« Home « Kết quả tìm kiếm

Du học, những điều cần biết


Tóm tắt Xem thử

- Du học, những điều cần biết1 Du học, nhu cầu của thời đại Đã trở thành thông lệ, trong vòng một thập niên trở lại đây mùa tuyển sinh của trường đại học của Việt Nam cũng đồng thời là mùa hoạt động của các trung tâm du học và mùa hội thảo thông tin giới thiệu chương trình đào tạo của các trường đại học quốc tế.
- Với số dân gần cả trăm triệu người, lại là một nước có dân số trẻ và truyền thống sẵn sàng đầu tư tối đa cho việc học, Việt Nam đang được tất cả các nước xuất khẩu giáo dục đại học hàng đầu như Mỹ, Úc, Anh vv quan tâm với tư cách là một thị trường quan trọng.
- Theo báo cáo của Viện Giáo dục Quốc tế (Mỹ), năm 2012 Việt Nam có vị trí thứ 8 trên toàn thế giới trong số những quốc gia có số lượng sinh viên du học tại Mỹ đông nhất, và là quốc gia có vị trí thứ 5 nếu tính riêng khu vực Đông Á, chỉ sau những quốc gia rất đông dân như Trung Quốc, hoặc có thu cập cao hơn Việt Nam rất nhiều lần Hàn Quốc, Đài Loan, và Nhật Bản 2.
- Một báo cáo khác của tổ chức WENR (Mỹ) cho thấy số lượng sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ đã tăng liên tục trong những năm qua, từ khoảng 4,500 sinh viên vào năm 2006 đến 15,500 vào năm 2012, tức tăng hơn 300% trong vòng 7 năm 3.
- Nhưng Mỹ không phải là điểm đến duy nhất của sinh viên Việt Nam, cũng chưa phải là nơi có số lượng du học sinh nhiều nhất.
- Theo số liệu thống kê của Cục Đào tạo với nước ngoài thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2012 có đến trên 100,000 du học sinh đang học ở nước ngoài, trong đó ba nước có số lượng cao nhất là Australia (gần 25.
- Thực ra, sự gia tăng nhu cầu du học trong thời gian không chỉ có ở riêng Việt Nam, cũng không phải chỉ có ở các nước kém phát triển như Việt Nam, mà là một xu hướng mới của toàn thế giới trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.
- Tuy nhiên, đối với du học sinh từ các nước đang phát triển như Việt Nam thì cái những lợi của việc du học còn nhiều hơn gấp bội.
- Trước hết, nền giáo dục đại học của các nước tiên tiến có chất lượng tốt hơn nhiều so với giáo dục đại học của Việt Nam.
- Thời gian 4, 5 năm học đại học ở một nước tiên tiến là một cơ hội hiếm có đối với một học sinh vừa tốt nghiệp trung học phổ thông, tạo ra những tác động hết sức quan trọng đối với sự phát triển tính cách và trí tuệ của một sinh viên, thậm chí gần như đã biến đổi họ thành một con người khác, tự tin hơn năng động hơn, và tất nhiên, có trình độ chuyên môn vững vàng hơn.
- Không chỉ có hoa hồng Với những cái lợi vừa nêu, không lạ gì nếu ngày càng có nhiều người Việt Nam ôm mộng du học, cho dù có phải trả toàn bộ chi phí.
- Cũng theo số liệu của Cục Đào tạo với nước ngoài, trong số trên 100,000 người Việt Nam đang đi du học trên khắp thế thì tuyệt đại đa số là du học tự túc, do cá nhân tự trang trải chi phí.
- Và cần phải nhấn mạnh rằng đây là một sự đầu tư vô cùng lớn.
- Cho đến nay chưa có một thống kê cụ thể nào để có thể nói chính xác về tỷ lệ thất bại hoặc rủi ro của các du học sinh, nhưng những câu chuyện chia sẻ trong cộng đồng hoặc được đưa trên báo chí cho thấy con đường du học không phải là trải đầy hoa hồng.
- Một rủi ro thường gặp hơn, đặc biệt là đối với những trường hợp du học sinh hoặc thân nhân không có khả năng tự tìm trường mà phải thông qua các môi giới, đó là phải bỏ ra một số tiền lớn để theo học ở những ngôi trường tầm thường hạng hai, thậm chí cả những trường không hề được thừa nhận ngay tại nước chủ nhà, và chất lượng của chương trình đào tạo thậm chí còn thấp hơn cả những chương trình ở Việt Nam.
- Khi điều này xảy ra, thì đây không chỉ là một sự lãng phí lớn đối với cá nhân người học và gia đình, mà còn là sự chảy máu ngoại tệ đối với quốc gia, khi nguồn ngoại tệ trong dân bị thất thoát ra ngoài chỉ để mua những món hàng dỏm không sử dụng được.
- Ngoài những rủi ro về việc học tập, du học sinh cũng có thể gặp những rủi ro khác như những va chạm với những người xung quanh vì xung đột văn hóa, cảm thấy cô đơn, thậm chí trầm cảm, và trong tâm trạng ấy đôi khi có những hành động dại dột mà không kiềm chế được.
- Còn nhớ, cách đây vài năm, dư luận đã một phen xôn xao khi nghe tin về trường hợp du học sinh Việt Nam treo cổ tự tử trong nhà trọ ở bên Mỹ.
- Tất nhiên, đây là một trường hợp vô cùng ngoại lệ, nhưng những khó khăn về tâm lý của du học sinh khi phải ở một mình ở nước ngoài cũng là điều cần phải xét đến khi ta đang lên kế hoạch cho con em của mình đi du học.
- Chuẩn bị tốt, tránh rủi ro Như đã nói ở trên, quyết định đi du học là một đầu tư rất lớn của cá nhân và gia đình cho tương lai của người học, một đầu tư tính bằng tiền tỷ.
- Nếu đó là một đầu tư để làm ăn thì chắc chắn ta sẽ phải có bước chuẩn bị, phải xem xét mọi thông tin, phải cân nhắc, đắn đo, xem xét kỹ lưỡng mọi mặt trước khi thực hiện.
- Giấc mơ du học – giấc mơ chính đáng của rất nhiều người trẻ và gia đình hiện nay – cũng đòi hỏi một sự đầu tư tương tự nếu chúng ta không muốn biến giấc mơ ấy thành một cơn ác mộng.
- Quan trọng nhất trong quá trình chuẩn bị vẫn là những thông tin chính xác và khách quan chứ không phải những lời “tư vấn” lấy được của các công ty du học thiếu trách nhiệm.
- Những thông tin này – được tiếp cận từ sớm, khoảng 1, 2 năm trước thời gian quyết định đi du học – sẽ giúp ta lường trước những khó khăn và tránh được những rủi ro đáng tiếc.