You are on page 1of 101

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG

ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG

mm
WgW
ISO 9001:2008

PHẠM THỊ NGUYỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hải Phòng - 2017

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI HOC DÂN LÂP HẢI PHÒNG

PHẠM THỊ NGUYỆT

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO


TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG
NGHIỆP HẢI PHÒNG

LUÂN VĂN THẠC SĨ


NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH


MÃ SỐ: 60 34 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Nguyễn Thị MỴ

11
MỤC LỤC..................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................v
DANH MỤC BẢNG - BIỂU.................................................................................vi
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của đề tài...............................................3
5. Kết cấu của luận văn.........................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ..............................................................................5
1.1 Lý luận về chất lượng đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của các
trường cao đẳng nghề.............................................................................................5
1.1.1 Các khái niệm...............................................................................................5
1.1.1.1 Khái niệm về chất lượng và chất lượng đào tạo....................................5
1.1.1.2 Chất lượng đào tạo nghề..........................................................................8
1.1.2 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của trường cao đẳng nghề................12
1.2 Hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của trường CĐN............13
1.2.1 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đầu ra:..................................................14
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đầu vào:...............................................14
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng quá trình đào tạo:...............................15
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá các qui trình cần thiếtđể quản lí hệ thống chất
lượng đào tạo:........................................................................................................16
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường nghề..............17
1.3.1 Cơ sở vật chất.............................................................................................17
1.3.2 Đội ngũ giảng viên......................................................................................18
1.3.3 Chương trình đào tạo...................................................................................20
1.3.4 Các yếu tố khác...........................................................................................20
1.4 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng nghề 21
Kết luận chương 1..................................................................................................27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HẢI PHÒNG...................................................28
2.1 Khái quát chung về trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng............28
2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển.......................................................................28
2.1.2....................................................................................................................... Cơ
cấu tổ chức.............................................................................................................29
2.1.3 Đội ngũ cán bộ, giáo viên, viên chức..........................................................33
2.2 Thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải
Phòng...................................................................................................................... 34
2.2.1 Đánh giá chất lượng đầu ra:........................................................................34
2.2.1.1 Đánh giá chất lượng đầu ra:.....................................................................34
2.2.1.2 Hiệu quả đào tạo của trường cao đẳng nghề............................................40
2.2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đầu vào:...............................................41
2.2.2.1 Mục tiêu và nhiệm vụ:.............................................................................41
2.2.2.2 Chương trình đào tạo:..............................................................................42
2.2.2.3 Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên:.......................................................43
2.2.2.4 Cơ sở vật chất:.........................................................................................46
2.2.2.5 Quản lý tài chính:.....................................................................................49
2.2.3 Các tiêu chí phản ánh quá trình đào tạo......................................................50
2.2.3.1 Tổ chức và quản lí:..................................................................................50
2.2.3.2.................................................................................................................... Ho
ạt động tuyển sinh:.................................................................................................51
2.2.3.3.................................................................................................................... Ho
ạt động dạy học......................................................................................................53
2.2.3.4 Công tác đánh giá kết quả học tập của học viên:.....................................55
2.2.3.5 Mối liên kết với doanh nghiệp:.................................................................56
2.2.3.6 Hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học.................................................57
2.2.4 Tiêu chí về vận hành và tự đánh giá:..........................................................58
2.3 Đánh giá về chất lượng đào tạo nghề của trường Cao đẳng nghề Công nghiệp
Hải Phòng...............................................................................................................59
2.3.1 Kết quả đạt được.........................................................................................59
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế ảnh hưởng tới CLĐT.................61
Kết luận chương 2...................................................................................................66
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HẢI PHÒNG
................................................................................................................................ 68
3.1 Quan điểm và định hướng nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao
đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng.........................................................................68
3.1.1 Định hướng đào tạo của trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng... 68
3.1.2 Phân tích SWOT và xây dựng định hướng biện pháp.................................69
3.2 Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao
đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng........................................................................72
3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh....................................................72
3.2.1.1 Căn cứ đề xuất biện pháp.........................................................................72
3.2.1.2 Nội dung biện pháp...................................................................................72
3.2.1.3 Kết quả của biện pháp...............................................................................73
3.2.2 Bồi dưỡng tay nghề cho đội ngũ giáo viên..................................................74
3.2.2.1 Căn cứ đề xuất biện pháp.........................................................................74
3.2.2.2 Nội dung biện pháp..................................................................................74
3.2.2.3.................................................................................................................... Kế
t quả của biện pháp................................................................................................76
3.2.3 Tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề........77
3.2.3.1.................................................................................................................... Că
n cứ đề xuất biện pháp...........................................................................................77
3.2.3.2.................................................................................................................... Nộ
i dung biện pháp.....................................................................................................77
3.2.3.3 Kết quả của biện pháp..............................................................................78
3.2.4 Xây dựng chuẩn đầu ra của các chương trình nghề đào tạo phù hợp với
yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất.....................................................79
3.2.4.1 Căn cứ đề xuất biện pháp..........................................................................79
3.2.4.2 Nội dung biện pháp...................................................................................79
3.2.4.3 Kết quả của biện pháp...............................................................................84
3.2.5 Tổ chức thực hiện tốt hoạt động giám sát giảng dạy...................................84
3.2.5.1 Căn cứ đề xuất biện pháp..........................................................................84
3.2.5.2 Nội dung biện pháp...................................................................................84
3.2.5.3 Kết quả của biện pháp...............................................................................87
KẾT LUẬN............................................................................................................88
Từ viết tắt Từ đầy đủ
ATLĐ An toàn lao động
AWS Hiệp Hội Hàn Hoa Kỳ
CB Cán bộ
CBCC Cán bộ công chức
CBGV Cán bộ giảng viên
CBQL Cán bộ quản lí
CBVC Cán bộ viên chức
CLĐT Chất lượng đào tạo
CLĐTN Chất lượng đào tạo nghề
CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
CSDN Cơ sở dạy nghề
CSĐT Cơ sở đào tạo
CSVC Cơ sở vật chất
ĐBCL Đảm bảo chất lượng
ĐTN Đào tạo nghề
GV Giảng viên
JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

Hacotab Trường Cao đẳng Nghề Công nghệ và


Kinh tế Hà Nội
HSSV Học sinh sinh viên
LĐTBXH Lao động thương binh và xã hội
PTTH Phổ thông trung học
QLCL Quản lí chất lượng
XKLĐ Xuất khẩu lao động
Bảng 2.1: Danh sách cán bộ nhân viên của trường..................................................34
Bảng 2.2: Kết quả học tập - thi tốt nghiệp - rèn luyện.............................................35
Bảng 2.3: Năng lực học viên tốt nghiệp .................................................................37
Bảng 2.4: Hiệu quả đào tạo.....................................................................................40
Bảng 2.5: Số lượng giáo trình.................................................................................42
Bảng 2.6: Đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên........................................................43
Bảng 2.7: Trình độ tin học, ngoại ngữ, chứng chỉ nghề (Đơn vị tính: %) .... 45
Bảng 2.8: Cơ sở vật chất.........................................................................................47
Bảng 2.9: Báo cáo thu chi.......................................................................................49
Bảng 2.10: Kết quả tuyển sinh và quy mô đào tạo..................................................52
Bảng 3.1: Qui trình bổ sung và chỉnh sửa chương trình..........................................83
Bảng 3.2: Các bước trong công tác giám sát giảng dạy...........................................85
Biểu đồ 2.1: Khả năng đáp ứng về kiến thức và kĩ năng nghề của sinh viên . 38 Biểu
đồ 2.2: Mức độ đáp ứng về tính kỉ luật và tác phong của học viên..........................39
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Hải Phòng được
đánh giá là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt trong lĩnh vực
công nghiệp như: sản xuất, chế tạo, chế biến... Số lượng các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp tăng nhanh đã làm tăng nhu cầu về lao động, đặc biệt là lao động kỹ
thuật. Xu hướng này đã tác động đến hệ thống đào tạo, trong đó nâng cao chất lượng
đào tạo nghề là vấn đề cấp thiết thu hút được sự quan tâm đặc biệt không chỉ của các
trường dạy nghề và các doanh nghiệp mà của cả người lao động.
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng được đánh giá là một trong
số các trường hàng đầu trong đào tạo nghề công nghiệp. Trong giai đoạn 2013 -
2016, chất lượng đào tạo nghề của nhà trường mặc dù đã ngày càng được nâng cao
nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề, các kỹ
năng mềm như: tác phong công nghiệp, khả năng làm việc theo tổ, nhóm... Kỹ năng
nghề, năng lực nghề nghiệp của học viên vẫn còn khoảng cách so yêu cầu của các
doanh nghiệp tuyển dụng. Chương trình đào tạo nghề chủ yếu vẫn theo hướng cung:
dạy theo những khóa học, giáo viên và cơ sở vật chất sẵn có, chưa chủ động thiết kế
các khóa đào tạo năng động, linh hoạt theo nhu cầu của người sử dụng lao động. Cơ
cấu đào tạo theo trình độ chưa hợp lý, đặc biệt là nhu cầu lao động trình độ tay nghề
cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm, xuất khẩu lao động và nhu cầu
chuyển dịch cơ cấu lao động. Quan hệ giữa nhà trường với các doanh nghiệp chưa
chặt chẽ. Các chính sách của nhà trường chưa tạo ra được động lực đủ mạnh để thu
hút người dạy nghề và người học nghề do đó quy mô đào tạo ngày càng thu hẹp ...
Việc phân tích thực trạng chất lượng đào tạo nhằm đề xuất các biện pháp để nâng
cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng là vấn đề
hết sức cấp thiết đối với nhà trường. Do đó, tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp
nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải

1
Phòng” nhằm góp phần cải thiện chất lượng đào tạo của Nhà trường từ đó giúp tăng
thêm độ tin cậy của doanh nghiệp và người học nghề đối với Nhà trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo nghề nhằm đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo cho
trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng.
Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo, nâng cao
chất lượng đào tạo của trường cao đẳng nghề.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào
tạo của trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng trong giai đoạn 2014 - 2016.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho trường
Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là những vấn đề lý luận, thực tiễn về
nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng và
các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng nghề Công nghiệp
Hải Phòng.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
nâng cao chất lượng đào tạo của trường CĐN; Đánh giá thực trạng chất lượng đào
tạo của trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng; Tìm ra những yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng và
đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho trường Cao đẳng nghề
Công nghiệp Hải Phòng.

2
Về không gian: Đề tài được thực hiện trên phạm vi trường Cao đẳng nghề
Công nghiệp Hải Phòng; các đơn vị sử dụng lao động được đào tạo từ Cao đẳng
nghề Công nghiệp Hải Phòng.
về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2014 - 2016. Dữ liệu sơ
cấp được thu thập trong năm 2016. Các biện pháp đề xuất sẽ áp dụng từ 2017 đến
2020.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu thứ cấp: Báo cáo tổng kết hàng năm của trường Cao đẳng
nghề Công nghiệp Hải Phòng.
Thu thập dữ liệu sơ cấp: Thiết kế bảng câu hỏi trong phiếu điều tra theo
cách tiếp cận từ hai phía: Phía cung cấp dịch vụ đào tạo bao gồm: Cán bộ địa phương
(15 người), Cán bộ quản lý của trường (31 người), giáo viên (85 người) và Phía sử
dụng dịch vụ đào tạo bao gồm: HSSV đang học (123 người), HSSV đã tốt nghiệp
(43 người) và cán bộ doanh nghiệp (35 người) Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp dãy số biến động theo thời gian
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp SWOT
4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của đề tài.
về mặt lí luận: Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lí luận và kinh nghiệm thực tiễn
về CLĐT và nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường Cao đẳng nghề theo quá
trình: Đầu vào - quá trình đào tạo - đầu ra, phù hợp với đặc thù đào tạo nhân lực
trong nền kinh tế thị trường;
về mặt thực tiễn. Đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng CLĐT; chỉ rõ
những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng tới CLĐT tại trường
Cao đằng nghề Công nghiệp Hải Phòng. Làm rõ định hướng, chiến lược phát triển

3
của trường Cao đằng nghề Công nghiệp Hải Phòng trên cơ sở đó đề xuất các biện
pháp nhằm nâng cao CLĐT của trường.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao
đẳng nghề.
Chương 2: Thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề
Công nghiệp Hải Phòng
Chương 3: Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng
nghề Công nghiệp Hải Phòng.

4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

1.1 Lý luận về chất lượng đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của các
trường cao đẳng nghề
1.1.1 Các khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm về chất lượng và chất lượng đào tạo
Chất lượng
Chất lượng là một khái niệm trừu tượng, chỉ có thể cảm nhận bằng các giác
quan nên không thể đo lường bằng những công cụ đo thông thường. Vì vậy, có nhiều
thước đo khác nhau về chất lượng.
Để đo lường chất lương người ta thường sử dụng cả 2 thước đo: chất lượng
tuyệt đối và chất lượng tương đối.
* Chất lượng tuyệt đối:
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất,
giá trị của một người, một sự vật, một sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ
bản khẳng định sự tồn tại của một sự vật và phân biệt chúng với những sự vật khác”
[4, tr.4].
Bên cạnh đó, chất lượng còn có thể được hiểu là “mức độ hoàn thiện, đặc
trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ liệu, các thông số cơ
bản của sự việc, sự vật nào đó”.
Như vậy, chất lượng tuyệt đối thường được hiểu là “chất lượng tốt” hay “chất
lượng cao”, do đó có thể đánh giá, đo lường chất lượng dựa trên các đặc điểm về
tính năng, tác dụng của nó và có thể so sánh chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ
cùng loại. Trên cơ sở đó có thể đặt ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng của sản
phẩm.
Theo khoản 5 điều 3 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (2007): “Chất
lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp
ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng” và
“Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn công bố áp
dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng” [5]
Như vậy, theo cách tiếp cận này, chất lượng phụ thuộc mục tiêu và được coi
là cố định, tồn tại trong một thời gian dài.
* Chất lượng tương đối:
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), “Chất lượng là mức độ của một
tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu. Yêu cầu ở đây được hiểu là nhu
cầu hay là mong đợi đã được công bố hoặc ngầm hiểu của các bên quan tâm như các
tổ chức và khách hàng” [4, tr.174].
Theo cách tiếp cận từ bên ngoài, chât lượng được hiểu là sự phù hợp với nhu
cầu hoặc đáp ứng với mục tiêu đã đặt ra và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã
hội.
Theo cách tiếp cận này, một sản phẩm, dịch vụ được đánh giá là có chất
lượng khi nó đáp ứng được mong đợi của người sản xuất và kỳ vọng của người tiêu
dùng. Do đó, “chất lượng phụ thuộc nhu cầu của người sử dụng” .
Từ những khái niệm nêu trên có thể rút ra một số đặc điểm của chất lượng:
4- Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm
không đáp ứng được nhu cầu thì bị coi là kém chất lượng, cho dù trình
độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại.
4- Chất lượng được coi là khoảng cách giữa mong đợi của người sản
xuất, người tiêu dùng và khả năng đáp ứng của sản phẩm.
4- Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, chỉ xét đến mọi đặc tính
của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu
cụ thể. Các nhu cầu này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các

bên có liên quan.

4- Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các qui chuẩn, tiêu
chuẩn nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người
sử dụng chỉ có thể cảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được
chúng trong quá trình sử dụng.
4- Chất lượng không chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà có thể
áp dụng cho một hệ thống, một quá trình.
Chất lượng đào tạo
Theo cách tiếp cận thị trường, “sản phẩm của trường cao đẳng nghề vừa phải
vừa đáp ứng mục tiêu đào tạo vừa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động thể
hiện trên các mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ nghề nghiệp, kĩ năng sống của học
viên và tiền lương thỏa mãn yêu cầu cá nhân người học”. Vì vậy, khi đánh giá chất
lượng đào tạo cần phải xem xét kết quả (đầu ra) của quá trình đào tạo dưới nhiều góc
độ khác nhau: (1)đánh giá của nhà trường về kết quả học tập của học sinh - sinh
viên; (2)đánh giá của thị trường lao động: các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động
hài lòng; (3) đánh giá của học sinh - sinh viên: tìm được việc làm phù hợp với trình
độ và ngành nghề được đào tạo, khả năng phát triển nghề trong tương lai. Quan điểm
này được thể hiện ở hình 1.1 sau đây:
Hình 1: Quá trình đào tạo

Khách hàng Đầu Quá trình Đầu ra Khách hàng


dạy học „, "7T *
vào (Sự thỏa
• Sản phâm
(Các yêu cầu) mãn)
Như vậy, Chất lượng đào tạo là sự đáp ứng nhu cầu của thị trường, của
khách hàng, được đảm bảo bằng chất lượng quá trình tổ chức đào tạo từ đầu vào,
đến quá trình dạy học và đầu ra - sản phẩm đào tạo.
Chất lượng đào tạo là “mức độ mà sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà trường đáp
ứng mong đợi của khách hàng”, chuyển chất lượng đào tạo do nhà trường đặt ra
thành một sản phẩm do người sử dụng đánh giá. Do đó, đánh giá chất lượng đào tạo
không chỉ thông qua các chỉ số về đầu ra, mà cần phải đánh giá cả các chỉ số đầu vào
và các chỉ số về quá trình.
1.1.1.2 Chất lượng đào tạo nghề
- Nghề. Là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử rất phổ biến gắn chặt với sự
phân công lao động, với tiến bộ khoa học kĩ thuật và văn minh nhân loại. Có nhiều
định nghĩa và khái niệm về nghề:
Theo từ điển tiếng Bách khoa Việt Nam: “Nghề là công việc chuyên làm theo
sự phân công lao động của xã hội” [4, tr.702].
Khái niệm nghề luôn gắn liền với kiến thức, kĩ năng của nghề. Những kiến
thức và kĩ năng là kết quả của quá trình đào tạo chuyên môn và tích lũy kinh
nghiệm.
Mặc dù khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, song chúng
ta có thể nhận thấy một số nét đặc trưng nhất định sau:
-I- Đó là hoạt động lao động của con người được lặp đi lặp lại.
4- Là sự phân công lao động phù hợp với yêu cầu xã hội.
-I- Là phương tiện để sinh sống.
-I- Là lao động kĩ năng, kĩ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi trong
xã hội đòi hỏi phải có một quá trình đào tạo nhất định.
- Đào tạo nghề: Là các hoạt động nhằm cung cấp kiến thức, kĩ năng và thái
độ cần thiết để làm việc có năng suất và hiệu quả trong phạm vi một nghề hoặc
nhóm nghề. Đào tạo nghề tồn tại dưới nhiều hình thức: đào tạo ban đầu, đào tạo lại,
đào tạo nâng cao, cập nhật và đào tạo liên quan đến công việc chuyên môn hóa.
- Chất lượng đào tạo nghề. Là một phạm trù động, đa nghĩa, phản ảnh các
mặt của hoạt động đào tạo nghề, do đó khó có thể tổng hợp thành một định nghĩa
duy nhất.
Theo Từ điển Giáo dục học: “Chất lượng đào tạo nghề là kết quả của quá
trình đào tạo nghề được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và
giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục
tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể” [3, tr.19].
Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo nghề của một các nhân cụ thể được hiểu là:
Có sức khỏe tốt, năng lực hoạt động hiệu quả và biết quan hệ ứng xử xã hội đúng
đắn.
Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, quan niệm về
chất lượng đào tạo nghề không chỉ căn cứ vào kết quả của quá trình đào tạo trong
nhà trường mà còn phải tính đến sự phù hợp và khả năng thích ứng sinh viên với thị
trường lao động. Quá trình thích ứng với thị trường lao động không chỉ phụ thuộc
vào chất lượng đào tạo mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác của thị trường lao
động như: quan hệ cung - cầu, giá cả sức lao động, chính sách sử dụng và bố trí việc
làm của nhà nước và người sử dụng

Hình 1.2: Quan điểm về chất lượng đào tạo nghề


Với quan điểm tiếp cận thị trường nêu trên, Chất lượng đào tạo nghề có các đặc
trưng sau:
4- Chất lượng đào tạo nghề có tính tương đối: Khi đánh giá chất lượng đào tạo
nghề phải đối chiếu, so sánh với chuẩn chất lượng của nghề.
4- Chất lượng đào tạo nghề có tính giai đoạn: chất lượng đào tạo nghề phải
không ngừng được nâng cao để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong
quá trình phát triển của sản xuất và phát triển của khoa học công nghệ.
4- Chất lượng đào tạo nghề có tính đa cấp: Phải đào tạo với một hệ chuẩn có
nhiều cấp độ khác nhau: chuẩn quốc tế, chuẩn quốc gia, chuẩn địa phương để
đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Quan niệm đúng về chất lượng đào tạo nghề là yếu tố quan trọng trong công
tác thiết kế nội dung đào tạo cũng như tổ chức quá trình đào tạo, cung ứng nhân lực
theo các cấp độ phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động cũng như yêu cầu hội
nhập quốc tế. Về nguyên tắc, cho dù các trường nghề hoạt động với mục tiêu nào thì
cũng luôn phải đảm bảo chất lượng chất lượng đào tạo, sản phẩm của quá trình đào
tạo có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu của “khách hàng.
- Nâng cao chất lượng đào tạo. Là quá trình cải tiến các yếu tố ảnh hưởng
cũng như các khâu trong quá trình đào tạo nhằm thu được hiệu quả giáo dục và đào
tạo cao nhất. Nâng cao chất lượng đào tạo yêu cầu cải tiến liên tục ở mọi khâu, mọi
công đoạn, trong suốt quá trình đào tạo, liên quan tới người dạy, người học, cán bộ
quản lí, nhân viên phục vụ, điều kiện cơ sở vật chất...
Để nâng cao chất lượng đào tạo trường cao đẳng nghề cần phải đảm bảo các
điều kiện sau đây:
-I- Đội ngũ giáo viên đủ khả năng chuyên môn và kinh nghiệm giảng
dạy.
-I- Trang bị máy móc, thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập, các
phòng thí nghiệm, xưởng. Nhà trường cần tổ chức các xưởng sản xuất
vừa phục vụ cho công tác giảng dạy vừa trực tiếp sản xuất tạo nguồn
thu cho nhà trường. Nếu không có điều kiện tổ chức xưởng sản xuất
thì nên đặt gần các doanh nghiệp lớn của ngành, tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình dạy và học. Các tài liệu và sách giáo khoa phải được
biên soạn thống nhất cho các nghề, các trường.
- Khách hàng và nhu cầu khách hàng trong đào tạo nghề. Trong đào tạo
nhân lực có thể phân loại khách hàng như sau:
ị- Người học và cha mẹ học sinh là khách hàng bên ngoài thứ nhất. Bản thân
người học có nhu cầu học để nâng cao trình độ, học để tìm việc làm, nâng cao
thu nhập, học để tự tạo việc làm cho mình và cho cả người khác, học tiếp tục
để thỏa mãn sự phát triển của bản thân hoặc để làm rạng rỡ cho gia đình, thôn
xóm, họ tộc, làng nước.... ị- Các chủ doanh nghiệp là khách hàng bên ngoài
thứ hai: Doanh nghiệp thuê lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp có thể tuyển lao động trực tiếp tại cơ sở đào tạo, tại doanh
nghiệp, hội chợ việc làm, tại trung tâm cung ứng lao đ ộ n g . . Để có thể lựa
chọn lao động phù hợp với nhu cầu của mình, các doanh nghiệp phải thật sự
coi mình là khách hàng: đặt mua sản phẩm theo nhu cầu - đầu tư, trả kinh phí
cho việc mua sản phẩm - tiếp nhận sản phẩm.
4- Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương là khách hàng bên ngoài thứ ba.
Phát triển nguồn nhân lực cho những ngành nghề trọng điểm phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong từng giai đoạn cũng như các
ngành nghề đặc biệt, đảm bảo cho sự phát triển của quốc gia. Nhu cầu đào
tạo này có số lượng lớn, có căn cứ và là cơ sở để các cơ sở dạy nghề dự
đoán nhu cầu đào tạo hàng năm.
4- Giáo viên và cán bộ công nhân viên được coi là khách hàng bên trong:
Trong nền kinh tế thị trường, các trường nghề cần có chính sách để thu hút
đội ngũ giảng viên, cán bộ công nhân viên có chất lượng đảm bảo cho quá
trình dạy và học. Trong quá trình đào tạo cần xác định nhu cầu chung và các
nhu cầu đặc thù của từng loại khách hàng để thiết kế và tổ chức quá trình
đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
- Sự phù hợp giữa chất lượng với mục tiêu và nhu cầu đào tạo nghề
Nhu cầu của xã hội là hiện thực khách quan, còn mục tiêu đào tạo là do con
người đặt ra nên mang tính chủ quan, vì vậy luôn có sự khác biệt giữa nhu cầu và
mục tiêu. Trong quá trình đào tạo cần rút ngắn khoảng cách giữa mục tiêu đào tạo và
nhu cầu đào tạo. Do nhu cầu ngày càng nâng cao, trong khi mục tiêu thường tồn tại
trong một thời gian dài nên khó phản ánh kịp thời nhu cầu của người sử dụng. Do
đó, nếu mục tiêu được coi là nhân tố trung gian thì nhu cầu khách hàng là yếu tố
quyết định ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
1.1.2 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của trường cao đẳng nghề
Khi nói đến chất lượng hay đánh giá chất lượng cần đề cập đến chuẩn chất
lượng. Quan niệm “chất lượng tương đối” nhấn mạnh đến khả năng đáp ứng nhu cầu
của khách hàng. Chính sự đa dạng và phong phú của nhu cầu nên chất lượng đào tạo
nghề cần có nhiều cấp độ khác phụ thuộc năng lực của các trường nghề (mang tính
chủ quan bên trong) và đáp ứng các tiêu chuẩn nghề, nhu cầu sử dụng khác nhau
(mang tính khách quan bên ngoài), các tiêu chuẩn này chính là chuẩn chất lượng
trong đạo tạo nghề.
Để có thể lượng hóa chất lượng đào tạo, cần có các công cụ nhận diện, bao
gồm các chỉ số gắn với dữ liệu định lượng và định tính, gọi là các tiêu chí (lượng hóa
các tiêu chuẩn liên quan đến đầu vào - quá trình đào tạo - đầu ra). Tiêu chí ở mỗi
tiêu chuẩn có thể khác nhau ở các trường cao đẳng nghề. Thông thường, các văn bản
hướng dẫn kiểm định chất lượng đều có cụ thể hóa các tiêu chuẩn để đánh giá cho
từng tiêu chí, các trường cao đẳng nghề có thể tham khảo để xây dựng các chuẩn
mực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của mình.
Chất lượng đào tạo ở nghề thường được đánh giá dưới 2 góc độ: Thứ nhất,
góc độ của cơ sở dạy nghề: Đạt được những tiêu chuẩn hoặc mục tiêu mà trường cao
đằng nghề đặt ra (Chất lượng bên trong); Thứ hai, thỏa mãn tốt nhất những yêu cầu
của thị trường lao động (Chất lượng bên ngoài).
Chất lượng đào tạo nghề thường do các giảng viên đánh giá theo kết quả đạt
được của sinh viên so với các chuẩn đã qui định trong chương trình đào tạo. Phương
pháp này gọi là phương pháp “đánh giá trong” hay là tự đánh giá. Tuy nhiên phương
pháp này mang tính chủ quan của từng giảng viên, vì thế cần thiết phải có phương
pháp đánh giá khách quan “đánh giá ngoài” do người sử dụng lao động đánh giá.
Các đối tượng tham gia đánh giá bao gồm: từ học viên đang học, học viên tốt
nghiệp; giáo viên, cán bộ quản lý; Cán bộ doanh nghiệp và cán bộ địa phương.
1.2 Hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của trường CĐN
Các tiêu chí đánh giá hệ thống chất lượng đào tạo và các qui trình cần thiết
để nâng cao chất lượng đào tạo gồm 4 nhóm: Các tiêu chí đánh giá chất lượng đầu
ra; Các tiêu chí đánh giá chất lượng đầu vào; Các tiêu chí đánh giá chất lượng quá
trình đào tạo; Các tiêu chí đánh giá các qui trình cần thiết để quản lí hệ thống chất
lượng đào tạo.
1.2.1 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đầu ra:
Năng lực của sinh viên tốt nghiệp: Được đánh giá thông qua kiến thức, kĩ
năng thực hành nghề cơ bản và thái độ nghề nghiệp đạt trình độ theo mục tiêu đào
tạo hoặc chuẩn đầu ra của trường cao đẳng nghề; Khả năng ứng dụng kiến thức, kĩ
năng nghề đã học để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; Khả năng
tự lập của sinh viên sau khi tốt nghiệp và có thể học lên trình độ đào tạo cao hơn.
Hiệu quả đào tạo của trường cao đẳng nghề: Đối với khách hàng bên ngoài
được đánh giá thông qua việc đáp ứng nhu cầu học nghề và khả năng giải quyết việc
làm cho sinh viên sau tốt nghiệp; việc góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp và địa phương. Đối với
khách hàng bên trong được đánh giá thông qua chế độ đãi ngộ, nâng cao thu nhập,
trình độ chuyên môn nhằm thu hút ngày càng nhiều cán bộ quản lý và giảng viên vào
làm việc ở các trường cao đẳng nghề.
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đầu vào:
Mục tiêu và nhiệm vụ: Được xác định rõ ràng, cụ thể, được cấp có thẩm
quyền phê duyệt và công bố công khai; Định hướng đáp ứng nhu cầu nhân lực của
thị trường lao động, được điều chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng dạy nghề, phù
hợp với điều kiện thực tế yêu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và địa phương.
Chương trình, giáo trình: Có đủ chương trình dạy nghề đang đào tạo; từng
chương trình dạy nghề có mục tiêu rõ ràng, qui định cụ thể chuẩn kiến thức, kĩ năng,
cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả học
tập; Được xây dựng, điều chỉnh phù hợp có sự tham gia của giảng viên và cán bộ kĩ
thuật từ các doanh nghiệp.
Đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên: cán bộ quản lý đạt chuẩn chức danh,
đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu nghề đào tạo và đạt chuẩn
theo qui định đáp ứng yêu cầu giảng dạy; Có kế hoạch, chính sách khuyến khích cán
bộ quản lý và giảng viên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn sư phạm
và kĩ năng nghề.
Thư viện: Có đủ chương trình, giáo trình; có sách báo, tạp chí phù hợp với
các nghề đào tạo và có các sách chuyên môn hoặc báo, tạp chí chuyên ngành cho tất
cả các nghề đào tạo và đào tạo lại.
Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học: Hệ thống phòng học, xưởng thực
hành và hạ tầng kỹ thuật đáp ứng các hoạt động dạy học, thực hành theo nghề, quy
mô đào tạo của trường cao đẳng nghề. Có đầy đủ nội qui, qui định về an toàn vệ sinh
lao động phòng chống cháy nổ, trang thiết bị được bố trí ngăn nắp hợp lí; Đảm bảo
chủng loại, số lượng thiết bị cho thực hành.
Quản lí tài chính: Có các nguồn tài chính ổn định; Có kế hoạch quản lí tài
chính đúng theo qui định của nhà nước, công khai, minh bạch; Đánh giá hiệu quả sử
dụng các nguồn tài chính; Chấp hành chế độ thanh, kiểm tra và kiểm toán tài chính.
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng quá trình đào tạo:
Tổ chức và quản lí: Trường cao đẳng nghề có hệ thống các văn bản qui định
về tổ chức, quản lí và được rà soát, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh; Có cơ cấu tổ chức
hợp lí, phù hợp với qui định của nhà nước cũng như các mục tiêu, nhiệm vụ phát
triển của nhà trường.
Hoạt động dạy học: Có kế hoạch đào tạo, giám sát chặt chẽ, bảo đảm thực
hiện kế hoạch đào tạo đúng tiến độ, có hiệu quả và tổ chức dạy nghề theo mục tiêu,
nội dung chương trình dạy nghề đã được phê duyệt; Có đủ hệ thống sổ sách, biểu
mẫu theo dõi kết quả học tập của người học được ghi chép và lưu trữ an toàn; Định
kì báo cáo đầy đủ cho cấp quản lí trực tiếp và các cơ quan quản lí nhà nước.
Các dịch vụ phục vụ người học: Đảm bảo mọi người học được thông tin đầy
đủ về nghề đào tạo, chương trình, kế hoạch đào tạo, quy chế tuyển sinh, quy chế thi,
kiểm tra, đánh giá, công nhận tốt nghiệp, các điều kiện ăn, ở, học tập và các nội quy,
quy định của trung tâm; Thông tin về nghề nghiệp, thị trường lao động và việc làm
và trợ giúp tìm việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá các qui trình cần thiết để quản lí hệ thống chất lượng
đào tạo:
Xây dựng các tiêu chí đánh giá cho các bước của qui trình: Việc xây dựng
các tiêu chí cho các tiêu chuẩn liên quan đến đầu vào - quá trình - đầu ra là rất quan
trọng và bắt buộc. Các tiêu chuẩn và các tiêu chí này có thể đánh giá là tốt, nếu có tài
liệu lưu trữ kết quả và bằng chứng rõ ràng về việc nhà trường đã triển khai thực hiện
có hiệu quả từng tiêu chuẩn, tiêu chí đã xác định.
Vận hành và tự đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo: Để làm tốt
việc tự đánh giá, các trường cao đẳng nghề cần xây dựng qui định về tự đánh giá để
phát hiện và tìm ra các giải pháp khắc phục các sai sót trong quá trình vận hành hệ
thống đảm bảo chất lượng đào tạo. Đây chính là bước quan trọng nhằm duy trì và
từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, thông qua đó tạo được sự tin tưởng rằng sinh
viên tốt nghiệp có đủ kiến thức, kĩ năng và thái độ theo mục tiêu đã đặt ra và đáp
ứng được yêu cầu của thị trường lao động.
Để thực hiện những yêu cầu nêu trên, khi tự đánh giá hệ thống đảm bảo chất
lượng đào tạo, các trường cao đẳng nghề cần chú ý đến các nội dung sau:
4- Bố trí bộ phận chuyên trách công tác nâng cao chất lượng đào tạo;
4- Trách nhiệm của cán bộ quản lý và giảng viên trong việc duy trì và
củng cố chất lượng đào tạo;
4- Hiểu và thực hiện đúng các qui trình và thủ tục đã ban hành;
4- Kiểm tra, đánh giá công việc theo các tiêu chí đã ban hành;
-I- Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá công việc theo các tiêu chí và qui trình, thủ
tục đã ban hành.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường nghề
Theo Quy định được ban hành theo Công văn số 754/TCDN-KĐCL ngày 12
tháng 5 năm 2014 của Tổng cục dạy nghề về hệ thống chỉ số kiểm định chất lượng
trường Cao đẳng nghề, các tiêu chí đánh giá bao gồm: Mục tiêu và nhiệm vụ; tổ
chức và quản lý; hoạt động dạy và học; giáo viên và cán bộ quản lý; chương trình,
giáo trình; thư viện; cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học; quản lý tài chính; các
dịch vụ cho người học nghề.
Như vậy, chất lượng đào tạo nghề bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: Chất lượng
đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, người học nghề, đội ngũ
quản lý và chính sách quản lý, nguồn lực tài chính của nhà trường.
1.3.1 Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất bao gồm: hệ thống giảng đường, xưởng thực hành, phòng thí
nghiệm, các phương tiện hỗ trợ dạy và học, thư viện và nguồn tài liệu đáp ứng nhu
cầu người học.
Luật giáo dục nghề nghiệp (2014): “Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm
thiết bị đào tạo theo danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu và cơ sở vật chất theo quy
định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung
ương”. Để nâng cao chất lượng đào tạo, yếu tố cơ sở vật chất được xem là tiêu chuẩn
đầu tiên đánh giá. Phòng học, máy móc, trang thiết bị là những thứ không thể thiếu
trong quá trình đào tạo, nó giúp người học có điều kiện để thực hành có thể hoàn
thiện kĩ năng.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao
chất lượng dạy và học, đảm bảo chất lượng đào tạo của một trường. Để đảm bảo sau
khi tốt nghiệp, người học đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, đó là
tiếp cận ngay và làm chủ công nghệ sản xuất nơi công tác một cách có hiệu quả thì
cơ sở đào tạo nghề phải có cơ sở vật chất - trang thiết bị thực hành đầy đủ, đồng bộ,
hiện đại, phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, thậm chí, công nghệ phải đi
trước công nghệ của nền sản xuất. Trường đào tạo nghề phải có các phòng học bộ
môn phù hợp với từng ngành học, cấp học, phải có thư viện hiện đại, các trung tâm
thông tin nối mạng internet để hỗ trợ công tác nghiên cứu của giáo viên và tìm hiểu
cho người học. Hệ thống sách và tài liệu giáo khoa cho người học, sách tham khảo,
giáo trình, tạp chí chuyên ngành cho giáo viên cũng cần được trang bị đầy đủ.
Như vậy có thể thấy, trong đào tạo nghề nếu chương trình đào tạo được đánh
giá là tốt, đội ngũ giáo viên có chuyên môn kinh nghiệm mà hệ thống cơ sở vật chất
không đáp ứng được nhu cầu đào tạo sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả đào tạo
dẫn đến chất lượng đào tạo thấp. Mặt khác, để có được hệ thống cơ sở vật chất đáp
ứng tốt cho nhu cầu đào tạo thì nguồn tài chính hình thành nên nó cũng trở nên vô
cùng cần thiết và không thể thiếu trong đào tạo. Tài chính cho đào tạo nghề cũng là
một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo cho chất lượng đào tạo, tác động giản tiếp
tới chất lượng đào tạo nghề thông qua khả năng trang bị về cơ sở vật chất, phương
tiện thiết bị giảng dạy, khả năng đào tại, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên. Tài
chính đầu tư cho đào tạo nghề càng dồi dào thì càng có điều kiện đảm bảo chất
lượng cho đào tạo nghề.
1.3.2 Đội ngũ giảng viên
Chất lượng đào tạo là kết quả của tổng hòa nhiều yếu tố, trong đó đội ngũ
giáo viên giữ vai trò quan trọng. Trong mỗi chương trình đào tạo, chất lượng đội ngũ
giáo viên có ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Nhiều nghiên cứu cho
thấy rằng, chất lượng đào tạo phụ thuộc nhiều vào khả năng sư phạm, kiến thức và
trình độ chuyên môn mà giáo viên được đào tạo, kinh nghiệm thực tế và kinh
nghiệm giảng dạy mà giáo viên đã tích lũy.
Đội ngũ giảng viên là nhân tố được đề cập nhiều nhất trong các nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề. Theo Luật giáo dục dạy nghề (2014):
Giáo viên dạy nghề phải có tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, đủ sức khỏe, đạt trình
độ chuẩn về chuyên mộn nghiệp vụ. Giảng viên dạy nghề là người dạy lý thuyết, dạy
thực hành hoặc song song cả 2 hình thức trên trong các cơ sở dạy nghề. Do đó, năng
lực giáo viên dạy nghề ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều đến chất lượng đào tạo
nghề.
Đào tạo nghề có nét khác biệt so với các cấp học khác trong nền giáo dục, đó
là ngành nghề đào tạo rất đa dạng, người học có trình độ văn hóa rất khác nhau
(chưa có nghề, sơ cấp nghề, trung cấp nghề, Cao đẳng nghề, bồi dưỡng nâng bậc
thợ). Sự khác biệt này dẫn đến trình độ của đội ngũ giảng viên dạy nghề cũng rất đa
dạng. Giảng viên dạy nghề luôn phải đáp ứng cả hai điều kiện đó là số lượng và chất
lượng; có đủ số lượng để tận tình hướng dẫn, theo sát người học, có đủ chất lượng
thì mới có thể giảng dạy và truyền đạt cho người học một cách có hiệu quả.
Trên thực tế cũng cho thấy giáo viên đóng vai trò quyết định trong việc đảm
bảo chất lượng đào tạo. Thầy cô là người gợi mở, khuyến khích sự đam mê sang tạo
nghề nghiệp, là người luôn tích cực hỗ trợ cho người học trong quá trình hình thành
nhân cách và tác phong công nghiệp. Trong các buổi thực hành, thầy là người huấn
luyện viên tận tụy, mẫu mực và bao dung. Vai trò của người giáo viên dạy nghề là
trang bị kiến thực, hướng dẫn kỹ năng, tạo lập nhân cách cho người học. Người giáo
viên dạy nghề trước hết phải yêu nghề, có trình độ chuyên môn, tay nghề giỏi, có tài
năng sư phạm và sử dụng thành thạo các phương tiện hỗ trợ dạy học.
Từ các quan điểm trên và sự phân tích trên đây cho thấy, tiêu chuân để đánh
giá một giáo viên dạy nghề cần có phải là: Kiến thức tốt, kỹ năng giảng dạy và
truyền đạt tốt, muốn có được điền này lại cần có kinh nghiệm thực tế.
Bên cạnh đó, người giáo viên dạy nghề phải là người hòa nhã, thân thiện, biết cách
lắng nghe, chia sẻ với người học. Một điều không thể thiếu đối với người làm công
tác sư phạm đó là phẩm chất đạo đức hay còn gọi là sự tâm huyết đối với nghề.
1.3.3 Chương trình đào tạo
Là một trong những điểm khởi đầu cho đào tạo, không có chương trình đào
tạo thì hoạt động đào tạo không thể thực hiện. Việc thiết kế chương trình đào tạo liên
quan đến việc xây dựng kết cấu và nội dung đào tạo sẽ định hướng cho kết quả đầu
ra của chương trình đào tạo. Sự gắn kết này chính là nền tảng của chất lượng đào tạo
bởi nó định hướng tới lợi ích và nhu cầu người học.
Trong lĩnh vực dạy nghề, chương trình đào tạo là chuẩn mực để đánh giá chất
lượng đào tạo. Chương trình đào tạo gắn với nghề đào tạo, không có chương trình
chung cho các nghề mà mỗi loại nghề có chương trình riêng. Do vậy, một cơ sở dạy
nghề có thể có nhiều chương trình đào tạo nghề nếu cơ sở đó đào tạo nhiều nghề.
Điều này đòi hỏi việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng về chương trình đào tạo nghề
xét ở mức độ có hay không có không thể chỉ căn cứ vào cơ sở đào tạo nghề mà phải
căn cứ vào nghề mà cơ sở đó đào tạo.
Như vậy, chương trình đào tạo cần phải đúng, đủ, sát thực tế, đáp ứng nhu
cầu về chất lượng của thị trường lao động là kiến thức và tay nghề chứ không chỉ
đơn thuẩn về số lượng các môn học cũng như số tiết của từng môn học.
1.3.4 Các yếu tố khác
Người học nghề: Người học nghề vừa là đối tượng vừa là mục tiêu vừa là
một trong những chủ thể của quá trình đào tạo nghề. Cho dù cơ sở vật chất tốt, trình
độ đội ngũ giáo viên cao, nhưng khả năng ý thức, thái độ của người học nghề không
cao thì nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.
Môi trường học tập: là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và
học, tác động trực tiếp tới tinh thần và tâm lý người học. Khi môi trường học tập tốt,
thân thiện, cởi mở, nơi đào tạo nghề thể hiện đúng trách nhiệm, người học có ý thức
thì chất lượng đào tạo sẽ đạt được hiệu quả và ngước lại, nếu nhà trường không tạo
điều kiện tốt thì sẽ khiến người học nản lòng, không khí học tập nặng nề tạo ra áp
lực tâm lý dẫn đến sự nhìn nhận không khách quan về đào tạo và hiệu quả đào tạo
thấp. Điều này càng trở nên quan trọng và thiết thực khi đó là môi trường giáo dục
nghề.
Chất lượng dich vụ hỗ trợ: Dịch vụ hỗ trợ là một trong những nhân tố làm
tăng sự thỏa mãn, sự cảm nhận của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ đó.
Chất lượng dịch vụ hỗ trợ trong hoạt động đào tạo nghề chủ yếu dựa vào thái độ
phục vụ của đội ngũ nhân viên trong các phòng, ban, khoa, bộ phận, sự quan tâm của
Nhà trường định hướng nghề nghiệp, dịch vụ sinh hoạt. Sự phục vụ thân thiện
chuyên nghiệp sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề bao
gồm: các điều kiện môi trường của hệ thống đào tạo nghề với một số yếu tố cơ bản:
Hội nhập kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thể
chế chính trị, sự phát triển của Kinh tế - Xã hội, cơ chế - chính sách, quy mô - cơ cấu
lao động, nhận thức xã hội về đào tạo nghề.
1.4 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng nghề
Kinh nghiệm của Trường Cao đẳng nghề Lilama2:
Trường Cao đẳng nghề Lilama2 thuộc Bộ Xây dựng đào tạo công nhân kỹ
thuật bậc cao cho ngành xây dựng và các ngành công nghiệp. Chất lượng học sinh
sinh viên do nhà trường đào tạo đều được các doanh nghiệp sử dụng đánh giá cao, tỷ
lệ có việc làm luôn đạt trên 80%. Riêng học sinh nghề hàn nâng cao, hàn ống, hàn
6G và nghề điện công nghiệp, 100% học sinh có việc làm sau khi ra trường.
Nhà trường đã đổi mới toàn diện các chương trình đào tạo các nghề: Chế tạo
cơ khí, hàn, lắp máy, kỹ thuật lắp ống công nghệ, kỹ thuật lắp đặt điện công nghiệp
và điều khiển...bằng cách cập nhật các tiêu chuẩn quốc tế, các công nghệ mới đang
áp dụng trong công nghiệp và giáo trình đào tạo để phù hợp với yêu cầu cầu phát
triển của doanh nghiệp.
Thực hiện mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước hội
nhập vào công tác đào tạo nghề quốc tế. Trường cao đẳng nghề Lilama2 đã gia nhập
vào Hội đồng nghề Anh Quốc - City & Guilds và là thành viên của Hiệp Hội Hàn
Hoa Kỳ (AWS) Trung tâm đào tạo đánh giá cấp chứng chỉ thợ hàn quốc tế ATF
AWS; hợp tác với các trường cao đẳng nghề uy tín trên thế giới như Trường cao
đẳng The City of Sunderland Anh Quốc, Học viện đào tạo nghề GMI Malaysia. Nhà
trường đã đúc kết các mô hình đào tạo nghề tiên tiến trên thế giới, hình thành mô
hình đào tạo nghề theo chuẩn quốc tế là: “ Mô hình 5 trụ cột trong đào tạo nghề:
Chương trình, giáo trình - Trang thiết bị, CSVC - Đội ngũ giáo viên - Lãnh đạo -
Môi trường đào tạo” . Qua đó, nhà trường xác định đầu tư xây dựng các chương
trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng yêu cầu thực tế công nghiệp là nền
tảng, đầu tư trang thiết bị giảng dạy , thực hành có công nghệ tiên tiến, phù hợp với
mô hình đào tạo chất lượng cao của thế giới là quan trọng. Nhà trường đã xây dựng
chương trình sư phạm quốc tế theo phương pháp “lấy người học làm trung tâm” để
đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên nhà trường.
Trường Cao đẳng nghề Lilama2 sẽ tập trung phát triển hệ thống hạ tầng kỹ
thuật, tập trung đầu tư trang thiết bị giảng dạy, đào tạo; đào tạo và nâng cấp đội ngũ
giáo viên, tiếp tục cập nhật công nghệ để bổ sung vào giáo trình, giáo án theo tiêu
chuẩn quốc tế, tiếp tục phát triển và nhân rộng chương trình thí điểm tiếp cận trình
độ sư phạm nghề quốc tế trong cả nước, nhân rộng và nâng cao đào tạo theo chương
trình City & Guilds, Diploma đối với nghề điện và cơ khí, tiếp túc phát triển du học
tại chỗ thông qua hợp tác với Trường Cao đẳng City of Sunderland và City &
Guilds, Trường Keid Kerr với số lượng tuyển sinh lớn hơn và phát triển thêm nghề
đào tạo; hợp tác với ĐH Bách khoa Hà Nội để đào tạo thạc sĩ kỹ thuật và một số đại
học lớn trong nước về liên thông cao đẳng lên đại học, phát triển trung tâm cấp
chứng chỉ quốc tế AWS, chuẩn bị nội dung và cơ sở vật chất để đào tạo nhân lực cho
một số dự án lớn của nước ngoài.
Nhà trường cũng sẽ tổ chức quản lý theo tiêu chuẩn ISO trong đào tạo, phấn
đấu trở thành trung tâm đánh giá nghề phía Nam của Bộ LĐ-TBXH về các nghề chế
tạo cơ khí, hàn, kỹ thuật lắp đặt ống công nghệ, kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển.
Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các Tập đoàn Công Nghiệp Xây dựng Việt Nam, Tập
đoàn Điện lực Việt Nam, các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài như Công ty chế tạo
Tháp gió - CS Wind Tower - Hàn Quốc, King’sgrating Đài Loan, Cty NipNippon
Steel Nhật, Saigon Shipyard - Singapore, cảng quốc tế SSIT Mỹ ... trong việc tạo
việc làm và thực tập cho sinh viên, nhận chuyển giao công nghệ và XKLĐ. Nhà
trường sẽ nỗ lực và phấn đấu sớm triển khai thí điểm chương trình đào tạo kỹ sư
thực hành (Applied Engineer), tiến đến xây dựng trường đại học công nghệ thực
hành đầu tiên của cả nước theo mô hình của Châu Âu.
Kinh nghiệm của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Kinh tế Hà Nội
(Hacotab):
Trường Cao đẳng Nghề Công nghệ và Kinh tế Hà Nội (Hacotab) được xem là
trường có mô hình tiêu biểu nhất cho đào tạo đa ngành nghề. Tiên phong trong chất
lượng đào tạo ở hai lĩnh vực then chốt là công nghệ và kinh tế, Hacotab mong muốn
xây dựng một chương trình chuẩn đem lại lợi ích thiết thực cho người theo học. Các
sinh viên ở đây sau khi ra trường sẽ hội tụ đầy đủ những kỹ năng cần thiết đồng thời
sẽ có những kinh nghiệm thực tiễn tại các doanh nghiệp thông qua các cơ hội thực
tập ngay từ năm thứ nhất. Bên cạnh đó, yếu tố ngoại ngữ cũng sẽ là một thế mạnh.
Với tiêu chí đào tạo nguồn lao động bậc trung chất lượng cao, Hacotab cam kết cho
ra đời những người thợ có đủ trình độ, tay nghề và hoàn toàn có thể thích ứng được
với môi trường làm việc quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
Một thực trạng chung trong vấn đề đào tạo không chỉ ở các trường nghề mà
ngay chính tại các cơ sở đào tạo đại học chính quy ở nước ta đó là lý thuyết không đi
đôi với thực tiễn, trường học còn xa rời doanh nghiệp. Đó chính là nguyên nhân dẫn
đến số lượng sinh viên sau khi ra trường không tìm được việc làm hoặc việc làm
không phù hợp ngày càng gia tăng. Đối với các trường nghề, “học không đi đôi với
hành” tất yếu dẫn đến những tầng lớp thợ thuyền trình độ yếu kém không đáp ứng
được nhu cầu của các doanh nghiệp. Chính vì thế giải pháp tại Hacotab là sự hợp tác
chặt chẽ giữa trường học và doanh nghiệp. Có thể nói, mô hình đào tạo ở Hacotab là
sự kế thừa của mô hình đào tạo nghề tiên tiến tại các quốc gia lớn như Pháp, Na Uy,
Đức... - mô hình đào tạo “trường học trong doanh nghiệp”.
Do có sự tương tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, sinh viên khi theo học
sẽ có điều kiện tham gia thực tập ngay từ những năm thứ nhất. Quá trình đào tạo
kiến thức chuyên môn được chia làm ba phần. Phần một do các giáo viên có trình độ
chuyên môn cao đứng ra giảng dạy, phần hai do các chuyên gia đến từ doanh nghiệp
đứng lớp. Và sau cùng, sinh viên được đào tạo thực tế ngay tại doanh nghiệp thông
qua các đợt thực tập kéo dài trong cả ba năm học. Sinh viên sẽ được hưởng lương
trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp.
Cũng giống như đào tạo đa ngành, mô hình đào tạo liên kết được xem là xu
thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Nếu như trước kia, đào tạo liên kết
vốn bị xem nhẹ và không được quan tâm đúng mức thì hiện nay, các chương trình
liên kết ngày càng gặt hái được những thành công đáng kể trong vấn đề đào tạo
nguồn nhân lực quốc gia. Với Hacotab, đào tạo liên kết cũng chính là cơ hội rộng
lớn cho sinh viên của trường có thể tiếp cận được với những nền giáo dục tiên tiến
trên thế giới.
Hiện tại, Hacotab đang gia tăng việc ký kết với các trường đào tạo nổi tiếng
trên thế giới như Stamford Colleges của Singapore,... để thực hiện mục tiêu quốc tế
hóa môi trường. Các đối tác của trường đều là những đối tác có uy tín và kinh
nghiệm trong vấn đề đào tạo.
Các sinh viên khi theo học tại Hacotab hoàn toàn có cơ hội để chuyển tiếp lên
các chương trình đào tạo Đại học và sau đại học của các trường đối tác đồng thời
tham gia các chương trình thực tập hưởng lương tại nước ngoài.
Như vậy có thể nói mô hình đào tạo tại Hacotab chính là lời giải đáp cho câu
hỏi về mô hình đào tạo nghề tại Việt Nam hiện nay. Biết bao lời cam kết đào tạo,
biết bao lần sửa đổi thế nhưng dường như chất lượng đào tạo vẫn là vấn đề còn nhiều
tranh cãi. Với những gì Hacotab đang quyết tâm theo đuổi, chúng ta hoàn toàn có thể
hi vọng vào một sự thay da đổi thịt cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
Học sinh sinh viên học nghề có xuất phát điểm thấp (từ trung học cơ sở)
trong khi trường nghề phải chịu áp lực cao đối với việc phát triển nguồn nhân lực có
tay nghề cao.
Yêu cầu của quá trình CNH-HĐH và hội nhập với nền kinh tế thế giới đòi hỏi
trường nghề liên tục phải cập nhật đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo, đầu
tư trang thiết bị thực hành tiên tiến .
Độ tuổi của HSSV bắt đầu học nghề rất trẻ (từ 16) tạo thuận lợi cho quá trình
học tập và đào tạo, tiếp thu kiến thức một cách năng động sáng tạo.
Nhà trường cần có những chuyển biến tích cực, đào tạo theo nhu cầu của thị
trường lao động; doanh nghiệp; cụ thể:
1. Tăng cường hình thức hợp tác, liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp
trong đào tạo nghề. Hoạt động gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp
là hình thức hoạt động có hiệu quả, đưa lại lợi ích thiết thực cho cả hai
bên. Đối với nhà trường có tính chuyên nghiệp theo hướng chuẩn hoá.
Đối với doanh nghiệp có được lực lượng lao động có tay nghề phù hợp
với yêu cầu sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí đào tạo.
2. Gắn phát triển dạy nghề với chiến lược phát triển các khu công nghiệp,
các lĩnh vực công nghiệp và các tập đoàn kinh tế. Tích cực đa dạng hóa
ngành nghề đào tạo phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.
3. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, trang thiết bị; nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên.
Kết luận chương 1

Chất lượng đào tạo nghề được khẳng định là yếu tố đảm bảo cho sự phát
triển và cạnh tranh trong xu thế hội nhập của hệ thống đào tạo nghề hiện nay.
Kết quả đào tạo nghề đòi hỏi không chỉ phù hợp với mục tiêu đào tạo
(đạt chất lượng bên trong) mà cần phải cần phải phù hợp với nhu cầu sử dụng
lao động của các doanh nghiệp (đạt chất lượng bên ngoài). Do đó, đối tượng
đánh giá chất lượng đào tạo của trường cao đẳng nghề bao gồm: (1)giảng viên,
(2)cán bộ quản lý của trường, (3)các cán bộ quản lý doanh nghiệp và (4)các học
viên đang học; (5)các học viên đã tốt nghiệp.
Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo bao gồm: (1)tiêu chí đánh giá
chất lượng đầu ra: năng lực của sinh viên, hiệu quả đào tạo; (2)tiêu chí đánh giá
chất lượng đầu vào: mục tiêu và nhiệm vụ của trường; chương trình, giáo trình;
đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên; thư viện; cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng
dạy học; quản lí tài chính; (3)Các tiêu chí đánh giá chất lượng quá trình đào tạo:
Tổ chức và quản lí; hoạt động dạy học; các dịch vụ phục vụ người học; (4) Các
tiêu chí đánh giá các qui trình cần thiết để quản lí hệ thống chất lượng đào tạo:
Xây dựng các quy trình và tiêu chí đánh giá cho các bước của qui trình; Vận
hành và tự đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HẢI PHÒNG

2.1 Khái quát chung về trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng.
2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển
Tên giao dịch: TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HẢI PHÒNG
Địa chỉ: Số 187 Đại lộ Tôn Đức Thắng, xã An Đồng, huyện An Dương, thành phố
Hải Phòng
Điện thoại: 031.3835986; Fax: 031.3700670;
Website: http://hivc.edu.vn; Email: cdncnhp@hivc.edu.vn
Trường Công nghiệp Hải Phòng được thành lập năm 1961, trực thuộc Sở
Công nghiệp Hải Phòng. Nhiệm vụ của nhà trường là bồi dưỡng và đào tạo công
nhân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý cho thành phố Hải Phòng và các tỉnh miền bắc,
có trụ sở tại phố Quang Trung (nay là phố trần Hưng Đạo), khu học tập và nhà nội
trú tại phố Ngô Quyền, (nay là phố Tô Hiệu).
Đầu năm 1964 sơ tán về thôn Hà Nhuận, xã An Hòa, huyện An Hải (nay là
huyện An Dương), thành phố Hải Phòng. Chuyển hướng đào tạo xã viên cơ khí nông
nghiệp.
Đầu năm 1966 tách ra thành hai trường:
-I- Trường Công nhân kỹ thuật, đóng tại Tứ Kỳ, Hải Dương, Đào
tạo Công nhân bậc 3/7 các nghề Điện, Nguội, rèn, gò, hàn, máy nổ.
-I- Trường Trung học Công nghiệp, thuộc bộ Công nghiệp, đóng tại
Kinh Môn, Hải Dương, năm 1969 chuyển về Hải An, Hải Phòng.
Đào tạo kỹ thuật viên trung cấp công nghiệp cho các tỉnh miền
Duyên hải, đào tạo giáo viên nghề cho Quảng Ninh.
Năm 1970 sát nhập hai trường trở lại, đổi tên thành trường Kỹ thuật Công
nghiệp, đóng tại huyện Hải An, thành phố Hải Phòng (Đại lộTôn Đức Thắng). Năm
1976 đổi tên thành trường Công nhân Cơ điện Hải Phòng
Năm 1994 sát nhập thêm hai trường Thủ công nghiệp Hải Phòng và trường
Kỹ thuật và nghiệp vụ Truyền thanh, truyền hình Hải Phòng vào trường Công nhân
Cơ điện Hải Phòng, đổi tên thành trường Kỹ thuật và nghiệp vụ Công nghiệp Hải
Phòng.
Năm 1996 đổi tên thành trường Đào tạo nghề Công nghiệp Hải Phòng. Năm
1998 đổi tên thành trường Trung học Công nghiệp Hải Phòng
Năm 2007 được nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải
Phòng.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức.
Công tác quản lý của trường thực hiện theo chế độ thủ trưởng và dựa vào qui
chế dân chủ cơ sở, đảm bảo quyền tự chủ và chịu trách nhiệm của các khoa chuyên
môn, các phòng chức năng trong trường.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của trường CĐN Công nghiệp Hải Phòng
(Nguồn: Phòng Tổ chức - hành chính)
Chức năng nhiệm vụ của các khoa, phòng ban.
Phòng Đào tao .
- Tham mưu giúp Hiệu trưởng quản lý việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ dạy nghề; tổ chức, triển khai
thực hiện công tác đào tạo, bao gồm kế hoạch, chương trình, học liệu, tổ chức giảng dạy và chất lượng giảng dạy
theo quy chế đào tạo của cấp trên và quy định của Trường đã ban hành.
- Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch và kế hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng.

I________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ I
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động nghiệp vụ sư phạm trong Nhà trường.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quy chế đào tạo và cấp phát văn bằng chứng chỉ, công tác ATLĐ.
Phòng Tổ chức - hành chính:
- Tham mưu giúp việc cho Hiệu trưởng quản lý và tổ chức thực hiện công tác tổ chức hành chính, công
tác cán bộ, lao động tiền lương, công tác đầu tư XD, công tác bảo vệ tự vệ và công tác văn phòng.
- Giúp Hiệu trưởng tổ chức thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên
(CBCC) và HSSV.
Phòng công tác hoc sinh sinh viên:
- Tham mưu đề xuất giúp Hiệu trưởng trong công tác chỉ đạo, kiểm tra và thực hiện công tác giáo dục
chính trị tư tưởng, công tác quản lý giáo dục và rèn luyện Học sinh sinh viên (HSSV).
- Tham mưu giúp Hiệu trưởng xây dựng và tổ chức thực hiện các nội quy, quy định trong khu nội trú,
trong các hoạt động VHTDTT, vệ sinh môi trường, hoạt động phục vụ ăn ở của HSSV.
Phòng Kế toán .
Là phòng chức năng giúp Hiệu trưởng quản lý toàn bộ công tác tài chính kế toán của nhà trường, quản lý
theo dõi tài sản, quản lý các nguồn vốn.
Trung tâm Đào tao & Giới thiêu viêc làm:
- Tổ chức thực hiện công tác thực tập; các hoạt động dịch vụ việc làm và dạy nghề theo quy định của
pháp luật.
Liên hệ thực tập cho HSSV và tổ chức giới thiệu, tư vấn việc làm cho học sinh ra tốt nghiệp ra trường.
Tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến quan hệ lao động theo quy định của pháp luật
lao động.
Giới thiệu việc làm cho người lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao
động.
Thu thập, phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động, bao gồm: nhu cầu tuyển dụng lao động,
nhu cầu việc làm, tiêu chuẩn lao động, tiền lương, tiền công trên địa bàn hoạt động của vùng và cả nước.
Phối hợp tổ chức dạy nghề theo quy định pháp luật và dạy ngoại ngữ giao tiếp, giáo dục định hướng cho
lao động đi xuất khẩu lao động.
Phối hợp tham gia tổ chức hoạt động sàn giao dịch việc làm.
* Các khoa chuyên môn:
Xây dựng kế hoạch chương trình đào tạo giảng dạy trên cơ sở chương trình khung theo quy định các nghề
đào tạo của Khoa.
Xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề đào tạo thuộc Khoa.
Xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng đội ngũ của Khoa.
Giảng dạy lý thuyết chuyên môn và thực hành nghề các nghề thuộc Khoa và các môn học có liên quan khi
được phân công.
Trực tiếp quản lý toàn bộ CBVC, HSSV đang theo học các ngành nghề của Khoa trên cơ sở nội quy, quy
định của Nhà trường, Nhà nước và Pháp luật.
Quản lý toàn bộ hoạt động của Khoa theo phân cấp quản lý.
Thực hiện quá trình đào tạo, đào tạo kết hợp với sản xuất và sản xuất thực nghiệm, ứng dụng công nghệ
vào các hoạt động giáo dục đào tạo theo mục tiêu chương trình.
Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học trong phạm vi của Khoa. Tham gia giải quyết những vấn đề
về kinh tế và các hoạt động khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.
Tổ chức biên soạn đề cương, giáo trình các môn học của những ngành nghề mà Khoa phụ trách trên cơ sở
thẩm định của Hội đồng đào tạo.
Tổ chức kiểm tra theo dõi, đánh giá kết quả và quản lý chất lượng đào tạo giáo dục theo kế hoạch.
Tổ chức cho CBVC, HSSV tham gia các hoạt động xã hội theo định hướng chung của Nhà trường.
Tổ chức thực hiện toàn bộ chương trình bảo quản bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị trong phạm vi Khoa và
toàn trường nếu có phân công của Hiệu trưởng.
Chịu trách nhiệm về công tác đảm bảo an toàn lao động trong quá trình giảng dạy, học tập của CBGV và
HSSV; Công tác an toàn tài sản của đơn vị được giao quản lý.
2.1.3 Đội ngũ cán bộ, giáo viên, viên chức.
Đội ngũ cán bộ, viên chức, giáo viên là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, quyết định trong công
tác nâng cao chất lượng đào tạo. Nhà trường đã triển khai thực hiện công tác bồi dưỡng đội ngũ cả về lý luận
chính trị, chuyên môn nghiệp vụ đến nay đội ngũ cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định của tổng cục dạy nghề.
Việc tuyển dụng cán bộ giáo viên nhà trường đã thực hiện đảm bảo đúng quy định, đúng đối tượng trên cơ
sở nhu cầu của nhà trường và khả năng đáp ứng về năng lực, trình độ. Công tác quản lý, sử dụng cán bộ giáo viên
được nhà trường thực hiện theo đúng pháp lệnh cán bộ công chức, hàng năm có rà soát, đánh giá, phân loại, trên
cơ sở đó có kế hoạch luân chuyển, bồi dưỡng đội ngũ.
Hàng năm các giáo viên được đào tạo ngắn hạn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, xây dựng chương
trình, ngoại ngữ.... của các chương trình dự án đào tạo giáo viên dạy nghề của AFD, JICA tại Đại học Bách Khoa
Hà Nội, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam
Định.
Công tác bổ nhiệm CB, bố trí GV giảng dạy trên cơ sở nhu cầu từng năm học, từng thời điểm và được thực
hiện theo đúng quy trình đảm bảo việc bổ nhiệm CB và bố trí GV giảng dạy theo đúng năng lực, trình độ.
Hiện nay, nhà trường có 136 cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đó có 92 giáo viên cơ hữu, 16 giáo viên
kiêm chức.
Bảng 2.1: Danh sách cán bộ nhân viên của trường
STT Đơn vị Số lượng

1 Ban giám hiệu 3

2 Phòng tổ chức 12
3 Phòng giáo vụ 9
4 Phòng công tác HSSV 7
5 Phòng quản trị đời sống 10
6 Trung tâm dịch vụ 2
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
2.2 Thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng.
Để đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo của Nhà trường, đề tài sử dụng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định
chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành năm 2016.
2.2.1 Đánh giá chất lượng đầu ra:
2.2.1.1 Đánh giá chất lượng đầu ra:
Nhìn chung kết quả đào tạo thường xuyên của nhà trường duy trì ở mức ổn định. Tỷ lệ HSSV đạt mức khá,
giỏi cao (trung bình khoảng 30%), còn lại chủ yếu là mức trung bình (khoảng 65%). Bên cạnh đó, tỷ lệ học sinh
đạt loại yếu trong kỳ thi tốt nghiệp, rèn luyện cũng như kết quả học tập chung có xu hướng tăng, nhà trường cần
có các biện pháp kịp thời nhằm kiểm soát tình hình này.
r r

Bảng 2.2: Kết quả học tập - thi tot nghiệp - rèn luyện
Năm Năm Năm Năm
Nội dung xếp loại 2013 2014 2015 2016
% % % %
Khá, giỏi 31 31.2 29.1 28.3
Học tập Trung bình 65.3 65 57.3 56.2

Yếu 3.7 3.8 13.6 15.5


Xuất sắc, tốt
70.6 72.3 60.8 58.9

Khá 23 22 24.3 22.2


Rèn luyên
Trung bình 4.6 4.7 3.4 5.2

Yếu 1.5 1 11.5 13.7


Xuất sắc 0.2 0.4 0.3 0.2
Khá, giỏi 45.8 47 43.8 42.9
Thi tốt
TB khá 44.9 48 47.9 46.8
nghiệp
Trung bình 9.1 4.2 5.8 6.9

Yếu 0.4 3.2


0 2.2
( Nguồn phòng Đào tạo và phòng CTHSSV).
Tuy nhiên, kết quả này chủ yếu là do nhà trường tự đánh giá căn cứ vào các mục tiêu kiến thức đề ra trong
các kỳ thi. Khi HSSV tốt nghiệp hệ trung cấp sẽ tương đương thợ bậc 2, tốt nghiệp hệ cao đẳng tương đương thợ
bậc 3. Nhà trường chưa tổ chức thi tay nghề theo bậc thợ cho học sinh sinh viên. Do đó, mặc dù sinh viên có thể
đạt lực học giỏi nhưng khi tuyển dụng vẫn không đạt yêu cầu của của doanh nghiệp. Đây là một trong những hạn
chế của Nhà trường trong công tác đánh giá năng lực của học sinh thông qua các các kỳ thi viết mà không căn cứ
vào các kỳ thi tay nghề. Chính cách đánh giá này đã không khuyến khích được công tác thực hành nghề của sinh
viên, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo của nhà trường.
Để làm rõ vấn đề này, tác giả đã sử dụng cách tiếp cận theo hai phía (bên cung cấp - bên sử dụng). Phương
pháp này dùng để đánh giá CLĐTN từ phía cung cấp dịch vụ đào tạo bao gồm: Cán bộ địa phương (15 người),
Cán bộ quản lý của trường (31 người), giáo viên (85 người) và phía sử dụng dịch vụ đào tạo bao gồm: HSSV
đang học (123 người), HSSV đã tốt nghiệp (43 người) và cán bộ doanh nghiệp (35 người).
Các chỉ tiêu đánh giá đều được chia thành 4 mức:
- Mức 1: Rất phù hợp;
- Mức 2: Phù hợp;
- Mức 3: Chưa phù hợp;
- Mức 4: Không phù hợp;
Sau khi thu thập, tổng hợp, xử lí và phân tích các số liệu từ các bảng hỏi khảo sát, thu được kết quả như
sau:
r

Bảng 2.3: Năng lực học viên tốt nghiệp (Đơn vị tính: Tỉ lệ %)
Mức đánh giá
Đối tượng
Chỉ tiêu đánh giá Mức Mức Mức Mức
đánh giá
1 2 3 4
Cán bộ quản lí 6.5 45.2 41.9 6.5
Khả năng đáp ứng về kiến
Giáo viên 5.9 38.8 50.6 4.7
thức, kĩ năng nghề của SV
theo yêu cầu của DN Cán bộ DN 5.7 22.9 45.7 25.7

SV tốt nghiệp 4.7 30.2 48.8 16.3

Cán bộ quản lí 6.5 41.9 38.7 12.9


Khả năng đáp ứng về tính
Giáo viên 5.9 35.3 47.1 11.8
kỉ luật và tác phong của
SV theo yêu cầu của DN Cán bộ DN 5.7 22.9 37.1 34.3

SV tốt nghiệp 4.7 27.9 46.5 20.9

Cán bộ quản lí 6.5 38.7 35.5 19.4


Khả năng áp dụng được
kiến thức, kĩ năng của SV Giáo viên 4.7 32.9 43.5 18.8
để nâng năng suất lao Cán bộ DN 5.7 20.0 31.4 42.9
động và chất lượng sản
SV tốt nghiệp 2.3 25.6 41.9 30.2
phẩm
Cán bộ quản lí 6.5 41.9 38.7 12.9
Khả năng tự mở cơ sở sản Giáo viên 5.9 35.3 48.2 10.6
xuất kinh doanh dịch vụ
Cán bộ DN 5.7 20.0 45.7 28.6
của SV tốt nghiệp SV tốt nghiệp 2.3 27.9 46.5 23.3

Cán bộ quản lí 41.9 45.2 12.9 0.0


Khả năng học tiếp để nâng
Giáo viên 34.1 38.8 20.0 7.1
cao kiến thức, kĩ năng
nghề của SV tốt nghiệp Cán bộ DN 37.1 22.9 31.4 8.6
SV tốt nghiệp 34.9 30.2 32.6 2.3
> 9 r >

Nguồn: Tông hợp từ số liệu điêu tra


Từ bảng 2.3 cho thấy hầu hết CBQL, GV đánh giá SV tốt nghiệp có khả
năng áp dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để nâng cao được năng suất lao động
và chất lượng sản phẩm; nhiều CBQL, GV và cán bộ doanh nghiệp đánh giá SV tốt
nghiệp có khả năng học tiếp để nâng cao kiến thức, kĩ năng nghề.
Tuy nhiên, cũng có nhiều CBQL, GV và cán bộ địa phương đánh giá SV tốt
nghiệp ít có khả năng tự mở được cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Bảng 2.3 cho thấy chưa có sự đồng nhất trong đánh giá về kiến thức, kĩ
năng, tính kỉ luật và tác phong của SV tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của doanh
nghiệp, người sử dụng lao động.

Biểu đồ 2.1: Khả năng đáp ứng về kiến thức và kĩ năng nghề của sinh viên Từ
biểu đồ 2.1 cho thấy nhiều CBQL và GV cho rằng kiến thức, kĩ năng của SV đáp
ứng yêu cầu của doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Trong khi đó nhiều cán
bộ doanh nghiệp và sinh viên đã tốt nghiệp cho rằng hầu hết các sinh viên chưa đáp
ứng yêu cầu này.
Nguyên nhân của sự khác biệt trong đánh giá này là do chuẩn đầu ra của
trường và chuẩn đầu vào của doanh nghiệp chưa phù hợp. Nhà trường tự xây dựng
mục tiêu chương trình đào tạo, trên cơ sở đó đề ra chuẩn kiến thức và kĩ năng nghề.
Thực tế cho thấy trong quá trình đào tạo, nhà trường chỉ căn cứ vào các mục tiêu
kiến thức, kĩ năng, thái độ đã đề ra để đánh giá. Kết quả học tập của sinh viên luôn
đạt từ trung bình trở lên nên CBQL, GV cho rằng kiến thức, kĩ năng của SV đáp
ứng yêu cầu doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quan điểm của người sử dụng lao động
thì chất lượng sản phẩm đầu ra của nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu của công việc.

Biểu đồ 2.2: Mức độ đáp ứng về tính kỉ luật và tác phong của học viên Biểu đồ
2.2 cho thấy đa số CBQL và GV đều cho rằng tính kỉ luật và
tác phong của SV đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Trong khi đó nhiều SV tốt
nghiệp và cán bộ doanh nghiệp không đồng ý với đánh giá này.
Nguyên nhân của sự khác biệt này là do sự kì vọng của GV và CBQL về
sinh viên. Nhận xét này dựa trên sự quan sát trật tự của lớp học hoặc thông qua báo
cáo của bộ phận đào tạo. Tuy nhiên, trên thực tế, tính kỷ luật và tác phong công
nghiệp của sinh chưa đáp ứng được đòi hỏi của các công việc được giao.
Qua bảng 2.4 cho thấy đa số CBQL, GV và cán bộ địa phương đánh giá
công tác ĐTN của nhà trường đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động và
phát triển nhân lực ở địa phương.
Tuy nhiên, cũng có nhiều CBQL, GV và cán bộ doanh nghiệp đánh giá ĐTN
chưa thật sự đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân lực có chất lượng cho các doanh
nghiệp; CBQL và GV cũng đã công nhận rằng nhà trường chưa thật sự trở thành nơi
thu hút CBQL, GV vào làm việc.
2.2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đầu vào:
2.2.2.1 Mục tiêu và nhiệm vụ:
Trải qua 55 năm kinh nghiệm trong công tác quản lý, đào tạo nghề, Nhà
trường đã xác định các mục tiêu, nhiệm rõ ràng, theo từng giai đoạn phát triển, từng
năm học, được công bố bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin, tài liệu
giới thiệu về trường và trên website của trường với đầy đủ các quyết định thành lập
và có văn bản xác định mục tiêu. Mọi hoạt động của Nhà trường được thực hiện
thông qua Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, được phổ biến trong Hội nghị
cán bộ-công chức hằng năm.
Tuy nhiên, mục tiêu và nhiệm vụ của Nhà trường chưa được cập nhật thông
tin kịp thời trên website của trường. Nhà trường chưa có kế hoạch khảo sát, lấy ý
kiến, phân tích đánh giá kết hợp nhiều kênh thông tin làm cơ sở khoa học cho việc
điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ. Mục tiêu đào tạo chưa được cụ thể hóa thành chuẩn
đầu ra của các chương trình nghề đào tạo. Trong thời gian tới, nhà trường nên giao
trách nhiệm cho các phòng khoa, tổ bộ môn tham gia vào các hoạt động gắn kết, lựa
chọn doanh nghiệp đúng chuyên ngành cho học sinh thực tập, giới thiệu việc làm
cùng như lấy ý kiến phản hồi từ doanh nghiệp về mục tiêu và chương trình đào tạo,
tài liệu giảng dạy... Bên cạnh đó, nhà trường cần nghiên cứu bổ sung qui định về
chế độ cho giáo viên đi thực tế cùng với học sinh - sinh viên; qui định sự phối hợp
giữa nhà trường với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo thực hành của học sinh -
sinh viên tại doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận công nghệ
mới; nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời cung cấp thông tin tốt cho việc điều
chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ của nhà trường.
2.2.2.2 Chương trình đào tạo:
Hiện nay, nhà trường có tương đối đầy đủ chương trình các nghề đang đào
tạo và các chương trình này được công khai rộng rãi đến các SV. Các chương
trình đào tạo được chia thành 3 cấp độ: Sơ cấp nghề, TCN và CĐN cho 14 ngành
nghề khối công nghiệp phù hợp như: Nghề Hàn; Nghề cắt gọt; Nghề điện công
nghiệp; Kế toán doanh nghiệp; Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính; Quản trị cơ
sở dữ liệu; Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí; Công nghệ ô tô; Điện tử
công nghiệp; Quản lý kinh doanh điện; Quản trị mạng máy tính; Nguội sửa chữa
máy công cụ; Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, một số chương trình
đào tạo của các nghề đang dạy đã được cụ thể hóa thành các mô đun.
Tuy nhiên, nhà trường chưa làm tốt việc phối hợp với chuyên gia kĩ thuật
doanh nghiệp để xây dựng chương trình và công tác cập nhật, bổ sung, điều chỉnh
chương trình cho các nghề đào tạo chưa được quan tâm đúng mức. Chưa xây
dựng được các chuẩn đầu ra của trường, của ngành và của môn học.
Về số lượng giáo trình, tương đối ổn định qua các năm, số lượng đầu sách
khá phong phú.
r

Bảng 2.5: Sô lượng giáo trình

Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm Năm


2013 2014 2015 2016
Số đầu sách của trường Quyển 283 300 310 310
275 275 275 275
Trong đó đầu sách chuyên ngành Quyển
> 9

Nguồn: Phòng Hành chính - tổ chức.

Tuy nhiên, lượng giáo trình này tương đối cũ, xuất bản từ 3 - 7 năm về trước,
chưa được cập nhật thường xuyên, nhất là các tài liệu giảng dạy theo công nghệ tiên
tiến hiện nay. Trong thời gian tới, Nhà trường nên bổ sung những tài liệu giảng dạy
phù hợp với công nghệ hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường
2.2.2.3 Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên:
Thực hiện công tác bồi dưỡng đào tạo, xây dựng đội ngũ CBQL, đội ngũ GV
đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển của trường. Nhà trường đã xây dựng qui
hoạch GV, CBQL nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài ra nhà
trường còn thực hiện việc qui hoạch đào tạo GV nhằm tăng cường năng lực đội ngũ
GV như: cho GV học sau đại học, bồi dưỡng trình độ tin học, ngoại ngữ cho giáo
viên.
Bảng 2.6: Đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên (Đơn vị tính: người)
Chia theo trình độ Số GV dạy cả lý
thuyết và thực
hành (Cơ hữu +
Tổng số Thạc sỹ Đại học Cao đẳng
kiêm chức)
Năm CB- GV -
NV Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ
Số Số Số Số
trọng trọng trọng trọng
lượng lượng lượng lượng
(%) (%) (%) (%)
2013 140 29 20.7 69 49.3 1 0.7 90 64.3
2014 136 30 22.1 62 45.6 1 0.7 88 64.7
2015 128 28 21.9 54 42.2 0 0.0 71 55.5
2016 124 48 38.7 74 49.7 2 11.6 69 55.6
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Về tổng thể, quy mô của đội ngũ giáo viên, CBQL có xu hướng giảm dần. Đội ngũ
CBQL, giáo viên chủ yếu ở trình độ đại học, cao đẳng; số giáo

viên dạy có khả năng dạy tích hợp (cả lý thuyết và thực hành) đạt tỷ lệ khá cao (55 -
65%). Tuy nhiên số giáo viên đạt tay nghề bậc cao khá khiêm tốn, chỉ khoảng 12 -
13% trong tổng số giáo viên. Bên cạnh đó, các ngành đào tạo nghề mang tính thực
hành (điện, hàn, ô tô...) thì thiếu giáo viên, các ngành kinh tế, quản trị cơ sở dữ liệu,
công nghệ thông tin... mặc dù không tuyển sinh được nhưng lượng giáo viên lại khá
đông. Nhà trường cần rà soát lại nhu cầu đào tạo để có các biện pháp thích hợp về
nhân sự, đặc biệt là đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà
trường.
Đầu mỗi năm học các CBQL - GV trong trường đều đăng ký thi đua để phấn
đấu thực hiện nhiệm vụ trong năm. Hàng năm nhà trường đều tổ chức hội giảng GV
dạy giỏi cấp khoa, cấp trường, nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Qua đó đánh
giá phân loại GV để bồi dưỡng kịp thời về nghiệp vụ chuyên môn.
Hiện nay 100% số CBQL và GV đạt chuẩn về bằng cấp chuyên môn; nhà
trường đã chú trọng đến công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và
trình độ tin học, ngoại ngữ. Đội ngũ GV đã chú trọng giảng dạy thực hành và phát
huy kinh nghiệm sẵn có của SV.
Trên thực tế tất cả các GV tham gia dạy nghề đều có bằng cấp sư phạm và
chuyên môn nghề tương ứng đạt chuẩn theo qui định. Tuy nhiên, đối với nhiều giáo
viên, đặc biệt là giáo viên trẻ, tuy có bằng cấp cao nhưng mức độ thành thạo tay
nghề, kinh nghiệm giảng dạy còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các môn học tích hợp.
Trong khi đó, trình độ học vấn của sinh viên thấp nên đòi hỏi GV phải dạy thực
hành nhiều và phải dạy theo lối “cầm tay chỉ việc”. Như vậy có thể thấy một số GV
đạt chuẩn về sư phạm và chuyên môn nhưng chưa thật sự thành thạo kĩ năng nghề.
Về ngoại ngữ hầu hết các GV thường xuyên sử dụng tiếng Anh để tra cứu,
dịch tài liệu. Tuy nhiên tiếng Anh giao tiếp ít nhiều còn hạn chế do ít có điều kiện
tiếp xúc với người nước ngoài. Về tin học 100% GV đều sử dụng được tin học để
soạn thảo văn bản, soạn giáo trình, giáo án và trình chiếu bài giảng, truy cập mạng
tra cứu internet, thiết kế bài giảng điện tử để giờ giảng được sinh động hơn.
Bên cạnh công tác đào tạo chính trong nhà trường, các hoạt động phục vụ
cho đào tạo cũng góp phần quan trọng trong sự phát triển nhà trường. Nhà trường
có đủ số lượng đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên có trình độ chuyên môn và năng lực
phù hợp với vị trí công tác. Nhân viên phòng kế hoạch - tài vụ, phòng tổ chức hành
chính, nhân viên tổ cơ điện, y tế, bảo vệ,... đều có trình độ chuyên môn đúng yêu
cầu
2.2.2.4 Cơ sở vật chất:
Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng được xây dựng trên khuôn
viên 4.16 hecta với diện tích xây dựng là 13.250 m 2 bao gồm: Khu Giảng đường,
Xưởng thực hành Khoa Điện - Điện tử, Khoa cơ khí, Khoa Công nghệ thông tin,
Khoa sư phạm kỹ thuật, Thư viện, Ký túc xá, Nhà thi đấu thể thao
Ngoài các phòng thực hành truyền thống, nhà trường đã xây dựng các xưởng
thực hành công nghệ cao như: Phòng thực hành hàn TIG - MIG - MAG, phòng thực
hành cắt gọt kim loại trên các máy gia công CNC, trạm tổ hợp gia công CNC,
Phòng thực hành điều khiển tự động hóa với các dây chuyền sản xuất tự động linh
hoạt lập trình PLC, phòng thí nghiệm máy điện, truyền động điện, điện tử vi điều
khiển, Vi xử lý, điều khiển Robot ...
Bảng 2.8: Cơ sở vật chất
Năm Năm Năm
ĐVT 2014 2015 2016
Nội dung
1. Diện tích hạng mục công trình 14898 14898 14898
(diện tích đang sử dụng )
- Phòng học lý thuyết m2 2412 2412 2412
2
- Xưởng thực hành m 7751 7751 7751
- Khu phục vụ m2 4735 4735 4735
+ Thư viện m2 200 200 200
+ Ký túc xá m2 790 790 790
+ Nhà ăn m2 210 210 210
+ Trạm y tế m2 35 35 35
+ Khu thể thao m2 3500 3500 3500
3. Tổng số máy tính của trường 235 235 235
- Dùng cho văn phòng Chiếc 40 40 40
- Dùng cho học sinh học tập Chiếc 195 195 195
Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính

Nhìn chung, cở sở vật chất của Nhà trường không có sự biến động. Nhà
trường có đầy đủ các khối công trình thuận tiện cho hoạt động của nhà trường. Hệ
thống hạ tầng kỹ thuật của nhà trường đảm bảo được các hoạt động dạy nghề, thực
hành, thực nghiệm trong nhà trường. Có đầy đủ các hệ thống điện, hệ thống cấp
thoát nước, đường nội bộ, các xưởng đều có hệ thống thông gió, hệ thống phòng
cháy chữa cháy được các cơ quan chức năng hàng năm kiểm tra đánh giá đảm bảo
tốt các điều kiện kỹ thuật. Hệ thống đường nội bộ được bê tông hóa đảm bảo việc
phòng cháy chữa cháy, vận chuyển thiết bị đến nhà xưởng an toàn, đường dẫn từ
nhà làm việc tới phòng học lý thuyết, hội trường, thư viện, xưởng thực hành được
che mát kiên cố.
Về thư viện: Thư viện của Trường được bố trí chung trong dãy phòng học lý
thuyết, có 2 phòng đọc sách và 1 phòng đọc điện tử, có 1 nhân viên thư viện chuyên
trách. Hàng ngày, trong giờ hành chính các em học sinh-sinh viên và CB-CNV-GV
đến thư viện để đọc sách, tra cứu văn bản, hoặc tìm tài liệu để soạn giáo án và soạn
giáo trình môn học.
Các em học sinh-sinh viên khi đến thư viện đọc sách-mượn sách phải xuất
trình thẻ thư viện hoặc thẻ học sinh-sinh viên. Sử dụng thư viện điện tử đúng mục
đích học tập, được nhân viên phòng máy tính thường xuyên quản lý hoạt động thư
viện.
Ngoài ra thư viện còn là nơi để các em HS-SVnhận thư liên lạc từ gia đình
gởi đến, và còn là nơi để đọc các loại báo, tạp chí. Công tác quản lý thư viện được
tin học hoá, hàng năm Trường có bổ sung tập giáo trình do Nhà trường tự biên soạn.
Tuy nhiên, các sách chuyên ngành Nhà trường đã mua tích lũy nhiều năm trước
đây, nên đa số các sách chuyên môn của nhà trường đều được xuất bản cách đây từ
3 năm đến 7 năm về trước. Trang thiết bị tại thư viện còn thiếu, các hoạt động trong
thư viện chủ yếu là tra cứu mục lục, đọc tại chỗ và mượn sách về nhà; thư viện chưa
hoạt động vào các buổi tối trong tuần.
Hệ thống thiết bị máy tính luôn hoạt động bình thường, nhờ có sự hỗ trợ của
giáo viên và học sinh học nghề sửa chữa và lắp ráp máy tính tại trường. Nhà trường
cũng đã triển khai 5s tại khoa Cơ khí, điện - điện tử, CNTT.
2.2.2.5 Quản lý tài chính:
về công tác quản lý tài chính kế toán của trường được thực hiện theo đúng
qui định của Nhà Nước và qui chế chi tiêu nội bộ của nhà Trường. Nguồn kinh phí
bao gồm kinh phí Ngân Sách nhà nước cấp, học phí của học sinh, các khoản thu từ
hoạt động liên kết đào tạo... luôn được sử dụng ưu tiên cho các hoạt động phục vụ
đào tạo và nâng cao thu nhập cho cán bộ giáo viên - công nhân viên. Các nguồn thu
từ dịch vụ dùng chi cho hoạt động thường xuyên, mua sắm, sửa chữa ký túc xá và
khấu hao cơ sở vật chất dùng cho hoạt động dịch vụ. Các kế hoạch, dự toán ngân
sách hàng năm được lập dựa vào nhu cầu thực tế thông qua tình hình sử dụng kinh
phí các năm trước cân đối cho phù hợp, đúng mục đích và mục tiêu phát triển của
Nhà trường.
Công tác lập kế hoạch tài chính của nhà Trường đạt chuẩn theo hướng dẫn,
đáp ứng được yêu cầu về quản lý tài chính.
Công tác quản lý tài chính đảm bảo đúng quy định của nhà nước, đảm bảo
tính minh bạch và công khai.
Bảng 2.9: Báo cáo thu chi
(Đơn vị tính: ngàn đồng)
Nội dung Năm Năm Năm Năm
2013 2014 2015 2016
1. Nguồn kinh phí nhà nước cấp
13,800 13,800 13,573 13,573
2. Tổng thu học phí 5,500 5,500 4,800 3,400
3. Tổng kinh phí quyết toán 13,000 13,000 19,163 17,297

4. Chênh lệch thu chi 6,300 6,300 (790) (324)


Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán

Qua bảng 2.9 cho thấy, Kế hoạch tài chính của Trường phụ thuộc vào định
mức Ngân sách nhà nước cấp cho đào tạo. Tuy nhiên, kinh phí đào tạo từ Ngân sách
cấp còn hạn hẹp.
Trên cơ sở nguồn thu học phí và nguồn ngân sách cấp hàng năm, thông qua
quy chế chi tiêu nội bộ kiểm soát các nguồn chi một cách tiết kiệm để tăng thu nhập
cho CBGVCNV. Tăng cường phát triển các hoạt động dịch vụ tạo nguồn thu đảm
bảo các dịch vụ cho người học nghề. Kinh phí đào tạo từ Ngân sách cấp hàng năm
tính theo số học sinh - sinh viên chính quy còn theo định mức cũ (từ năm 1998), nên
kinh phí hoạt động còn hạn hẹp. Bên cạnh đó, tuy được duyệt 70 biên chế CBGV-
CNV nhưng chưa được cấp kinh phí hoạt động hàng năm cho số biên chế được phê
duyệt.
2.2.3 Các tiêu chí phản ánh quá trình đào tạo
2.2.3.1 To chức và quản lí:
Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường hoạt động theo Điều lệ trường, nhà trường
có Hội đồng trường. Ngoài ra nhà trường đã thành lập một số hội đồng tư vấn nhằm
phục vụ cho nhu cầu hoạt động và phát triển trường như: Hội đồng thi đua khen
thưởng, Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng khoa học, ...
Cơ cấu các phòng, khoa chức năng phù hợp với cơ cấu ngành nghề và quy
mô đào tạo của nhà trường, hiện tại trường có 5 phòng chức năng (Phòng Đào tạo,
Phòng Quản lý HSSV; Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Kế toán; Phòng quản trị
đời sống) phục vụ hoạt động đào tạo, 6 khoa chuyên môn (Khoa Cơ Bản; khoa Điện
- Điện tử ; khoa Kinh tế; khoa Cơ khí; Khoa Công nghệ thông tin; Khoa Sư phạm
kỹ thuật) và Trung tâm đào tạo và xúc tiến việc làm.
Các trưởng Phòng, Khoa, Tổ bộ môn quyết định các hoạt động tại đơn vị do
mình phụ trách và chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của đơn vị đảm bảo đúng
với chủ trương của lãnh đạo nhà trường, đúng pháp luật; có mối quan hệ phối hợp
để giải quyết những công việc mang tính chất liên quan đến nhiều đơn vị trong
trường do đó công việc được giải quyết đúng tiến độ và hiệu quả. Đây chính là sự
thể hiện công tác phối hợp tốt trong công việc và xây dựng được quy trình làm việc
chặt chẽ giữa các đơn vị trong trường
2.2.3.2 Hoạt động tuyển sinh:
Nhà trường đã xây dựng quy chế tuyển sinh nhằm phục vụ công tác tuyển
sinh. Phương thức và tiêu chí tuyển sinh được cụ thể hóa trong kế hoạch và thông
báo tuyển sinh của trường hàng năm.
Nhà trường thông báo tuyển sinh rộng rãi trên Pano tại trường, gửi đến các
cơ sở liên kết, các Trung tâm dạy nghề cấp huyện, các trường THPT nhằm cung cấp
thông tin đến tận nơi cho người học.
Tuy nhiên, do nhận thức của gia đình, người học về lựa chọn ngà nh nghề,
nên đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đầu vào (trình độ học sinh không đồng
đều). Trường cũng đã cố gắng tổ chức tốt khâu tư vấn nghề, tuy nhiên việc chọn
nghề là quyết định bởi người học do vậy có nghề đào tạo ra chưa được tuyển dụng,
một số ngành nghề nhu cầu tuyển dụng lớn nhưng lại khó thu hút thí sinh.
Bảng 2.10: Kết quả tuyển sinh và quy mô đào tạo
Đơn vị tính: HSSV
Quy Kết quả tuyển sinh
STT Nghề đào tạo Trình độ đào tạo mô Năm Năm Năm Năm
tuyển 2013 2014 2015 2016
sinh
Cao đẳng nghề 50 7 5 7 0
1 Nghề Hàn Trung cấp nghề 50 2 2 5 0
Sơ cấp nghề 65 15 10 25 0
Cao đẳng nghề 50 17 9 5 6
2 Nghề cắt gọt Trung cấp nghề 50 14 3 4 7
Sơ cấp nghề 65 5 8 2 5
Cao đẳng nghề 250 200 198 202 96
3 Nghề điện công nghiệp Trung cấp nghề 150 68 25 47 24
Sơ cấp nghề 25 17 12 24 43
4 Kế toán doanh nghiệp Cao đẳng nghề 150 27 0 0 0
Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp
5
máy tính Cao đẳng nghề 25 13 15 0 0
6 Quản trị cơ sở dữ liệu Cao đẳng nghề 25 0 0 0 0
Kỹ thuật máy lạnh và điều
7
hoà không khí Cao đẳng nghề 50 47 38 17 0
8 Công nghệ ô tô Cao đẳng nghề 50 35 38 19 44
9 Điện tử công nghiệp Cao đẳng nghề 30 30 30 15 64
10 Quản lý kinh doanh điện Cao đẳng nghề 25 0 0 0 0
Cao đẳng nghề 30 14 7 0 0
11 Quản trị mạng máy tính
Sơ cấp nghề 15 2 0 0 0
Nguội sửa chữa máy công Cao đẳng nghề 30 0 0 3 0
12
cụ Sơ cấp nghề 15 0 0 5 0
Quản trị doanh nghiệp vừa Cao đẳng nghề 50 0 0 0 0
13
và nhỏ Sơ cấp nghề 25 0 0 0 0
Tổng cộng 1275 513 400 380 289
> ____________________________

Nguồn: Phòng Đào tạo


Về tổng thể, số lượng tuyển sinh của trường hàng năm rất thấp và có xu hướng
giảm dần. Thậm chí có một số ngành (Quản trị doanh nghiệp, quản trị mạng...) không
tuyển sinh được sinh viên. Một số nghề chỉ tuyển sinh được rất ít nhưng vẫn phải đào tạo
để giữ nghề. Chỉ có ngành Điện công nghiệp, điện tử công nghiệp, hàn, kỹ thuật ô tô, kỹ
thuật máy lạnh là đủ lượng học sinh để mở lớp. Điều này cho thấy các doanh nghiệp và
người lao động đã và đang chú trọng hơn đến các ngành mang tính thực hành nghề nhiều
hơn. Do đó, Nhà trường cần quan tâm đến sự thay đổi nhu cầu lao động theo cơ cấu
ngành nghề để điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.
2.2.3.3 Hoạt động dạy học
Nhà trường đã thực hiện đa dạng hóa các phương thức tổ chức đào tạo, với
phương thức dạy nghề dài hạn tập trung, ngắn hạn, đào tạo theo địa chỉ ở các
doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu của người học, người sử dụng lao động.
Trong quá trình đào tạo nhà trường cũng đã quan hệ với các doanh nghiệp
cho học sinh tham quan công nghệ sản xuất, gửi HSSV đi thực tập tốt nghiệp đúng
chuyên ngành đào tạo tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, qua đó các doanh
nghiệp có thể nhận HSSV vào làm việc sau khi ra trường. Trong quá trình thực tập,
các giáo viên ngoài việc kiểm tra quá trình thực tập của học sinh, còn tiếp cận công
nghệ sản xuất hiện đại, cách thức quản lý để có những đề xuất điều chỉnh, cập
nhật, thay đổi nội dung chương trình, bổ sung môn học, trang bị kỹ năng mềm cho
học sinh.
Các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động đến liên hệ nhà trường để
thông báo tuyển dụng, phòng đào tạo kết hợp với phòng Công tác HSSV để giới
thiệu các HSSV đúng chuyên ngành cho doanh nghiệp.
Định kỳ, trường đã tổ chức thu thập ý kiến của các doanh nghiệp nhận học
sinh thực tập tốt nghiệp, các giáo viên hướng dẫn thực tập tiếp xúc trực tiếp cơ sở
sản xuất của các doanh nghiệp, ghi nhận ý kiến đánh giá chất lượng giảng dạy,
thông qua phiếu khảo sát để đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên, người học về chất
lượng của các phương thức đào tạo.
Thông qua mối quan hệ các doanh nghiệp, hội cựu học sinh trường, các
trung tâm giới thiệu việc làm, người sử dụng lao động, là điều kiện thuận lợi thực
hiện đa dạng hóa các phương thức đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu người học, người
sử dụng lao động.
Bên cạnh đó nhà trường tổ chức đối thoại trực tiếp với học sinh, sinh viên.
Thông qua đối thoại nhà trường nắm bắt được các luồng thông tin hữu ích giúp nhà
trường điều chỉnh hoạt động dạy và học, các dịch vụ phục vụ người học ngày một
tốt hơn.
Tuy nhiên, một số nghề như quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin... còn
hạn chế trong công tác phối hợp cùng với doanh nghiệp trong đào tạo cũng như
giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Việc thu thập ý kiến
đánh giá của cán bộ, giáo viên, người học về chất lượng của các phương thức đào
tạo so với mục tiêu đề ra chưa được quan tâm thỏa đáng, chưa có giải pháp cụ thể
nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác đào tạo. Trong những năm tới, nhà
trường cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp doanh nghiệp trong đào tạo
nghề. Định kỳ lấy ý kiến của các doanh nghiệp, cán bộ quản lý, giáo viên, HSSV
tốt nghiệp ra trường về phương thức đào tạo của nhà trường ứng với thực tế sản
xuất.
Để đảm bảo kế hoạch đào tạo được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và
hiệu quả, Phòng đào tạo và các khoa, tổ bộ môn chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ
giảng dạy, giám sát kế hoạch và nội dung giảng dạy theo đúng chương trình đào
tạo của từng nghề. Việc kiểm tra giám sát được thực hiện định kỳ hằng tháng và
đột xuất qua các biện pháp như: kiểm tra kế hoạch
giáo viên, lịch trình giảng dạy, giáo án, giáo trình, sổ gọi tên lên lớp, dự giờ giáo
viên...
Tuy nhiên, trình độ đầu vào của học sinh còn nhiều hạn chế nên ít nhiều
cũng ảnh hưởng đến công tác dạy và học của nhà trường. Bên cạnh đó, công tác
giám sát giảng dạy thực hiện chưa nghiêm túc.
2.2.3.4 Công tác đánh giá kết quả học tập của học viên:
Đánh giá đúng, chính xác kết quả học tập của học sinh có ý nghĩa quyết
định đến việc phân loại học sinh và xác định chất lượng giảng dạy của giáo viên,
trên cơ sở đó thực hiện việc điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với
trình độ HSSV.
Trong đề cương chi tiết của mỗi môn học, mô đun và trong quy chế qui định
thi, kiểm tra và công nhận tốt của trường thể hiện rất rõ nét việc đánh giá coi trọng
quá trình; cụ thể trong quá trình học của SV - HS nếu không được đánh giá định kỳ
thì không đủ điều kiện kiểm tra kết thúc môn học, mô đun. Qua đó các giáo viên
thực hiện đúng theo quy chế đã đề ra, đánh giá kết quả học tập của HSSV theo
hướng coi trọng quá trình, đảm bảo số bài kiểm tra định kỳ, và phản hồi kịp thời
cho HSSV.
Quy trình tổ chức kiểm tra kết thúc môn học, mô đun, thi tốt nghiệp được
nhà trường thực hiện nghiêm túc, khách quan từ việc tổ chức kiểm tra, thi (ra đề
thi, coi thi, chấm thi, tổng hợp và thông báo kết quả. Các bài thi viết: các giáo viên
xây dựng ngân hàng đề thi, giao cho phòng đào tạo bốc thăm 2 - 5 đề để tổ chức
thi. Mỗi phòng thi có hai giám thị coi thi. Bài thi được rọc phách, do 2 giáo viên
chấm độc lập. Bài thi vấn đáp do 2 giáo viên hỏi thi. Các bài thi thực hành đều có
mã hóa sản phẩm, có biên bản chấm thi do 2 giáo viên chấm.
Tóm lại. Quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học thể hiện
tính nghiêm túc, công bằng. Các phương pháp kiểm tra đánh g iá phù hợp với đặc
thù môn học, phương thức, hình thức và mục tiêu đào tạo. Tổ chức kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập theo hướng coi trọng quá trình học. Kịp thời phản ánh kết quả
học tập cho người học và chất lượng giảng dạy của giáo viên. Đề thi, kiểm tra được
sử dụng từ ngân hàng đề thi của nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay nhà trường đánh
giá căn cứ vào các mục tiêu kiến thức đề ra trong các kỳ thi, chưa tổ chức thi tay
nghề theo bậc thợ cho học sinh sinh viên. Do đó, mặc dù sinh viên có thể đạt lực
học giỏi nhưng khi tuyển dụng vẫn không đạt yêu cầu của của doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, nhà trường nên kết hợp công tác đánh giá học sinh trên cả hai
phương diện: Thi kết thúc học phần và thi tay nghề nhằm khuyến khích giáo viên
và học sinh chú trọng vào công tác thực hành nghề, góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo của nhà trường.
2.2.3.5 Mối liên kết với doanh nghiệp:
Để HSSV yên tâm trong việc học tập và tìm kiếm việc làm phù hợp với
ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp nhà trường thường xuyên cung cấp các
thông tin về nghề nghiệp, thị trường lao động và việc làm cho HSSV thông qua
việc niêm yết các thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp xin tuyển dụng, đưa
các thông tin nhu cầu lao động của doanh nghiệp về các khoa chuyên ngành để các
khoa cùng thông tin đến HSSV. Nhà trường luôn giữ mối quan hệ tốt với các công
ty như: công ty TNHH Canon, công ty Yayaki (Nhật Bản), công ty TNHH Toyota
Boshoku Hải Phòng... giải quyết cho học sinh, sinh viên thực tập (vận dụng giữa lý
thuyết và thực hành) giúp các em làm quen với kỷ luật lao động và rèn luyện tay
nghề. Tổ chức hội thảo đại diện khu công nghiệp nomura, tràng Duệ, Vsip. Dự án
hợp tác với tổ chức Jica, thành phố KitaKyushu(KiTa) Nhật Bản.
Hàng năm nhà trường đều tổ chức các buổi tư cho HSSV chuẩn bị tốt nghiệp
nhằm trợ giúp giới thiệu việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.
Nhà trường thực hiện công tác lần theo dấu vết HSSV để theo dõi và nắm bắt được
tình hình HSSV sau khi tốt nghiệp ra trường để từ đó định hướng điều chỉnh các
ngành nghề đào tạo cũng như trợ giúp giới thiệu việc làm cho HSSV.
Ngoài ra trong các đợt thực tập cuối khoá của HSSV, các khoa đều có giới
thiệu cho HSSV đến các doanh nghiệp để thực tập đồng thời thông qua đó các
doanh nghiệp có thể nhận HSSV sau khi ra trường.
Tuy nhiên, Nhà trường chưa tổ chức ngày hội việc làm cho sinh viên, chưa
tổ chức cho HSSV tham gia sàn giao dịch việc làm do Trung tâm giới thiệu việc
làm tổ chức. Công tác kết hợp với các doanh nghiệp, trung tâm giới thiệu việc làm,
tổ chức các buổi gặp mặt với HSSV chuẩn bị ra trường để tạo điều kiện để HSSV
tiếp xúc với các nhà tuyển dụng cũng chưa được quan tâm thỏa đáng.
Tóm lại'. Nhà trường đảm bảo việc cung cấp, cập nhật thông tin việc làm,
thị trường lao động, giới thiệu việc làm cho người học. Tuy nhiên công tác tổ chức
hội chợ việc làm, tổ chức cho HSSV tham gia sàn giao dịch việc làm chưa được
quan tâm thỏa đáng. Trong thời gian tới, Nhà trường cần tăng cường hơn nữa mối
quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp trong việc nắm bắt nhu cầu ngành nghề,
giải quyết việc làm cho HSSV sau tốt nghiệp. 2.2.3.Ó Hợp tác quốc tế và nghiên
cứu khoa học
Nhà trường đã ký dự án hợp tác với tổ chức Jica, thành phố
KitaKyushu(KiTa) Nhật Bản. Các giáo viên của trường được cử đi học, tập huấn
trong và ngoài nước. Kết quả các hoạt động hợp tác quốc tế giúp trường, cán bộ
quản lý, giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn trong thời gian đến, nhận được
sự chuyển giao công nghệ mới, trang thiết bị hiện đại phù hợp với xu thế phát triển
khoa học công nghệ hiện nay và đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, người sử
dụng lao động. Tuy có sự ký kết với các tổ chức quốc tế nhưng chưa mang lại hiệu
quả về nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường. Trong thời
gian đến trường tiếp tục thúc đẩy triển khai thực hiện dự án nhằm mang lại lợi ích
kinh tế và nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
Về công tác nghiên cứu khoa học đã được nhà trường quan tâm đúng mức.
Nhà trường đã xây dựng cơ chế quản lý và chủ trương khuyến khích tạo điều kiện
thuận lợi về thời gian, kinh phí, đồng thời xây dựng qui chế khen thưởng cho cho
cán bộ, giáo viên học tập nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, hiện nay Nhà trường đã
có các công trình nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm nhưng chưa có đề
tài NCKH cấp Bộ.
2.2.4 Tiêu chí về vận hành và tự đánh giá:
Hệ thống thanh tra của trường gồm: Ban Thanh tra nhân dân, thanh tra đào
tạo. Hàng năm Ban thanh tra nhân dân xây dựng kế hoạch thanh tra giám sát, tiến
hành phối hợp với các đơn vị chức năng để xử lý, giải quyết các công việc liên
quan, có tổng kết định kỳ, đánh giá và báo cáo BGH. Ban thanh tra nhân dân thực
hiện việc kiểm tra giám sát các hoạt động của nhà trường như chỉ tiêu thi đua của
các Phòng, Khoa đăng ký từ đầu năm học, thực hiện chế độ chính sách...
Thông qua thực hiện kế hoạch đề ra, việc kiểm tra định kỳ và thường xuyên,
đột xuất các bộ phận thanh tra, giám sát của nhà trường báo cáo lãnh đạo nhà
trường để có hướng xử lý giải quyết kịp thời nhằm giải đáp thắc mắc của CBGV và
học sinh trong nhà trường trong các cuộc họp giao ban và sinh hoạt chào cờ hàng
tuần, chỉ đạo các hoạt động cho phù hợp với nghị quyết đã đề ra, nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động của nhà trường.
Đội ngũ cán bộ thanh tra của nhà trường đã được tham gia các lớp tập huấn
về công tác thanh tra đào tạo nghề và là cộng tác viên thanh tra tổng cục dạy nghề.
Nên việc thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy nghề của nhà trường được lên kế hoạch
hàng năm. Qua thanh tra, kiểm tra đánh giá đã giúp cho đội ngũ viên chức giáo
viên ý thức được trách nhiệm thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ của mình
và qua đó đã đề ra và thực hiện tốt các giải pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả đào
tạo. Nhà trường nên tiếp tục cải tiến phương pháp và nội dung thanh tra, tăng
cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra trong nhà trường.
Về công tác tự đánh giá chất lượng đào tạo: Hiện nay nhà trường mới chỉ
thực hiện công tác tự kiểm định chất lượng đào tạo (kiểm định bên trong), chưa có
hệ thống đánh giá ngoài. Trong thời gian tới, Nhà trường nên thực hiện kiểm định
ngoài để đánh giá chất lượng đào tạo cũng như quá trình quản lý của Nhà trường
nhằm đánh giá kịp thời, chính xác chất lượng đào tạo, trên cơ sở đó đề xuất các
biện pháp kịp thời góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
2.3 Đánh giá về chất lượng đào tạo nghề của trường Cao đẳng nghề Công
nghiệp Hải Phòng
2.3.1 Kết quả đạt được
* Về chất lượng đầu ra
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng áp dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để
nâng cao được năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
* Về chất lượng đầu vào
về muc tiêu, nhiêm vu: Nhà trường đã xác định các mục tiêu, nhiệm rõ
ràng, theo từng giai đoạn phát triển, từng năm học, được công bố bằng nhiều hình
thức trên các phương tiện thông tin, tài liệu giới thiệu về trường và trên website của
trường.
về chương trình đào tao: Nhà trường có tương đối đầy đủ chương trình các
nghề đang đào tạo và các chương trình này được công khai rộng rãi đến các SV.
về đoi ngũ cán bô quản lí và giáo viên: Hiện nay 100% số CBQL và GV
đạt chuẩn về bằng cấp chuyên môn, hàng năm đã xây dựng kế hoạch đào tạo bồi
dưỡng CBGV, luôn tạo điều kiện về thời gian cũng như kinh phí cho CBGV đi học
tập bồi dưỡng nâng cao trình độ.
về thiết bị, vât tư day nghề: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề đã cung ứng
kịp thời, đầy đủ phục vụ giảng dạy.
về Quản lí tài chính: Nhà trường có nguồn thu tài chính đáp ứng nhu cầu
để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy nghề và thực hiện tốt việc lập báo cáo tài
chính, lưu trữ hồ sơ, sổ sách chứng từ kế toán và công khai, minh bạch về tài chính
theo qui định.
*Chất lượng quá trình đào tạo
về công tác tổ chức và quản lí: Cơ cấu các phòng, khoa chức năng phù hợp
với cơ cấu ngành nghề và quy mô đào tạo của nhà trường.
về kết quả tuyển sinh: Nhà trường đã xây dựng quy chế tuyển sinh, phương
thức và tiêu chí tuyển sinh được cụ thể hóa trong kế hoạch và thông báo tuyển sinh
của trường.
về hoat đông day hoc: Nhà trường đã đa dạng hóa các hình thức đào tạo,
thực hiện liên kết với các doanh nghiệp trong công tác đào tạo. Nhà trường đã thu
thập ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên, người học về chất lượng của các
phương thức đào tạo so với mục tiêu đề ra.
- về mối liên kết với các doanh nghiêp: Nhà trường đã chủ động kí kết hợp
đồng đào tạo và cung ứng lao động cho doanh nghiệp.
*Một số qui trình cần thiết để quản lí hệ thống chất lượng đào tạo Đối với
các qui chế chi tiêu nội bộ, qui trình đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá CBQL, GV và
qui trình kiểm tra, thi tốt nghiệp, cấp chứng chỉ nghề của nhà trường được sự đánh
giá là tương đối hoàn chỉnh.
*Vận hành và tự đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo
Nhà trường đã bố trí cán bộ đào tạo kiêm nhiệm công tác ĐBCL.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo của Nhà trường cũng
còn nhiều hạn chế.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế ảnh hưởng tới CLĐT.
Hạn chế:
* Về chất lượng đầu ra
Chất lượng và hiệu quả đào tạo của trường chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Hầu hết các cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp, người trực tiếp sử dụng
các SV tốt nghiệp cho rằng kiến thức, kĩ năng, tính kỉ luật và tác phong của SV tốt
nghiệp chưa thật sự đáp ứng yêu cầu của công việc.
Đối với khách hàng bên trong, nhà trường chưa thật sự trở thành nơi thu hút
CBQL, GV vào làm việc.
* Về chất lượng đầu vào
về muc tiêu, nhiêm vu: Mục tiêu đào tạo chưa được cụ thể hóa thành chuẩn
đầu ra của các chương trình nghề đào tạo.
về chương trình đào tao: Mặc dù Nhà trường áp dụng chương trình khung
có sẵn của các trường nghề, nhưng khi thực hiện hay bị “cắt giảm”. Vì thế, có
những kiến thức kĩ năng cần thiết cho thực tế bị loại bỏ, tạo ra sự chênh nhau giữa
chuẩn kĩ năng và mục tiêu được thiết kế trong chương trình đào tạo.
Bên cạnh đó, Nhà tường chưa xây dựng được các chuẩn đầu ra của trường,
của ngành và của môn học.
về đôi ngũ cán bô quản lí và giáo viên: Số giáo viên đạt tay nghề bậc cao
(bậc 6 - 7) khá khiêm tốn, chỉ khoảng 12 - 13% trong tổng số giáo viên.
về thiết bị, vât tư day nghề: Các sách chuyên ngành khá cũ, chưa thường
xuyên cập nhật các đầu sách mới; chủng loại của các thiết bị dạy
nghề này chưa phù hợp với việc thực hành kĩ năng nghề theo yêu cầu của doanh nghiệp
và thực tiễn sản xuất.
*Chất lượng quá trình đào tạo
về cong tác tổ chức và quản lí: Chưa thực hiện đánh giá chất lượng CBQL, GV
định kì theo hiệu quả công việc,
về kết quả tuyển sinh: Số lượng tuyển sinh của trường thấp và có xu hướng giảm
dần; thậm chí có một số ngành không tuyển được học sinh.
Về hoat đông day hoc: Công tác thu thập, phân tích ý kiến đánh giá của cán
bộ, giáo viên, người học về CLĐT chưa được quan tâm đúng mức; chưa tổ chức
thi tay nghề theo bậc thợ cho học sinh sinh viên.
- về mối liên kết với các doanh nghiêp: Nhà trường chưa làm tốt việc mời
cán bộ kĩ thuật doanh nghiệp tham gia công tác xây dựng đề cương, tham gia giảng
dạy, chấm thi tốt nghiệp và hướng dẫn sinh viên thực hành. *Một số qui trình cần
thiết để quản lí hệ thống chất lượng đào tạo Công tác phối hợp giải quyết việc
làm cho SV tốt nghiệp và theo dấu SV sau tốt nghiệp chưa được quan tâm thỏa
đáng.
*Vận hành và tự đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo Công tác
chỉ đạo kiểm tra, đánh giá công việc chưa bám sát theo các tiêu chí, chỉ số, chưa
thật sự tuân theo qui trình, thủ tục đã ban hành.
Nhìn chung chất lượng và hiệu quả đào tạo ở nhà trường còn nhiều hạn chế,
chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến CLĐT của Nhà trường
* Cơ chế chính sách giải quyết việc làm cho học viên còn nhiều bất cập:
Nhà nước chưa có có lộ trình bắt buộc các doanh nghiệp phối hợp với các trường
nghề trong đào tạo cung ứng lao động, đào tạo lại hoặc bồi dưỡng nâng cao tay
nghề cho công nhân;
* Chất lượng đầu vào của HSSV cỏn hạn chế:
Đa số học sinh có trình độ học vấn thấp, điều kiện kinh tế khó khăn. Ngoài
ra, tâm lí của các sinh viên là chỉ học những nghề nào có thu nhập ngay. Điều này
làm hạn chế đến số lượng và chất lượng đầu vào của SV ở nhà trường.
Các nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến CLĐT của Nhà trường
* Chưa cụ thể hóa các mục tiêu đào tạo thành chuẩn đầu ra của các
chương trình nghề đào tạo:
Thực chất của chuẩn đầu ra chính là mục tiêu đào tạo được định hướng
theo nhu cầu của khách hàng.
Khi xây dựng mục tiêu đào tạo, nhà trường chưa khảo sát kĩ thực trạng nhu
cầu học nghề, việc làm của người lao động và thế mạnh về phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phương. Lãnh đạo nhà trường vẫn còn nặng tư tưởng: “Dạy những gì
mình có, chưa dạy những gì mà khách hàng cần”. Nghề đào tạo chỉ dừng lại ở nhu
cầu của người học nghề mà chưa thực gắn với việc giải quyết việc làm cho SV sau
tốt nghiệp.
Nhà trường chưa quan tâm đến ý kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp, bên
cạnh đó nhà trường chưa phân biệt rõ sự giống và khác nhau giữa mục tiêu đào tạo
và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
Từ sự dễ dãi trong xét tuyển đầu vào đã dẫn đến dễ dãi trong rèn luyện vì
sợ SV bỏ học. Mặt khác, Nhà trường chủ yếu tập trung dạy kiến thức và kĩ năng
nghề, không chú tâm rèn luyện tính kỉ luật và tác phong cho SV. Các nguyên nhân
này cũng đã góp phần làm cho phẩm chất và năng lực của SV tốt nghiệp chưa thật
thật sự phù hợp với “chuẩn đầu ra” đã xác định và đáp ứng yêu cầu của doanh
nghiệp và thực tiễn sản xuất.
* Chất lượng đội ngũ giáo viên còn hạn chế:
Do đội ngũ GV cơ hữu ở nhà trường chưa được thường xuyên bồi dưỡng
và tham quan thực tập sản xuất tại doanh nghiệp để nâng cao kĩ năng nghề. Trong
khi đó, nhà trường chưa thu hút được đội ngũ cán bộ kĩ thuật của doanh nghiệp
tham gia giảng dạy thực hành. Chính vì thế, đội ngũ GV tuy đủ chuẩn về chuyên
môn, nhưng chưa thành thạo kĩ năng nghề. Với chất lượng đầu vào của SV thấp,
chỉ thích hợp với phương thức giảng dạy theo kiểu “cầm tay chỉ việc”, nên với đội
ngũ GV chưa thật sự thành thạo kĩ năng nghề thì rất khó đào tạo ra được các SV có
các kĩ năng nghề cơ bản để đáp ứng ngay yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp và đòi
hỏi của thực tiễn sản xuất. Do vậy hầu hết SV sau khi tốt nghiệp phải đào tạo lại.
* Chưa thật sự quan tâm đúng mức công tác giám sát giảng dạy:
Qui trình kiểm tra, giám sát giảng dạy còn sơ sài, chưa cụ thể được trách
nhiệm của từng bộ phận, cá nhân, chưa có tiêu chí, chỉ số đánh giá cụ thể, nên khó
thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện công việc theo qui trình. Việc kiểm tra,
giám sát giảng dạy chỉ dừng lại ở việc kiểm tra sĩ số lớp học và việc chấp hành lịch
giảng dạy của GV, mà chưa quan tâm đến nội dung, phương pháp và chất lượng
giảng dạy của GV và nguyện vọng của SV dẫn đến hạn chế chất lượng dạy học ở
nhà trường.
* Chưa đánh giá chính xác kết quả học tập của học viên:
Nhà trường chưa thực hiện công tác đánh giá sinh viên dựa theo tay nghề
bậc thợ; chưa chủ động mời cán bộ kĩ thuật doanh nghiệp tham gia hội đồng thi
chấm thi tốt nghiệp.
* Mối liên hệ với các doanh nghiệp còn lỏng lẻo:
Qui trình phối hợp giải quyết việc làm cho SV tốt nghiệp và qui trình theo
dấu SV sau tốt nghiệp còn khá sơ sài. Biểu hiện cụ thể là chưa có sự
phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường với doanh nghiệp để giải quyết việc làm tại chỗ
cho SV, chưa tổ chức tốt ngày hội việc làm theo định kì.
* Các qui trình quản lí chưa hoàn chỉnh, chưa thường xuyên tự kiểm tra, đánh
giá hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo:
Nhà trường chưa ban hành được qui trình xây dựng, bổ sung chỉnh sửa
chương trình, qui trình kiểm tra, giám sát giảng dạy và qui trình phối hợp giải
quyết việc làm cho SV tốt nghiệp, qui trình theo dấu SV sau tốt nghiệp.
Các bộ phòng ban, khoa chưa thực sự quan tâm đến công tác góp ý cho các
qui trình, thủ tục đó, vì tâm lí họ nghĩ cái gì liên quan tới họ thì mới góp ý còn
không thì thôi.
Một số phòng ban đã xây dựng qui trình và mô tả công việc của từng bô
phận, cá nhân, nhưng chưa xây dựng được các tiêu chí, chỉ số cụ thể cho các bản
mô tả công việc đó, nên khó đánh giá hiệu quả công việc của CBQL, GV theo qui
trình.
Việc chỉ đạo kiểm tra, đánh giá công việc của các bộ phận và cá nhân chưa
bám sát theo các tiêu chí, chỉ số và chưa thật sự tuân theo qui trình, thủ tục.
Mặt khác, các qui trình, thủ tục chưa rõ ràng hoặc chưa thống nhất, nên
CBQL, GV chưa thật sự hiểu và thực hiện đúng các qui trình và thủ tục do Nhà
trường ban hành. Một số CBQL và GV tuy có làm theo qui trình, nhưng chủ quan
bỏ sót một số bước trong qui trình.
Nhà trường có cán bộ kiêm nhiệm về ĐBCL, nhưng chưa phát huy hết
trách nhiệm để duy trì và cũng cố hệ thống ĐBCL. Chính vì thế sau khi kết thúc
kiểm định chất lượng, nhà trường vẫn trở về với cung cách quản lí hành chính - tập
trung.
Kết luận chương 2

Nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề cấp thiết, đồng thời cũng là thách
thức lớn đối với nhà trường, cũng như yêu cầu về cấp bách về nhân lực có chất
lượng của các doanh nghiệp. Qua khảo sát bằng phiếu hỏi ý kiến kết hợp với
phỏng vấn CBQL, GV, SV đang học, SV tốt nghiệp, cán bộ doanh nghiệp và cán
bộ địa phương có sử dụng SV tốt nghiệp về thực trạng chất lượng đào tạo của Nhà
trường có các ưu điểm nổi bật như:
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng áp dụng được kiến thức, kĩ năng đã học
để nâng cao được năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; Mục tiêu, nhiệm vụ
của nhà trường tương đối phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, thể hiện thành mục tiêu cụ thể trong các chương trình nghề đào tạo và đã
được cụ thể hóa thành các mô đun giảng dạy; Số lượng thiết bị dạy nghề đáp ứng
tối thiểu yêu cầu thực hành; Tổ chức các lớp nghề là phù hợp; Nhà trường đã chủ
động kí kết hợp đồng đào tạo và cung ứng lao động cho doanh nghiệp và đã thiết
lập chuẩn và qui trình cho một số nội dung đào tạo.
Tồn tai:
Khởi đầu từ việc chưa làm tốt việc phối hợp với cán bộ kĩ thuật doanh
nghiệp trong việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh chương trình và đánh giá kết quả
học tập của SV, nên mục tiêu của các chương trình nghề đào tạo chưa được cụ thể
hóa thành chuẩn đầu ra, hoặc nếu có thì các chuẩn đầu ra này chưa thật sự phù hợp
với yêu cầu sử dụng lao động của địa phương và doanh nghiệp.
Các nhân tố đầu vào còn nhiều bất cập: Số lượng tuyển sinh thấp, chất
lượng đầu vào cùa SV còn hạn chế, đội ngũ GV chưa thật sự thành thạo kĩ năng
nghề.
Đối với quá trình đào tạo: Chưa ban hành các qui trình quản lí cho các lĩnh
vực QLCL, cùng với việc chỉ đạo kiểm tra, đánh giá công việc chưa bám sát theo
các tiêu chí, chỉ số, chưa thật sự tuân theo qui trình, thủ tục đã đề ra. Chính vì thế,
các bộ phận, bộ môn chưa có sự phối hợp đồng bộ để thực hiện có hiệu quả các
hoạt động QLCL.
Những tồn tại nêu trên đã góp phần làm cho sản phẩm đào tạo ở nhà
trường chưa thật sự đáp ứng nhu cầu nhân lực có chất lượng cho các doanh nghiệp
và khả năng ổn định việc làm tại chỗ cho SV sau tốt nghiệp còn gặp nhiều khó
khăn. Các tồn tại này xuất phát từ những nguyên nhân sau:
* về măt khách quan:
- Cơ chế chính sách giải quyết việc làm cho SV còn nhiều bất cập;
- Chất lượng đầu vào của học sinh sinh viên còn hạn chế.
*về măt chủ quan:
- Chưa tiếp cận nhu cầu khách hàng để cụ thể hóa các mục tiêu đào tạo
thành chuẩn đầu ra của các chương trình nghề đào tạo;
- Chưa thật sự quan tâm đúng mức đến công tác giám sát giảng dạy;
- Chưa đánh giá sinh viên thông qua thi tay nghề bậc thợ;
- Chưa thiết lập, duy trì và cũng cố mối quan hệ với doanh nghiệp trong
giải quyết việc làm cho SV sau tốt nghiệp;
- Các qui trình quản lí chưa hoàn chỉnh, chưa thường xuyên tự kiểm tra,
đánh giá hệ thống ĐBCL đào tạo.
CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO


TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HẢI PHÒNG

3.1 Quan điểm và định hướng nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao
đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng.
3.1.1 Định hướng đào tạo của trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng
TT Á Ạ _1 -| . Ạ • w _*l_ »Ạ

Về xây dưng đoi ngũ giáo viên


Chú trọng công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng được các
yêu cầu mới về đào tạo. Đội ngũ giáo viên thường xuyên được đào tạo, nâng cao
trình độ chuyên môn trong đó chú trọng tuyển chọn giáo viên có năng lực đào tạo
thạc sĩ, tiến sĩ, bên cạnh đó các yêu cầu giáo viên phải vừa có trình độ lý thuyết,
vừa có tay nghề thực hành, đảm nhiệm được các modul. Cử giáo viên tập huấn
chuyển giao công nghệ ở nước ngoài.
Xây dưng cơ sở vât chất
Tiến hành xây dựng quy hoạch mặt bằng tổng thể nhà trường (xây dựng
công trình nhà học đa năm 5 tầng để phục vụ nhu cầu đào tạo của nhà trường).
Đầu tư mua sắm trang, thiết bị dạy nghề tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, phù
hợp với thực tế sản xuất để phục vụ công tác đào tạo
Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo.
Thường xuyên cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo, thực hiện đào tạo
theo modul, giảm lý thuyết, tăng cường tỷ lệ thực hành. Thực hiện liên thông, liên
kết đào tạo. Đầu tư có trọng điểm vào một số nghề truyền thống có thế mạnh của
nhà trường như : điện công nghiệp, điện dân dụng, hàn, cắt gọt kim loại.... Tiếp tục
nghiên cứu mở rộng ngành nghề đào tạo, phấn đấu đến năm 2020 sẽ đào tạo được
từ 13 đến 14 ngành, nghề.
Thúc đẩy hơn nữa hoạt động của Trung tâm Đào tạo, dịch vụ và xúc tiến
việc làm nhằm mục đích giới thiệu, tư vấn học nghề, việc làm cho học sinh, sinh
viên.
Gắn kết giữa dạy nghề với thi trường lao đông và sư tham gia của
doanh nghiệp
Xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa dạy nghề với thị trường lao động,
đảm bảo cho các hoạt động của hệ thống dạy nghề hướng vào việc đáp ứng quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của người sử dụng lao động và giải quyết
việc làm. Khuyến khích các Doanh nghiệp phối hợp cùng đào tạo, đặt hàng đào tạo
và trực tiếp tham gia vào các hoạt động đào tạo nghề.
3.1.2 Phân tích SWOT và xây dựng định hướng biện pháp.
Điểm mạnh:
- Sinh viên tốt nghiệp có khả năng áp dụng được kiến thức, kĩ năng đã học
để nâng cao được năng suất lao động và chất lượng sản phẩm;
- Số lượng thiết bị dạy nghề đáp ứng tối thiểu yêu cầu thực hành;
- Nhà trường đã chủ động kí kết hợp đồng đào tạo và cung ứng lao động
cho doanh nghiệp.
Điểm yếu:
- Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay của nhà trường là tuyển sinh
không đủ chỉ tiêu, chất lượng đầu vào của sinh viên thấp đã tạo tâm lý chán nản
cho cả GV và học sinh.
- Chất lượng đội ngũ giáo viên còn hạn chế.
- Mối liên hệ với các doanh nghiệp con lỏng lẻo.
- Chưa tiếp cận nhu cầu khách hàng để cụ thể hóa các mục tiêu đào tạo
thành chuẩn đầu ra của các chương trình nghề đào tạo.
- Chưa thật sự quan tâm đúng mức công tác giám sát giảng dạy
- Tác phong công nghiệp của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu
của công việc.
Cơ hội:
- Trong xu thế hội nhập, HSSV của trường có thể được tiếp cận với các
chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài và dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm
việc làm sau quá trình học nghề. Đồng thời sẽ tạo ra nhiều cơ hội trong việc hợp
tác lẫn nhau giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cơ hội học tập, bồi dưỡng, trao
đổi nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
- Sự thành lập và phát triển của các khu công nghiệp trên địa bàn đã thu hút
một lượng lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài nên nhu
cầu về lao động có tay nghề ngày càng tăng. Đây được coi là cơ hội tốt cho nhà
trường trong công tác tìm đầu ra cho sản phẩm đào tạo của mình.
- Sự tiến bộ về khoa học công nghệ đặc biệt là sự bùng nổ về công nghệ
thông tin là cơ hội tốt để Nhà trường áp dụng các tiến bộ khoa học vào công tác
giảng dạy nhằm rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành.
- Các sở, ngành có chính sách hỗ trợ Nhà trường trong công tác bồi dưỡng
kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường. Các doanh nghiệp
đã đặt hàng tuyển dụng nguồn lao động chất lượng cao.
- Sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng nhưng không tìm được việc làm,
một số đã chuyển sang học nghề, xu hướng của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT,
thậm chí cả sinh viên đã tốt nghiệp đại học vào học nghề ngày càng tăng.
Thách thức
Bên cạnh các cơ hội có thể tận dụng, Nhà trường cũng phải đối mặt với
nhiều thách thức:
- Khi hội nhập, số lao động nước ngoài đến Việt Nam tìm việc làm sẽ tăng,
trong khi đó trình độ tay nghề, ngoại ngữ họ tốt hơn nên đây sẽ là cuộc cạnh tranh
của từng công nhân, từng lao động Việt Nam và của cả các trường nghề.
- Trong xu thế hội nhập, Nhà trường đã ý thức được tầm quan trọng của
chương trình đào tạo. Để chương trình đào phù hợp với công nghệ mới của doanh
nghiệp và quy trình sản xuất thì cần có sự phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp
trong khâu biên soạn chương trình. Tuy nhiên, việc hợp tác này vẫn còn hạn chế
bởi nhiều doanh nghiệp do tập trung kinh doanh, sản xuất nên ít tham gia vào hoạt
động dạy nghề.
- Do thực hiện kỳ thi hai chung, đồng thời cho một số trường đại học, cao
đẳng có quyền tự tuyển sinh sẽ thu hút một số lượng lớn học sinh, nên lượng học
sinh vào trường cao đẳng nói chung và trường nghề nói riêng sẽ giảm sút rõ rệt.
Nhà trường không chỉ chịu sự canh tranh gay gắt trong công tác tuyển sinh với 14
trường cao đẳng mà còn cạnh tranh với cả các trường đại học trên địa bàn Hải
Phòng.
- Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài chú trọng đến việc
tuyển dụng lao động, chủ yếu tuyển dụng những người có tay nghề cao, kỹ năng
nghề nghiệp tốt, vì thế mà học sinh tốt nghiệp ra trường phải đạt trình độ tương
xứng với việc tuyển chọn mới tìm được việc làm.
Muốn nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường cần phát huy điểm mạnh,
khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội, đối mặt/né tránh với các thách thức và phải
có biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đào tạo:
1. Nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh.
2. Bồi dưỡng tay nghề cho đội ngũ giáo viên.
3. Tăng cường mối liên kết với doanh nghiệp trong công tác đào tạo
4. Xây dựng chuẩn đầu ra của các chương trình nghề đào tạo phù hợp với
yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất
5. Tổ chức thực hiện tốt hoạt động giám sát giảng dạy.
3.2 Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao
đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng
3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh
3.2.1.1 Căn cứ đề xuất biện pháp
Đối với các trường dạy nghề nói chung và trường Cao Đẳng nghề Công
nghiệp Hải Phòng nói riêng, công tác tuyển sinh được coi là yếu tố quan trọng
quyết định chất lượng đào tạo của Nhà trường. Tuy nhiên, do ảnh hưởng tâm lý
hầu hết các gia đình và xã hội còn nặng về khoa bảng nên đa số khi tốt nghiệp
PTTH các em đều có nguyện vọng học đại học. Hoạt động hướng nghiệp ở các
trường PTTH phần lớn đều tập trung vào các trường đại học, cao đẳng chuyên
nghiệp, hạn chế tư vấn vào các trường nghề, lựa chọn trường nghề là giải pháp
cuối cùng khi không thể vào được đại học. Thực tế cho thấy, số lượng tuyển sinh
của nhà trường ngày càng giảm, thậm chí một số ngành không có người học, một
số ngành chỉ có 2 - 3 sinh viên theo học vẫn phải tổ chức lớp để giữ nghề. Thực
trạng này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo của nhà trường mà còn tạo
tâm lý chán nản cho cả giáo viên và học sinh, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
của Nhà trường.
Để đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và
hội nhập quốc tế, Nhà trường cần giải quyết đồng bộ các giải pháp đột phá, trong
đó đặc biệt chú trọng đến công tác tuyển sinh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
nghề.
3.2.1.2 Nội dung biện pháp
Đầu tư cho công tác tuyển sinh đào tạo nghề trên cơ sở lập kế hoạch và tổ
chức thực hiện công tác tuyển sinh, chủ động quan hệ các trường phổ thông, các
địa phương để tuyên truyền, thông tin và tư vấn tuyển sinh, cụ thể như: quảng bá,
tư vấn, giới thiệu về trường, các nghề đào tạo và sản phẩm đào tạo của trường đủ
khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động.
Thường xuyên tổ chức khảo sát nhu cầu nhân lực, xây dựng và tổ chức thực
hiện kế hoạch tuyển sinh hằng năm, chủ động quan hệ các trường phổ thông, các
địa phương để tuyên truyền, thông tin và tư vấn tuyển sinh. Nhà trường nên xây
dựng và giới thiệu với các trường phổ thông các đề án phát triển về cơ sở vật chất,
chương trình và giáo trình, trang thiết bị, đội ngũ CBGV của nhà trường.
Kết hợp các trường phổ thông tổ chức đón các học sinh phổ thông đến tham
quan cơ sở vật chất và giới thiệu các nghề đào tạo của trường. Thực hiện video,
brochure, các pano tuyển sinh và giới thiệu về trường, các nghề đào tạo của trường.
Đồng thời tổ chức và tham gia ngày hội tuyển sinh các trường ĐH, CĐ, ngày hội
việc làm của trường để thông tin, giới thiệu về trường giúp sinh viên tốt nghiệp có
điều kiện học liên thông đại học phục vụ cho nhu cầu nâng cao trình độ của học
sinh, sinh viên.
Tuyển sinh được đã khó, việc giữ người học còn khó hơn, bởi nhận thức của
không ít HS-SV cho rằng: học nghề chỉ là giải pháp tạm thời khi chưa chọn được
trường phù hợp như mong muốn của mình. Do đó Nhà trường cần làm tốt công tác
tuyên truyền nâng cao nhận thức cho HS-SV. Cần xây dựng “Góc việc làm” nhằm
cập nhật thường xuyên thông tin tuyển dụng các doanh nghiệp nhằm hổ trợ cho
HS-SV đảm bảo có việc làm ngay sau đào tạo. Từ đó khuyến khích, động viên tinh
thần học tập, tạo điều kiện để HS-SV có thể yêu và gắn bó với nghề ngay từ khi
đang học.
3.2.1.3 Kết quả của biện pháp
Khi thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong
công tác tuyển sinh đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
3.2.2 Bồi dưỡng tay nghề cho đội ngũ giáo viên
3.2.2.1 Căn cứ đề xuất biện pháp
Hiện nay, tỷ lệ GV có tay nghề cao của trường khá thấp (12% - 13%); Số
lượng GV được bồi dưỡng và tự rèn luyện nâng cao kĩ năng nghề còn hạn chế;
Mức độ đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ kỹ thuật về kỹ năng thực
hành nghề khá thấp (đặc biệt là các giáo viên trẻ). Tỉ lệ HSSV có kĩ năng nghề đáp
ứng nhu cầu doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất thấp.
Giáo viên là lực lượng chính thực hiện tất cả các khâu của quá trình đào tạo,
vì vậy giáo viên chính là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo. Theo quy định tay
nghề của giáo viên phải cao hơn bậc được đào tạo là hai bậc. Hiện nay, Nhà trường
đào tạo tay nghề bậc 2, bậc 3 nên tay nghề của giáo viên phải đạt tối thiểu bậc 4,
bậc 5. Do đó Nhà trường cần phân loại giáo viên, nếu giáo viên nào chưa đạt được
tay nghề theo chuẩn thì phải có kế hoạch bồi dưỡng, cho đi học thêm để nâng cao
trình độ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phương pháp đào tạo truyền thống đã ăn sâu
vào từng giáo viên cho nên muốn nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng được nhu
cầu của thị trường lao động, Nhà trường cần đổi mới toàn diện công tác bồi dưỡng
giáo viên hoàn thiện hệ thống các năng lực đáp ứng yêu cầu của công nghệ dạy học
mới,
3.2.2.2 Nội dung biện pháp
ị- Xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lí để thu hút CBQL, GV có trình độ và
tâm huyết với công tác dạy nghề, đặc biệt là đội ngũ GV có tay nghề cao,
phấn đấu các nghề đều có GV có tay nghề bậc cao phụ trách.
-I- Rà soát lại những yếu kém về kĩ năng giảng dạy thực hành, mức độ thành
thạo kĩ năng nghề của đội ngũ GV, để thiết kế nội dung, chương trình đào
tạo, bồi dưỡng cho phù hợp.
Nội dung bồi dưỡng đội ngũ GV cần tập trung vào các kĩ năng và
phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa người học, chú trọng bồi dưỡng
kĩ năng giảng dạy tích hợp lí thuyết với thực hành.
Theo phương pháp tiếp cận mới, giáo viên cần được bồi dưỡng để có được
hệ thống các năng lực đáp ứng yêu cầu của công nghệ dạy học mới, do đó chương
trình bồi dưỡng cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Phương pháp học hiệu quả: với cách dạy và học mới, người học phải tự
học, tự tìm hiểu rất nhiều, vì vậy giáo viên phải hướng dẫn cho người học cách học
tập hiệu quả. Tuy nhiên đa phần giáo viên chỉ mới được bồi dưỡng về cách dạy, do
đó phải bồi dưỡng phát triển năng lực học tập để giáo viên có thể hỗ trợ hình thành
năng lực học tập cho người học. Năng lực học tập rất quan trọng đối với sự hình
thành các năng lực khác cũng như sự phát triển của mỗi người.
- Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề: theo phương pháp đào tạo mới
giáo viên phải hết sức linh hoạt và sáng tạo, trong quá trình đào tạo phải đề ra
được cũng như phải giải quyết được nhiều tình huống thực tế. Năng lực sáng tạo
và giải quyết vấn đề có tác dụng rất nhiều cho việc hình thành các năng lực khác,
vì vậy nó là năng lực cần phát triển cho người học.
- Năng lực tổ chức hoạt động dạy và học: theo cách đào tạo mới, các bài
học chủ yếu là bài tích hợp, phương pháp dạy và học là phương pháp lấy người
học làm trung tâm, việc tổ chức các hoạt động dạy và học có rất nhiều điểm khác
biệt so với dạy học truyền thống, giáo viên phải được bồi dưỡng cả về thiết kế và
thực hiện bài học. Thay đổi cách dạy cách học là một trong các công việc quan
trọng nhất của quá trình đổi mới.
- Năng lực đánh giá: đánh giá là một trong các trụ cột của phương pháp
đào tạo mới, đánh giá năng lực là đánh giá đa chiều, đánh giá theo tiêu chí, tiêu
chuẩn. Giáo viên phải đánh giá đầu vào, đánh giá tiến bộ trong quá trình hình
thành năng lực, đánh giá tổng kết đồng thời cũng phải hướng dẫn
người học biết tự đánh giá.
- Bồi dưỡng về phương pháp tiếp cận theo năng lực: tất cả giáo viên phải
được tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về phương pháp tiếp cận mới để nắm rõ nhưng điểm
khác so với phương pháp truyền thống, ưu điểm nổi bật của phương pháp cũng như
các vấn đề mà giáo viên cần phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu của đổi mới.
Cách thức tiến hành biên pháp
Có cơ chế khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho GV tham quan và tiếp
cận với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất có hiệu quả, tham gia sinh hoạt
chuyên môn để họ có cơ hội rèn luyện kĩ năng nghề thành thạo. Khuyến khích các
chuyên gia nghề của doanh nghiệp tham gia làm GV giảng dạy thực hành.
Hàng năm, nhà trường cần lập kế hoạch về đào tạo đội ngũ giáo viên, đánh
giá kết quả học tập rèn luyện kĩ năng nghề của GV; Tổng kết Số GV tham quan
thực tập thực hành tại doanh nghiệp và mô hình sản xuất; Phiếu thăm dò ý kiến của
CBQL và cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp và sinh viên về mức độ thành thạo kĩ
năng nghề của GV.
Cập nhật thông tin về các loại máy móc trang thiết bị dạy nghề mới của các
doanh nghiệp, để có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức về các công nghệ
mới doanh nghiệp đang ứng dụng cũng như cách thức vận hành của các trang thiết
bị dạy nghề tiên tiến, đồng bộ, đúng chủng loại, đúng với các nghề đào tạo.
3.2.2.3 Kết quả của biện pháp
Khuyến khích GV tự phấn đấu học tập, rèn luyện để vừa nâng cao trình độ
chuyên môn vừa hoàn thiện kiến thức và kĩ năng nghề. Vận dụng tốt các cơ chế
chính sách để khai thác, tận dụng các nguồn lực sẵn có, tăng cường
hiệu quả mua sắm và sử dụng các trang thiết bị để cải thiện các điều kiện giảng dạy thực
hành nghề.
3.2.3 Tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề
3.2.3.1 Căn cứ đề xuất biện pháp
Theo số liệu điều tra, hầu hết các cán bộ doanh nghiệp cho rằng sinh viên tốt
nghiệp không những chưa đáp ứng được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng mà tác
phong công nghiệp cũng chưa đảm bảo. Chương trình đào tạo của Nhà trường cũng
bị đánh giá là chưa sát với yêu cầu thực tiễn sản xuất, chưa có sự tham gia của
người sử dụng lao động trong công tác xây dựng chương trình đào tạo cũng như
trong quá trình đào và đánh giá học sinh sinh viên. Do đó, trong giai đoạn tới Nhà
trường cần quan tâm hơn nữa trong công tác thiết lập, duy trì và củng cố mối quan
hệ với các doanh nghiệp.
3.2.3.2 Nội dung biện pháp
Mở rộng liên kết với các doanh nghiệp mở các lớp ngắn hạn tại doanh
nghiệp, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Phối
hợp với các doanh nghiệp đánh giá kết quả học tập của HSSV trong quá trình đào
tạo và đánh giá năng lực HSSV tốt nghiệp, mức độ đáp ứng yêu cầu và tạo ra
nguồn nhân lực trực tiếp cho các doanh nghiệp. Tạo việc làm cho HSSV tốt nghiệp
theo hướng xây dựng cam kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Khảo sát đánh giá hiệu quả giải quyết việc làm cho HSSV tốt nghiệp. Kịp
thời hỗ trợ thông tin về thị trường lao động. Xây dựng các chương trình, qui trình
liên kết với các doanh nghiệp cùng phối hợp đầu tư, đào tạo, góp phần giải quyết
việc làm cho HSSV.
Bố trí CBQL chuyên trách giải quyết việc làm và theo dấu HSSV tốt nghiệp,
bổ sung kinh phí tổ chức ngày hội việc làm, xây dựng hệ thống thông tin thu thập ý
kiến phản hồi của người sử dụng lao động và HSSV tốt nghiệp.
Cách thức tiến hành biên pháp
Tùy theo đặc thù ngành nghề cũng như mối quan hệ với doanh nghiệp, Nhà
trường kết hợp với doanh nghiệp theo từng mức độ khác nhau:
4- Mức độ toàn diện: Cả Nhà trường và doanh nghiệp đều có trách
nhiệm cao và ngang nhau trong quá trình đào tạo trên tất cả các khâu:
tuyển sinh, biên soạn lại mục tiêu, nội dung chương trình, tổ chức
quá trình đào tạo, đóng góp kinh phí đào tạo, tổ chức thi tốt nghiệp
và tiếp nhận HSSV tốt nghiệp;
4- Mức độ có giới hạn: Cả Nhà trường và doanh nghiệp có sự kết hợp
để đào tạo song ở mức độ thấp hơn so với mức kết hợp toàn diện. Sự
kết hợp này thể hiện tập trung vào việc bổ sung nội dung chương
trình đào tạo tại đơn vị sản xuất, tạo điều kiện cho HSSV thực tập sản
xuất, hỗ trợ phần nhỏ kinh phí đào tạo, tiếp nhận một phần HSSV tốt
nghiệp thực tập tại doanh nghiệp vào làm việc;
4- Mức độ rời rạc: Quá trình đào tạo do Nhà trường đảm nhiệm trên tất
cả các khâu, mục tiêu, nội dung, chương trình hầu như không thay
đổi, doanh nghiệp chỉ tạo điều kiện về địa điểm cho HSSV thực tập ở
giai đoạn cuối trước khi thi tốt nghiệp, không hỗ trợ kinh phí đào tạo
và chỉ tiếp nhận số lượng nhỏ HSSV tốt nghiệp.
3.2.3.3 Kết quả của biện pháp
Xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với doanh nghiệp giúp Nhà trường
tận dụng con người, cơ sở vật chất thiết bị nhằm nâng cao CLĐT, năng lực hành
nghề cho HSSV mang lại lợi ích cho cả Nhà trường, người học và doanh nghiệp.
Tranh thủ nguồn GV là các chuyên gia có kinh nghiệm ở các doanh nghiệp để dạy
thực hành và rèn tay nghề cho HSSV.
Trên cơ sở các hợp đồng cam kết đào tạo lao động đủ về số lượng, chất
lượng, các doanh nghiệp tham gia đào tạo sẽ có cơ sở tin cậy để tuyển dụng HSSV
tốt nghiệp vào làm việc. HSSV sẽ tích cực học tập để có tay nghề vững vàng và có
cơ hội được làm nghề mà họ được đào tạo.
Theo dõi nắm bắt thông tin về năng lực của HSSV tốt nghiệp và thu thập ý
kiến phản ảnh của khách hàng để kịp thời điều chỉnh mục tiêu, bổ sung, chỉnh sửa
chương trình, giáo trình để đảm bảo chuẩn đầu ra của trường thực sự phù hợp với
chuẩn đầu vào của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả đào tạo.
3.2.4 Xây dựng chuẩn đầu ra của các chương trình nghề đào tạo phù hợp với
yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất
3.2.4.1 Căn cứ đề xuất biện pháp
Hiện nay, Nhà trường chưa thực hiện tốt công tác theo dấu sinh viên để
đánh giá tỉ lệ sinh viên có việc làm, làm đúng nghề được đào tạo, hiệu quả và
những khó khăn bất cập trong công việc của học viên tốt nghiệp ... Tuy nhiên, theo
kết quả khảo sát cho thấy, có trên 30% CBQL, GV, SV và đặc biệt là cán bộ doanh
nghiệp cho rằng chương trình đào tạo của Nhà trường chưa đáp ứng được các yêu
cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ của các doanh nghiệp cũng như các tiêu chuẩn
kĩ năng nghề do tổng cục dạy nghề ban hành.
Để nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường cần căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ
năng nghề đặc biệt là yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ làm việc của các
doanh để xây dựng, điều chỉnh chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo nhằm đáp
ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thực tế sản xuất.
3.2.4.2 Nội dung biện pháp
Căn cứ vào chiến lược phát triển dạy nghề, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, Nhà trường cần khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu tuyển
dụng của doanh nghiệp và những đòi hỏi của thực tiễn sản xuất; Tổng hợp
phân tích các nguồn lực sẵn để điều chỉnh nghề đào tạo phù hợp nhu cầu của
thị trường và tận dụng được thế mạnh của trường nhằm xây dựng chương
trình đào tạo theo chuẩn đầu ra trong đó cần xác định rõ Mục tiêu đào tạo
(hoặc chuẩn đầu ra) - Nội dung - Phương pháp - Cách thức kiểm tra đánh giá.
Mục tiêu đào tạo: Xác định rõ tầm nhìn, sự mong đợi của trường về sản
phẩm đào tạo (SV tốt nghiệp).
Chuẩn đầu ra: Cần cụ thể hóa mục tiêu đào tạo thành các yêu cầu về
năng lực, phẩm chất của SV tốt nghiệp xuất phát từ việc điều tra nhu cầu của
xã hội, nhà tuyển dụng, nhà nước và địa phương. Chuẩn đầu ra là kiến thức,
kĩ năng, thái độ, và năng lực phát triển cá nhân, nghề nghiêp nhà trường kì
vọng người học sẽ đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Về bản
chất, chuẩn đầu ra chính là mục tiêu đào tạo được định hướng theo nhu cầu
sử dụng lao động. Các yêu cầu này cần diễn giải cụ thể và định lượng được.
Về mặt ý nghĩa, chuẩn đầu ra là các tiêu chí CLĐT cụ thể để SV, GV và
CBQL phấn đấu đạt được nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng; thể
hiện cam kết về chất lượng đào tạo của Trường đối với khách hàng; là căn cứ
cụ thể cho công tác tự đánh giá, nâng cao chất lượng đào tạo.
Để đảm bảo chuẩn đầu ra của các chương trình nghề đào tạo phù hợp
nhu cầu của khách hàng, khi xây dựng chương trình Trường cần thiết phải:
Bám sát nhu cầu của các doanh nghiệp, cập nhật những thành tựu khoa học
công nghệ tiên tiến liên quan đến nghề đào tạo và ý kiến phản hồi từ người sử
dụng lao động, SV tốt nghiệp đã đi làm, để cải tiến hoàn thiện chương trình,
môn học, mô đun thực hành nghề phù hợp yêu cầu mới của thị trường lao
động.
Vì trình độ học vấn của đa số SV tại Trường còn hạn chế, động cơ học
tập để có việc làm và tăng thu nhập, nên khi thiết kế mục tiêu đào tạo, phải
chú trọng đến khả năng lao động nghề nghiệp của họ để lựa chọn cấp độ mục tiêu,
thời lượng và mô hình đào tạo cho phù hợp. Thời lượng đào tạo không được quá
dài và khả năng có được việc làm sau khi học nghề là quan trọng nhất. Cấu trúc
chương trình đào tạo theo kiểu tích hợp giữa lí thuyết và thực hành, thậm chí,
nhiều khi thực hành phải đi trước một bước. Nên vận dụng mô hình đào tạo theo
năng lực thực hiện, vì đây là mô hình thích hợp để tiếp cận đối với lao động có
trình độ học vấn hạn chế.
Cách thức tiến hành
Để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất, trước tiên phải
xác định được mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà trường, do đó cần tiến hành theo trình
tự các bước sau:
4- Thu thập thông tin xem xét kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các tài liệu
điều tra lao động của địa phương để xác định ngành nghề đào tạo phù hợp
với yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất.
4- Bên cạnh các chỉ số thông tin chung về thị trường lao động và việc làm cần
thu thập thêm các thông tin về tình hình việc làm và thu nhập của SV tốt
nghiệp. Số nhu cầu việc làm ở các doanh nghiệp, yêu cầu về trình độ nghề
họ đang cần có liên quan đến nghề mà Trường đang đào tạo.
4- Từ các số liệu thu thập nêu trên, Nhà trường sẽ xác định và đưa ra mục tiêu,
nhiệm vụ phù hợp với thực tiễn và sứ mạng của Trường.
Về chuẩn đầu ra: Để đảm bảo chuẩn đầu ra của các chương trình nghề đào
tạo phù hợp với nhu cầu khách hàng, Nhà trường cần phải tiến hành các bước sau
đây:
4- Phối hợp với doanh nghiệp xây dựng mục tiêu đào tạo, thiết kế nội dung
chương trình, phương thức đào tạo cho phù hợp với nghề, nhu cầu nhân lực
của doanh nghiệp. Khi điều chỉnh chương trình cần đi
khảo sát thực tế kết hợp với tham khảo ý kiến của cán bộ kĩ thuật của doanh
nghiệp.
4- Xây dựng hoặc bổ sung, chỉnh sửa chương trình đào tạo được tiến hành từ
việc phân tích nghề, phân tích công việc và hoạt động của người tốt nghiệp
trong quá trình hành nghề tại vị trí lao động của họ tại các cơ sở sử dụng
nhân lực (mô hình hoạt động). Trên cơ sở đó xác định hệ thống kiến thức, kĩ
năng và thái độ cần thiết mà nghề đòi hỏi ở họ trong quá trình hành nghề
(mô hình nhân cách của người lao động). Đồng thời xác định mục tiêu và
các nội dung cần thiết phải dạy cho SV (mô hình đào tạo) để đảm bảo sau
khi tốt nghiệp họ có thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, thực tiễn
sản xuất và thị trường lao động.
Việc xây dựng các chuẩn đầu ra thường gắn với quá trình xây dựng, bổ
sung, chỉnh sửa các chương trình đào tạo. Hiện nay Nhà trường thường chỉ dừng
lại ở việc bổ sung và chỉnh sửa chương trình đào tạo, chưa tự xây dựng một
chương trình đào tạo hoàn toàn mới. Vì thế, Nhà trường cần xây dựng và ban hành
qui trình bổ sung, chỉnh sửa chương trình theo quy trình sau:
Trách Các thủ tục cần
STT Hoạt động Mô tả nội dung hoạt động
hiệm có
Xác định những Rà soát thu thập ý kiến và tham
bất cập cần bổ quan thực tế ở các doanh nghiệp Văn bản đề nghị
GV cơ để phân tích những nội dung bất bổ sung, điều
1 sung, chỉnh sửa
hữu cập của chương trình. chỉnh chương
trình

- Bảng tổng hợp ý


Tổng hợp ý kiến của các GV và kiến đề xuất của
Tổng hợp và Phòng
cán bộ kĩ thuật của doanh nghiệp giáo viên
2 tham khảo ý kiến đào
có liên quan để xem xét góp ý về -Thư mời chuyên
chuyên gia tạo
đề nghị của các GV gia

Phòng
CBQL và GV tham khảo thêm tài
Tham khảo thêm đào tạo và Quyết định phân
liệu và thực tiễn sản xuất để thống
3 tài liệu và thực giáo viên công CBQL và
nhất các nội dung cần bổ sung,
tiễn sản xuất GV
chỉnh sửa.

Ban giám hiệu xem xét thông qua


Thông qua đề Ban các nội dung cần bổ sung, chỉnh Biên bản họp hội
4
xuất cần chỉnh giám sửa trong chương trình của Ban giám
sửa hiệu hiệu
Bổ sung các nội dung cần chỉnh
Phòng Chương trình
Hoàn chỉnh sửa và hoàn chỉnh lại chương
5 đào được bổ sung
chương trình trình theo nội dung góp ý của ban
tạo chỉnh sửa
giám hiệu.
Ban Trình duyệt, kí, ban hành và triển Quyết định phê
Kí duyệt và ban
6 giám khai chương trình đã được bổ duyệt chương
hành
hiệu sung, chỉnh sửa. trình
3.2.4.3 Kết quả của biện pháp
ị- Xác định ngành nghề đào tạo phù hợp với kế hoạch phát triển nhân
lực của địa phương, doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất.
-I- Mục tiêu, nhiệm vụ được thể hiện thành mục tiêu đào tạo và được cụ
thể hóa thành chuẩn đầu ra của các chương trình nghề đào tạo phù
hợp với yêu cầu sử dụng lao động của địa phương và doanh nghiệp.
-I- Sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng nhân lực có
chất lượng của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm
cho sinh viên.
-I- Tận dụng và huy động được các nguồn lực hiện có và tiềm năng,
nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo.
3.2.5 Tổ chức thực hiện tốt hoạt động giám sát giảng dạy
3.2.5.1 Căn cứ đề xuất biện pháp
Thực tế hiện nay công tác giám sát giảng dạy của nhà trường chưa được
quan tâm thỏa đáng. Do đó, để nâng cao chất lượng đào tạo Nhà trường cần làm tố
hơn nữa hoạt động giám sát giảng dạy.
3.2.5.2 Nội dung biện pháp
Công tác tổ chức giám sát giảng dạy là một việc làm cần thiết, đòi hỏi
CBQL phải thật nhiệt tình và có đủ kiến thức thì mới có khả năng giám sát được.
Về nội dung cần kiểm tra và giám sát cả hai khâu:
Khâu chuẩn bị: Bài giảng, giáo án, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức lớp
học;
Khâu giảng dạy trên lớp: Duy trì sĩ số, sổ tay lên lớp, việc tổ chức thực
hiện kế hoạch giảng dạy, quản lí lớp học, việc triển khai các phương pháp dạy học,
sử dụng phương tiện và vật tư dạy nghề của GV.
Công tác kiểm tra và giám sát giảng dạy phải tiến hành thường xuyên, không hình
thức, gắn với việc thưởng phạt công minh và thích đáng.
Cách thức tiến hành biên pháp
Công tác giám sát giảng dạy của Nhà trường được thực hiện theo các bước
sau:
Bảng 3.2: Các bước trong công tác giám sát giảng dạy
Trách Các thủ tục
Số TT Hoạt động Mô tả nội dung hoạt động
nhiêm Tùy theo yêu cầu của từng lớp học cần có
Cănnăng
và cứ vào
lực kế
củahoạch giám
GV, tổ sátsát
giám
giảng
có thể dạy, Phòng
lựa chọn đàosốtạo
một hoặclậptất
danh
cả
sáchnội
các tổ giám
dung sát
cầnbao gồm
giám sát cán
sau:bộBài
đào tạo,giáo
giảng, trưởng hoặcbịphó
án, thiết dạybộhọc,
môn
và một
hình thứcGVtổcó kinhlớp
chức nghiệm
học duycó trì
liên
Thành lập tổ Danh sách đề
Xác định nội quan đến nghề đào tạo. Biên bản thống
1 giám sát Phòng Đào
Các tạo sĩ số, sổ tay lên lớp, việc tổ chức nghị thành lập
Khoa
3 dung cần Đối với
thực hiệncác
kếlớp đàogiảng
hoạch tạo tạidạy,
chỗ nhất nội dung
giảng dạy phòng đào tạo tổ giám sát.
giám sát cần mời
quản thêm
lí lớp cán
học, bộ triển
việc doanhkhai các cần giám sát
nghiệp
phươngphụ trách
pháp dạylớp
học,học
sử tham
dụng
gia.
phương tiện và vật tư dạy nghề
của GV.

Các khoa căn cứ vào kế hoạch


Phổ biến và giảng dạy để lựa chọn và đề xuất
Xác định Danh sách đề
quán triệt ý nhóm GV cần giám sát. Đặc biệt
2 nhóm GV cần Các Khoa Tổ trưởng giám sát phổ biến và nghị nhóm GV
nghĩa của lưu ý đến các GV trẻ mới tham gia
phải giám sát quán triệt ý nghĩa và mục đích của cần giám sát.
hoạt động giảng dạy, chưa thành thạo kĩ
việc giám sát chỉ nhằm góp ý cho
4 giám sát cho Phòng Đào tạo năng nghề.
các GV thực hiện tốt nhiệm vụ
các GV bộ
của mình và nâng cao được chất
môn
lượng giảng dạy.

Bồi dưỡng kĩ Dựa trên các nội dung cần giám


năng giám sát sát Nhà trường tổ chức bồi dưỡng
cho các thành cách thức tiến hành giám sát, góp
5 viên tham gia ý cho GV và cách sử dụng ghi
Phòng Đào tạo
giám sát chép các biểu mẫu phục vụ cho
giám sát
Theo các nội dung đã phân công,
các thành viên tiến hành kiểm tra,
theo dõi giám sát, ghi chép những
Thực hiện Các Khoa và Sổ tay và biểu
7 điểm mạnh và điểm cần cải thiện
giám sát PĐT mẫu giám sát
của GV đang giảng dạy vào sổ tay
hoặc vào các biểu mẫu

Từng thành viên tổ giám sát lần


Góp ý cho lượt trình bày góp ý nêu những
Các bộ môn và Biên bản góp ý
8 GV sau giám điểm mạnh và những điểm cần cải
phòng đào tạo của tổ giám sát
sát thiện cho GV. Các GV tiếp thu và
giải trình.

3.2.5.3 Kêt quả của biện pháp


Cung cấp những ý kiến phản hồi xác đáng giúp GV xác định và giải quyết
các vấn đề còn hạn chế, từng bước phát triển kĩ năng và cải tiến phương pháp
giảng dạy theo hướng tích cực hóa người học. Đồng thời giúp cho GV có thái độ
tích cực, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
Đảm bảo bài giảng của GV và tài liệu học tập của HSSV ngày càng sát hợp
với thực tế để HSSV tốt nghiệp có kiến thức, kĩ năng nghề và thái độ đáp ứng
được yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường cần quan tâm đầu
tư cơ sở vật chất nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất cho công tác đào tạo của
Nhà trường.
Trước mắt, Nhà trường nên tận dụng nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ bên
cạnh đó cần tiết kiệm thu chi, dành nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp các máy móc
thiết bị của xưởng thực hành đảm bảo điều kiện học tập của học sinh.
Về dài hạn, Nhà trường cần tập trung nguồn lực, triển khai hiệu quả dự án
JAICA (dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất cho các xưởng thực hành của trường
được thực hiện từ năm 2018).
KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề luôn nhận được sự quan tâm không chỉ
của các trường cao đẳng nghề, học sinh sinh viên trường nghề mà của cả người sử
dụng lao động.
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng đào tạo nghề theo 3 cấp
trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề, và sơ cấp nghề; bên cạnh đó Nhà trường
còn thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao
động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động.
Trong giai đoạn 2013 - 2016, Công tác nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà
trường được chú trọng đã nên đạt được những thành tích đáng kể như: Sinh viên
tốt nghiệp có khả năng áp dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để nâng cao được
năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; Số lượng thiết bị dạy nghề đáp ứng tối
thiểu yêu cầu thực hành; Nhà trường đã chủ động kí kết hợp đồng đào tạo và cung
ứng lao động cho doanh nghiệp.
Bên cạnh những điểm mạnh, công tác nâng cao chất lượng đào tạo cũng còn
tồn tại một số vấn đề như: Tuyển sinh không đủ chỉ tiêu; Chất lượng đầu vào của
sinh viên thấp; Tác phong công nghiệp của người lao động không đáp ứng được
yêu cầu của công việc; Chất lượng đội ngũ giáo viên còn hạn chế; Mối liên hệ với
các doanh nghiệp còn lỏng lẻo. Chưa tiếp cận nhu cầu khách hàng để cụ thể hóa
các mục tiêu đào tạo thành chuẩn đầu ra; Chưa thật sự quan tâm đúng mức công
tác giám sát giảng dạy.
Trong bối cảnh hội nhập, Nhà trường cũng có thể tận dụng một số cơ hội
như: Cơ hội tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài; Khả
năng áp dụng các tiến bộ khoa học vào công tác giảng dạy nhằm rút ngắn khoảng
cách giữa lý thuyết và thực hành; Nhu cầu ngày càng tăng

81
của các doanh nghiệp về lao động có tay nghề. Nhu cầu học nghề tăng do sinh viên
tốt nghiệp đại học nhưng không tìm được việc làm.
Bên cạnh các cơ hội có thể tận dụng, Nhà trường cũng phải đối mặt với
nhiều thách thức: Sự cạnh tranh với lao động nước ngoài có trình độ tay nghề,
ngoại ngữ tốt hơn; Các doanh nghiệp không mặn mà với việc biên soạn chương
trình đào tạo; Sự cạnh tranh gay gắt trong công tác tuyển sinh với các trường đại
học cao đẳng khác cũng như yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp trong công tác
tuyển dụng lao động có tay nghề.
Để nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường cần phát huy điểm mạnh, khắc
phục điểm yếu, tận dụng cơ hội, đối mặt/né tránh với các thách thức do đó, Nhà
trường cần quan tâm giải quyết các vấn đề sau:
4- Nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh.
4- Bồi dưỡng tay nghề cho đội ngũ giáo viên.
4- Tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề 4- Xây dựng
chuẩn đầu ra của các chương trình nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh
nghiệp và thực tiễn sản xuất 4- Tổ chức thực hiện tốt hoạt động giám sát giảng
dạy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[ 1 ]. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2016), Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn
kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Hà Nội.
[ 2 ]. Bộ Lao động thương binh và xã hội - Liên minh châu Âu - ILO (2011), Kỹ
năng dạy học, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên và người
dạy nghề, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
[ 3 ]. Bùi Hiền (2001), Từ Điển giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
[ 4 ]. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Từ
điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội.
[ 5 ]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật chất lượng
sản phẩm hàng hóa, Hà Nội.
[ 6]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật giáo dục
nghề nghiệp, Hà Nội
[ 7 ]. Tổng cục dạy nghề (2014), Hệ thống chỉ số kiểm định chất lượng trường Cao
đẳng nghề; Công văn số 754/TCDN-KĐCL ngày 12 tháng 5 năm 2014.
[ 8 ]. Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng (2013; 2014;2015), Báo cáo
công tác thi đua, Hải Phòng.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 - Phiếu hỏi số 1.
Ngày phát phiếu: .................................. Ngày thu phiếu:.................................
Mã Phiếu: CBQL 01
Để phục vụ công tác nghiên cứu thực trạng chất lượng công tác đào tạo
nghề nhằm đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho
Nhà trường, xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình bằng cách
đánh dấu Xvào ô mà Thầy (Cô) cho là thích hợp.
- Mức 1: Rất phù hợp; - Mức 3: Chưa phù
hợp;
- Mức 2: Phù hợp; - Mức 4: Không phù hợp.
Câu 1: Xin Quý Thầy (Cô) cho biết ý kiến đánh giá năng lực sinh viên tốt nghiệp của
Trường.
STT Chỉ tiêu đánh giá Mức đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
Khả năng đáp ứng về kiến thức, kĩ
1 năng nghề của HSSV theo yêu cầu
của DN
Khả năng đáp ứng về tính kỉ luật và
2 tác phong của HSSV theo yêu cầu của
DN

3 Khả năng áp dụng được kiến thức, kĩ


năng của HSSV để nâng năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm

4 Khả năng tự mở cơ sở sản xuất kinh


doanh dịch vụ của HSSV tốt nghiệp
Khả năng học tiếp để nâng cao kiến
5 thức, kĩ năng nghề của HSSV tốt
nghiệp

Họ và tên:..........................................................................................

Trình độ chuyên môn:..................................................................

Chức vụ:.......................................................................................

Phòng ban công tác:....................................................................

Thời gian công tác trong nghề:...................................................

Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến Quý Thầy (Cô)./.
Phụ lục 2 - Phiếu hỏi số 2.
Ngày phát phiếu:.................................. Ngày thu phiếu:.................................
Mã Phiếu: GV 02
Để phục vụ công tác nghiên cứu thực trạng chất lượng công tác đào tạo
nghề nhằm đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho
Nhà trường, xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình bằng cách
đánh dấu Xvào ô mà Thầy (Cô) cho là thích hợp.
- Mức 1: Rất phù hợp; - Mức 3: Chưa phù
hợp;
- Mức 2: Phù hợp; - Mức 4: Không phù hợp.
Câu 1: Xin Quý Thầy (Cô) cho biết ý kiến đánh giá năng lực sinh viên tốt nghiệp của
Trường.
Chỉ tiêu đánh giá
Mức đánh giá
STT Mức Mức Mức Mức
1 2 3 4
Chỉ tiêu đánh giá
Khả năng đáp ứng về kiến thức, kĩ năng Mức đánh giá
1
TTnghề của HSSV theo yêu cầu
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
Khả năng đáp ứng về tính kỉ luật và tác
2
Nghề
phong củađào tạo theo
HSSV đáp yêu
ứngcầu
nhu cầu
1
Khảhọc nghề
năng áp của
dụnghọc viênkiến thức, kĩ năng
được
3 củaKhả năng
HSSV để ổn định
nâng việc
năng suấtlàm
laocủa
đông và
2
chấtHSSV
hrợngsau
sảntốt nghiệp
phẩm
KhảĐáp
năngứng
tự mở cơ sở
nhu cầusảntuyển
xuất kinh
dụngdoanh
4
3 dịchnhân
vụ của
lựcHSSV tốt nghiệp
có chất lượng cho các
doanh nghiệp
Khả năng học tiếp để nâng cao kiến thức,
5 Thu hút CBQL, GV vào làm việc
4 kĩ năng nghề của HSSV tốt nghiệp
ở trường

Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao


5 động và phát triển nhân lực ở địa
phương

Nếu có thể, xin Quý Thầy (Cô) vui lòng cho biết đôi điều về thông tin cá nhân:
Họ và tên:............................................................................................................

Trình độ chuyên môn:.........................................................................

Chức vụ:...............................................................................................

Khoa công tác:............................................................................

Thời gian công tác trong nghề:...........................................................

Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến Quý Thầy (Cô)./.
Phụ lục 3 - Phiếu hỏi số 3.
Ngày phát phiếu: ................................. Ngày thu phiếu:..................................
Mã Phiếu: CBDN 03
Để phục vụ công tác nghiên cứu thực trạng chất lượng công tác đào tạo
nghề nhằm đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho
Nhà trường, xin Ông (Bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình bằng cách
đánh dấu Xvào ô mà Ông (Bà) cho là thích hợp.
- Mức 1: Rất phù hợp; - Mức 3: Chưa phù
hợp;
- Mức 2: Phù hợp; - Mức 4: Không phù hợp.
Câu 1: Xin Quý Ông (Bà) cho biết ý kiến đánh giá năng lực sinh viên tốt nghiệp của
Trường.
Chỉ tiêu đánh giá
Mức đánh giá
STT Mức Mức Mức Mức 4

1 2 3
Khả năng đáp ứng về kiến thức, kĩ năng
1 nghề của HSSV theo yêu cầu của DN

Khả năng đáp ứng về tính kỉ luật và tác


2
phong của HSSV theo yêu cầu của
Dh
ả năng áp dụng được kiến thức, kĩ năng
3 của HSSV để nâng năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm

Khả năng tự mở cơ sở sản xuất kinh doanh


4
dich vụ của HSSV tốt nghiệp

Khả năng học tiếp để nâng cao kiến thức,


5
kĩ năng nghề của HSSV tốt nghiệp

Câu 2: Xin Quý Ông (Bà) cho biết ý kiến đánh giá về hiệu quả đào tạo
của Trường.
Chỉ tiêu đánh giá
Mức đánh giá
STT
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu


1
học nghề của học viên

Khả năng ổn định việc làm của


2
HSSV sau tốt nghiệp

Đáp ứng nhu cầu tuyển dụng


3 nhân lực có chất lượng cho các
doanh nghiệp

Nếu có thể, xin Ông (Bà) vui lòng cho biết đôi điều về thông tin cá nhân:

Họ và tên:.............................................................................................

Trình độ chuyên môn:.........................................................................

Chức vụ:...............................................................................................

Đơn vị công tác:............................................................................

Thời gian công tác trong nghề:...........................................................

Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến Quý Ông (Bà)./.
Phụ lục 4 - Phiếu hỏi số 4.
Ngày phát phiếu:................................... Ngày thu phiếu:.................................
Mã Phiếu: SVTN 04
Để phục vụ công tác nghiên cứu thực trạng chất lượng công tác đào tạo
nghề nhằm đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho
Nhà trường, xin Anh (Chị) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình bằng cách
đánh dấu X vào ô mà Anh (Chị) cho là thích hợp.
- Mức 1: Rất phù hợp; - Mức 3: Chưa phù
hợp;
- Mức 2: Phù hợp; - Mức 4: Không phù hợp.
Câu 1: Xin Anh/Chị cho biết ý kiến đánh giá năng lực sinh viên tốt nghiệp của
Trường.
Chỉ tiêu đánh giá Mức đánh giá
STT Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Khả năng đáp ứng về kiến thức, kĩ năng


1
nghề của HSSV theo yêu cầu

Khả năng đáp ứng về tính kỉ luật và tác


2
phong của HSSV theo yêu cầu của
Khả năng áp dụng được kiến thức, kĩ năng
3 của HSSV để nâng năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm
Khả năng tự mở cơ sở sản xuất kinh doanh
4
dịch vụ của HSSV tốt nghiệp

Khả năng học tiếp để nâng cao kiến thức,


5 kĩ năng nghề của HSSV tốt nghiệp

Họ và tên:............................................................................................................

Trình độ chuyên môn:.........................................................................

Chức vụ:...............................................................................................
Đơn vị công tác:............................................................................

Thời gian công tác trong nghề:...........................................................

Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến Anh/Chị./.


Phụ lục 5 - Phiếu hỏi số 5.
Ngày phát phiếu: .................................. Ngày thu phiếu:.................................
Mã Phiếu: SV 04
Để phục vụ công tác nghiên cứu thực trạng chất lượng công tác đào tạo
nghề nhằm đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho
Nhà trường, xin em vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình bằng cách đánh
dấu X vào ô mà em cho là thích hợp.
- Mức 1: Rất phù hợp; - Mức 3: Chưa phù
hợp;
- Mức 2: Phù hợp; - Mức 4: Không phù hợp.
Câu 1: Xin em cho biết ý kiến đánh giá năng lực sinh viên tốt nghiệp của Trường.
Chỉ tiêu đánh giá Mức đánh giá

STT Mức Mức Mức Mức


1 2 3 4

Khả năng đáp ứng về kiến thức, kĩ năng


1
nghề của HSSV theo yêu cầu

Khả năng đáp ứng về tính kỉ luật và tác


2
phong của HSSV theo yêu cầu của
Chỉ tiêu đánh giá
Khả năng áp dụng được kiến thức, kĩ năng Mức đánh giá
TT
3 của HSSV để nâng năng suất lao độngMức
và 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
chất lượng sản phẩm
KhảNghề
năng đào tạocơđáp
tự mở ứngxuất
sở sản nhukinh
cầudoanh
41
dịchhọc
vụ nghề của học
của HSSV tốtviên
nghiệp

KhảKhả
năngnăng
học ổn
tiếpđịnh
để nâng
việc cao
làmkiến
của thức,
2
5 kĩ năng nghề
HSSV saucủa HSSV tốt nghiệp
tốt nghiệp

Đáp ứng nhu cầu tuyển dụng


3 nhân lực có chất lượng cho các
doanh nghiệp

Nếu có thể, xin em vui lòng cho biết đôi điều về thông tin cá nhân: Họ và tên:
Lớp:.........................................................................................

Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến em./.

You might also like