intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu đối chiếu hành động yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm chỉ ra những đặc điểm tương đồng và khác biệt chiến lược hành động yêu cầu và dấu hiệu ngôn hành những phát ngôn để thực hiện hành động yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu đối chiếu hành động yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------- THANOMPHAN TRIWANITCHAKORN NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU HÀNH ĐỘNG YÊU CẦU TRONG TIẾNG THÁI LAN VÀ TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu Mã số : 62 22 02 41 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học 1. GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp 2. TS. Đỗ Hồng Dương Hà Nội - 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp 2. TS. Đỗ Hồng Dương Phản biện 1: ………………………………………………….…… Phản biện 2: ……………………………………………….……… Phản biện 3: ……………………………………………….……… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp cơ sở đào tạo họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, DDHQGHN. Vào hồi ………. giờ …. ngày …. tháng .….năm………. Cụ thể tìm hiểu luận án tại : - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan ngày càng được tăng cường, đặc biệt là ở cấp nhân dân của hai nước, nên hiện nay, số người Việt học tiếng Thái và người Thái học tiếng Việt là tương đối lớn. Bản thân tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy tiếng Thái cho người Việt và tiếng Việt cho người Thái. Tôi nhận thấy, việc người học chưa đạt được hiệu quả tối đa trong giao tiếp ít nhiều có liên quan đến hành động yêu cầu. Nói cách khác, trong cùng một bối cảnh ngôn ngữ thì người Thái và người Việt sẽ có cách lựa chọn hành động yêu cầu khác nhau, phụ thuộc vào bản sắc văn hóa của mỗi nước. Vì lý do đó, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đối chiếu hành động yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt” nhằm giúp người học hai ngôn ngữ này đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất. Từ đó, góp phần thẩm thấu được văn hóa Thái Lan và Việt Nam sâu sắc đến người học. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn giúp người học giải quyết các vấn đề phức tạp trong thể hiện tư duy thông qua quá trình sử dụng ngôn ngữ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Chỉ ra những đặc điểm tương đồng và khác biệt chiến lược hành động yêu cầu và dấu hiệu ngôn hành những phát ngôn để thực hiện hành động yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt. Đồng thời, góp phần giúp người học tiếng Thái và tiếng Việt đạt hiệu quả các lời yêu cầu. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (i) Khảo sát hành động yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt. (ii) Chỉ ra các chiến lược yêu cầu trên dữ liệu tiếng Thái và tiếng Việt, được thể hiện qua các kết cấu lời yêu cầu với các đặc trưng về hình thức và dấu hiệu ngôn hành. 1
  4. (iii) Phân tích ảnh hưởng của phép lịch sự đối với hành động yêu cầu, dựa vào đó đưa ra những nhận xét về cách ứng xử văn hóa và cách thức tư duy của hai dân tộc Thái Lan và Việt Nam được thể hiện qua hành động yêu cầu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hành động yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Thu thập ngữ liệu hành động yêu cầu từ 200 nghiệm thể (người Thái sinh ra và lớn lên tại Thái Lan và người Việt sinh ra và lớn lên tại Việt Nam), bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Các nghiệm thể có từ 18 đến 60 tuổi. Đây là độ tuổi có sự đa dạng trong giao tiếp xã hội. Thời gian thu thập tư liệu từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 2 năm 2019. 4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 4.1. Ý nghĩa lý luận Làm rõ những nét tương đồng và khác biệt của hành động yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt. Những điểm tương đồng và khác biệt này có thể thể hiện ở cả mặt hình thức tổ chức và ngữ nghĩa - ngữ dụng của hành động yêu cầu. Đặc biệt, luận án có ý nghĩa lý luận lớn nhất trong giải thích những tương đồng, khác biệt của hành động này trong tiếng Thái và tiếng Việt từ góc độ tư duy và văn hóa. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn (i) Giúp cho người học (người Thái Lan và người Việt Nam) phân biệt được chức năng giao tiếp thực sự của lời nói chứ không chỉ dựa vào mặt hình thức câu. (ii) Có ý nghĩa thực tiễn trong việc biên soạn tài liệu giảng dạy và xây dựng phương pháp học ngoại ngữ theo lý thuyết hành động ngôn từ. 2
  5. (iii) Áp dụng trong lĩnh vực dịch thuật, nhằm góp phần tăng cường sự hiểu biết về phép lịch sự và về phương thức tư duy của người Thái Lan và người Việt Nam. 5. Ngữ liệu nghiên cứu Thu thập thông qua phiếu điều tra Discourse Completion Test (DCT) cho 200 nghiệm thể (100 Thái và 100 Việt), có các câu hỏi liên quan đến 15 tình huống yêu cầu khác nhau với tổng cộng 3.000 nội dung. Xét mối quan hệ giữa các thành viên giao tiếp như bảng sau: Quyền uy Thân - sơ Tình huống Chiến lược yêu cầu S>H Thân 1. A. Trực tiếp S
  6. - Chiến lược yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt có sự khác nhau tùy theo yếu tố lịch sự. 8. Bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được chia thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về hành động yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt; lý thuyết hành động ngôn từ, lý thuyết lịch sự, lý thuyết phương pháp đối chiếu và các quan hệ hành động yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt. Chương 2: Các chiến lược yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt, miêu tả các chiến lược hành động yêu cầu trực tiếp và gián tiếp, so sánh đối chiếu cấu trúc biểu hiện hành động yêu cầu và những nhân tố tác động đến việc sử dụng các chiến lược yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt. Chương 3: Đối chiếu các yếu tố điều biến lực ngôn trung của hành động yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt, luận án chia các chiến lược yêu cầu thành 2 nhóm lớn: 1) yếu tố bên trong và 2) yếu tố bên ngoài. Chúng tôi đối chiếu hai nhóm trên trong tiếng Thái và tiếng Việt. Từ đó, luận án chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về cách dùng phát ngôn của nhóm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài giữa hai ngôn ngữ. Ngoài ra, chúng tôi làm rõ các nhân tố tác động đến việc sử dụng phương án trả lời trong tình huống yêu cầu. Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về hành động yêu cầu trong tiếng Thái hoặc tiếng Việt 4
  7. thì đã có rất nhiều. Tuy nhiên, để đối chiếu hành động yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt thì chưa có công trình nghiên cứu nào. Nghiên cứu hành động yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt, chúng tôi quan tâm đến 2 nhóm: (i) nghiên cứu về ngữ pháp hóa yêu cầu; (ii) nghiên cứu đối chiếu chiến lược yêu cầu; (iii) nghiên cứu tính lịch sự. 1.2. Cơ sở lý thuyết 1.2.1. Sự kiện ngôn từ Một sự kiện ngôn từ hay sự kiện lời nói gồm những người tham gia một hoạt động, trong đó người tham gia đảm đương những vai trò được xác định rõ ràng và nó diễn ra trong một thoại trường nhất định. 1.2.2. Lý thuyết Hành động ngôn từ Ý nghĩa của hành động ngôn từ là các phát ngôn; mối quan hệ giữa ký hiệu ngôn ngữ, việc dùng lời nói vào mục đích giao tiếp và các hành động được thực hiện bằng lời. Khái niệm cơ bản của lý thuyết hành động ngôn từ đã phân loại hành động ngôn từ thành năm lớp hành động tại lời bao gồm: (i) biểu hiện; (ii) cầu khiến; (iii) cam kết; (iv) biểu cảm; (v) tuyên bố. Trong phát ngôn không thể thiếu điều kiện thích dụng vì nó được coi như những hoàn cảnh thích hợp để việc thực hiện một hành động ngôn từ được thừa nhận là đúng với dụng ý. 1.2.3. Phát ngôn cầu khiến Trong tiếng Thái và tiếng Việt đều có hành động yêu cầu thuộc nhóm cầu khiến. Ở tiếng Việt, có thể gọi là yêu cầu và thỉnh cầu. Yêu cầu và thỉnh cầu trong tiếng Việt có những điểm giống và khác nhau. Chúng tôi tạm thời đưa ra một khái niệm về yêu cầu như sau: Yêu cầu là hành động bằng lời chỉ xuất hiện trong bối cảnh giao tiếp trực tiếp gồm chủ ngôn và tiếp ngôn hoạt động tại thời điểm nói. Trong phát ngôn yêu cầu, người nói có thể dùng cấu trúc phát ngôn mệnh lệnh với các yếu tố điều biến lực ngôn trung nhằm điều chỉnh giảm nhẹ hoặc gia 5
  8. tăng lời yêu cầu, giúp người nói biểu thị mối quan hệ hoặc gần gũi, thân mật, thông cảm hay giữ khoảng cách của mình đối với người nghe. 1.2.4. Hành động yêu cầu Trong luận án này chúng tôi tạm thời chấp nhận khái niệm về “Yêu cầu” là hành động bằng lời chỉ xuất hiện trong bối cảnh giao tiếp trực tiếp gồm chủ ngôn và tiếp ngôn hoạt động tại thời điểm nói. Trong phát ngôn yêu cầu, người nói có thể dùng cấu trúc phát ngôn mệnh lệnh với các yếu tố điều biến lực ngôn trung nhằm điều chỉnh giảm nhẹ hoặc gia tăng lời yêu cầu, giúp người nói biểu thị mối quan hệ hoặc gần gũi, thân mặt, thông cảm hay giữ khoảng cách của mình đối với người nghe. 1.2.5. Lý thuyết về lịch sự Trong luận án, chúng tôi dựa vào lý thuyết lịch sự của Brown Levinson về quá trình lựa chọn chiến lược giao tiếp [65: tr. 34]. Circumstances determining lesser (ít hơn) 1.Without redressive Đánh giá nguy cơ mất thể diện 2. Positive Estimation of risk of face On record Politeness Do the With redressive FTA actions 4. Off 3. Negative record Politeness 5. Do not do the FTA 1.2.6. Phương pháp đối chiếu trong ngôn ngữ học Phương pháp đối chiếu là hệ thống thủ pháp phân tích được sử dụng để phát hiện cái chung và cái riêng trong các ngôn ngữ được so sánh. 6
  9. Các thủ pháp trong phương pháp đối chiếu ngôn ngữ học gồm: những thủ pháp cơ bản luận giải bên trong (thuộc về nội bộ ngôn ngữ), những thủ pháp luận giải bên ngoài (ngoài cấu trúc ngôn ngữ). 1.3. Tiểu kết chương 1 Ở chương 1, chúng tôi trình bày tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề của hành động yêu cầu, lịch sự trong tiếng Thái và tiếng Việt; đồng thời xác lập cơ sở lý thuyết được sử dụng cho mục đích nghiên cứu của luận án như: lý thuyết hành động ngôn từ, khái niệm yêu cầu, phân biệt phát ngôn yêu cầu, lý thuyết lịch sự, lý thuyết về phương pháp so sánh đối chiếu trong ngôn ngữ học, trong đó quan trọng nhất là quan điểm về chiến lược hành động yêu cầu. Chương 2: CÁC CHIẾN LƯỢC YÊU CẦU TRONG TIẾNG THÁI VÀ TIẾNG VIỆT 2.1. Hành động ngôn từ trực tiếp Hành động ngôn từ trực tiếp là phần cốt lõi của phát ngôn yêu cầu có phát ngôn trung biểu thức ngữ vị yêu cầu rõ ràng nhất của lời nói, gồm 3 chiến lược: bắt buộc/ sai khiến; ngôn hành tường minh; tuyên bố mong muốn. 2.2. Hành động ngôn từ gián tiếp Hành động ngôn từ gián tiếp động thái phụ trợ có xuất hiện trước hoặc sau phát ngôn chính thể hiện sự yêu cầu. hành động ngôn từ giao tiếp chia thành 2 tiểu nhóm: - Chiến lược yêu cầu gián tiếp theo quy ước, gồm 3 mục: điều kiện; chuẩn bị truy vấn; lời rào đón ngôn hành. 7
  10. - Chiến lược yêu cầu gián tiếp không theo quy ước gồm 17 mục: lời ướm trước; trình bày lý do; xin lỗi; cảm ơn; đề nghị đền bù; nhấn mạnh lại lời yêu cầu; nể nang; hỏi sự thuận tiện trong yêu cầu; giảm bớt trọng lượng của nội dung; sự lo lắng; hứa hẹn; quan điểm cá nhân; khen người nghe; đưa ra lựa chọn; yếu tố thu hút sự chú ý; cảnh báo; hàm ý. 2.3. So sánh đối chiếu các chiến lược hành động yêu cầu tiếng Thái và tiếng Việt Từ các chiến lược yêu cầu trên, chúng tôi phân tích cách chọn phát ngôn chiến lược yêu cầu; cách phân tích và phân loại nhóm chiến lược hành động yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt từ 3000 câu như sau: 2.3.1. So sánh đối chiếu chiến lược hành động yêu cầu trực tiếp trong tiếng Thái và tiếng Việt TH VN Chiến lược trực tiếp TT % TT % 1. Bắt buộc/sai khiến 99 17,90 100 17,30 2. Ngôn hành tường minh 347 62,75 378 65,40 3. Muốn tuyên bố 107 19,35 100 17,30 Tổng 553 100 578 100 2.3.2. So sánh đối chiếu chiến lược hành động yêu cầu gián tiếp theo quy ước trong tiếng Thái và tiếng Việt TH VN Hành động ngôn từ gián tiếp TT % TT % 1. Điều kiện 112 11,52 119 12,85 2. Chuẩn bị truy vấn 811 83,44 745 80,45 3. Lời rào đón ngôn hành 49 5,04 62 6,70 Tổng 972 100 926 100 2.3.3. So sánh đối chiếu chiến lược hành động yêu cầu gián tiếp không theo quy ước trong tiếng Thái và tiếng Việt 8
  11. TH VN Hành động ngôn từ gián tiếp TT % TT % 1. Lời ướm trước 567 22,95 575 22,15 2. Trình bày lý do 322 13,03 378 14,56 3. Xin lỗi 91 3,68 20 0,77 4. Cảm ơn 253 10,24 337 12,98 5. Đề nghị đền bù 96 3,89 43 1,66 6. Nhấn mạnh lại lời yêu cầu 107 4,33 119 4,58 7. Nể nang 72 2,91 62 2,39 8. Hỏi sự thuận tiện về sự yêu cầu 3 0.12 1 0.04 9. Giảm bớt trọng lượng của nội dung 98 3.97 156 6.01 10. Sự lo lắng 116 4,69 142 5,47 11. Hứa hẹn 90 3,64 114 4,39 12. Quan điểm cá nhân 66 2,67 77 2,97 13. Khen người nghe 4 0,16 - - 14. Cách lựa chọn 14 0,57 54 2,08 15. Yếu tố thu hút sự chú ý 535 21,65 479 18,45 16. Cảnh báo 30 1,21 36 1,39 17. Hàm ý 7 0,28 3 0,12 Tổng 2.471 100 2.596 100 2.3.4. So sánh đối chiếu nghi thức giao tiếp phi ngôn ngữ trong tiếng Thái và tiếng Việt TH VN Nghi thức giao tiếp phi ngôn ngữ TT % TT % 1. Nghi thức giao tiếp phi ngôn ngữ 6 20.00 - - 2. Nghi thức giao tiếp ngôn ngữ và nghi 2 6.67 4 26.67 thức giao tiếp phi ngôn ngữ 3. Các câu trả lời khác 22 73.33 11 73.33 Tổng 30 100 15 100 Từ kết quả ở các mục trên, chúng tôi thấy rằng, khi nói đến chiến lược yêu cầu trực tiếp và gián tiếp trong tiếng Thái và tiếng Việt, phát ngôn yêu cầu có thể chia thành hình thức cấu trúc hành động như sau: 1) chỉ có hành động chủ đạo, 2) chủ đạo - phụ trợ, 3) phụ trợ - chủ đạo, 9
  12. 4) phụ trợ - chủ đạo - phụ trợ, 5) chỉ bao gồm phần phụ trợ 6) bao gồm nhiều hơn một phần chủ đạo. 2.4. Đối chiếu hình thức cấu trúc biểu hiện hành động yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt TH VN TT Cấu trúc Tần Tần suất % suất % 1 Chỉ có hành động chủ đạo 13 0.95 77 5.12 2 Chủ đạo - phụ trợ 256 18.65 322 21.42 3 Phụ trợ - chủ đạo 413 30.08 298 19.83 4 Phụ trợ - chủ đạo - phụ trợ 408 29.72 467 31.07 5 Chỉ bao gồm phần phụ trợ 10 0.73 62 4.13 Bao gồm nhiều hơn một phần chủ 6 273 19.88 279 18.56 đạo Tổng 1.373 100 1.503 100 2.5. So sánh đối chiếu mức độ dễ/ khó trong phiếu điều tra DCT của tình huống yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt Từ cách phân chia chiến lược yêu cầu trực tiếp và gián tiếp trong hai ngôn ngữ, đồng thời dựa vào nhận xét với các nhân tố tác động có liên quan đến mức độ dễ/ khó của 15 tình huống trong phiếu điều tra DCT, chúng tôi thu được kết quả như sau: 2.5.1. Kết quả khảo sát mức độ dễ/ khó trong tình huống yêu cầu tiếng Thái và tiếng Việt Bình Vị trí Rất dễ Dễ Hơi khó Khó thường xã TH VN TH VN TH VN TH VN TH VN hội % % % % % % % % % % S>H 11.2 9.6 25.0 22.4 37.4 41.4 17.6 21.0 8.8 5.6 S
  13. Tổng 7.6 8.6 24.1 22.7 39.1 36.8 19.5 23.5 9.7 8.5 2.5.2. Kết quả khảo sát thống kê phương án trả lời trong tình huống yêu cầu của tiếng Thái – Việt A B C D Vị trí TH VN TH VN TH VN TH VN xã hội % % % % % % % % S>H 2.4 12 50 21 42.2 59.8 5.4 7.2 S
  14. Dựa vào các nhân tố tác động đến việc sử dụng các chiến lược yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt, chúng tôi thu được kết quả tổng hợp về mức độ “bình thường” nhưng có sự khác nhau giữa nhóm S < H. Người Thái lựa chọn nhóm S < H nhiều nhất trong khi người Việt lựa chọn nhóm S > H nhiều nhất. Còn đối với nhóm S = H, hầu như cả người Thái và người Việt đều lựa chọn ở mức độ vừa phải. Tổng hợp phương án trả lời của 3 trường hợp S > H, S < H và S = H, nhìn chung, nghiệm thể phần lớn lựa chọn theo phương án B (người Thái 45,1%, người Việt 33,5%) và phương án C (người Thái 44,6%, người Việt 49,3%). Phương án A được lựa chọn ít nhất ở cả 3 trường hợp (người Thái 4,6%, người Việt 11,5%). Điều đó cho thấy rằng, người Thái và người Việt không chỉ sử dụng một hình thức yêu cầu mà kết hợp cả chiến lược trực tiếp và gián tiếp trong phát ngôn yêu cầu để đạt được mục đích của mình. Chương 3 ĐỐI CHIẾU CÁC YẾU TỐ ĐIỀU BIẾN LỰC NGÔN TRUNG CỦA HÀNH ĐỘNG YÊU CẦU TRONG TIẾNG THÁI VÀ TIẾNG VIỆT 3.1. Những yếu tố điều biến lực ngôn trung trong tiếng Thái và tiếng Việt Trong thực tế, phát ngôn yêu cầu chủ yếu phụ thuộc vào cấu trúc phát ngôn; các yếu tố phụ được chọn đi kèm với phần cốt lõi phát ngôn yêu cầu, nhiều khi giữ vai trò chủ đạo trong hành động ngôn ngữ. Chúng tôi đã chia những phát ngôn yêu cầu theo bộ hành động yêu cầu (Requestion speech act set) thành hai thành tố chính gồm 12
  15. 3.1.1. Những yếu tố bên trong điều biến lực ngôn trung là những yêú tố ngôn ngữ thuộc hệ thống các quy tắc ngữ pháp của các thứ tiếng. Yếu tố nói Yếu tố mở đầu (Openers) giảm Yếu tố giảm lực (diminutives) (softerners) Yếu tố câu Những yếu tố hỏi (question) bên trong Yếu tố rào đón điều biến lực (hedges) Yếu tố tăng lực (intensifiers) ngôn trung (Internal - กรุณา ,ขอ ,ช่วย ,เชิญ ,โปรด , modification) รบกวน... -để, giúp, hộ, cho, cần, Yếu tố chèn- Yếu tố chỉ sự lưỡng lự (hesitators) đệm (Fillers) Yếu tố làm tỏ ý (cajolers) Yếu tố thu hút chú ý (attention- getters) Từ xưng hô (address terms) 3.1.2. Những yếu tố bên ngoài điều biến lực ngôn trung là những phương thức chỉnh lực bằng ngôn ngữ, thường xuyên xuất hiện trong ngữ cảnh gắn liền với phần cốt lõi phát ngôn yêu cầu hơn trong bản thân hành động ngôn ngữ này. Phương thức ràng buộc (commitment-seeking devices) Những yếu tố Phương thức đưa lý do bên ngoài điều (grounders) biến lực ngôn Phương thức cản từ chối trung (External Phương thức bổ sung lực (disarmers) modification) (reinforcing devices) - Từ “xin”, “làm ơn” (please) Phương thức mở rộng (expanders) Ngoài các phát ngôn yêu cầu còn thấy sự xuất hiện của cách thực hiện người nói dùng ngôn ngữ lời nói và phi ngôn ngữ trong cùng một yêu cầu đó là không thực hiện hành động đe dọa. 13
  16. 3.2. Không thực hiện hành động đe dọa (Face Threatening Act:FTA) Không thực hiện là chiến lược không sử dụng FTA, dù trực tiếp hay gián tiếp. Đây là một cách hoàn toàn không đụng chạm gì đến người nghe và xét về mặt lý tưởng, nó vươn tới được mức độ lịch sự cao nhất. Chúng tôi có thể phân loại như sau: 3.2.1. Nghi thức giao tiếp phi ngôn ngữ được hiện thực hóa thông qua cận ngôn ngữ và ngoại ngôn ngữ. 3.2.2. Nghi thức giao tiếp ngôn ngữ và nghi thức giao tiếp phi ngôn ngữ là ngôn ngữ diễn đạt sẽ cùng hướng biểu đạt với cử chỉ, điêuk bộ 3.3. Đối chiếu yếu tố điều biến lực ngôn trung trong tiếng Thái và tiếng Việt Trong nhận xét yếu tố bên trong và bên ngoài phát ngôn yêu cầu có sự khác biệt trong tiếng Thái và tiếng Việt như sau: 3.3.1. Những yếu tố bên trong điều biến lực ngôn trung là các yếu tố ngôn ngữ thuộc hệ thống ngữ pháp gồm có từ, cụm từ hoặc cấu trúc ngữ pháp. Yếu tố bên trong TH VN 1. Yếu tố mở đầu (Openers)   2. Yếu tố rào đón / chỉnh lực (hedges) A) Yếu tố nói giảm (softerners)   B) Yếu tố tăng lực (intensifiers).   3.Yếu tố chèn - đệm (Fillers) A) Yếu tố chỉ sự lưỡng lự (hesitators)   B) Yếu tố làm tỏ ý (cajolers)   C) Yếu tố thu hút chú ý (attention-getters)   14
  17. Yếu tố bên trong TH VN D) Từ xưng hô (address terms)   Điểm khác biệt giữa tiếng Thái và tiếng Việt là trong tiếng Thái có “ค าบอกมาลา ”(Mood hoặc thức): từ “ ค่ ะ ”dành riêng cho nữ, “ ครับ ” dành riêng cho nam, tương đương tiếng Việt là “dạ/ vâng/ ạ” để phân biệt giới tính người nói. Nó còn là một phép lịch sự trong giao tiếp tiếng Thái cả người nói và người nghe, người lớn tuổi hay ít tuổi đều cần phát ngôn vì 2 từ này. Tiếng Việt không phân biệt giới tính qua từ dạ/ vâng/ ạ mà phân biệt qua vị phát ngôn còn tiếng Thái không có quy tắc vị trí từ. 3.3.2. Những yếu tố bên ngoài điều biến lực ngôn trung là các ngôn từ trong ngữ cảnh gắn liền với hành động yêu cầu để tăng hoặc giảm lực ngôn trung. Yếu tố bên ngoài TH VN 1. Phương thức ràng buộc (commitment-seeking devices)   2. Phương thức bổ sung lực (reinforcing devices) A) Phương thức đưa lý do (grounders)   B) Phương thức cản từ chối (disarmers) - Khen người nghe   C) Phương thức mở rộng (expanders)   Trong tiếng Thái, người nói dùng yếu tố này để hiện thực hóa bằng lời khen dành cho người nghe với chức năng bao quát là làm hài hòa các quan hệ liên nhân với các đích giao tiếp rất đa dạng. Ngược lại, người Việt coi yếu tố này là tiêu cực và không phù hợp. 3.3.3. Không thực hiện đe dọa thể diện Không thực hiện đe dọa thể diện TH VN 1. Nghi thức giao tiếp phi ngôn ngữ (non - verbal   15
  18. communication) 2. Nghi thức giao tiếp ngôn ngữ và nghi thức giao tiếp phi ngôn   ngữ 3.4. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng phương án trả lời trong tình huống yêu cầu 3.4.1. Trình độ văn hóa Trình độ văn A B C D hóa TH VN TH VN TH VN TH VN Dưới cử nhân 15 23 111 23 106 138 8 26 Đại học 26 116 377 116 367 475 40 48 Thạc sĩ 26 14 154 14 152 72 28 6 Tiến sĩ 2 20 34 20 44 55 10 5 Tổng 69 173 676 173 669 740 86 85 3.4.2. Độ tuổi A B C D Tuổi TH VN TH VN TH VN TH VN 18 - 25 6 53 132 53 100 269 2 51 26 - 35 17 63 168 63 205 277 15 16 36 - 45 41 40 326 40 312 158 56 15 46 - 60 5 17 50 17 52 36 13 3 Tổng 69 173 676 173 669 740 86 85 16
  19. 3.4.3. Nghề nghiệp A B C D Nghề nghiệp TH VN TH VN TH VN TH VN Sinh viên 13 90 204 90 196 405 7 59 Giáo viên 36 36 261 36 267 120 36 11 Kinh doanh/ 19 38 169 38 136 159 36 15 Nhân viên Khác 1 9 42 9 70 56 7 0 Tổng 69 173 676 173 669 740 86 85 3.5. Tiểu kết chương 3 Trong chương này, chúng tôi chỉ ra hành động yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt đều có sử dụng những yếu tố điều biến lực ngôn trung, gồm hai hình thức: 1) Những yếu tố bên trong điều biến lực ngôn trung; 2) Những yếu tố bên ngoài điều biến lực ngôn trung. Ngoài hai yếu tố trên, còn có những ngữ cảnh không thực hiện hành động đe dọa thể diện, được người Thái chọn cách không nói gì trong tình huống đó, nhưng tỏ thái độ khiến người trong hoàn cảnh đó có thể biết thông qua hành vi của mình. Điều này khác với người Việt là họ sẽ chọn cách im lặng, không nói gì và không phản ứng gì. Thêm nữa, nhìn chung những nhân tố có nhận xét trong giao tiếp được thể hiện: trình độ văn hoá, độ tuổi và nghề nghiệp cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến cách sử dụng từ ngữ trong phát ngôn yêu cầu. 17
  20. Kết luận Hành động yêu cầu là hành động ngôn từ chỉ xuất hiện trong bối cảnh giao tiếp trực tiếp gồm người nói và người nghehoạt động tại thời điểm nói. Phát ngôn yêu cầu thường là phát ngôn mệnh lệnh, nhưng phải luôn kèm các yếu tố điều biến lực ngôn trung. Vì các yếu tố điều biến lực ngôn trung có tác dụng điều chỉnh (giảm nhẹ hoặc gia tăng) lực ngôn trung yêu cầu. Chúng có thể giúp người nói biểu thị mối quan hệ gần gũi, thân mật, thông cảm hay xa lạ đối với người nghe. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả người Thái và người Việt đều ưa chuộng sử dụng cấu trúc mệnh lệnh có các yếu tố điều biến lực ngôn trung như hệ thống các đại từ nhân xưng, các từ xưng hô, v.v. đi kèm. Dựa vào kết quả nghiên cứu đã được trình bày cụ thể trong chương 2 và chương 3, có thể đi đến kết luận về hai chiến lược yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt như sau: Hành động yêu cầu có 2 chiến lược chính: 1) Chiến lược yêu cầu trực tiếp được gọi là cấu trúc chủ đạo hoặc cốt lõi cấu trúc phát ngôn chỉ có phần yêu cầu. Người nói dùng động từ hoặc cụm từ có dấu hiệu yêu cầu mà không giải thích lý do hoặc không nói đến các trường hợp liên quan đến đích yêu cầu. Chiến lược yêu cầu trực tiếp có 3 mục: 1) bắt buộc/ sai khiến; 2) ngôn hành tường minh và 3) muốn tuyên bố. Người Thái và người Việt thường phát ngôn yêu cầu bằng từ chuyên dụng như “giúp, nhờ” v.v. hoặc động từ thuộc với việc định yêu cầu người nghe như “mượn, lấy, v.v.” để khiến người nghe dễ hiểu và đáp ứng đúng yêu cầu của người nói. Chúng tôi thấy rằng, người Thái và người Việt tránh phát ngôn bắt 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0