ: Trường đại học Bách Khoa và một số trường đại học khác,… Đơn vị tự đảm bảo 100% kinh phí.
- Ví dụ: Các viện nghiên cứu trực thuộc đơn vị hành chính sự nghiệp.
- b/ Theo phân cấp quản lý tài chính: Đơn vị HCSN được tổ chức theo hệ thống dọc tương ứng với từng cấp ngân sách nhằm phù hợp với công tác chấp hành ngân sách cấp đó.
- Cụ thể đơn vị HCSN được chia thành 3 cấp: Đơn vị dự toán cấp I: Là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân giao.
- Đơn vị dự toán cấp I thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới trực thuộc.
- Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp III (trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I).
- Đơn vị dự toán cấp III: Là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách.
- 7 Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán theo quy định.
- c/ Phân loại theo cấp ngân sách: Đơn vị dự toán cấp Trung ương: Sử dụng nguồn ngân sách cấp Trung ương.
- Đơn vị dự toán cấp Tỉnh: Sử dụng nguồn ngân sách cấp Tỉnh.
- Đơn vị dự toán cấp Huyện: Sử dụng nguồn ngân sách cấp Huyện.
- Quản lý nguồn kinh phí NSNN tại các đơn vị hành chính Nhà nước: Hoạt động của các đơn vị hành chính nhà nước được duy trì và đảm bảo chủ yếu bằng nguồn Ngân sách Nhà nước, do đó các đơn vị hành chính nhà nước phải tuân thủ chế độ quản lý tài chính công một cách nghiêm túc và chặt chẽ, cụ thể như sau: 1.3.1 Khuôn khổ pháp lý, nhu cầu thông tin về kế toán và quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính nhà nước: Khuôn khổ pháp lý bao gồm toàn bộ hệ thống văn bản pháp quy và việc vận hành trong thực tế của hệ thống này.
- Trong đó, khuôn khổ pháp lý về kế toán và quản lý tài chính ảnh hưởng đến tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp hành chính nhà nước là Luật Kế toán, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán và các văn bản pháp quy liên quan đến cung cấp dịch vụ công, hoạt động kế toán như các bộ luật về thuế, luật cán bộ công chức, luật ngân sách, chế độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định…Khi tổ chức hạch toán kế toán cần nắm vững các văn bản pháp quy về kế toán, tài chính và vận dụng phù hợp với các đặc điểm của đơn vị HCSN.
- Tổ chức quản lý tài chính trong các đơn vị HCSN cần đáp ứng được nhu cầu thông tin kế toán của các nhà quản lý trong đơn vị HCSN đó, bao gồm các thông tin kế toán tài chính và thông tin kế toán quản trị.
- Các thông tin kế toán quản trị được cung cấp theo nhu cầu sử dụng thông tin nội bộ của đơn vị HCSN.
- Cơ sở để xây dựng hệ thống chứng từ là các văn bản pháp lý về chứng từ, đặc điểm vận động của các đối tượng kế toán, đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị, từ đó xây dựng nội dung chứng từ, thời điểm lập chứng từ, nơi lập và nơi nhận chứng từ dựa trên chế độ kế toán hiện hành

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt