« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất giải pháp phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam Tác giả luận văn: Phạm Hoàng Anh Khóa: QTKD2015A Người hướng dẫn: TS.
- Ngô Thu Giang Từ khóa (keyword): Thị trường chứng khoán Việt Nam a) Lý do chọn đề tài Thị trường chứng khoán (TTCK) là thị trường tập trung các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, do đó có tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung.
- TTCK Việt Nam thành lập từ tháng 7/2000 và đang dần khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống tài chính và nền kinh tế Việt Nam.
- Vậy TTCK Việt Nam đã phát triển như thế nào sau 16 năm hoạt động kể từ khi thành lập đến nay và giải pháp nhằm phát triển TTCK trong thời gian tới là gì? Để trả lời cho những câu hỏi đó, tác giả đã chọn đề tài “Phân tích và đề xuất giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam”.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp phát triển TTCK Việt Nam.
- Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể cần phải được trả lời là: 1) Phát triển TTCK là gì? 2) Các nội dung của phát triển TTCK là gì? 3) Mức độ phát triển của TTCK được xác định như thế nào? 4) Thực trạng tình hình phát triển của TTCK tại Việt Nam là như thế nào? 5) Các giải pháp nào cần được thực hiện để phát triển TTCK Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo? c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về khái niệm phát triển TTCK, các nội dung 2 của phát triển TTCK và trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng phát triển TTCK ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển TTCK trong thời gian tới.
- Với các kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn đã có những đóng góp khoa học sau đây về mặt lý luận và thực tiễn: Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về khái niệm phát triển TTCK, các nội dung của phát triển TTCK.
- Đồng thời, trong nội dung Chương 1, luận văn đã lựa chọn các chỉ tiêu định tính và định lượng phù hợp để làm cơ sở phân tích, đánh giá sự phát TTCK Việt Nam trong Chương 2.
- Qua phân tích và đánh giá các chỉ tiêu định lượng về quy mô, tính thanh khoản, mức độ biến động, mức độ tập trung hóa và các chỉ tiêu định tính về thực trạng các chủ thể tham gia và cơ sở pháp lý về thị trường, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ phát triển của TTCK Việt Nam là thị trường đang phát triển và mới đạt trình độ trung bình so với mức độ phát triển của TTCK thế giới.
- Trong Chương 3, tác giả đã đưa ra các giải pháp phát triển TTCK.
- Các giải pháp đều dựa trên cơ sở giải quyết nguyên nhân của những hạn chế về thực trạng phát triển TTCK được rút ra từ chương 2 và mục tiêu phát triển TTCK Việt Nam - từng bước mở rộng, tự do hóa TTCK đi kèm với thể chế hóa TTCK.
- Phương pháp so sánh thống kê sử dụng số liệu thực tế theo thời gian và số liệu thời điểm để so sánh dọc, so sánh chéo về sự phát triển của TTCK Việt Nam với các TTCK ở một số nước trên thế giới thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu định lượng và định tính.
- e) Kết luận Luận văn đã hoàn thành mục tiêu đặt ra: Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển của TTCK Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển TTCK trong thời gian tới.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt