« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng SHB CN Tuyên Quang


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN CAO THẠCH MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO CHO NGÂN HÀNG SHB CHI NHÁNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 15BQTKDTQ-55 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- ĐỖ TIẾN MINH HÀ NÔI - 2017 EM.QT14.BM06 Ban hành lần 1, ngày TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng SHB CN Tuyên Quang Tác giả luận văn: Nguyễn Cao Thạch Khóa : 2015B Người hướng dẫn: TS.
- Lý do chọn đề tài Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn đối mặt với những rủi ro.
- Có thể nói rằng lợi nhuận thu được của Ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro.
- Hoạt động mà lợi nhuận đem lại càng cao thì rủi ro tiềm ẩn càng cao và nguy cơ xảy ra rủi ro là ở mức độ cao.
- Không có hoạt động kinh doanh nào của Ngân hàng mà không có rủi ro.
- Do đó việc xác định, đo lường, đánh giá rủi ro để từ đó giảm thiểu rủi ro, giám sát rủi ro là việc mà các Ngân hàng hiện nay đang hết sức quan tâm và tìm cách để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro.
- Rủi ro luôn hiện hữu trong các giao dịch và hoạt động của Ngân hàng nhưng lại khó lường nhất.
- Nguyên nhân gây ra rủi ro rất đa dạng, chủ yếu là các nguyên nhân chủ quan từ nội tại của ngân hàng như: con người, quy trình, vận hành hệ thống … Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt, công nghệ ứng dụng trong ngân hàng ngày càng hiện đại, khủng hoảng tài chính diễn ra có tính chất thường xuyên và ảnh hưởng đến toàn cầu, tăng cường quản lý rủi ro cần được cải cách theo hướng hiện đại, phù hợp với thực tế và nâng cao khả năng dự báo.
- Vậy các biện pháp hiện đại để quản lý rủi ro xuất phát từ đâu và sẽ được áp dụng như thế nào trong thực tế để đem lại hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, giám sát rủi ro.
- Là người trực tiếp làm việc tại Ngân hàng SHB CN Tuyên Quang.
- Tôi đã nhận thức được rằng hoạt động quản lý rủi ro trong ngân hàng là một trong những yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
- Từ những lý do trên tôi đã lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài “ Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng SHB CN Tuyên Quang ” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh.
- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Phân tích và đề xuất giải pháp giảm thiểu giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng SHB Chi nhánh Tuyên Quang.
- 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau đây.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro và quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại • Phân tích thực trạng chỉ ra những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý rui ro tại Ngân hàng SHB Chi nhánh Tuyên Quang.
- Đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng SHB Chi nhánh Tuyên Quang.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý rủi ro tại Ngân hàng SHB CN Tuyên Quang.
- 3.2 Phạm vi nghiên cứu a.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Ngân hàng SHB CN Tuyên Quang.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Nghiên cứu thực trạng rủi ro tại Ngân hàng SHB CN Tuyên Quang trong khoảng thời gian từ năm và đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro cho chi nhánh Tuyên Quang giai đoạn tầm nhìn 2025.
- Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu trên đây, Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau.
- Phương pháp tổng quan tài liệu (Literature review) để hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro và quản lý rủi ro của Ngân hàng thương mại.
- Phương pháp phân tích so sánh (Comparative analysis) để xác định khu vực có vấn đề rủi ro của SHB Tuyên Quang.
- EM.QT14.BM06 Ban hành lần 1, ngày Phương pháp phân tích nhân-quả (Cause-effect analysis): để xác định nguyên nhân của vấn đề rủi ro trong hoạt động của SHB Tuyên quang  Phương pháp tổng hợp (Synthetic method): để xác định các giải pháp giảm thiểu rủi ro cho SHB Tuyên Quang.
- Kết Luận Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng về rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng SHB CN Tuyên Quang giai đoạn cho thấy: Tình hình rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng SHB CN Tuyên Quang còn nhiều.
- Các loại rủi ro tín dụng, hoạt động và lãi suất có dấu hiệu tăng lên theo từng năm.
- Kết quả phân tích đã chỉ ra những nguyên nhân tồn tại, hạn chế, điểm mạnh điểm yếu trong mọi hoạt động của ngân hàng và nhận diện ra được đâu là rủi ro có tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến ngân hàng SHB CN Tuyên Quang.
- Trên cơ sở những tồn tại hạn chế và nguyên nhân đã xác định được, tác giả đã đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng SHB CN Tuyên Quang bao gồm: i) Giải pháp hoàn thiện quy trình hoạt động tác nghiệp.
- ii) Giải pháp hoàn thiện trong hoạt động tín dụng.
- và iii) Giải pháp hoàn thiện trong công tác quản trị rủi ro lãi suất.
- Tác giả cũng kiến nghị với Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội về việc tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động đến hệ thống các tổ chức tín dụng trong nước.
- Xây dựng và hoàn thiện chiến lược chính sách quản lý rủi ro đúng đắn và hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu đo lường rủi ro chính, định lượng hóa rủi ro trong hoạt động.
- Nghiên cứu và phát triển áp dụng các công cụ đo lường rủi ro mới.
- Đó cũng là các nội dung cần được nghiên cứu và giải quyết toàn diện và thấu đáo trong các nghiên cứu tiếp theo.
- Luận văn chưa đề cập nghiên cứu chi tiết rủi ro với các đối tượng khác nhau là khách hàng tập thể và tư nhân cũng như khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khách hàng trong nước và EM.QT14.BM06 Ban hành lần 1, ngày khách hàng nước ngoài.
- Vì vậy các giải pháp đề suất còn chung chung chưa sát với từng nhóm đối tượng - Luận văn cũng chưa đề cập đến đến rủi ro trong các hoạt động tội phạm rửa tiền.
- Đỗ Tiến Minh đã tận tình hướng dẫn tôi, Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ CN SHB Tuyên Quang đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm việc và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt