« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.


Tóm tắt Xem thử

- 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.
- Vốn huy động và vai trò của nguồn vốn huy động trong các ngân hàng thương mại.
- Phân loại các nguồn vốn trong ngân hàng thương mại.
- Vai trò của nguồn vốn huy động trong các ngân hàng thương mại.
- Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn.
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn trong ngân hàng thương mại.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại.33 1.3.1 Các nhân tố chủ quan.
- Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại trong việc nâng cao hiệu quả huy động vốn.
- Một số ngân hàng trong nước.
- Một số ngân hàng nước ngoài.
- 43 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH TUYÊN QUANG.
- Khái quát đặc điểm tình hình ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang44 2.1.1.
- Những thuận lợi, khó khăn tác động đến hiệu quả huy động vốn.
- Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang 52 2.2.1.
- Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Tuyên Quang.
- Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.
- 78 CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH TUYÊN QUANG.
- Phương hướng và mục tiêu công tác huy động vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.
- Phương hướng và mục tiêu phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
- Phương hướng và mục tiêu phát triển hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
- Phương hướng và mục tiêu phát triển hoạt động huy động vốn của Agribank Việt Nam chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.
- 81 3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.
- Điều chỉnh cơ cấu huy động vốn hợp lý.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn.
- Phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại.
- Nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng.
- Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.
- 98 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT CÁC CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ 1 AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2 NHNo&PTNT 3 NHNN Ngân hàng Nhà Nước 4 NHTM Ngân hàng thương mại 5 LSBQHĐ Lãi suất bình quân huy động 6 LSBQCV Lãi suất bình quân cho vay 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015.
- 51 Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động theo nội, ngoại tệ của Agribank chi nhánh Tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015.
- 55 Bảng 2.3: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015.
- 55 Bảng 2.4: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn ngắn hạn của Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015.
- 56 Bảng 2.5: Nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng của Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015.
- 57 Bảng 2.6: Nguồn vốn huy động theo tổ chức của Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015.
- 58 Bảng 2.7: Tăng trưởng huy động nguồn vốn theo nội, ngoại tệ giai đoạn 2012-2015 của Agribank chi nhánh Tỉnh Tuyên Quang.
- 58 Bảng 2.8: Tăng trưởng huy động nguồn vốn theo đối tượng giai đoạn 2012-2015 của Agribank chi nhánh Tỉnh Tuyên Quang.
- 60 Bảng 2.10: Nguồn vốn huy động và chi phí lãi tại Agribank Tuyên Quang.
- 62 Bảng 2.12: Nguồn vốn huy động bình quân trên một lao động của Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015.
- 63 Bảng 2.13: Tỷ lệ dự nợ/vốn huy động của Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015.
- 45 Hình 2.2: Quy mô huy động vốn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2015.
- Lý do thực hiện đề tài Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.
- Với nghiệp vụ thu hút vốn, sử dụng vốn và cung cấp dịch vụ thanh toán, các ngân hàng thương mại đã đưa đồng vốn tới từng ngõ ngách của nền kinh tế từ đó góp phần to lớn trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.
- Tỷ trọng tiền gửi dân cư trên tổng nguồn vốn huy động chiếm 84%.
- Mặt khác, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn cũng ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn của đơn vị: diễn biến nguồn vốn không ổn định, chủ yếu tăng vào thời điểm cuối tháng, cuối năm.
- thị phần nguồn vốn giảm… Vì vậy để có thể đứng vững và phát triển hơn nữa, Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang cần xây dưng kế hoạch để nâng cao hiệu quả huy động vốn tại đơn vị.
- Xuất phát lý do trên nên tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này.
- Để đạt được điều đó, công cụ cần thiết mà các ngân hàng phải có là vốn.
- Tuy nhiên một ngân hàng không thể hoạt động kinh doanh tốt nếu các hoạt động nghiệp vụ của nó hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đi vay.
- Ngược lại, một ngân hàng với nguồn vốn huy động 9 dồi dào sẽ hoàn toàn tự quyết trong hoạt động kinh doanh của mình, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh.
- Nguồn vốn huy động dồi dào cũng giúp ngân hàng đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro và thu được lợi nhuận cao vì mục tiêu an toàn và hiệu quả.
- Vậy vốn là cơ sở để ngân hàng tạo ra thế chủ động trong kinh doanh.
- Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, đầu tư và các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác của 4 NHTMNN lớn nhất Việt Nam bao gồm: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Luận án đã làm rõ những vấn đề về hoạt động kinh doanh của NHTM, khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM tập trung chủ yếu trên phương diện lợi nhuận và các chỉ tiêu về lợi nhuận của các NHTM, Trên cơ sở khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam, tác giả nhấn mạnh vai trò chủ lực, chủ đạo của các NHTM Nhà nước.
- 10 Luận văn của Đỗ Thị Ngọc Trang (2011) “Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội – Habubank”: luận văn đã đưa ra lý luận chung về huy động vốn tuy nhiện chưa đi sâu phân tích đến từng nội dung, chưa đánh giá có chiều sâu và sát thực tế của NHTM.
- Như vậy ở Việt Nam chưa có các công trình khoa học, luận án viết về nâng cao hiệu quả huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Đưa ra giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.
- Đối tƣợng nghiên cứu Hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế.
- Về thời gian: nghiên cứu thực trạng hoạt động huy động vốn trong giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
- Trên phương diện lý luận: tác giả luận văn đưa ra cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động huy động vốn.
- Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.
- Chương 3: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.
- 12 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.
- Vốn huy động và vai trò của nguồn vốn huy động trong các ngân hàng thƣơng mại 1.1.1.
- Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ trong đó tiền là nguyên liệu chính trong việc tạo ra sản phẩm ngân hàng, là một thứ nguyên liệu độc tôn không ` 14 thể thay thế.
- Hoạt động tìm kiếm tư liệu sản xuất của ngân hàng là hoạt động huy động vốn.
- Do đặc trưng của nguồn vốn huy động là luôn có một lượng tồn khoản rất lớn và ngân hàng có thể sử dụng lượng tồn khoản này để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
- Chính vì vậy, tình hình hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào tình hình huy động vốn của chính ngân hàng đó.
- Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, là một tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động huy động vốn nhàn rỗi từ các chủ thể trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn tín dụng để cho vay phát triển kinh tế và tiêu dùng cho xã hội.
- Như vậy, vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.
- Nó chi phối toàn bộ hoạt động của ngân hàng thương mại, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
- Phân loại các nguồn vốn trong ngân hàng thƣơng mại Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển bắt nguồn từ sự phát triển của hoạt động cho vay nặng lãi đã từng tồn tại trong thời kỳ phân rã của chế độ công xã nguyên thủy dưới hình thức các ngôi đền tại xứ Chaldée (thuộc Irak ngày nay) tiếp nhận những lễ vật và tài sản do các tín đồ gửi, rồi cho nông dân vay với lãi suất cao [9].
- Trải qua quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội, ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển với sự phát triển của kinh tế hàng hóa.
- Sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, ngược lại kinh tế hàng hóa phát triển mạnh đến giai đoạn cao – kinh tế thị trường – thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.
- Ở Việt Nam hiện nay tồn tại hệ thống ngân hàng 2 cấp, trong đó ngân hàng Nhà nước làm nhiệm vụ của ngân hàng Trung ương, còn các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác hoạt động như các ngân hàng trung gian thực hiện chức năng kinh doanh.
- Theo quy định của Luật Các tố chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành thì “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
- Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường.
- Nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm: 1.1.2.1.
- Vốn tự có Vốn tự có của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được thuộc về sở hữu của ngân hàng.
- Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài để hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng.
- Vốn này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng.
- Do tính chất ổn định, ngân hàng có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau như trang bị cơ sở vật chất, mua tài sản cố định, dùng để đầu tư hay góp vốn liên doanh.
- Vốn tự có là căn cứ quyết định khả năng thanh toán khi ngân hàng gặp rủi ro.
- Sự tăng trưởng của vốn tự có sẽ quyết định năng lực và sự phát triển của ngân hàng thương mại.
- Vốn tự có của ngân hàng được hình thành căn cứ vào hình thức tổ chức của ngân hàng thương mại là ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần hay ngân hàng thương mại liên doanh.
- Vốn điều lệ do các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ hoạt động của ngân hàng và theo quy định tối thiểu phải bằng vốn pháp định.
- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập ngân hàng do pháp luật quy định.
- Vốn tự có bổ sung hình thành trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
- Ngân hàng có thể gia tăng vốn theo nhiều phưong thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và các quỹ như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự trữ đặc biệt và quỹ khác.
- Vốn huy động Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng thương mại, thực chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý, sử dụng và có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời và đầy đủ khi khách hàng có yêu cầu.
- Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội, thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh.
- Nguồn vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng thời hạn cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi họ có nhu cầu rút.Vốn huy động đóng ` 16 vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại nhưng nguồn vốn này chỉ được sử dụng một phần để kinh doanh, còn phải dự trữ một tỷ lệ hợp lí để đảm bảo khả năng thanh toán.
- Vốn tiền gửi - Tiền gửi không kỳ hạn là khoản tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng nhưng có thể rút ra bất cứ lúc nào và ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu này (gửi tiền để sử dụng séc, sử dụng thẻ rút tiền hoặc để thực hiện dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ LC hay dịch vụ nhờ thu).
- Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch) là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ.
- Ngân hàng thực hiện các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân trong phạm vi số dư cho phép.
- Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý là khoản tiền kí gửi với mục đích an toàn tài sản, không phải để thanh toán, khi cần khách hàng có thể rút ra để chi tiêu và ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu của khách hàng.
- Ngân hàng có thể sử dụng phần dư thừa nếu đảm bảo được khả năng chi trả.
- Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền gửi có sự thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng về thời gian rút tiền.
- Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, ngân hàng có thể sử dụng phần lớn tồn khoản vào kinh doanh.
- Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại luôn tìm cách đa dạng hóa loại tiền gửi này bằng cách áp dụng nhiều kỳ hạn với mức lãi suất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Tiền gửi tiết kiệm là một phần thu nhập của người lao động chưa sử dụng đến, tạm thời nhàn rỗi được gửi vào ngân hàng với mục đích tích lũy tiền một cách an toàn và hưởng lãi.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là khoản tiền gửi có sự thoả thuận của khách hàng và ngân hàng về thời hạn gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt