« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang


Tóm tắt Xem thử

- NGÔ BÁ DUY MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH TUYÊN QUANG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- NGÔ BÁ DUY MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số đề tài : 15BQTKDTQ-05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1.
- NGUYỄN ĐĂNG TUỆ HÀ NỘI - NĂM 2017 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang Tác giả luận văn: Ngô Bá Duy Khóa: 2015B Người hướng dẫn: TS.
- Nguyễn Đăng Tuệ Từ khóa: Mở rộng tín dụng doanh nghiệp 1.
- Các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng phát triển, số lượng doanh nghiệp tăng lên đáng kể.
- Các doanh nghiệp ngày càng đóng góp vào việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng giải quyết việc làm, cải thiện cán cân thanh toán, làm cho nền kinh tế hoạt động năng động và hiệu quả hơn.
- Cùng với việc đổi mới mô hình kinh tế, Việt Nam đã và đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Trong quá trình hội nhập Việt Nam điều chỉnh mạnh chính sách theo hướng tự do hóa và mở cửa, đổi mới cơ cấu kinh tế, cải cách kinh tế - xã hội và điều đó tác động mạnh đến nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
- Qua đó đã tạo lập được môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Đồng thời, các doanh nghiệp cũng phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức do những hạn chế xuất phát từ quy mô nhỏ, những yếu kém về năng lực sản xuất, kinh doanh, năng lực cạnh tranh và những trở ngại trong môi trường kinh doanh.
- Các doanh nghiệp vốn đã yếu lại phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, hàng hóa từ nước ngoài.
- Trong bối cảnh hội nhập do yêu cầu phải đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh thì vấn đề vốn đối với các doanh nghiệp càng trở nên bức thiết hơn.
- Tuy nhiên việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng vẫn còn hạn chế khó khăn.
- Quy mô tín dụng doanh nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ so với tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng nói chung, Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi 2 nhánh tỉnh Tuyên Quang nói riêng.
- Mặt khác, qua thời gian công tác tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang tôi nhận thấy thu nhập của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang được đem lại phần lớn từ lợi nhuận của việc đầu tư tín dụng.
- Tuy nhiên hoạt động của Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt.
- Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện có 06 Ngân hàng thương mại đang hoạt động, cuối năm 2017 dự kiến sẽ có thêm Vietcom bank hiện diện cạnh tranh trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
- Bên cạnh đó hoạt động của các ngân hàng đang có xu hướng chiễm lĩnh cả thị trường nông thôn nơi được coi là độc quyền của Agribank thông qua việc mở mới các phòng giao dịch nhất là Viettinbank, LienVietpostbank…, do đó việc giữ vững thị phần và mở rộng phạm vi cấp tín dụng là một bài toán cần được giải quyết tại mọi thời điểm.
- Bên cạnh đó nếu xét một cách tổng thể, quy mô hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang còn rất hạn chế, mặc dù thị phần tín dụng của Agribank Chi nhánh Tuyên Quang chiếm khoản 46,8% cho vay nền kinh tế trên địa bàn tỉnh nhưng dư nợ bình quân đầu người đến của đơn vị đạt thấp (16,8 tỷ đồng/ người), trong khi đó nguồn thu nhập chủ yếu toàn chi nhánh từ hoạt động tín dụng (trên 90.
- Nhận thức được điều đó, để khẳng định được vị thế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang trên địa bàn, tôi đã lực chọn đề tài “Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang” làm luận văn tốt nghiệp, nhằm nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hữu hiệu để áp dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh tại Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn và những năm tiếp theo, để nâng cao năng lực cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác, giữ vững và mở rộng thị phần tín dụng doanh nghiệp, 3 góp phần đảm bảo tài chính của đơn vị.
- 2 Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận về Tín dụng doanh nghiệp và Mở rộng TDDN trong hoạt động kinh doanh của các NHTM - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn .
- Đề xuất một số giải pháp mở rộng một cách tích cực và hiệu quả hơn hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào các hoạt động tín dụng đối với các loại hình Doanh nghiệp khác nhau và định hướng mở rộng tín dụng cho Doanh nghiệp theo các hướng: chủng loại sản phẩm tín dụng, khách hàng tín dụng và địa bàn cấp tín dụng của tỉnh Tuyên Quang.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động TDDN của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn .
- Đề xuất giải pháp mở rộng TDDN cho giai đoạn 2017-2021 và những năm tiếp theo.
- Tóm tắt nội dung chính của luận văn, những đóng góp mới của luận văn * Tóm tắt những nội dung chính của luận văn - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng doanh nghiệp và hoạt động cấp tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại, vai trò và phân loại tín dụng doanh nghiệp, nguyên tắc và ý nghĩa của mở rộng tín dụng doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá kết quả mở rộng tín dụng doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cấp tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014-2016.
- Đề xuất một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông 4 nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.
- Về phương pháp luận: Nghiên cứu, hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận chung về mở rộng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại.
- Kết quả nghiên cứu đã đóng góp mở rộng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Vận dụng phương pháp luận của các lý luận về cấp tín dụng nói chung cũng như lý luận về việc cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp nói riêng vào việc nghiên cứu từ đó hình thành khung lý thuyết cho đề tài.
- Kết hợp sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp, nghiên cứu tham khảo các tư liệu và chuyên gia: Được áp dụng để đánh giá thực trạng cấp tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Viêt Nam – Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.
- Nguồn số liệu của đề tài này chủ yếu được lấy từ các số liệu thứ cấp như: Báo cáo thống kê về công tác tín dụng, Báo cáo triển khai nhiệm vụ kinh doanh hàng năm của đơn vị,… Trên cơ sở đề tài rút ra các vấn đề có tính lý luận, thực tiễn để đề ra các giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang).
- Kết luận: Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang là một trong những Ngân hàng có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, hoạt động tín dụng của Chi nhánh luôn tăng trưởng 5 ổn định nên phần nào đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế địa phương đặc biệt là đối tượng khách hàng doanh nghiệp.
- Trong vài năm trở lại đây, doanh số cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng đáng khích lệ, thị phần cho vay doanh nghiệp của Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng dư nợ cấp tín dụng doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn với chất lượng các khoản vay là khá tốt.
- Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, số lượng khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số khách hàng doanh nghiệp hiện còn hoạt động trên địa bàn, điều đó có nghĩa vẫn còn nhiều tiềm năng để ngân hàng khai thác.
- Qua phân tích tình hình cấp tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua, đề tài.
- Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang" đã đánh giá một cách tổng quan về hoạt động cấp tín dụng đối với doanh nghiệp và nêu lên một số thuận lợi, khó khăn vướng mắc trong quá tình triển khai nghiệp vụ này tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.
- Thông qua đề tài, tác giả muốn đóng góp một số ý kiến đề xuất nhằm mở rộng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, cụ thể.
- Nâng cao khả năng huy động vốn đáp ứng nhu cầu cho vay Giải pháp này nhằm huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, các tổ chức kinh tế, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức tài chính - xã hội gửi tiền vào Chi nhánh, đặc biệt là các nguồn vốn trung, dài hạn để đáp ứng nhu cầu mở rộng cấp tín dụng nói chung và mở rộng cấp tín dụng doanh nghiệp nói riêng.
- Áp dụng linh hoạt quy trình cấp tín dụng của Agribank vào thực tiễn Áp dụng linh hoạt quy trình cấp tín dụng của Agribank vào thực tiễn khi cấp tín dụng doanh nghiệp sẽ rút ngắn thời gian cho một khoản thẩm định cấp tín dụng (theo quy định hiện tại là 05 ngày đối với khoản vay ngắn hạn, 10 ngày đối với các khoản vay trung dài hạn), khắc phục tâm lý e ngại của khách hàng khi đến Agribank vay vốn, tăng trưởng được dư nợ cấp tín dụng và tăng số lượng khách hàng doanh nghiệp có 6 quan hệ tín dụng với Chi nhánh.
- Đẩy mạnh công tác marketing của ngân hàng - Quảng bá sâu rộng thương hiệu Agribank đến mọi tầng lớp khách hàng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, qua đó khuyếch trương được thương hiệu và vị thế của Agribank, tạo được uy tín và thương hiệu của Chi nhánh trên địa bàn.
- Triển khai được đầy đủ các chính sách cấp tín dụng cũng như các sản phẩm tín dụng đến khách hàng.
- Khắc phục tâm lý e ngại vay vốn tại Ngân hàng do nhận thức không đầy đủ về chính sách tín dụng của Ngân hàng.
- Thông qua hoạt động marketing nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để vạch ra phương hướng hoạt động của ngân hàng cho phù hợp trong từng giai đoạn khác nhau.
- Giải pháp về nâng cao chất lượng nhân sự - Nâng cao chất lượng nhân sự, đào tạo được một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, hiểu được bản chất của các hình thức cấp tín dụng, lãi suất và các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định cấp tín dụng.
- Có đầy đủ các kiến thức về kế toán, tài chính doanh nghiệp để thực hiện thẩm định đề xuất cấp tín dụng doanh nghiệp nhanh chóng, chính xác và quản lý khoản vay an toàn.
- Giải pháp hướng đến việc bố trí cơ cấu lao động cho từng loại hình nghiệp vụ được hợp lý, phù hợp năng lực và sở trường của từng cán bộ, cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng để giảm thiểu rủi ro cả về nguồn vốn và con người khi cho vay.
- Nâng cao được chất lượng đội ngũ cán bộ Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.
- Giải pháp tăng trưởng số lượng khách hàng doanh nghiệp Giải pháp này đưa ra nhằm giúp Chi nhánh giữ vững được nền tảng khách hàng truyền thống đồng thời tiếp cận và mở rộng số lượng khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang qua đó mở rộng hoạt 7 động cấp tín dụng doanh nghiệp cho Chi nhánh.
- Tăng cường kiểm soát rủi ro cấp tín dụng doanh nghiệp Với việc tăng cường kiểm soát rủi ro khi cấp tín dụng sẽ kiểm soát tốt hơn chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu, đảm bảo an toàn nguồn vốn, tiết giảm các chi phí xử lý nợ, chi phí trích lập dự phòng rủi ro, tăng khả năng tài chính, nâng cao tỷ suất lợi nhuận trong hoạt động cấp tín dụng nói chung và hoạt động cấp tín dụng doanh nghiệp nói riêng.
- Một số kiến nghị - Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương + Nâng cao sự quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý trước, trong và sau khi đăng ký kinh doanh, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và xử lý nghiêm các cơ quan, cán bộ vi phạm, cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.
- Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng trên địa bàn để hỗ trợ phát triển các Doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn tín dụng thông qua việc bảo lãnh từ Quỹ này.
- Chỉ đạo các ban ngành xây dựng chính sách ưu đãi nhằm thu hút doanh nghiệp thực hiện các dự ám/phương án trên địa bàn tỉnh, trong đó đặc biệt chú trọng đối với các doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp từ địa phương khác đến.
- Chỉ đạo các cơ quan hữu quan phối hợp với nhau hỗ trợ ngân hàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo.
- Tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản tạo điều kiện để các doanh nghiệp vay vốn dễ dàng hơn.
- Nghiên cứu điều chỉnh khung giá đất phù hợp với giá thị trường, để ngân hàng có cơ sở nâng mức cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
- Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam + Nghiên cứu ban hành các cơ chế nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp có nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, nợ bán VAMC.
- Giảm phí truy cập thông tin tín dụng (CIC) đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin của trung tâm thông tin tín dụng.
- 8 - Đối với Agribank + Tăng cường các chương trình đào tạo đội ngũ CBTD về các kiến thức pháp luật, về kỹ thuật thẩm định, về Marketing ngân hàng.
- đối với các chi nhánh cấp huyện Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ ngân hàng mà đặc biệt là CBTD để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng nói chung và hiệu quả tín dụng nói riêng.
- Hoàn chỉnh phần mềm hệ thống hiện đại hóa ngân hàng và thanh toán (IPCAS) để phục vụ cho công việc kinh doanh của toàn hệ thống nói chung và các chi nhánh trong toàn quốc nói riêng, nhằm giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, góp phần vào nâng hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống.
- Hoạt động cấp TDDN thường có quy mô lớn, tính phức tạp và rủi ro cao nên cần có chế độ lương thưởng thu hút, ưu đãi cho cho đội ngũ CBTD phụ trách hoạt động cấp TDDN để động viên, khuyến khích tinh thần các CBTD.
- Tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các đồng nghiệp và các bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này để công tình nghiên cứu được tiếp tục hoàn thiện hơn.
- Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện thuận lợi để học viên nghiên cứu, thu thập dữ liệu và hoàn thành luận văn này

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt