« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam Tác giả luận văn: Trần Minh Trường Khóa: 20215A Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Thị Thanh Hồng Từ khóa: Thương mại điện tử, M-Commerce.
- thương mại điện tử di động.
- doanh nghiệp.
- Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Với sự phát triển mạnh mẽ lượng người dùng thiết bị di động và các loại điện thoại thông minh (smartphone) như hiện nay, phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động (M-Commerce) được coi là xu hướng đầy tiềm năng và là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác và phát triển.
- Tuy nhiên, thương mại điện tử trên nền tảng di động là những mô hình hoạt động mới, vẫn còn phức tạp.
- Theo đó, cần có cơ chế cũng như công cụ quản lý mới và sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.
- Từ thực tế này, người thực hiện đã chọn đề tài “Phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam” nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động, sự chấp nhận của doanh nghiệp và người tiêu dùng, qua đó tìm ra những giải pháp giúp các doanh nghiệp tại Việt Nam ứng dụng hiệu quả thương mại điện tử trên nền tảng di động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích: Đưa ra được một số giải pháp nhằm góp phần phát triển TMĐT trên nền tảng di động cho doanh nghiệp Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu là sự phát triển của E-Commerce và M-Ecommerce, hành vi lựa chọn M-Commerce của doanh nghiệp và hành vi chấp nhận sử dụng M-Commerce của người tiêu dùng, chính sách hỗ trợ của nhà nước.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về việc phát triển E-Commerce và M-Commerce, ứng dụng M-Commerce trong các doanh nghiệp, sự chấp nhận ứng dụng M-Commerce của người tiêu dùng.
- Về không gian: Các doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Về thời gian: giai đoạn c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Để đưa ra giải pháp phát triển M-Commerce cho các doanh nghiệp Việt Nam, tác giả đã lựa chọn Khung phân tích Công nghệ - Tổ chức – Môi trường kinh doanh (TOE framework) kết hợp Lý thuyết chấp nhận công nghệ mới (TAM) làm cơ sở khoa học cho việc kế nghiên cứu sự phát triển của M-Commerce.
- Bên cạnh đó, một số điều chỉnh cũng được thực hiện trên các khung phân tích này nhằm thích ứng với bối cảnh của Viêt Nam, một quốc gia đang phát triển.
- Cụ thể tác giả đã sử dụng các biến nghiên cứu gồm: Nhận thức lợi ích của M-Commerce.
- Chấp nhận sử dụng M-Commerce của người tiêu dùng.
- Các rào cản phát triển.
- Tác giả đã sử dụng Thang đo trong nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý thuyết đo lường đa hướng (Multi items response theory).
- Trên cơ sở sử dụng mô hình nghiên cứu trên, tác giả đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 100 doanh nghiệp tại các thành phố lớn của Việt Nam và đưa ra đánh giá thực trạng phát triển M-Commerce của các doanh nghiệp và đã đề xuất được các giải pháp cụ thể để phát triển M-Commerce cho các doanh nghiệp Việt Nam.
- d) Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu định tính, gồm: nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn chuyên gia và thảo luận với giáo viên hướng dẫn.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tiến hành phân tích thống kê mô tả cho từng biến định tính trong nhóm yếu tố: mức độ sẵn sàng cho M-Commerce, mức độ ứng dụng M-Commerce, hiệu quả ứng dụng M-Commerce.
- Phương pháp chọn mẫu điều tra: điều tra doanh nghiệp được tiến hành chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện với kích cỡ mẫu nhỏ.
- Cụ thể, tập trung điều tra vào một số doanh nghiệp ứng dụng M-Commerce điển hình tại Việt Nam và tiến hành xử lí phân tích trên bảng dữ liệu câu hỏi này.
- e) Kết luận Các thiết bị di động (điện thoại di động, máy tính bảng.
- Cùng với sự phát triển mạnh mẽ lượng người dùng thiết bị di động và các loại điện thoại thông minh (smartphone) như hiện nay, phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động (M-Commerce) được coi là xu hướng đầy tiềm năng và là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác và phát triển.
- Tuy nhiên, thương mại điện tử trên nền tảng di động là những hoạt động mới, vẫn còn phức tạp, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nắm được cơ hội kinh doanh mới này.
- Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động tại các doanh nghiệp Việt Nam, tác giả đã nhận thấy hoạt động này còn nhiều hạn chế để từ đó xây dựng các giải pháp qua đó tìm ra những giải pháp giúp các doanh nghiệp tại Việt Nam ứng dụng hiệu quả thương mại điện tử trên nền tảng di động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
- Tuy nhiên, trong giới hạn của luận văn thì các giải pháp được lựa chọn mang tính đại diện, cần thêm những ý kiến của các chuyên gia để hoạt động phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động tại các doanh nghiệp Việt Nam chính xác và hiệu quả hơn nữa.
- Đề tài "Phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam" đã đi sâu nghiên cứu và giải quyết được những vấn đề sau.
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về thương mại điện tử trên nền tảng di động.
- Phân tích thực trạng Phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam.
- Những kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động đánh giá thực hiện công việc, từ đó rút ra những nguyên nhân chủ yếu tác động đến hoạt động Phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam.
- Trên cơ sở những thực trạng hoạt động Phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam, luận văn đã đề xuất một số giải pháp, mong muốn góp phần tìm ra một số giải pháp góp phần Phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
- Luận văn đã tìm ra được một số giải pháp thiết thực phục vụ tốt cho hoạt động Phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam như: Giải pháp 1: Phát triển định hướng chiến lược về phát triển M-Commerce cũng như ứng dụng M-Commerce trong doanh nghiệp.
- Giải pháp 2: Xây dựng chiến lược và kế hoạch ứng dụng M-Commerce phù hợp với hoàn cảnh của doanh nghiệp.
- Giải pháp 3: Phát triển M-Commerce thành kênh bán hàng chủ lực tại các doanh nghiệp thông qua các hoạt động cụ thể.
- Giải pháp 4: Các giải pháp khác.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt