« Home « Kết quả tìm kiếm

Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp ĐH: Phát triển năng lực dạy học toán thống kê cho sinh viên sư phạm toán


Tóm tắt Xem thử

- 1.1 Nghiên cứu về kiến thức của giáo viên để dạy học.
- Tổng quan nghiên cứu về kiến thức của giáo viên để dạy học thống kê.
- Kiến thức của giáo viên để dạy học biểu đồ phân bố trong thống kê.
- Kiến thức của giáo viên để dạy học các số đo trung tâm dựa trên biểu đồ cột và biểu đồ phân bố.
- Kiến thức của giáo viên về các định lí giới hạn trong xác suất có ứng dụng trong thống kê.
- Thực nghiệm 1: kiến thức để dạy học biểu đồ phân bố trong thống kê.
- Thực nghiệm 2: kiến thức và thực hành nghiệp vụ để dạy học các số đo trung tâm trong biểu đồ thống kê.
- Kiến thức nội dung.
- Kiến thức sư phạm.
- Phân tích kiến thức để dạy học các số đo trung tâm trên biểu đồ thống kê và sự tiến triển thực hành nghiệp vụ của giáo viên toán tương lai.
- Mô hình các kiểu kiến thức toán để dạy học theo Ball, Thames &.
- Biểu đồ so sánh dữ liệu bài tập 1 và bài tập 2 về kiểu kiến thức nội dung phổ biến (CCK.
- 1 Kiến thức toán để dạy học.
- 2 Kiến thức nội dung môn học (Subject Matter Knowledge).
- 3 Kiến thức sư phạm.
- 4 Kiến thức nội dung phổ biến (Common Content Knowledge).
- CCK 5 Kiến thức nội dung đặc thù.
- SCK 6 Kiến thức theo chiều ngang.
- HCK 7 Kiến thức về việc học của học sinh (Knowledge of.
- KCS 8 Kiến thức về việc dạy.
- KCT 9 Kiến thức về chương trình.
- Nâng cao kiến thức và phát triển năng lực nghiệp vụ cho sinh viên sư phạm Toán để dạy học chủ đề thống kê một cách hiệu quả, góp phần đáp ứng được yêu cầu đổi mới nền giáo dục ở nước ta trong giai đoạn hiện nay..
- Phân tích và chỉ ra những hạn chế của sinh viên sư phạm toán trong lĩnh vực kiến thức nội dung và kiến thức sư phạm để dạy học thống kê..
- Áp dụng quy trình nghiên cứu bài học vào đào tạo sinh viên sư phạm toán để nâng cao các kiểu kiển thức nội dung và kiến thức sư phạm trong dạy học thống kê..
- Phân tích mô hình kiến thức toán để dạy học của Ball và cộng sự (Ball, Thames, &.
- Đánh giá kiến thức nội dung (Subject Matter Knowledge) của các sinh viên sư phạm toán về dạy học thống kê;.
- Đánh giá kiến thức sư phạm (Pedagogical Content Knowledge) của các sinh viên sư phạm toán về dạy học thống kê;.
- Nâng cao kiến thức và phát triển năng lực nghiệp vụ của giáo viên để dạy học hiệu quả một vấn đề toán học nào đó là một hướng nghiên cứu rất quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo giáo viên.
- Công trình của Shulman (1986) có thể xem như là công trình nghiên cứu tiên phong về các kiểu kiến thức của giáo viên để dạy học.
- Sau đó, nhiều nhà nghiên cứu đã phát triển công trình của Shulman để nghiên cứu các kiểu kiến thức toán cần có để dạy học hiệu quả các chủ đề khác nhau.
- Tuy nhiên, lĩnh vực kiến thức để dạy học thống kê vẫn là một vấn đề còn chưa rõ ràng (Eichler &.
- Cho dù có những chia sẻ chung giữa các nhà nghiên cứu về các kiểu kiến thức để dạy học như trong mô hình của Ball và cộng sự nhưng vẫn có những khác biệt đặc thù riêng cho thống kê.
- Hiện nay, trong các nghiên cứu về dạy học thống kê vẫn có ít nghiên cứu về kiến thức của giáo viên để dạy học thống kê trong mối liên hệ với thực hành dạy học theo ngữ cảnh của họ.
- Ở Việt Nam hiện nay, tuy có một số tác giả có nghiên cứu liên quan đến dạy học thống kê, nhưng hầu như chưa có nghiên cứu nào đề cập đến kiến thức của giáo viên (tương lai hoặc tại chức) để dạy học thống kê, cũng như việc phát triển nghiệp vụ liên quan đến dạy học thống kê.
- Từ đây, việc nghiên cứu và phát triển kiến thức nội dung và kiến thức sư phạm để dạy học thống kê cho các sinh viên sư phạm toán là rất cần thiết.
- Đánh giá các lĩnh vực kiến thức nội dung (Subject Matter Knowledge) của các sinh viên sư phạm Toán về chủ đề thống kê;.
- Đánh giá các lĩnh vực kiến thức sư phạm (Pedagogical Content Knowledge) của các sinh viên sư phạm Toán về chủ đề thống kê;.
- Phân tích thực hành dạy học thống kê của sinh viên sư phạm Toán trong mối liên hệ với các kiểu kiến thức thống kê của họ..
- Trong chương này chúng tôi điểm bình các nghiên cứu liên quan đến kiến thức toán để dạy học và năng lực nghề nghiệp của giáo viên toán, đặc biệt là các nghiên cứu dựa trên mô hình của Ball và cộng sự.
- tổng quan các nghiên cứu về kiến thức của giáo viên để dạy học thống kê.
- Phân tích đặc trưng tri thức luận và nội dung của chủ đề thống kê ở phổ thông cũng như trong chương trình đào tạo giáo viên toán, làm cơ sở để phát triển, điều chỉnh mô hình kiến thức toán để dạy học của Ball và cộng sự (Ball, Thames, &.
- Dựa trên sự phân loại của Shulman (1986), Ball và các cộng sự đã phát triển một khung lý thuyết về các lĩnh vực kiến thức toán để dạy học (Mathematical Knowledge for Teaching, MKT) để nghiên cứu và đánh giá các kiểu kiến thức khác nhau mà giáo viên toán cần có để thực hiện việc dạy học hiệu quả.
- Mô hình này bao gồm hai lĩnh vực kiến thức: kiến thức nội dung môn học (Subject Matter Knowledge, SMK) và kiến thức sư phạm (Pedagogical Content Knowledge, PCK).
- Trong mỗi lĩnh vực này, các tác giả chia thành ba kiểu kiến thức khác nhau.
- Kiến thức nội dung môn học bao gồm kiến thức nội dung phổ biến (Common Content Knowledge, CCK), kiến thức nội dung đặc thù (Specialized Content Knowledge, SCK), và kiến thức theo chiều ngang (Horizon Content Knowledge, HCK).
- Kiến thức sư phạm bao gồm kiến thức về việc học của học sinh (Knowledge of Content and Student, KCS), kiến thức về việc dạy (Knowledge of Content and Teaching, KCT) và kiến thức về chương trình (Knowledge of Content and Curriculum, KCC)..
- Kiến thức nội dung đặc thù (SCK): là một kiểu kiến thức nội dung toán đặc trưng và cần thiết cho việc dạy học toán.
- Kiến thức về việc học của học sinh (KCS): là kiến thức của giáo viên về việc học sinh hiểu nội dung toán như thế nào, kết hợp với chính bản thân nội dung toán học đó.
- Mô hình các kiểu kiến thức toán để dạy học theo Ball, Thames.
- Mô hình kiến thức toán để dạy học của Ball và cộng sự (mô hình MKT) đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu và thực hành dạy học toán quan tâm.
- Vì vậy, một số nhà nghiên cứu cho rằng cần kết hợp xem xét sự thể hiện của các kiểu kiến thức của giáo viên trong tình huống và ngữ cảnh dạy học cụ thể trong lớp học..
- Bên cạnh đó, chúng tôi xây dựng bộ chỉ báo về kiến thức của giáo viên để dạy học biểu đồ phân bố và các số đo trung tâm dựa trên biểu đồ cột và biểu đồ phân bố nhằm làm cơ sở để tiến hành các bước trong thực nghiệm được trình bày ở chương 3..
- Ngoài ra, chúng tôi thực hiện quy trình nghiên cứu bài học ở thực nghiệm 2 nhằm nâng cáo các kiểu kiến thức của sinh viên sư phạm toán..
- Các giáo viên toán tương lai này đã học xong khối kiến thức cơ sở ngành, đã học các môn về phương pháp giảng dạy, phát triển năng lực dạy học bộ môn Toán và phân tích chương trình trong chương trình đào tạo đại học.
- Trong chương này, chúng tôi phân tích, đánh giá các kết quả thu được ở phiếu thực nghiệm 1 và 2 để thấy được thực trạng của các sinh viên sư phạm toán về các kiểu kiến thức để dạy học biểu đồ phân bố và các số đo trung tâm trên biểu đồ phân bố.
- Trong thực nghiệm của đề tài, chúng tôi phân tích hai mảng kiến thức: kiến thức nội dung môn học (SMK) và kiến thức sư phạm (PCK).
- Trong kiến thức nội dung, chúng tôi tập trung vào phân tích kiểu kiến thức CCK và SCK.
- Đối với kiến thức sư phạm, kiểu kiến thức KCS và KCT là cốt lõi để đánh giá PCK của các giáo viên toán tương lai.
- Thực nghiệm 1, chúng tôi đánh giá kiến thức của sinh viên sư phạm toán thông qua phiếu học tập và phỏng vấn họ sau khi đã tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức để thấy sự tiến triển về mặt kiến thức của các sinh viên để giảng dạy biểu đồ phân bố trong thống kê.
- Thực nghiệm 2, sau khi đánh giá các kiểu kiến thức của sinh viên để dạy học giá trị trung bình, trung vị trên biểu đồ thống kê chúng tôi chọn 2 sinh viên tham gia vào quy trình nghiên cứu bài học.
- Sự tiến triển kiến thức của các sinh viên được nhận thấy rõ ràng khi tham gia vào quá trình này..
- Điều này có nghĩa là nhiều sinh viên chưa thực sự có kiến thức rõ ràng, đầy đủ về biểu đồ histogram.
- Biểu đồ dưới đây biểu diễn dữ liệu câu trả lời của bài tập 1 và bài tập 2 – câu 1 về kiểu kiến thức nội dung phổ biến..
- Sau khi đã bồi dưỡng kiến thức, chúng tôi tiến hành phỏng vấn ba sinh viên với câu hỏi 1 ở bảng 1.
- chưa có kiến thức về dạng biểu đồ histogram trong trường hợp các khoảng chia dữ liệu không bằng nhau.
- Biểu đồ so sánh dữ liệu bài tập 1 và bài tập 2 về kiểu kiến thức nội dung phổ biến (CCK).
- Trong quá trình phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy sự tiến bộ rõ ràng về kiểu kiến thức KCS của các sinh viên sư phạm toán.
- Theo thống kê câu trả lời ở phần 3.1 của các sinh viên thì kiểu kiến thức nội dung phổ biến (CCK) của họ thể hiện trong phiếu khảo sát đang còn hạn chế, vì vậy phần lớn các sinh viên chưa thể hiện được kiểu kiến thức về việc dạy biểu đồ histogram trong thống kê một cách chính xác và rõ ràng.
- Trong cuộc phỏng vấn, các câu trả lời của ba sinh viên về kiểu kiến thức KCT cung cấp bằng chứng về khả năng lên kế hoạch để dạy học hiệu quả biểu đồ histogram trong thống kê.
- Điều này cho thấy chương trình đào tạo giáo viên toán cần phải được tăng cường thực hành các kiểu kiến thức toán để dạy học nhiều hơn nữa nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ của các giáo viên toán tương lai..
- Trong phần này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu các loại kiến thức trong mô hình MKT của các giáo viên toán tương lai.
- Chúng tôi tập trung vào phân tích các kiểu kiến thức CCK, SCK, KCS và KCT của các giáo viên toán tương lai ở cả hai giai đoạn..
- Giai đoạn thứ nhất, kiến thức nội dung phổ biến (CCK) của các sinh viên sư phạm toán được đánh giá qua bài tập 1 và bài tập 2.
- Bài tập 3 đánh giá kiến thức SCK của các sinh viên đồng thời cũng kiểm tra kiến thức của các sinh viên về vị trí tương đối của số trung bình, trung vị dựa vào hình dáng phân bố của biểu đồ.
- Từ đây ta thấy kiểu kiến thức SCK của các sinh viên cần phải được trau dồi nhiều hơn nữa để phát triển năng lực dạy học nội dung này..
- Điều này cho thấy các sinh viên sư phạm toán chưa có đầy đủ kiến thức KCS để dạy học chủ đề trung bình, trung vị trên biểu đồ thống kê.
- Đây là kiểu kiến thức cần thiết trong thực hành dạy học của các sinh viên sư phạm toán.
- Để lý giải cho kết quả này thì có thể cho rằng nhiều sinh viên chưa thật sự nỗ lực trong việc làm phiếu khảo sát hoặc kiến thức để dạy học giá trị trung bình, trung vị trên biểu đồ cột và biểu đồ phân bố của các sinh viên đang còn ở mức thấp, cần phải được xem xét và bồi dưỡng..
- Ở giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu, chúng tôi phát triển các kiểu kiến thức của các sinh viên sư phạm toán thông qua quy trình nghiên cứu bài học..
- Qua việc phân tích phiếu khảo sát, chúng tôi đánh giá kiến thức SMK của các sinh viên dựa vào hai kiểu kiến thức CCK và SCK..
- Từ đó, kiến thức nội dung phổ biến và kiến thức.
- Nghiên cứu cho thấy rõ ràng rằng việc tham gia vào quy trình nghiên cứu bài học đã nâng cao cho các sinh viên về lĩnh vực kiến thức nội dung môn học và kiến thức sư phạm để dạy học về biểu đồ và các số đo xu hướng trung tâm trong thống kê, điều này giúp hoàn thiện năng lực sư phạm cho các giáo viên Toán tương lai..
- Trong phiếu khảo sát, chúng tôi cũng thiết kế các câu hỏi nhằm để đo kiểu kiến thức HCK và KCC.
- Tuy nhiên, đối với sinh viên sư phạm toán các kiểu thức HCK và KCC đang gặp nhiều khó khăn và sự hiểu biết về chương trình đang còn hạn chế nên chúng tôi không đi sâu vào phân tích hai kiểu kiến thức này.
- Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy cái nhìn tổng quan về năng lực chuyên môn của các sinh viên sư phạm toán về các loại kiến thức của mô hình MKT để dạy học biểu đồ phân bố và dạy học các số đo trung tâm dựa trên biểu đồ cột và biểu đồ phân bố trong thống kê.
- Trong giai đoạn thứ nhất, chúng tôi đã cung cấp một kết quả khảo sát ban đầu về các kiểu kiến thức để dạy học của các sinh viên sư phạm toán trong các lĩnh vực này.
- Kết quả của nghiên cứu cho thấy những điểm yếu và những sai lầm của nhiều sinh viên về các kiểu kiến thức sư phạm để giảng dạy biểu đồ phần bố và các số đo trung tâm dựa trên biểu đồ cột và biểu đồ phân bố.
- Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kiến thức nội dung chuyên môn của các sinh viên thấp hơn mức mong đợi cho các khía cạnh giảng dạy về các chủ đề này.
- Ở giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu chúng tôi tiến hành củng cố kiến thức và vận dụng quy trình nghiên cứu bài học vào quá trình thực nghiệm.
- Qua kết quả của quá trình nghiên cứu bài học, kiến thức nội dung (SMK) và kiến thức sư phạm (PCK) của các sinh viên tham gia được nâng lên rõ rệt và từng bước hoàn thiện khi làm việc với nhà nghiên cứu, các lần soạn giáo án và thực nghiệm dạy học trên lớp.
- Dựa vào các kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra đề xuất nên bổ sung và tăng cường thêm các nội dung liên quan đến các khía cạnh kiến thức trong các học phần về đào tạo nghiệp vụ sư phạm.
- Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy các học phần này cũng nên được cải thiện theo hướng phát triển năng lực để giúp cho các sinh viên sư phạm toán có thể rèn luyện thêm những kỹ năng đặc thù ngoài việc trang bị những kiến thức để dạy học..
- Đề tài đã nghiên cứu một số định lí giới hạn trong xác suất có ứng dụng trong thống kê giúp nâng cao kiến thức hiểu biết thống kê cho sinh viên sư phạm toán..
- Đề tài đã nghiên cứu và phân tích làm rõ về lí thuyết mô hình kiến thức toán để dạy học (MKT) của Ball và cộng sự (Ball, Thames, &.
- Đề tài đã vận dụng, điều chỉnh và phân tích có hệ thống các khía cạnh tri thức luận của mô hình MKT để xây dựng bộ chỉ số nhằm đánh giá các năng lực cần đạt của các sinh viên liên quan tới kiến thức của giáo viên để dạy học biểu đồ phân bố và kiến thức của giáo viên để dạy học các số đo trung tâm dựa trên biểu đồ cột và biểu đồ phân bố trong thống kê..
- Đề tài đã đánh giá các lĩnh vực kiến thức nội dung (SMK) của các sinh viên sư phạm Toán về dạy học biểu đồ phân bố và dạy học các số đo trung tâm dựa trên biểu đồ cột và biểu đồ phân bố..
- Đề tài đã đánh giá các lĩnh vực kiến thức sư phạm (PCK) của các sinh viên sư phạm Toán về dạy học biểu đồ phân bố và dạy học các số đo trung tâm dựa trên biểu đồ cột và biểu đồ phân bố..
- Đề tài đã vận dụng thành công quy trình nghiên cứu bài học để nâng cao các kiểu kiến thức thuộc hai lĩnh vực kiến thức nội dung và kiến thức sư phạm của mô hình MKT nhằm phát triển năng lực nghiệp vụ cho các sinh viên sư phạm toán để dạy học về biểu đồ phân bố và dạy học các số đo trung tâm dựa trên biểu đồ cột và biểu đồ phân bố trong thống kê..
- Đề tài có thể hướng đến tìm hiểu kiến thức toán để dạy học của các sinh viên sư phạm toán về một số chủ đề khác trong thống kê, cũng như một số lĩnh vực khác trong toán học..
- Nghiên cứu cũng hoàn toàn có thể mở rộng cho đối tượng là các giáo viên toán tại chức (đang dạy học ở phổ thông) để xem xét kiến thức của họ liên quan đến dạy học một số chủ đề toán học ở phổ thông.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt