« Home « Kết quả tìm kiếm

Bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam.
- Luận văn ThS.
- Luật Dân sự.
- Năm bảo vệ: 2014.
- Luận văn đã khái quát được những đặc trưng của bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự bao gồm mục đích bảo vệ, chủ thể thực hiện biện pháp bảo vệ, chủ thể đối kháng, thời điểm thực hiện biện pháp bảo vệ, các biện pháp bảo vệ và nguyên tắc trong bảo vệ quyền sở hữu.
- Đồng thời, có phân tích nhằm phân biệt bảo vệ sở hữu theo pháp luật dân sự với bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật hành chính và pháp luật hình sự.
- Trên cơ sở đó, chỉ rõ được ưu điểm mà bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự mang lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp khi thực hiện bảo vệ quyền sở hữu theo quy định này;.
- Luận văn đã phân tích làm rõ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam, bao gồm biện pháp tự bảo vệ, biện pháp bảo vệ quyền sở hữu thông qua Tòa án và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu thông qua cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không phải là Tòa án.
- Bên cạnh các điều kiện về mặt nội dung nhằm thực hiện các biện pháp, luận văn cũng chỉ ra các điều kiện về mặt thủ tục mà chủ thể quyền cần đáp ứng để có thể thực hiện khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu của mình.
- Đồng thời, luận văn cũng đưa ra được quy định về bảo vệ quyền sở hữu đối với một số loại tài sản nhất định để làm rõ về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu.
- Đối với chủ thể là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm hữu trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề khi tham khảo luận văn này có thể có được hướng dẫn tổng quát để thực hiện bảo vệ quyền lợi của mình trước Tòa án, áp dụng ngay trong thực tiễn..
- Luận văn đã có những ý kiến cá nhân đóng góp vào quá trình hoàn thiện quy định pháp luật dân sự liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu cũng như nâng cao khả năng bảo vệ quyền sở hữu trong thực tiễn.
- Đồng thời, người viết cũng đưa ra quan điểm riêng đối với quy định tại Dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi, bổ sung mà Bộ Tư pháp thực hiện lấy ý kiến từ tháng 6/2014, liên quan đến phần nội dung luận văn thực hiện..
- Quyền sở hữu.
- Pháp luật Việt Nam.
- Luật dân sự.
- Chương 1: Khái quát về bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam..
- Chương 2: Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam..
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam..
- Chính phủ nướcCHXHCNVN (2006),Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan..
- Chính phủ nước CHXHCNVN (2010),Thông tư 23/2010/TT-BTP ngày về quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CPcủa Chính phủ về bán đấu giá tài sản..
- Hà Thị Mai Hiên (2011), “Bảo đảm và bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân ở Việt Nam hiện nay”,Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (12), tr.
- Tưởng Duy Lượng (2007), “Bảo vệ quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 2005”, Tạp chí Toà án nhân dân, (6), tr.
- Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Bộ luật Dân sự..
- Quốc hội nước CHXHCNVN (2004), Bộ luật Tố tụng Dân sự..
- Quốc hội nước CHXHCNVN (2011), Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/3/2011sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004..
- Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Luật Sở hữu Trí tuệ..
- Quốc hội nước CHXHCNVN (2009), Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2005..
- Tòa án nhân dân tối cao (2011), Công văn số 141/TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011 về việc thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật dân sự Việt Nam, Hà Nội..
- Nguyễn Minh Tuấn (2008),“Bảo vệ quyền sở hữu bằng phương thức kiện đòi tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam và pháp luật dân sự của một số nước”, Tạp chí Luật học, (4), tr