« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lâm Bình


Tóm tắt Xem thử

- MA ĐỨC DUYÊN GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LÂM BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI – 2017 ( BÌA CHÍNH LUẬN VĂN) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------o0o.
- MA ĐÚC DUYÊN GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LÂM BÌNH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: CB150707 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- MA ĐỨC DUYÊN GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LÂM BÌNH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: CB150707 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- NGUYỄN THỊ MAI CHI HÀ NỘI - 2017 EM.QT14.BM06 Ban hành lần 1, ngày TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lâm Bình Tác giả luận văn: Ma Đức Duyên Khóa : 2015B Người hướng dẫn: TS.
- Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ kinh tế có nhiều bất ổn, cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng không ngừng mở rộng danh mục các sản phẩm cho vay, nới lỏng các điều kiện vay vốn để giữ chân khách hàng cũ và thu hút các khách hàng tiềm năng để tăng trưởng tín dụng.
- Thực tế cho thấy, dư nợ cho vay của các NHTM hiện nay chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của ngân hàng (dao động từ 65% đến 90%) do đó chất lượng tín dụng có tính chất quyết định rất lớn đến kết quả, hiệu quả kinh doanh và quyết định đến giá trị của ngân hàng.
- Sức mạnh tài chính của hệ thống NHTM chỉ phát triển bền vững khi nó được gắn liền với chất lượng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng đang là một trong những mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh trong quá trình mở cửa hệ thống ngân hàng theo lộ trình cam kết của WTO.
- Lâm Bình là một huyện mới thành lập của tỉnh Tuyên Quang từ năm 2011, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Bình là một chi nhánh thành viên thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trong những năm qua đã tập trung nguồn lực phát huy khả năng thực hiện tốt vai trò đầu tầu cung ứng vốn cho đối tượng Nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực khác tuy nhiên Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Bình còn rất nhiều hạn chế để khắc phục cần phải có những giải pháp khả thi để thực hiện.
- Bên cạnh kết quả đã đạt được, hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Lâm Bình còn bộc lộ một số hạn chế, chưa đạt được kết quả như mong muốn.
- Là một cán bộ đang công tác tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lâm Bình, sau khoá đào tạo cao học chuyên ngành: Quản trị kinh doanh của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Lâm Bình” EM.QT14.BM06 Ban hành lần 1, ngày .
- Mục đích nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu hệ thống lý luận về chất lượng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Lâm Bình.
- Đưa ra các giải pháp, đề xuất các kiến nghị để nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lâm Bình.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lâm Bình.
- Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích, so sánh, đánh giá - Sử dụng tư liệu các giáo trình về hoạt động của NHTM, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực tín dụng của ngân hàng.
- Sử dụng các số liệu thực tế trên các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của NHNo&PTNT huyện Lâm Bình trong giai đoạn 2014-2016.
- Nội dung chính của luận văn - Hệ thống cơ sở lý thuyết chất lượng tín dụng - Phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng của chi nhánh - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Kết luận Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng về chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lâm Bình.
- đoạn cho thấy: Chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lâm Bình còn ẩn chứa nhiều vấn đề bất ổn chưa thực sự chất lượng như kỳ vọng tuy rằng đã có xu hướng giảm theo từng năm.
- Kết quả phân tích đã chỉ ra những nguyên nhân tồn tại, hạn chế, điểm mạnh điểm yếu trong mọi hoạt động của ngân hàng và nhận diện ra được đâu là vấn đề có tác động, ảnh hưởng nhất đến Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lâm Bình.
- Trên cơ sở thực trạng những tồn tại hạn chế và nguyên nhân đã xác định, tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi EM.QT14.BM06 Ban hành lần 1, ngày nhánh huyện Lâm Bình.
- Bao gồm 12 giải pháp.
- Tác giả cũng kiến nghị các cấp, các ngành, Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam qua đó phát hiện kịp thời những thiếu sót trong cơ chế chính sách, trong chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng để có những biện pháp khắc phục kịp thời để nâng cao chất lượng các hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lâm Bình.
- Luận văn chưa đề cập nghiên cứu chi tiết chất lượng tín dụng với các đối tượng khác nhau là khách hàng tập thể và tư nhân cũng như khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khách hàng trong nước và khách hàng nước ngoài.
- Vì vậy các giải pháp đề suất còn chung chung chưa sát với từng nhóm đối tượng Trân trọng cảm ơn!

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt