« Home « Kết quả tìm kiếm

Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Tổ chức phòng thủ và thực thi chủ quyền biển đảo Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn


Tóm tắt Xem thử

- TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ THỰC THI CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO ĐÀNG TRONG DƯỚI THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN .
- BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA CÔNG CUỘC PHÒNG THỦ VÀ THỰC THI CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO ĐÀNG TRONG THỜI CHÚA NGUYỄN.
- Tổng quan biển đảo Đàng Trong thời chúa Nguyễn.
- Nhận thức của chúa Nguyễn về giá trị của biển đảo Đàng Trong.
- TỔ CHỨC PHÒNG THỦ BIỂN ĐẢO ĐÀNG TRONG THỜI CHÚA NGUYỄN (1558-1777.
- HOẠT ĐỘNG THỰC THI CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO ĐÀNG TRONG THỜI CHÚA NGUYỄN (1558-1777.
- Tên đề tài: Tổ chức phòng thủ và thực thi chủ quyền biển đảo Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn.
- Khẳng định chính quyền của các chúa Nguyễn là nhà nước đầu tiên đã phát hiện, khai thác và thực thi chủ quyền đối với biển đảo ở toàn bộ khu vực từ phía Nam Sông Gianh (Quảng Bình) đến mũi Cà Mau, bao gồm cả các hải đảo ngoài Biển Đông và vịnh Thái Lan ngày nay.
- Nhận diện được chiến lược và các biện pháp tổ chức phòng thủ, thực thi chủ quyền đối với vùng biển đảo Đàng Trong của các chúa Nguyễn, từ đó giúp đúc rút những bài học kinh nghiệm lịch sử cho công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trong bối cảnh hiện nay..
- quyền biển đảo của các chúa Nguyễn.
- Làm rõ vị trí chiến lược và nhận thức của chúa Nguyễn đối với giá trị của biển đảo Đàng Trong..
- Đối với dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn không chỉ có công mở mang bờ cõi về phương Nam mà còn là chính quyền phong kiến đầu tiên đã phát hiện, khai thác, xác lập và thực thi chủ quyền đối với biển đảo ở khu vực Đàng Trong (thuộc Biển Đông ngày nay.
- Cùng với đó, các chúa Nguyễn cũng đã sớm quan tâm đến việc tổ chức phòng thủ, bảo vệ biển đảo trước các thế lực phong kiến láng giềng thông qua các chính sách nhất quán, biện pháp mềm dẻo và cương quyết, nhờ đó.
- Tuy nhiên, sự nghiệp này của các chúa Nguyễn đến nay vẫn còn mang nhiều bí ẩn lịch sử, do đó, gây nên những ý kiến không thống nhất, thậm chí là trái ngược nhau..
- Vì vậy, nghiên cứu tổ chức phòng thủ và thực thi chủ quyền biển đảo Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn trở nên hết sức cấp thiết, vì nó sẽ góp phần cung cấp những bằng chứng xác thực khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam, cũng như sẽ giúp Đảng và Nhà nước ta có được những bài học kinh nghiệm quý báu trong việc đề ra các chiến lược và biện pháp đúng đắn để bảo vệ, củng cố chủ quyền lãnh thổ hôm nay..
- Từ 1975 đến nay, các nghiên cứu trong nước về lịch sử quân sự nói chung, và công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo nói riêng được quan tâm khá nhiều với nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nhận diện về những nỗ lực xây dựng và bảo vệ đất nước của các chính quyền phong kiến Việt Nam, nhất là thời chúa Nguyễn.
- Mặc dù vấn đề tổ chức phòng thủ và thực thi chủ quyền biển đảo Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn cũng đã được một số công trình đề cập đến nhưng chỉ mang tính giới thiệu sơ lược, tập trung ở vấn đề xác lập chủ quyền của Hoàng Sa,.
- Đối tượng của đề tài là nghiên cứu toàn bộ công cuộc tổ chức phòng thủ và hoạt động thực thi chủ quyền vùng biển ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn.
- Đề tài giới hạn trong phạm vi không gian vùng biển đảo Đàng Trong thời chúa Nguyễn (tương đương với các tỉnh từ Quảng Bình trở vào Nam), bao gồm tất cả vùng biển, bờ biển, cửa biển, hải đảo, chú trọng đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa..
- các chúa Nguyễn.
- năm 1777, Nguyễn Huệ đem quân vào đánh chiếm Gia Định, chúa Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương cùng một số quan lại đều bị bắt.
- Chính quyền và sự nghiệp của các chúa Nguyễn đến đây là hoàn toàn kết thúc..
- là nguồn tư liệu thư tịch quan trọng để khảo cứu về biển đảo dưới chúa Nguyễn được chúng tôi đặc biệt quan tâm.
- Các di tích, di vật, cảnh quan, lời truyền liên quan đến chủ quyển biển đảo thời chúa Nguyễn bước đầu đã được nghiên cứu để bổ sung và giám định các nguồn tư liệu sách sử đã có..
- CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA CÔNG CUỘC PHÒNG THỦ VÀ THỰC THI CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO ĐÀNG TRONG THỜI CHÚA NGUYỄN.
- CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ BIỂN ĐẢO ĐÀNG TRONG THỜI CHÚA NGUYỄN.
- Chương 3: HOẠT ĐỘNG THỰC THI CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO ĐÀNG TRONG THỜI CHÚA NGUYỄN.
- CHÚA NGUYỄN.
- Tổng quan biển đảo Đàng Trong thời chúa Nguyễn Biển đảo Đàng Trong giàu tài nguyên thủy hải sản, giàu khoáng sản, chiếm giữ vị trí quân sự chính trị kinh tế quan trọng trong thời điểm giao thương hàng hải giữa Âu – Á đang ngày càng phát triển.
- Các chúa Nguyễn đã nhận thức được vị trí quan trọng của vùng biển đảo Đàng Trong từ rất sớm, với tư duy hướng biển, mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài, chính quyền Đàng Trong đã sớm xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo ở các dinh, phủ thuộc lãnh thổ, đặc biệt với hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, đồng thời không ngừng vươn dài mở rộng diện tích về phía Nam.
- từ sông Gianh trở vào Nam là Đàng Trong thuộc chính quyền chúa Nguyễn..
- Những cuộc chiến tranh giữa người Việt và người Chăm, những cuộc tranh giành quyền lực trong dòng họ vua Chân Lạp với sự can thiệp của quân đội chúa Nguyễn, những cuộc tranh giành thế lực giữa Đàng Trong và Xiêm La, bên cạnh những tổn thất về người và của, đã mang lại cho chúa Nguyễn vùng đất Đàng Trong màu mỡ, phì nhiêu, giàu có sản vật..
- Để giảm bớt sức ép về phía tây và tìm đối trọng với Ayutthaya, Chân Lạp đã thi hành chính sách “hướng Đông” tìm đến các chúa Nguyễn làm chỗ dựa.
- Mỗi quan hệ giữa Chân Lạp và Đàng Trong được thiết lập đầu tiên là vào năm 1620 với cuộc hôn nhân giữa Chay Chettha II và công nương Ngọc Vạn – con gái chúa Nguyễn Phúc Nguyên.
- Các đời vua Chân Lạp đều có mối quan hệ với chúa Nguyễn.
- Như vậy, có thể khẳng định rằng, tình hình trong nước và khu vực đã có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động phòng thủ và thực thi chủ quyền biển đảo Đàng Trong của các chúa Nguyễn.
- Sự chuyển biến trong quan hệ Đàng Trong – Chân Lạp và Xiêm La theo hướng Đàng Trong ngày càng gần gũi và có vai trò hơn đối với Chân Lạp là một điều kiện thuận lợi để chúa Nguyễn xác lập chủ quyền đối với vùng.
- Thêm vào đó, sự ảnh hưởng của luồng mậu dịch thương mại biển Đông cũng là yếu tố tích cực thu hút thương nhân các nước đến giao, qua đó góp phần khẳng định chủ quyền của chúa Nguyễn đối với toàn bộ lãnh thổ Đàng Trong..
- Bên cạnh nhận thức tầm quan trọng và phát huy giá trị của biển đảo Đàng Trong trong lĩnh vực ngoại thương, các chúa Nguyễn còn nhận thức được tầm quan trọng của biển đảo Đàng Trong về mặt chủ quyền.
- Tư duy hướng biển ấy của chúa Nguyễn Phúc Nguyên thực sự trở thành tư duy chiến lược khi chúa thiết lập đội dân binh Hoàng Sa, Bắc Hải dưới sự quản lý của chính quyền làm nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo..
- Với sự tiếp nhận và giao thoa văn hóa kinh tế Việt – Chăm, các chúa Nguyễn đã tạo nên nền kinh tế mở hướng biển mang đặc trưng người Việt tại Đàng Trong.
- Hệ thống kinh tế lai tạp này chính là nhân tố chủ chốt trong sự thành công và trường tồn suốt 200 năm của các chúa Nguyễn.
- Điều này cũng đã khẳng định tầm nhìn vượt thời đại của các chúa Nguyễn đối với vấn đề chủ quyền biển đảo..
- TỔ CHỨC PHÒNG THỦ BIỂN ĐẢO ĐÀNG TRONG THỜI CHÚA NGUYỄN .
- Dựa vào bức họa Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ (交趾國渡航図巻) của Chaya Shinroku (茶屋新六) được vẽ vào thế kỉ XVII hay bức tranh họa các tàu thuyền trên bến Faifo trong sách Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà của Barrow có thể thấy rằng, chúa Nguyễn đã cho xây dựng hệ thống canh phòng là “các vọng gác được bố trí dọc bờ biển” hoặc cửa sông lớn..
- Điều kiện, tiền đề và chính sách phát triển thủy quân của các chúa Nguyễn.
- Mặc dù thời bấy giờ vẫn chưa có sự phân định rõ ràng giữa quân thủy và quân bộ, tuy nhiên, do phần lớn lực lượng quân đội tại các dinh của chúa Nguyễn là thủy quân, với phương tiện cơ động chính là thuyền, phạm vi hoạt động cả trên sông và trên biển, nên trên.
- Và có một điều dễ dàng nhận ra đó là, để có được một đội ngũ thủy quân hùng mạnh như vậy, các chúa Nguyễn chắc chắn đã phải đề ra và thực thi một cách hiệu quả và liên tục chính sách phát triển thủy binh của chính quyền mình, mặc dù cho đến ngày nay, nguồn sử liệu đề cập tới vấn đề này là tương đối ít..
- Tổ chức thủy quân thời chúa Nguyễn.
- Trên thực tế, không những nắm giữ quyền lực chính trị, hành chính tối cao, chúa Nguyễn cũng chính là thủ lĩnh và tổng chỉ huy quân đội, với chức danh “tiết chế thủy bộ chư dinh”.
- Quân đội dưới thời các chúa Nguyễn nói chung và thủy quân nói riêng bao gồm chánh binh, thổ binh (quân địa phương) và thuộc binh, được tổ chức theo đơn vị thuyền, đội, cơ và dinh.
- Về số lượng quân chánh binh thời các chúa Nguyễn cũng còn không ít ý kiến khác nhau.
- Với cơ cấu tổ chức như vậy có thể thấy được quân đội dưới thời chúa Nguyễn thực sự là một lực lượng rất lớn, được cơ cấu theo hình thức thủy quân là chủ yếu.
- Phép tuyển binh và quân chế thủy quân Đàng Trong Quân chế ban định ra dưới thời các chúa Nguyễn mà Nguyễn Phúc Nguyên là người đặt nền móng đầu tiên đã thể hiện rõ sự tiến bộ và nghiêm túc, phù hợp với tình hình đất nước trong các thế kỉ XVII, XVIII.
- Nhờ những quy chế vừa nguyên tắc vừa linh hoạt này mà các Chúa Nguyễn đã xây dựng được cho mình một lực lượng quân đội vừa đông về quân số vừa đảm bảo về chất lượng và kỷ luật..
- Trang bị vũ khí và thuyền chiến của thủy quân chúa Nguyễn Thủy quân thời chúa Nguyễn sử dụng các loại súng, đại bác và nhiều loại vũ khí khác.
- Từ sự tiếp nhận súng và kĩ thuật đúc súng của người phương Tây, các chúa Nguyễn đã có thể áp dụng để chế tạo vũ khí sử dụng tại chỗ.
- Thống kê từ nhiều nguồn tài liệu có thể xác định tại Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn đã có một xưởng đúc đại bác với khoảng 80 thợ, trong đó: “Ty Nội pháo tượng, 1 thủ hợp, 1 ty quan 38 người thợ.
- Ghi chép trong Đại Nam thực lục và Phủ biên tạp lục có sự chênh lệch ít nhiều về số lượng nhân viên trong các xưởng đúc súng, tuy nhiên có thể xác định sự tồn tại và tổ chức khá quy củ của các cơ quan này dưới thời các chúa Nguyễn.
- Đây là nguồn cung cấp vũ khí và trang bị chính thức, đầy đủ cho lực lượng quân đội nói chung và thủy quân nói riêng, đảm bảo tính chiến đấu thường xuyên và liên tục cho thủy quân chúa Nguyễn..
- HOẠT ĐỘNG THỰC THI CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO ĐÀNG TRONG THỜI CHÚA NGUYỄN .
- Hoạt động thông tin liên lạc, tuần tra, kiểm soát trên biển Để nhanh chóng nắm bắt được những diễn biến phức tạp xảy ra trên biển, chúa Nguyễn đã cho tổ chức các đội tuần hải, truyền tin.
- Các tác giả Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hùng trong tác phẩm Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm đã nhắc đến các đội tuần hải dưới thời chúa Nguyễn như sau: “Để đảm bảo an toàn cho nhân dân làm ăn và cho cả tàu buôn nước ngoài vào ra, chúa Nguyễn tổ chức những đội thuyền tuần phòng khá thường xuyên trên biển..
- Những đơn vị này có nhiệm vụ đánh bắt cướp biển đủ loại Tây, Tàu, Xiêm, Mã Lai… Đã nhiều lần quân tuần biển chúa Nguyễn đánh tan được cướp biển Tây Ban Nha và bắt được một số cướp biển Xiêm ở vùng biển Bình Thuận.
- Bên cạnh những đội tuần hải, truyền tin chính quy do nhà nước tổ chức, các chúa Nguyễn còn sử dụng cả lực lượng ngư dân để thực hiện nhiệm vụ này.
- họ vẫn tiến hành các hoạt động kiếm sống thường nhật gắn liền với biển như đánh bắt hải sản, khai thác hải vật…, tuy nhiên, chính thông qua hoạt động này, họ đã có thể nắm bắt một cách nhanh nhất những diễn biến bất lợi cho chính quyền ở trên biển và kịp thời cấp báo cho chúa Nguyễn.
- Chính vì vậy, theo sử liệu từ Phủ biên tạp lục, thời bấy giờ các chúa Nguyễn đã tin tưởng giao phó cho “các xã Minh.
- Bên cạnh hoạt động tuần tra biển, đảo, các chúa Nguyễn từ rất sớm cũng đã thực hiện công việc cứu nạn, cứu hộ đối với các tàu buôn nội địa và hải ngoại.
- Thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát, truyền tin, cứu hộ, cứu nạn kịp thời và có hiệu quả, thủy quân chúa Nguyễn cũng như đội Hoàng Sa, Bắc Hải, cơ quan ty Tàu vụ và ngư dân chính là các lực lượng đại diện cho chính quyền Đàng Trong khẳng định và thực thi chủ quyền của các chúa Nguyễn đối với vùng lãnh hải rộng lớn trên biển Đông đương thời..
- Ngoài những biện pháp trên, để thực thi chủ quyền đối với biển, đảo Đàng Trong, các chúa Nguyễn còn tiến hành kiểm soát hoạt động thương mại biển, thông qua việc thành lập ty Tàu vụ - cơ quan ngoại thương thời bấy giờ phụ trách việc quan hệ và kiểm soát hoạt động của các thuyền buôn nước ngoài trên vùng biển Đàng Trong..
- Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, cùng với quá trình mở cõi về phương Nam của người Việt, chủ quyền của Đàng Trong đối với các vùng biển đảo ở phía Đông dinh Quảng Nam xưa, cũng như phía Tây Nam và phía Nam vùng đất Nam bộ theo tiến trình lịch sử dần dần đều nằm trong tay các chúa Nguyễn.
- Để thực thi trên thực tế quyền làm chủ đối với khu vực biển, đảo rộng lớn này, các chúa Nguyễn đã thể hiện tầm nhìn chiến lược và toàn diện của mình, khi đồng thời sử dụng nhiều biện pháp, vừa tăng cường sự phòng thủ các khu vực biển, đảo gần bờ, vừa vươn ra kiểm soát, khai thác và khẳng định chủ quyền đối với các vùng biển đảo ngoài khơi, điển hình với hai quần đảo Hoàng.
- Sa và Trường Sa, và đặc biệt là tăng cường sự hiện diện và vai trò pháp lý được thừa nhận của chính quyền chúa Nguyễn trong việc kiểm soát, quản lí vùng biển, đảo Đàng Trong thông qua hoạt động tuần tra, cứu nạn, cứu hộ và kiểm soát thương mại biển.
- Tính chất đồng bộ và triệt để trong việc thực thi các biện pháp trên đã giúp cho các chúa Nguyễn khẳng định vai trò chủ nhân đích thực không thể tranh cãi đối với hải vực rộng lớn trên biển Đông thời bấy giờ và trở thành một trong những căn cứ cực kì quan trọng trong cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa trong hiện tại và tương lai..
- Cùng với những chiến công trong tiêu diệt giặc biển, thủy quân chúa Nguyễn cũng đã kiên quyết bảo vệ vùng biển đảo trước sự xâm nhập của các thế lực phương Tây lẫn các nước láng giềng..
- Có thể thấy, các chúa Nguyễn đã xác lập được chủ quyền và kiên quyết bảo vệ Côn đảo trước mọi hành động xâm chiếm của các thế lực nước ngoài.
- Chiến thắng vang dội trước quân Anh – một nước đứng đầu thế giới về hàng hải lúc bấy giờ đã một lần nữa khẳng định sức mạnh của thủy quân chúa Nguyễn cũng như sự chuẩn bị tốt trong việc đương đầu với các thế lực trên biển của chính quyền Đàng Trong..
- Thứ nhất, hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo Đàng Trong của chúa Nguyễn thể hiện tính kế thừa, tầm nhìn chiến lược và toàn diện trong việc phát triển vùng đất này..
- Thứ nhất, khẳng định chủ quyền của chúa Nguyễn đối với vùng biển đảo Đàng Trong..
- Khi nghiên cứu công cuộc phòng thủ và thực thi chủ quyền đối với vùng biển đảo Đàng Trong ở các thế kỉ XVII, XVIII của chúa Nguyễn, việc “phục dựng” lại toàn bộ quá trình xây dựng hệ thống phòng thủ duyên hải và khu vực biển đảo xa bờ mang tầm chiến lược, cũng như làm rõ sự qui củ, bài bản trong công tác tuyển duyệt, tập luyện, trang bị phương tiện, vũ khí cho lực lượng thủy quân, đặc biệt là việc đi sâu khảo cứu hệ thống các biện pháp mang tính toàn diện, nhằm tổ chức phòng thủ và thực thi chủ quyền đối với khu vực lãnh hải rộng lớn trên Biển Đông của chính quyền Đàng Trong đương thời đã khiến cho chúng ta có cảm giác dường như tác giả công trình này có cái nhìn khá chủ quan khi ca ngợi một cách thái quá tính ưu việt, hiệu quả mà không nhận thấy bất kì một khiếm khuyết nào từ hoạt động này dưới thời các chúa Nguyễn.
- Nhìn từ góc độ này, có thể thấy rằng, quá trình tổ chức xây dựng lực lượng phòng thủ biển đảo, cũng như việc trang bị khí tài thủy chiến của chúa Nguyễn đương thời vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:.
- Thứ nhất, mặc dù thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với hoạt động xây dựng hệ thống phòng thủ biển đảo, lực lượng thủy quân và trang bị khí tài phục vụ thủy chiến, tuy nhiên, nếu so sánh về quy mô, quá trình tổ chức và năng lực chiến đấu với thủy quân chúa Trịnh đương thời, thì có thể khẳng định rằng, lực lượng thủy quân chúa Nguyễn trong các thế kỉ XVII –XVIII vẫn chưa thể được coi là ngang tầm với đối thủ chính trị ở Đàng Ngoài..
- Thứ hai, đặt trong mối quan hệ so sánh với thủy quân phương Tây thời bấy giờ thì cũng có thể thấy việc tổ chức xây dựng và trang bị khí tài, phương tiện của thủy binh chúa Nguyễn vẫn còn nhiều điểm hạn chế.
- Trên thực tế, có một điều cần phải thừa nhận, đó là xuất phát từ yêu cầu củng cố thực lực quân sự trong cuộc đối đầu với đối thủ chính trị chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, các chúa Nguyễn ít nhiều đã tìm cách tiếp cận với kĩ thuật quân sự của người phương Tây, mà sự ra đời của xưởng đúc đại bác kiểu Tây dưới sự giúp đỡ của người một người Bồ Đào Nha tên là João da Cruz là một trong những ví dụ điển hình..
- Tuy nhiên, nếu xem xét một cách toàn diện, có thể thấy rằng, việc trang bị đại bác phương Tây cho lực lượng thủy binh của các chúa Nguyễn vẫn chỉ là một sự thay đổi nhỏ, chưa thể coi là ngang tầm so với những tiến bộ lớn của thủy quân phương Tây về tàu chiến, vũ khí, đặc biệt là các kĩ thuật hải hành, phục vụ chiến đấu trên biển..
- Cùng với công cuộc mở đất về phương Nam, các chúa Nguyễn cũng đã không ngừng mở rộng diện tích lãnh hải, xác nhập được thêm nhiều biển đảo vào lãnh thổ nước ta.
- Điều đó khiến cho việc quản lý, khai thác vùng biển, đảo và duyên hải dưới thời chúa Nguyễn trở nên khó khăn hơn các triều đại trước.
- Dù vậy, với tầm nhìn hướng biển, nhận thức được giá trị, tiềm năng to lớn của biển cả, các chúa Nguyễn đã huy động mọi nguồn lực, dành nhiều công sức cho công cuộc tổ chức phòng thủ và thực thi chủ quyền của mình đối với những vùng biển đảo Đàng Trong.
- Bằng phương thức sáng tạo, tầm nhìn rộng mở, chúa nguyễn đã trở thành chính quyền đầu tiên khai chiếm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên biển Đông, khẳng định được chủ quyền của mình đối với vùng lãnh hải, đồng thời kết hợp thành công khai thác biển đảo với phát triển kinh tế, mở ra thời kỳ giao thương thịnh vượng, phát triển kinh tế bậc nhất của Việt Nam thời trung đại..
- Để đạt được kết quả đó, từ vị chúa đầu tiên – chúa Nguyễn Hoàng đến các đời chúa kế tục đều rất quan tâm xây dựng hệ thống các công trình phòng thủ.
- Đàng Trong có số lượng hải khẩu tương đối lớn, tại mỗi cửa biển, chúa Nguyễn đều có cho lập các đồn canh, vọng gác.
- Ở một số cửa biển trọng yếu hoặc dễ bị tấn công, chúa Nguyễn còn cho đắp lũy, và lắp các lưới xích sắt để chắn ngang cửa biển và đặt các hạng súng nặng canh phòng.
- Cùng với việc xây dựng hệ thống công trình phòng thủ, chúa Nguyễn cũng đã tập trung xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh về thủy chiến, tổ chức hạm đội chiến thuyền, huấn luyện thủy quân, trang bị thuyền chiến, vũ khí, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát vùng biển kết hợp với công tác cứu hộ, cứu nạn… Đặc biệt, chúa Nguyễn lập đội Hoàng Sa, Bắc Hải và kêu gọi lực lượng ngư dân các làng chài cùng nhà nước tiến hành các hoạt động bảo vệ biển đảo, thực thi quyền chủ quyền.
- Nắm bắt được thời khắc sôi động hiếm có của nền hải thương thế giới trong những thế kỉ XVI – XVIII cùng với những nhận thức đúng đắn về ưu thế vượt trội của một không gian lãnh hải rộng lớn, các chúa Nguyễn đã hết sức nhạy bén, thức thời khi quyết định dùng ngoại thương để khẳng định và thực thi chủ quyền của mình đối với vùng biển đảo vừa mới khai chiếm được.
- Bằng nhiều cách thức khác nhau, chúa Nguyễn đã chủ động thiết lập quan hệ thương mại với nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm và cả một số nước phương Tây như Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp….
- Chính tư tưởng đột phá, đầy tạo báo này của chúa Nguyễn đã góp phần khẳng định vị thế của các thương cảng Đàng Trong trên bản đồ thương mại quốc tế, tỏ rõ chủ quyền của chúa Nguyễn đối với các quần đảo trên biển Đông.
- Chủ quyền biển đảo của Việt Nam thời chúa Nguyễn có thể vươn xa đến tận Hoàng Sa, Trường Sa, bên cạnh sự nhạy bén thức thời của chúa Nguyễn, còn phải kể đến sự tích cực tham gia và cùng chung tay của nhân dân các vùng ven biển.
- Yếu tố nhân dân trong phòng thủ và thực thi chủ quyền biển đảo thời chúa Nguyễn là bài học kinh nghiệm cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay của Việt Nam.
- Xây dựng lực lượng thủy quân thiện chiến cùng việc tiếp thu khoa học kỹ thuật phương Tây để phát triển ngành đóng thuyền, sản xuất vũ khí hiện đại, chúa Nguyễn đã tiếp nối truyền thống thủy chiến của người Việt có kết hợp kinh nghiệm của người Chăm, tạo nên cơ sở vững chắc cho nhà Nguyễn về sau tiếp tục xây dựng và phát triển thủy quân bảo vệ chủ quyền đất nước.
- Những gì thời chúa Nguyễn đã đặt ra nhưng chưa có điều kiện thực hiện như xây dựng các công trình phòng thủ tại các cửa biển, tổ chức lực lượng của thủy quân quy củ hơn, phân thêm nhiều nhiệm vụ cụ thể hơn cho đội Hoàng Sa, Bắc Hải trong hoạt động bảo vệ biển đảo đều được nhà Nguyễn kế thừa và phát triển.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt