You are on page 1of 6

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM LỚP 10

HÓA HỌC PHỔ THÔNG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU VÀO
ĐỀ MINH HỌA NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: HÓA HỌC – LỚP 10
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm có 40 câu, in trong 05 trang)

Câu 1. Trong nguyên tử, hạt nào sau đây mang điện?
A. Electron và proton. B. Electron và notron.
C. Proton và notron. D. Electron, proton và notron.
Câu 2. Công thức nào dưới đây không phải là công thức của hợp chất?
A. O2. B. HCl. C. CuO. D. NaHCO3.
Câu 3. Canxi oxit không tác dụng với chất nào dưới đây?
A. CO2. B. H2O. C. HCl. D. O2.
Câu 4. Kim loại đồng không có tính chất nào dưới đây?
A. Là chất rắn, màu nâu đỏ.
B. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
C. Tác dụng với khí oxi tạo thành hợp chất đồng (II) oxit có màu đen.
D. Tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđro.
Câu 5. Thành phần phần trăm theo thể tích của khí nitơ trong không khí là
A. 1%. B. 21%. C. 78%. D. 50%.
Câu 6. Trong công nghiệp, người ta điều chế khí clo bằng cách
A. Cho dung dịch HCl đặc tác dụng với bột MnO2 (đun nóng).
B. Nhiệt phân HCl.
C. Điện phân dung dịch NaCl trong thùng điện phân không có màng ngăn.
D. Điện phân dung dịch NaCl trong thùng điện phân có màng ngăn.
Câu 7. Bazơ nào sau đây không bị nhiệt phân hủy khi đun nóng?
A. Cu(OH)2. B. Al(OH)3. C. NaOH. D. Fe(OH)3.
Câu 8. Kim loại nào sau đây không tác dụng với nước ở điều kiện thường?
A. Fe. B. Na. C. K. D. Ca.
Câu 9. Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa trên nguyên liệu
chính là axetilen. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ khai thác và chế biến dầu
mỏ, etilen trở thành nguyên liệu rẻ tiền, tiện lợi hơn nhiều so với axetilen. Công thức phân tử của
etilen là
A. C2H4. B. C2H6. C. CH4. D. C2H2.

Nguyễn Đức Toàn – Sinh viên lớp K64B – Khoa Hóa Học – Trường Đại học sư phạm Hà Nội
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM LỚP 10

Câu 10. Cho vài giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch axit axetic thì dung dịch chuyển
thành
A. Màu đỏ. B. Màu xanh. C. Màu hồng. D. Không đổi màu.
Câu 11. Hợp chất Fe2O3 có tên là
A. Đi sắt trioxit. B. Sắt oxit. C. Sắt (II) oxit. D. Sắt (III) oxit.
Câu 12. Cho sơ đồ phản ứng
A + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
Công thức hóa học của A là
A. NaOH. B. Na2O. C. KOH. D. K2O.
Câu 13. Quá trình nào dưới đây không phải là phản ứng hóa học?
A. Nước sôi và bay hơi khi bị đun nóng đến 100°C.
B. Sắt dẫn được điện.
C. Than đá cháy trong không khí tỏa nhiều nhiệt và phát sáng.
D. Nước đá bị hóa lỏng khi lấy ra khỏi tủ lạnh và để trong không khí một thời gian.
Câu 14. Số nguyên tử đồng có trong 0,25 mol đồng là
A. 6.1023. B. 3.1023. C. 2.1023. D. 1,5.1023.
Câu 15. Hai dung dịch nào sau đây không phản ứng với nhau?
A. BaCl2 và Na2SO4. B. Fe(NO3)3 và KOH.
C. MgCl2 và K2CO3. D. NaCl và KNO3.
Câu 16. Phương trình hóa học nào sau đây là sai?
A. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.
B. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.
C. 2Fe + Al2(SO4)3 → Fe2(SO4)3 + 2Al.

D. Cu + 2H2SO4 (đặc) → CuSO4 + SO2 + 2H2O.
Câu 17. Người ta sử dụng than hoạt tính làm để chế tạo máy lọc nước, khẩu trang y tế,... là dựa
trên tính chất nào dưới đây?
A. Tính hấp thụ B. Tính hấp phụ.
C. Tính khử mạnh. D. Tính oxi hóa mạnh.
Câu 18. Hòa tan muối ăn vào nước thì thu được nước muối. Trong trường hợp này, dung môi là
A. Muối ăn. B. Nước. C. Nước muối. D. Muối ăn và nước.
Câu 19. Phân tử hợp chất nào dưới đây chứa liên kết ba?
A. Rượu etylic. B. Metan. C. Axit axetic. D. Axetilen.
Câu 20. Để phân biệt khí metan và khí etilen bằng phương pháp hóa học có thể dùng
A. Nước vôi trong. B. Dung dịch brom.
C. Quỳ tím ẩm. D. Dung dịch NaOH.
Câu 21. Phần trăm khối lượng của Cu trong muối đồng (II) sunfat gần nhất với
A. 35%. B. 50%. C. 60%. D. 75%.

Nguyễn Đức Toàn – Sinh viên lớp K64B – Khoa Hóa Học – Trường Đại học sư phạm Hà Nội
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM LỚP 10

Câu 22. Cacbon đisunfua (CS2) là dung môi được sử dụng trong công nghiệp hóa học. Cacbon
đisunfua cháy theo sơ đồ: CS2 + O2 → CO2 + SO2. Đốt cháy hoàn toàn 9,120 gam cacbon
đisunfua bằng một lượng oxi vừa đủ thì thu được V lít hỗn hợp khí A (đktc). Giá trị của V là
A. 2,688. B. 5,376. C. 8,064. D. 10,752.
Câu 23. Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với 100 gam dung dịch H2SO4 19,6% thu được dung dịch X
và V lít khí không màu (đktc). Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của muối
trong dung dịch X là
A. 9,20%. B. 15,12%. C. 9,22%. D. 15,15%.
Câu 24. Cho sơ đồ chuyển hóa sau
+ O2 , t° + dung dịch HCl +NaOH
Mg → X→ Y→ Z
Biết X, Y, Z là các hợp chất khác nhau của magie. Phân tử khối của Z là
A. 58,5. B. 58. C. 40. D. 95.
Câu 25. Cho sơ đồ điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình điều chế oxi?
A. Phương pháp thu khí oxi trong thí nghiệm này là phương pháp đẩy nước.
B. Khí oxi nhẹ hơn nước nên có thể thu bằng phương pháp đẩy nước.
C. Khi kết thúc thí nghiệm, nên tháo ống dẫn khí oxi trước rồi tắt đèn cồn sau.
D. Có thể thay thế KMnO4 bằng hỗn hợp KClO3 và MnO2.
Câu 26. Nhiệt phân 10 gam đá vôi (chứa 90% CaCO3) thì người ta thu được chất rắn X và 1,12
lít khí CO2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt phân CaCO3 là
A. 55,56%. B. 50%. C. 45,45%. D. 83,33%.
Câu 27. Cho 25,5 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4
loãng, thu được dung dịch chứa 57,9 gam muối. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X là
A. 60%. B. 40%. C. 80%. D. 20%.
Câu 28. Nguyên tố R thuộc cùng nhóm với nguyên tố clo trong bảng tuần hoàn các nguyên tố
hóa học. A là oxit của R trong đó R có hóa trị cao nhất. Công thức của A là
A. RO3. B. R2O7. C. R2O3. D. R2O.
Câu 29. Axit fomic có trong nọc kiến. Khi bị kiến cắn, nên chọn chất nào sau đây bôi vào vết
thương để giảm sưng tấy?
A. Vôi tôi. B. Giấm ăn. C. Nước. D. Muối ăn.

Nguyễn Đức Toàn – Sinh viên lớp K64B – Khoa Hóa Học – Trường Đại học sư phạm Hà Nội
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM LỚP 10

Câu 30. Đun nóng khí axetilen ở 600°C (có mặt bột cacbon) thì thu được chất lỏng A. Đun nóng
chất lỏng A với brom lỏng với bột sắt thì thu được chất hữu cơ B (chứa 1 nguyên tử brom).
Chiếu sáng hỗn hợp A với clo dưới ánh sáng thì thu được chất hữu cơ C có tên thương mại là
“thuốc trừ sâu 666” (hiện nay chất này đã bị cấm vì độc hại). Nung nóng hỗn hợp A với hiđro
(có xúc tác Ni) thì thu được hiđrocacbon D (C6H12). Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. A có cấu tạo dạng mạch hở.
B. Phân tử D chỉ chứa liên kết đơn.
C. Phân tử B và C có cùng số nguyên tử hiđro.
D. A làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường.
Câu 31. Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có
hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2%, thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung
dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Kim loại M là
A. Zn. B. Ca. C. Mg. D. Cu.
Câu 32. Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn
hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 160. B. 320. C. 240. D. 480.
Câu 33. Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau.
- Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).
- Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim
loại Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc).
Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là
A. 0,39; 0,54; 1,40. B. 0,78; 1,08; 0,56. C. 0,39; 0,54; 0,56. D. 0,78; 0,54; 1,12.
Câu 34. A, C, D là những hợp chất khác nhau của cùng một nguyên tố X. A là chất khí ở điều
kiện thường, làm đục nước vôi trong, làm mất màu dung dịch brom và làm mất màu cánh hoa.
Khi cho A tác dụng với dung dịch KOH theo tỉ lệ 1 : 1 về số mol thì thu được muối C duy nhất.
Muối C cũng tác dụng với dung dịch KOH tạo thành muối D. Nếu cho A tác dụng với KOH theo
tỉ lệ 1 : 2 về số mol thì cũng thu được muối D. Công thức hóa học của C và D lần lượt là
A. K2CO3 và KHCO3. B. KHCO3 và K2CO3.
C. K2SO3 và KHSO3. D. KHSO3 và K2SO3.
Câu 35. Hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M (có hóa trị không đổi trong các hợp chất). Chia 3,61
gam hỗn hợp X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một hòa tan hết trong dung dịch HCl, thu
được 1,064 lít khí H2 (đktc). Cho phần hai tác dụng với khí Cl2 (dư) thu được 6,065 gam muối.
Kim loại M là
A. Al. B. Zn. C. Mg. D. Cr.

Nguyễn Đức Toàn – Sinh viên lớp K64B – Khoa Hóa Học – Trường Đại học sư phạm Hà Nội
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM LỚP 10

Câu 36. Có 5 lọ mất nhãn, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch không màu: NaCl, Na2CO3,
HCl, H2SO4, HNO3, được đánh số (không theo thứ tự) lần lượt là A, B, C, D và E. Bảng dưới
đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các dung dịch trong các lọ A, B, C, D và E (ô
trống là không tiến hành phản ứng giữa hai chất đó).
Thuốc thử A B C D E
không
Quỳ tím Xanh Đỏ Đỏ Đỏ
đổi màu
không kết kết tủa không kết
Dung dịch BaCl2
tủa trắng tủa
kết tủa không kết
Dung dịch AgNO3
trắng tủa
Các lọ A, B, C, D, E lần lượt chứa các dung dịch
A. NaCl, H2SO4, Na2CO3, HCl, HNO3. B. Na2CO3, HCl, H2SO4, NaCl, HNO3.
C. HCl, H2SO4, NaCl, HNO3, Na2CO3. D. Na2CO3, HCl, NaCl, H2SO4, HNO3.
Câu 37. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH.
(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc, dư.
(d) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) vào dung dịch HCl dư.
(e) Cho CuO vào dung dịch H2SO4 loãng.
(f) Cho KHCO3 vào dung dịch NaOH vừa đủ.
Số thí nghiệm thu được hai muối là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 38. Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư),
thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không
khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Giá trị của m là
A. 36. B. 20. C. 18. D. 24.
Câu 39. Rượu etylic được điều chế bằng cách lên men tinh bột theo sơ đồ
enzim enzim
(C6H10O5)n → C6H12O6 → C2H5OH
Để điều chế 10 lít rượu etylic 46° cần m kg gạo (chứa 75% tinh bột, còn lại là tạp chất trơ). Biết
hiệu suất của cả quá trình là 80% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml.
Giá trị của m là
A. 3,600. B. 6,912. C. 10,800. D. 8,100.

Nguyễn Đức Toàn – Sinh viên lớp K64B – Khoa Hóa Học – Trường Đại học sư phạm Hà Nội
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM LỚP 10

Câu 40. Đốt cháy hoàn toàn 3,78 gam hỗn hợp X gồm rượu etylic, axit axetic, etyl axetat và
glixerol (trong đó số mol glixerol gấp 2 lần số mol rượu etylic) bằng một lượng oxi vừa đủ thì
thu được hỗn hợp Y. Dẫn hỗn hợp Y qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 14 gam
kết tủa trắng và khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng giảm 4,78 gam so với dung dịch
Ca(OH)2 ban đầu. Mặt khác, nếu cho 3,78 gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung
dịch NaOH thì thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 1,64. B. 0,82. C. 2,32. D. 5,48.
-----HẾT-----
Lưu ý
1. Học sinh không được sử dụng tài liệu, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và bảng tính tan
của các axit – bazơ – muối trong nước khi làm bài.
2. Cho biết nguyên tử khối của một số nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; Mg = 24;
Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.

Nguyễn Đức Toàn – Sinh viên lớp K64B – Khoa Hóa Học – Trường Đại học sư phạm Hà Nội

You might also like