« Home « Kết quả tìm kiếm

Các giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang


Tóm tắt Xem thử

- VƯƠNG THỊ KIM THOA CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- VƯƠNG THỊ KIM THOA CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: CB150715 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS.
- Trần Văn Bình HÀ NỘI - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung của Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của riêng tôi.
- Đồng thời, kết quả nghiên cứu từ công trình này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
- Để hoàn thành bài nghiên cứu này, tôi không thể không cảm ơn sự chỉ dẫn và quan tâm của Ban lãnh đạo, các anh chị, đồng nghiệp trong Chi cục Thuế huyện Lâm Bình.
- Mục tiêu nghiên cứu.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Các phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- 5 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ.
- Cơ sở lý luận của công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
- Khái niệm về thanh tra, kiểm tra thuế.
- Đặc điểm, vai trò, mục tiêu của thanh tra, kiểm tra thuế.
- Nguyên tắc của thanh tra, kiểm tra thuế.
- Các hình thức thanh tra, kiểm tra thuế.
- Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế.
- Một số chỉ tiêu đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra.
- Cơ sở thực tiễn của công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
- Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế ở một số nước trên thế giới.
- Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn triển khai công tác thanh tra, kiểm tra thuế của một số nước trên thế giới.
- Khả năng vận dụng kinh nghiệm của một số nước trên thế giới vào hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.
- 32 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN LÂM BÌNH.
- Một số đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Lâm Bình.
- Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Lâm Bình trong những năm vừa qua35 2.2.
- Sơ lược về Chi cục Thuế huyện Lâm Bình.
- Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Chi cục Thuế huyện Lâm Bình.
- Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình.
- Về tổ chức bộ máy kiểm tra thuế.
- Tình hình công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp.
- Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình.
- 66 CHƢƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN LÂM BÌNH.
- Sự cần thiết hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với DN.
- Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với DN tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình.
- 69 3.2.1.Về tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế.
- Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
- Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT.
- Tổ chức tốt công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế sau thanh tra, kiểm tra 74 3.2.6.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về NNT, ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các đội trong đơn vị và các cơ quan có liên quan.
- Đối với doanh nghiệp.
- Đối với Chi cục Thuế huyện Lâm Bình.
- Đối với Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang.
- Đối với Uỷ ban nhân dân huyện Lâm Bình.
- 81 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCTC CQT DN ĐTNT GTGT HTX MST NSNN TNCN TNDN TTĐB SXKD XHCN Báo cáo tài chính Cơ quan Thuế Doanh nghiệp Đối tượng nộp Thuế Giá trị gia tăng Hợp tác xã Mã số Thuế Ngân sách Nhà nước Thu nhập cá nhân Thu nhập doanh nghiệp Tiêu thụ đặc biệt Sản xuất kinh doanh Xã hội chủ nghĩa vii DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ Nội dung Trang Bảng 2.1: Kết quả thu ngân sách nhà nước 3 năm Bảng 2.2: Thực trạng quản lý hồ sơ khai thuế của NNT tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình giai đoạn Bảng 2.3: Thực trạng cấp quản lý MST tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình giai đoạn Bảng 2.4: Thực trạng nợ thuế của các DN tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình giai đoạn Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế giai đoạn Biểu đồ 2.1: Biểu đồ kết quả thực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách nhà nước giai đoạn Chi cục Thuế huyện Lâm Bình 44 Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh tra thuế 15 Sơ đồ 1.2: Quy trình kiểm tra thuế 17 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế huyện Lâm Bình 40 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.
- Tính cấp thiết của đề tài: Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước (NSNN), là công cụ quản lý của Nhà nước để tác động vào nền kinh tế, do vậy, công tác quản lý thuế giữ vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định chính trị và đảm bảo thực hiện công bằng xã hội.
- Ngoài việc phải xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế hợp lý, tổ chức thực hiện tốt, Nhà nước còn cần sử dụng chức năng thanh tra, kiểm tra của mình thông qua hệ thống tổ chức của ngành Thuế để tiến hành xem xét một cách chi tiết, khách quan hoạt động thực tế của đối tượng nộp thuế (ĐTNT) nhằm thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước trên lĩnh vực thuế.
- Thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày Bộ Trưởng Bộ Tài chính đã phê duyệt các đề án triển khai, trong đó lĩnh vực thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những lĩnh vực được xem là trọng tâm của cải cách.
- Do đó, yêu cầu cần hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế là nội dung quan trọng và cấp bách.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những chức năng cơ bản của cơ quan Thuế (CQT), nhằm đảm bảo cho CQT thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chức năng quản lý Nhà nước đối với các khoản thu thuế, phí, lệ phí, và các khoản thu khác.
- Trong bối cảnh thực hiện cơ chế người nộp thuế (NNT) tự kê khai, tự nộp thuế, hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế ngày càng giữ vai trò quan trọng, giúp phát hiện và xử lý các hành vi gian lận thuế.
- giúp CQT phát hiện những bất hợp lý trong chính sách, pháp luật Thuế để nghiên cứu bổ sung, sửa đổi kịp thời, nhằm phát huy tốt nhất vai trò của thuế trong việc đảm bảo nguồn thu cho NSNN và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
- Đặc biệt tại huyện Lâm Bình là huyện miền núi mới thành lập, ở tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cần xác định cơ cấu nguồn thu phải phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu phát sinh trên địa bàn vào Ngân sách Nhà nước đúng quy định.
- Chi cục Thuế huyện Lâm Bình thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao đã xác định công tác kiểm tra, xử lý tố tụng về thuế là một khâu quan trọng trong công tác quản lý thuế, là công cụ quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển tăng thu ngân sách, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, đúng pháp luật.
- Mặc dù, Công tác thanh tra, kiểm tra thuế đã được Chi cục Thuế huyện Lâm Bình chú trọng, quan tâm và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song công tác thanh tra, kiểm tra thuế vẫn còn tồn tại một số những hạn chế nhất định, cần được tiếp tục hoàn thiện.
- Vì vậy, với vai trò là một người cán bộ đang công tác tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình, tôi lựa chọn đề tài: “Các giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang” làm Đề tài tốt nghiệp của mình.
- Mục tiêu nghiên cứu 2.1.
- Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung của công tác thanh tra, kiểm tra thuế đồng thời đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm 3 tra thuế trên địa bàn huyện Lâm Bình, qua đó đưa ra được một số đề xuất, giải pháp “hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình” nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế trên địa bàn huyện Lâm Bình.
- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
- Đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình.
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 3.1.
- Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp trên địa bàn do Chi cục Thuế huyện Lâm Bình quản lý.
- Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình.
- Về thời gian: Để phục vụ đề tài nghiên cứu, tác giả thu thập và khai thác số liệu thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016.
- Về nội dung nghiên cứu: Tác giả tập trung đi sâu vào nghiên cứu và đánh giá về thực trạng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình.
- Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình trong thời gian tới.
- Các phƣơng pháp nghiên cứu: 4.1.
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các văn bản pháp luật chính sách liên quan đến công tác thu thuế đặc biệt là công tác kiểm tra.
- nghiên cứu hồ sơ kiểm tra, hồ sơ quản lý DN.
- Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp lý thuyết nền tảng để làm rõ hơn đề tài nghiên cứu, từ đó có phương pháp luận và luận cứ chặt chẽ hơn cũng như có thêm kiếm thức sâu rộng về lĩnh vực kiểm tra thuế.
- Số liệu thứ cấp: là các số liệu thu thập từ các báo cáo của Chi cục Thuế như báo cáo kết quả thu ngân sách qua các năm, báo cáo tổng kết kết quả kiểm tra,… từ dữ liệu thông tin của Chi cục Thuế , từ các thông tin đã được công bố trên báo chí, tạp chí, website ngành thuế.
- Số liệu sơ cấp: Các thông tin thu thập được từ việc phỏng vấn một số cán bộ thuế có kinh nghiệm tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình.
- Quan sát trực tiếp: tiến hành quan sát trực tiếp các hoạt động diễn ra tại Chi cục Thuế như quá trình kiểm tra các hồ sơ kê khai thuế, quá trình nhập dữ liệu, sắp xếp các bộ hồ sơ.
- Quan sát gián tiếp: tiến hành nghiên cứu báo cáo tổng kết kêt quả thu ngân sách qua các năm, báo cáo tổng kết kết quả kiểm tra, hồ sơ về quản lý các doanh nghiệp trên địa bàn, nghiên cứu các tờ khai, nghiên cứu bộ hồ sơ về các cuộc kiểm tra các DN… 4.4.Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, đối chiếu và so sánh: Từ những số liệu ban đầu, tùy vào mục đích sử dụng mà tổng hợp, phân tích, đối chiếu và so sánh theo các chỉ tiêu khác nhau để đưa ra cái nhìn mang tính thực tế về đề tài nghiên cứu.
- Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
- Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình thời gian qua.
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình thời gian tới 6 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ 1.1.
- Cơ sở lý luận của công tác thanh tra, kiểm tra thuế 1.1.1.
- Khái niệm về thanh tra, kiểm tra thuế Quản lý Nhà nước đối với kinh tế là một chức năng vốn có của Nhà nước, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì nhất thiết vai trò đó càng được coi trọng và phát huy.
- Do vậy, thanh tra, kiểm tra thuế chính là một công đoạn và là một yếu tố cấu thành của hoạt động lãnh đạo quản lý nhà nước của CQT.
- Hoạt động quản lý của CQT bao gồm từ việc xây dựng các mục tiêu kế hoạch trong giai đoạn nhất định đến việc tổ chức để thực hiện các mục tiêu kế hoạch đó và sau cùng là tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế, việc thực hiện đó như thế nào để từ đó tác động ngược trở lại từ khâu xác định chủ trương kế hoạch có hợp lý hay không nhằm đảm bảo cho hoạt động của CQT đạt được cao.
- Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động xem xét tình hình thực tế của đối tượng được kiểm tra để đánh giá, nhận xét và xử lý của CQT đối với việc thực hiện pháp luật thuế của NNT và công tác quản lý, hành thu, kiểm tra của cán bộ thuế.
- Thanh tra, kiểm tra thuế là một trong bốn chức năng quan trọng của cơ chế quản lý thuế theo mô hình chức năng (tuyên truyền hỗ trợ.
- thanh tra, kiểm tra).
- Thanh tra, kiểm tra thuế là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp NNT nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của họ.
- Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của CQT đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT, nhằm bảo đảm pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế - xã hội.
- Thanh tra, kiểm tra thuế được hiểu là việc kiểm tra các hồ sơ khai thuế, các báo cáo tài chính trên cơ sở các nguyên tắc kế toán, quy định của luật thuế để xác định tính chính xác số thuế NNT phải nộp.
- Đặc điểm, vai trò, mục tiêu của thanh tra, kiểm tra thuế 1.1.2.1.
- Đặc điểm của thanh tra, kiểm tra thuế Thanh tra, kiểm tra thuế có các đặc điểm cơ bản sau: Kiểm tra thuế có phạm vi rộng.
- Đối tượng kiểm tra là các tổ chức, cá nhân trong ngành thuế, là NNT thuế bao gồm mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật thuế.
- Kiểm tra thuế là một công tác rất khó khăn, phức tạp vì nó động chạm trực tiếp tới lợi ích kinh tế của NNT.
- Để che dấu các hành vi trốn thuế nhằm bảo vệ lợi ích vật chất của mình, NNT thường tìm mọi biện pháp cản trở, gây khó khăn cho công tác kiểm tra của CQT.
- Kiểm tra thuế đòi hỏi rất cao về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của người cán bộ làm việc trong lĩnh vực này.
- Để xác định đúng đắn nghĩa vụ thuế của đối tượng được kiểm tra, đòi hỏi người cán bộ thuế không chỉ nắm chắc các luật thuế mà còn phải nắm bắt được bản chất các hoạt động kinh tế của đối tượng kiểm tra, có nghĩa là người cán bộ kiểm tra thuế phải có sự am hiểu

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt