« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Cục Hải quan Nghệ An


Tóm tắt Xem thử

- Dương Mạnh Cường NGHỆ AN - NĂM 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kỹ thuật với đề tài “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Cục Hải quan Nghệ An” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập, nghiêm túc.
- Tôi xin cam đoan các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc, được trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố và các trang web… Tôi xin cam đoan các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu từ thực tiễn.
- 5 1.1 Những vấn chung về phát triển nguồn nhân lực.
- 5 1.1.1 Quan niệm về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế-xã hội.
- Các tiêu chí đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực.
- Nội dung phát triển nguồn nhân lực ngành Hải quan.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực Hải quan.
- Kinh nghiệm phát triển NNL Hải quan tại một số địa phương.
- Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Cục Hải quan Quảng Ninh.
- Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Cục hải quan Lạng Sơn.
- Bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực cho Cục hải quan Nghệ An.
- Quá trình hình thành, phát triển Cục Hải quan Nghệ An.
- Quá trình hình thành phát triển Hải quan Việt Nam.
- Thực trạng phát triển nguồn nhân lực Cục Hải quan Nghệ An.
- 52 2.3 Đánh giá tình hình phát triển nguồn nhân lực của Cục Hải quan Nghệ An.
- 79 3.1 Quan điểm và phương hướng phát triển nguồn nhân lực của Cục Hải quan Nghệ An.
- 79 3.1.1 Quan điểm về chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020.
- 79 3.1.2 Phương hướng phát triển NNL của Cục Hải quan Nghệ An – tầm nhìn đến năm 2020.
- 83 iv 3.2 Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lược của Cục Hải quan Nghệ An.
- 85 3.2.1 Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển NNL chất lượng cao cho Cục Hải quan Nghệ An đến năm 2020.
- 85 3.2.2 Hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
- 87 3.2.3 Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút và duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao.
- 99 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBCC : Cán bộ công chức CNH- HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CNTT : Công nghệ thông tin CK : Cửa khẩu HQNA : Hải quan Nghệ An KT-XH : Kinh tế - xã hội KSHQ : Kiểm soát Hải quan NNL : Nguồn nhân lực QLNN : Quản lý nhà nước TCCB : Tổ chức cán bộ XNK : Xuất nhập khẩu vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1.
- Cơ cấu lao động của Cục Hải quan Nghệ An giai đoạn .
- 54 Bảng 2.2.Thống kê số lượng NNL Cục Hải quan Nghệ An.
- Mục tiêu chất lượng nguồn nhân lực .
- Số lượng lao động Cục Hải quan Nghệ An giai đoạn 2012 -2016.
- Số lượng lao động theo trình độ tại Cục Hải quan Nghệ An.
- Tổ chức bộ máy Cục Hải quan tỉnh Nghệ An.
- Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng tiếp tục là một xu hướng chủ đạo dẫn tới sự phát triển của thương mại quốc tế ngày một tăng lên cả về nội dung và hình thức.
- Khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông sẽ có sự phát triển nhanh chóng, góp phần tạo ra công cụ làm thay đổi phương pháp quản lý và phương thức tiến hành các hoạt động thương mại.
- Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước đã đặt ra những yêu cầu mới cho công tác quản lý hải quan, vừa phải tận dụng thời cơ, vượt qua các khó khăn thách thức, xây dựng lực lượng, đổi mới phương thức quản lý, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, phát triển sản xuất trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài.
- Để đạt được mục tiêu nói trên đòi hỏi ngành Hải quan phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ về khuôn khổ pháp lý, về thủ tục hải quan, về tổ chức bộ máy, về cơ sở vật chất, về công nghệ thông tin … Kinh nghiệm phát triển của Hải quan một số nước tiên tiến như Hải quan Nhật Bản, Hải quan Mỹ, Hải quan Pháp cho thấy để có một mô hình quản lý hiện đại, Hải quan các nước này không phải chỉ dựa vào máy móc công nghệ mà phải kết hợp một cách có hệ thống các yếu tố: luật pháp, con người và phương pháp làm việc.
- Trình độ và năng lực làm việc của mỗi cán bộ, công chức sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành Hải quan, cho nên phát triển nguồn nhân lực không chỉ là nhiệm vụ chung của toàn ngành mà còn là nhiệm vụ trọng tâm tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
- 2 Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Cục Hải quan Nghệ An” là hết sức cần thiết và có ý nghĩa đối với công tác phát triển nguồn nhân lực của Cục Hải quan Nghệ An nói riêng và của toàn ngành Hải quan nói chung.
- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Liên quan đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, chẳng hạn như: “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của GS.VS Phạm Minh Hạc, (2001), đã làm rõ những khái niệm về nguồn nhân lực và quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam.
- Trên cơ sở đánh giá tác động nguồn nhân lực nước ta trong quá trình CNH,HĐH tác giả đã đưa ra giải pháp để phát triển nguồn nhân lực này thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH ở Việt Nam.
- Tuy nhiên đề tài chưa đề cập đến phát triển nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam nói chung và Miền núi phía Bắc nói riêng.
- Tác giả đã nêu lên những thực trạng NNL ở nước ta trong những năm qua đã làm rõ thực trạng số lượng và chất lượng NNL nước ta hiện nay, trong đó tập trung phân tích những ưu điểm, hạn chế và xu hướng phát triển của NNL Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
- Một số luận văn thạc sỹ kinh tế như: Phát triển nguồn nhân lực Kho bạc nhà nước Tỉnh Thái Nguyên, của tác giả Hà Quốc Thái, (2010) ,Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
- Phát triển nguồn nhân lực ngành Hải quan Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế,của tác giả Huỳnh Thanh Bình, (2008), Trường Đại học Kinh tế quốc dân, luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung và thực tiễn của nghành Hải quan qua đó đưa ra được những giải pháp nhắm quản lý và sử dụng công chức một cách hiệu quả hơn.
- Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực của Cục Hải quan Nghệ An, từ đó đưa ra định hướng, các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quy mô quản lý, khối lượng công việc ngày càng lớn của Cục Hải quan Nghệ An.
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực.
- Phân tích, đánh giá thực trạng để thấy được những điểm mạnh, đồng thời chỉ ra những hạn chế, yếu kém và bất cập trong công tác phát triển nguồn nhân lực của Cục Hải quan Nghệ An.
- Đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực Cục Hải quan Nghệ An trong thời gian tới.
- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển nguồn nhân lực Cục Hải quan Nghệ An.
- đặc điểm nguồn nhân lực Cục Hải quan Nghệ An.
- các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực Cục Hải quan Nghệ An.
- những tồn tại, hạn chế nguồn nhân lực Cục Hải quan Nghệ An.
- Trên cơ sở đó, đưa ra phương hướng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển Cục Hải quan Nghệ An.
- Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa và hoàn thiện một số vấn đề lý luận có luận có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
- Giới thiệu nội dung phát triển nguồn nhân lực ngành Hải quan.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về phát triển nguồn nhân lực của Cục hải quan Nghệ An, từ đó thấy được những tồn tại và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó.
- 4 - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực tại Cục Hải quan Nghệ An.
- Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực.
- Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực Cục Hải quan Nghệ An.
- Chương 3: Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực Cục Hải quan Nghệ An.
- 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1.1 Những vấn đề về phát triển nguồn nhân lực 1.1.1 Quan niệm về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế-xã hội 1.1.1.1 Quan niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực (NNL) là một quan niệm rất rộng, phong phú và đa dạng được hiểu bằng nhiều nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào góc độ và mục tiêu của người tiếp cận.
- Thuật ngữ nguồn nhân lực (human resources) xuất hiện vào thập niên 80 của thế kỷ XX khi mà có sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, sử dụng con người trong kinh tế lao động.
- Nếu như trước đây phương thức quản trị nhân viên (personnel management) với các đặc trưng coi nhân viên là lực lượng thừa hành, phụ thuộc, cần khai thác tối đa sức lao động của họ với chi phí tối thiểu thi từ những năm 80 đến nay với phương thức mới, quản lý nguồn nhân lực (human resources management) với tính chất mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn, tạo điều kiện tốt hơn để người lao động có thể phát huy ở mức cao nhất các khả năng tiềm tàng, vốn có của họ thông qua tích luỹ tự nhiên trong quá trình lao động phát triển.
- Có thể nói sự xuất hiện của thuật ngữ “nguồn nhân lực” là một trong những biểu hiện cụ thể cho sự thắng thế của phương thức quản lý mới đối với phương thức quản lý cũ trong việc sử dụng nguồn lực con người.
- Có khá nhiều những định nghĩa khác nhau về “ nguồn nhân lực” chẳng hạn như.
- Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức (với quy mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, khu vực, thế giới.
- Cách hiểu này về nguồn nhân lực xuất phát từ quan niệm coi nguồn nhân lực là nguồn lực với các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực, sức mạnh phục vụ cho sự phát triển nói chung của các tổ chức.
- Trong báo cáo của Liên hợp quốc đánh giá về những tác động của toàn cầu hoá đối với nguồn nhân lực đã đưa ra định nghĩa nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực thực có cùng với những năng lực tồn tại dưới dạng tiềm năng của con người.
- Quan niệm về nguồn nhân lực theo hướng tiếp cận này có phần 6 thiên về chất lượng của nguồn nhân lực.
- Quan niệm về nguồn nhân lực như vậy cũng đã cho ta thấy phần nào sự tán đồng của Liên hợp quốc đối với phương thức quản lý mới.
- trong lý thuyết về lực lượng sản xuất, con người được coi là lực lượng sản xuất hàng đầu, là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất, quyết định quá trình sản xuất và do đó quyết định năng suất lao động và tiến bộ xã hội.
- Tuy có những định nghĩa khác nhau tuỳ theo góc độ tiếp cận nghiên cứu nhưng điểm chung mà ta có thể dễ dàng nhận thấy qua các định nghĩa trên về nguồn nhân lực là.
- Số lượng nhân lực.
- Nói đến nguồn nhân lực của bất kỳ một tổ chức, một địa phương hay một quốc gia nào cầu hỏi đầu tiên đặt ra là có bao nhiêu người và sẽ có thêm bao nhiêu nữa trong tương lai.
- Đấy là những câu hỏi cho việc xác định số lượng nguồn nhân lực.
- Sự phát triển về số lượng nguồn nhân lực dựa trên hai nhóm yếu tốt bên trong (ví dụ : nhu cầu thực tế công việc đòi hỏi phải tăng số lượng lao động) và những yếu tố bên ngoài của tổ chức như sự gia tăng về dân số hay lực lượng lao động do di dân.
- Chất lượng nhân lực.
- Chất lượng nhân lực là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận như trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khoẻ, thẩm mỹ v.v.
- Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.
- Cơ cấu nhân lực.
- Cơ cấu nhân lực là yếu tố không thể thiếu khi xem xét đánh giá về nguồn nhân lực.
- Cơ cấu nhân lực thể hiện trên các phương diện khác nhau như : cơ cấu trình độ đào tạo, giới tính, độ tuổi v.v.
- Cơ cấu nguồn nhân lực của một quốc gia nói chung được quyết định bởi cơ cấu đào tạo và cơ cấu kinh tế theo đó sẽ có một tỉ lệ nhất định nhân lực.
- Chẳng hạn như cơ cấu nhân lực lao động trong khu vực kinh tế tư nhân của các nước trên thế giới phổ biến là 5 – 3 – 1 cụ thể là 5 công nhân kỹ thuật, 3 trung cấp nghề và 1 kỹ sư.
- Tóm lại, nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm các yếu tố số lượng, 7 chất lượng và cơ cấu phát triển người lao động nói chung cả ở hiện tại cũng như trong tương lai tiềm năng của mỗi tổ chức, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, khu vực và thế giới.
- Cho đến nay, cũng do xuất phát từ cách và góc độ tiếp cận khác nhau, nên cũng có nhiều quan niệm khác nhau khi bàn về phát triển NNL.
- Theo quan niệm của Liên hợp quốc, phát triển NNL bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng của con người nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH và nâng cao chất lượng cuộc sống NNL.
- Cũng có quan điểm cho rằng, phát triển NNL là làm gia tăng giá trị cho con người, cả về vật chất và tinh thần, cả về trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất mới, cao hơn, đáp ứng được yêu cầu to lớn và ngày càng tăng của sự phát triển KT-XH.
- Một số tác giả, nhà khoa học lại quan niệm phát triển NNL là quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt : thể lưc, trí lực, tâm lực, đồng thời phân bổ, sử dụng, khai thác và phát huy hiệu quả cao nhất NNL thông quan hệ thống phân công lao động và giải quyết việc làm để phát triển KT-XH.
- Từ những quan niệm trên, theo tác giả luận văn phát triển NNL chính sự tăng về số lượng và chất lượng NNL trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi về cơ cấu NNL góp phần phát triển KT-XH.
- Như vậy, từ khái niệm trên cho thấy phát triển NNL bao gồm 3 nội dung cơ bản đó là: phát triển quy mô và cơ cấu thích hợp.
- 1.1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội NNL là nguồn lực con người và là một trong nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển KT-XH.
- Bất cứ một sự phát triển nào cung đều phải có một động lực thúc đẩy.
- Phát triển KT-XH được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (nguồn lực con người), vật lực (nguồn lực vật chất), tài lực (nguồn lực về tài chính, tiền tệ), vv.
- Trong phạm vi xã hội, đó là một trong những nguồn nội lực quan trọng cho sự phát triển.
- Nếu biết khai thác nó sẽ tạo nên một động lực to lớn cho sự phát triển.
- Sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức ở nước ta chỉ giành được thắng lợi khi chúng ta biết khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tất cả các nguồn lực.
- Trái lại, nguồn lực con người với tiềm năng trí tuệ, phát triển không ngừng.
- Xét trên bình diện xã hội, có thể khẳng định NNL là vô tận và do vậy, là nguồn lực của sự phát triển bền vững.
- Đây là một ưu điểm nổi trội của NNL so với các nguồn lực khác trong hệ thống những nguồn lực phục vụ CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức.
- Nếu trước đây, một trong những nguyên nhan chủ yếu ngăn cản tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước là do tỉnh trạng nghèo nàn về cơ sở vật chất, sự thiếu hụt về nguồn vốn… thì ngày nay, trở ngại chủ yếu nhất được xác định chính là sự hạn chế về trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người.
- Nhật Bản, Đài Loan là những nước rất hạn chế về tài nguyên thiên nhiên nhưng nền kinh tế của những nước này đã phát triển ngoạn mục nhờ họ đã biết dựa vào NNL có chất lượng cao có khả năng phát minh, sáng chế và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất xã hội.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt