« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp hoàn thiện quản lý thu, chi Qũy bảo vệ phát triển rừng tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: “Giải pháp hoàn thiện quản lý thu, chi Qũy bảo vệ phát triển rừng tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An ” Tác giả luận văn: Cao Cự Thành Khóa: 2015A Người hướng dẫn: TS.
- Đào Thanh Bình Từ khoá: Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Nghệ An.
- Thu, chi quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
- Quản lý thu, chi quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
- Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam ở trung ương để thực hiện chức năng huy động tiếp nhận và quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày của Chính phủ.
- Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam được coi là một Qũy ngoài.
- Qũy là một tổ chức tài chính nhà nước, chịu sự quản lý của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An được thành lập theo Quyết định số 69/2011/QĐ-UBND ngày của UBND tỉnh Nghệ An.
- Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An là tổ chức tài chính Nhà nước trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An và chịu sự kiểm tra, giám sát về tài chính của Sở Tài chính.
- Quỹ được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ về tài chính, hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo 100% chi phí hoạt động.
- Thực tế tại Nghệ An Sau hơn 5 năm vận hành Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An đã cơ bản đi vào hoạt động ổn định, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ đã đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận.
- Tuy vậy, đến nay có sự khác biệt về tổng số tiền thu chi giữa các tỉnh: Có sự khác nhau về mức chi trả cho mỗi ha rừng giữa các lưu vực sông trong một tỉnh và lưu vực sông các tỉnh liền kề, dẫn đến thắc mắc trong cộng đồng dân cư.
- Công tác rà soát tiến độ và xác định các khu rừng và chủ rừng phục vụ cho việc chi trả còn chậm: Mục đích nhằm xác định vị trí, ranh giới, diện tích và hiện trạng của các khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng cần phải bảo vệ mà chủ rừng là các tổ chức, hộ gia đình và các hộ nhận khoán rừng, nhưng đến nay số liệu hiện có không chính xác và có sự khác biệt lớn giữa thực tế và trên bản đồ, nên không có cơ sở để Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An có cơ sở chi trả cho các đơn vị cung cấp dịch vụ môi trường rừng.
- Chưa có hướng dẫn về việc phân ranh hay xác định chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với du lịch và nước sạch, hay các dịch vụ môi trường khác: Trong đó thu liên quan đến thủy điện tương đối hoàn chỉnh, trong khi liên quan đến du lịch và nước sạch chưa được xác định đầy đủ do chưa xác định được ranh giới và diện tích rừng cung ứng cho các công ty nước sạch và du lịch.
- Cần điều chỉnh các vấn đề liên quan thu, chi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh : Chưa có hướng dẫn cụ thể, về vai trò của hội đồng quản lý Qũy, mối quan hệ giữ hội đồng và ban điều hành Qũy, và chưa có quy định rõ ràng về thiết lập quỹ dự phòng ở cấp tỉnh cũng như tỉnh Nghệ An nói riêng.
- Chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể giám sát thu, chi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tại các tỉnh: Do đó để bền vững tính lâu dài của chính sách, cần có một hệ thống giám sát thống nhất hơn, đảm bảo sự hài lòng cho các đối tượng nộp tiền, và bên cung ứng dịch vụ phù hợp và được trả tiền cho việc cung ứng đó.
- Mức được Qũy chi trả còn rất thấp: Hầu hết các đối tượng được nhận chi trả đều cho rằng mức chi trả hiện nay thấp và không xứng với công sức họ bỏ ra bảo vệ rừng.
- Giá điện và nước đã tăng lên rất nhiều lần nhưng mức được chi trả từ Qũy Bảo vệ phát triển rừng Nghệ An cố dịnh 20đồng/kwh và 40đồng/kwh.
- Tổng số tiền mà Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An thu được từ cơ sở sản xuất thuỷ điện và nước sạch cho đến tháng 12/2014 là tỷ đồng, thì số tiền đã chi trả cho các chủ rừng cung ứng dịch vụ chi trả môi trường rừng là tỷ đồng chỉ chiếm 33,75%.
- Tỷ lệ chi trả thấp là do quản lý Qũy bảo vệ phát triển rừng tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An còn nhiều hạn chế.
- Giải pháp hoàn thiện quản lý thu, chi Qũy bảo vệ phát triển rừng tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An” đã được lựa chọn để nghiên cứu là có ý nghĩa cấp thiết về lý luận và thực tiễn.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Đề tài được thực hiện nhằm để đạt được ba mục tiêu sau: (i) Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cũng như công tác quản lý thu, chi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.
- ii) Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu, chi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An từ đó chỉ ra mặt hạn chế cùng các nguyên nhân khiến Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tại Nghệ An còn nhiều bất cập, hạn chế và hoạt động kém hiệu quả.
- (iii) Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý thu, chi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng điều tra, khảo sát Hoạt động Qũy và công tác quản lý thu, chi của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng và các hoạt động liên quan: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ an.
- Sở tài chính đề xuất kinh phí chính sách Sở tài nguyên môi trường tăng cường quản lý nguồn đất đai.
- Sở Lao Động thương binh và xã hội lồng ghép các hoạt động phát triển kinh tế xã hội.
- Phạm vi nghiên cứu: (i) Về không gian: Nghiên cứu tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An và các đơn vị liên quan.
- (i) Về thời gian: Nghiên cứu giai đoạn từ năm 2011 đến nay.
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng - Chương 2: Thực trạng quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An.
- Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An.
- d) Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp kế thừa, nghiên cứu tài liệu, thống kê phân tích các số liệu dựa trên thực tế tại Qũy bảo vệ và phát triển rừng tại Nghệ An kết hợp với phương pháp so sánh khái quát hóa và phương pháp tổng hợp số liệu.
- e) Kết luận Trong tình hình hiện nay, việc nâng cao kết quả hoạt động quản lý thu, chi Qũy BV&PTR đóng vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động và sự an toàn vốn của của hệ thống Qũy cũng như ảnh hưởng đến kết quả chi trả và kết quả truy thu của các đối tượng sử dụng DVMTR.
- Cũng như các nguồn thu từ cung ứng DVMTR để chi trả DVMTR cho các đối tương cung cấp DVMTR.
- Ngược lại nếu chi trả sai đối tượng, không đúng mục đích hiệu quả sử dụng thấp, nguy cơ rủi ro sẽ cao.
- Điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả quản lý thu, chi tại Qũy.
- Khi nợ quá hạn các năm trước gia tăng thì việc thu, chi không đạt kết quả tối ưu, nợ cũ tồn đọng chưa giải ngân được thì cũng đồng nghĩa với việc trích lập dự phòng rủi ro cao làm tăng chi phí hoạt động của Qũy BV&PTR, làm giảm chất lượng quản lý thu, chi ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Qũy.
- Chính vì vậy việc nâng cao quản lý thu, chi là nội dung quan trọng trong kế hoạch hoạt động của Qũy.
- Đào Thanh Bình người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu cho đến khi luận văn được hoàn thành.
- Tôi cũng xin cảm ơn các Thầy Cô trong Viện Kinh tế và Quản lý, Viện Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, các đồng nghiệp, người thân và tất cả bạn bè đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, kỹ năng nghiên cứu để áp dụng trong quá trình làm luận văn và trong thực tế „Giải pháp hoàn thiện quản lý thu, chi Qũy bảo vệ phát triển rừng tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An.
- Dù đã rất cố gắng nhưng với trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu thực tế có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt