« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp cải thiện công tác triển khai thực hiện các dự án giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Giải pháp cải thiện công tác triển khai thực hiện các dự án giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- Từ khóa: Công tác triển khai, thực hiện dự án, dự án giảm nghèo.
- Tác giả luận văn: Lê Thương Thương Khóa: 2015B Người hướng dẫn: TS.
- Tuy nhiên, mức sống của một bộ phận người dân vẫn còn chưa thực sự được nâng lên, tỷ lệ giảm nghèo chưa đạt, chủ yếu rơi vào các đối tượng là hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
- Đặc biệt, có hơn 1000 xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn với số hộ nghèo chiếm từ 40% trở lên.
- Chương trình Quốc gia giảm nghèo đã được triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhưng hiệu quả đạt được chưa cao.
- Một khía cạnh rất đang quan tâm ở đây là còn rất nhiều hộ gia đình ở những vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn thực sự đang lúng túng, quẩn quanh trong tình trạng đói nghèo, gặp khó khăn về khách quan và chủ quan khó có thể vượt qua nếu không có sự giúp đỡ từ phía Nhà nước và xã hội.
- Chương trình giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số thực sự là một vấn đề cần được quan tâm và cần nhiều góc độ nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau, để giải quyết một cách khoa học, có hiệu quả vấn đề nghèo đói.
- Hòa Bình là tỉnh miền núi, hiện có hơn 80 vạn dân trong đó tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 74%.
- Địa hình của tỉnh bị chia cắt mạnh bởi núi đá và có độ dốc lớn, là địa hinhd chịu nhiều ảnh hưởng bởi thiên tai như lũ lụt, lũ quét, nhiều công trình bị tàn phá nặng nề, nhiều hộ dân người dân tộc thiểu số bị mất trắng nhà cửa.
- Do nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu của chính phủ có hạn, suất đầu tư và mức đầu tư của vùng địa bàn này rất lớn, vì vậy không thể đáp ứng được hết những nhu cầu thiết yếu về điều kiện cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội của vùng đặc biệt khó khăn, do đó khu vực này vốn đã rất khó khăn nay càng ngày càng tụt hậu về kinh tế, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, khoảng cách phát triển giữa các địa bàn ngày càng có xu hướng dãn dần ra.
- Trong số các thôn, bản trên, hiện nay còn một số thôn, bản có cơ sở hạ tầng thấp kém, hệ thống cơ sở hạ tầng vừa thiếu, vừa xuống cấp nghiêm trọng, chưa có điện, chưa có đường ô tô tới thôn, thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
- Đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, thiếu thốn đó là những thôn bản khó khăn nhất của tỉnh.
- Các vấn đề về đời sống kinh tế, mức hưởng thụ các dịch vụ công, lợi ích mang đến cho họ từ hệ thống phúc lợi công như giáo dục, y tế, thông tin đại chúng, văn hóa, an ninh, thị trường.
- Trình độ dân trí và mức sống thấp kém, vấn đề an ninh xã hội chưa đầy đủ, đời sống bấp bênh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị kẻ xấu lợi dụng gây bất ổn về an ninh, chính trị.
- Các thôn bản này rất cần được sự quan tâm hỗ trợ với cơ chế đầu tư riêng để có nguồn lực tập trung hơn, giúp cho địa bàn này có điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội theo kịp được với các thôn, bản khác trong tỉnh.
- Xuất phát từ thực trạng của địa phương, tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp cải thiện công tác triển khai thực hiện các dự án giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” làm luận văn thạc sỹ, với mong muốn sau nghiên cứu, được góp phần nhỏ trong công tác vào việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững của tỉnh nhà.
- Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nhận thức về lý luận và thực tiễn về kết quả mà các chính sách của Đảng và Nhà nước mang lại cho tỉnh Hòa Bình nói chung và vùng đặc biệt khó khăn nói riêng, mục đích chính của luận văn là đề xuất một số giải pháp chủ yếu cải thiện công tác triển khai thực hiện các dự án giảm nghèo nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ giảm nghèo tại các vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
- Để đạt được mục đích này, luận văn đặt ra những mục tiêu cụ thể sau: Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về quản lý dự án và triển khai thực hiện dự án.
- Phân tích thực trạng công tác triển khai các dự án giảm nghèo, những lợi thế và thách thức của vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đối với công tác triển khai dự án giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp cải thiện công tác triển khai thực hiện các dự án giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh có đặc điểm tương đối phức tạp về điều kiện sống, khí hậu và địa hình...có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới đói nghèo cho từng vùng, từng hộ.
- Các chương trình, dự án hỗ trợ chủ yếu tập trung ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, do đó luận văn chỉ tập trung nghiên cứu ở vùng này.
- Phạm vi nghiên cứu là thực trạng và kết quả triển khai thực hiện các dự án giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2016.
- Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện hơn công tác triển khai thực hiện dự án giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.
- Phương pháp nghiên cứu và cơ sở lý luận Cơ sở lý luận khoa học: cơ sở lý thuyết của đề tài dựa vào kiến thức của các môn học trong chương trình cao học quản trị kinh doanh, quản trị lý dự án...Trên cơ sở đó, luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể của kinh tế học và xã hội như: điều tra, so sánh, phân tích, tổng kết thực tiễn thông qua các mô hình, dự án cụ thể.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Trong quá trình nghiên cứu, học viên đã tiếp thu thừa kế kết quả nhiều công trình khoa học liên quan đến chương trình, dự án hỗ trợ trực tiếp vùng đặc biệt khó khăn, các chính sách XĐGN của Đảng và Nhà nước.
- Với phạm vi và địa điểm nghiên cứu được lựa chọn, luận văn có những điểm mới sau đây: Trình bày tương đối có hệ thống những nhận thức về đói nghèo, những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của các chính sách hỗ trợ các vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- Đề xuất một số giải pháp cải thiện công tác triển khai thực hiện các dự án giảm nghèo trên địa bàn nghiên cứu.
- Kết cấu luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dự án và triển khai thực hiện các dự án giảm nghèo.
- Nội dung Chương 1, tác giả đã trình bày các vấn đề lý luận về vấn đề đói nghèo trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
- Tiêu chí xác định địa bàn đặc biệt khó khăn theo quy định của chính phủ.
- Những vấn đề lý luận quản lý dự án nói chung và dự án giảm nghèo, các nhóm chỉ tiêu đánh giá dự án giảm nghèo.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng và tác động đến công tác giảm nghèo và một số bài học kinh nghiệm.
- Đây là cơ sở lý luận quan trọng để giúp cho việc đánh giá đúng thực trạng việc triển khai các dự án giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn .
- Chương 2: Thực trạng công tác triển khai thực hiện các dự án giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015 Trong chương 2, từ thực trạng về tình hình đời sống kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ cấp uỷ, chính quyền các cấp tỉnh Hoà Bình đã tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các dự án giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở nguồn lực được phân bổ từ trung ương và huy động từ các nguồn lực khác, đã ưu tiên đầu tư cho địa bàn vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn của tỉnh.
- Công tác quản lý chỉ đạo, cơ chế tổ chức quản lý chương trình có sự thống nhất, sự phối hợp giữ các cấp, các ngành.
- Kết quả đầu tư hỗ trợ đã đạt được một sô kết quả quan trọng, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, thúc đẩy phát triển sản xuất ổn định đời sống nhân dân.
- Cán bộ cơ sở, cán bộ quản lý chương trình, dự án và các hộ dân được nâng cao năng lực về kỹ năng quản lý, tổ chức sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật được quan tâm.
- Kết quả giảm nghèo chuyển biến tích cực.
- Tuy nhiên, trong giai đoạn qua công tác giảm nghèo còn chịu nhiều ảnh hưởng tác động có cả yếu tố bên trong và bên ngoài, dẫn tới kết quả chưa đạt được so với các chỉ tiêu, mục tiêu các chưong trình đề ra.
- Thực tế đó cần tiếp tục đựoc đổi mới mạnh mẽ trong giai đoạn tiếp theo.
- Đó là sắp xếp, điều chỉnh tích hợp các nhóm chính sách, thu gọn các chương trình mục tiêu quốc gia, để tập trung nguồn lực, tập trung mục tiêu lớn trong đó vẫn phải tập trung vào việc đầu tư, hỗ trợ khu vực nông thôn, khu vực miền núi và đồng bào dân tộc, nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh và giảm nghèo bền vững.
- Giai đoạn Hoà Bình phải tiếp tục bám sát các mục tiêu định hướng của Chính phủ về giảm nghèo, có những đổi mới mạnh mẽ và giải pháp cụ thể để tđạt nhiều kết quả tốt đẹp trong công tác giảm nghèo góp phần hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
- Chương 3: Một số giải pháp cải thiện công tác triển khai thực hiện các dự án giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đonạ 2018-2020 Trong Chương 3, trên cơ sở những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Quốc gia, các cấp uỷ chính quyền tỉnh Hoà Bình căn cứ vào thực tế và điều kiện của địa phương, từ những tồn tại và hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện các dự án giảm nghèo.
- Luận văn đưa ra một số giải pháp cụ thể cải thiện những tồn tại vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án, giúp nâng cao hiệu quả thực hiện các dự án, từ đó giúp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn vốn được phân bổ, cũng như dần dần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bảo dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn tới.
- Kết luận Quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề quyền con người, ngay từ đầu, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nguyên tắc và định hướng chiến lược về chính sách đối với người nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam, đó là đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc, giữa các tầng lớp xã hội.
- Có thể khẳng định công tác giảm nghèo nhất là giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng ta luôn được quán triệt và triển khai thực hiện nhất quán trong mọi thời kỳ.
- Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, công tác giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta luôn được bổ sung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự phát triển của đất nước.
- Với quan điểm cách mạng là sáng tạo không ngừng, trong thời kỳ đổi mới, công tác giảm nghèo vừa đảm bảo tính nhất quán, vừa đổi mới trước yêu cầu phát triển và hội nhập nhằm giải quyết thành công vấn đề dân tộc ở nước ta hiện nay và trong tương lai.
- Chính sách của Đảng và Nhà nước là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc trong điều kiện cụ thể của đất nước, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, phù hợp với nguyện vọng của các dân tộc, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.
- Nội dung chính sách giảm nghèo, nhất là giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng và nhà Nước có tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh quốc phòng và con người.
- Đó là những quan điểm, tư tưởng mang tính biện chứng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong việc hoạch định và thực hiện chính sách ở Việt Nam.
- Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc thực hiện có hiệu quả những chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và nước là hết sức quan trọng, góp phần tạo thắng lợi chung mà nhiệm vụ cách mạng đang đặt ra.
- Tỉnh Hòa Bình đã quan tâm đến công tác giảm nghèo và triển khai hiệu quả các Chương trình, dự án giảm nghèo vùng đồng bào các dân tộc, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
- Thực tế quá trình triển khai và tổ chức thực hiện các dự án giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đã làm cho bộ mặt nông thôn, miền núi có nhiều chuyển biến quan trọng, đời sống vật chất và tinh thần từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm bền vững, trình độ dân trí ngày càng được nâng lên, cơ sở vật chất hạ tầng từng bước được nâng cấp, hệ thống chính trị được củng cố, an ninh - quốc phòng và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
- Đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, phương thức sản xuất còn lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp, cơ sở hạ tầng còn yếu kém cần được ưu tiên đầu tư để góp phần phát triển kinh tế, phù hợp với lợi thế và nguồn lực tại chỗ.
- Từ việc nghiên cứu, phân tích thực trạng tổ chức thực hiện các dự án giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thời gian qua, luận văn đã tập trung làm rõ: Thứ nhất, một lần nữa khẳng định xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, là nhiệm vụ cấp bách, cần có sức mạnh tổng hợp để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Điều này đã được Đảng, Nhà nước ta nhấn mạnh trong các văn kiện của Đảng và cụ thể hóa bằng các chính sách của nhà nước.
- Thứ hai, đã khái quát được phần nào việc triển khai tổ chức thực hiện các dự án giảm nghèo trên địa bàn, những khó khăn, thuận lợi gặp phải trong quá trình triển khai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- Một tỉnh nằm ở khu vực Tây Bắc với với nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn như: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông …Dù có nhiều thành phần dân tộc, với những phong tục tập quán, trình độ sản xuất khác nhau, nhưng nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình luôn đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn gian khổ cùng nhau bảo vệ và xây dựng quê hương.
- Thứ ba, Từ phân tích thực trạng thực hiện công tác tổ chức triển khai các dự án giảm nghèo trong thời gian qua Luận văn đã chỉ ra những vấn đề khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện dự án giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nói riêng.
- Vì vậy, để các chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước thực sự có hiệu quả thì công tác triển khai, tổ chức thực rất cần sự đồng thuận, phối hợp của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị.
- Thứ tư, Luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp để cải thiện nâng cao hiệu quả tổ chức các dự án giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- Đồng thời thông qua đó cũng cho thấy cần lồng ghép các hoatjn động giảm nghèo trên cùng địa bàn để phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực, sức mạnh tiềm năng của cộng động, của người dân, trên cơ sở nhà nước và nhân dân cùng làm.
- Có thể khẳng định sự ưu việt trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối nhân dân, nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số, cũng là thể hiện sự ghi nhận công lao của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt