intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:223

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đánh giá thực trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tại tỉnh Bắc Giang, từ đó làm căn cứ đề xuất một số giải pháp phân bố đất nông nghiệp hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ DUNG PHÂN BỐ ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP – 2020
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ DUNG PHÂN BỐ ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG N : Kinh tế phát triển : 9.31.01.05 N ười ướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quang Hà TS. ai La P ươ HÀ NỘI – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được sử dụng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Thị Dung i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện tôi đã nhận được sự sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, các cơ quan, tổ chức và bạn bè đồng nghiệp. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Quang Hà và TS. Mai Lan Phương là những trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và định hướng giúp tôi trưởng thành và hoàn chỉnh luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn và Bộ môn Phát triển nông thôn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của lãnh đạo và cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang, Cục Thống kê Bắc Giang, cán bộ lãnh đạo các huyện trên đại bàn tỉnh Bắc Giang đã nhiệt tình cung cấp thông tin, hỗ trợ thu thập dữ liệu, trao đổi thông tin để tôi thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và tới lãnh đạo Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang nơi tôi công tác đã động viên, tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Học viên Nguyễn Thị Dung ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................... i Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vi Danh mục bảng .............................................................................................................. vii Danh mục biểu ................................................................................................................ ix Danh mục hình ................................................................................................................ xi Danh mục hộp ................................................................................................................. xi Trích yếu luận án ........................................................................................................... xii Thesis abstract............................................................................................................... xiv Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................4 1.4. Đóng góp mới của luận án ..................................................................................5 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................6 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình ............7 2.1. Cơ sở lý luận về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình .......................................7 2.1.1. Các quan điểm, khái niệm về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình ...................7 2.1.2. Đặc điểm của phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình ...........................................9 2.1.3. Vai trò của phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình ..............................................11 2.1.4. Nội dung nghiên cứu về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình .........................12 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình .....................25 2.2. Cơ sở thực tiễn về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình ..................................32 2.2.1. Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình một số nước trên thế giới .......................33 2.2.2. Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình ở Việt Nam ............................................35 iii
  6. 2.2.3. Bài học rút ra từ nghiên cứu thực tiễn ...............................................................37 2.2.4. Những nghiên cứu có liên quan đến đề tài ........................................................37 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................41 Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................42 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................42 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Bắc Giang ....................................................................42 3.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội Bắc Giang .................................................................44 3.1.3. Đánh giá chung..................................................................................................50 3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................50 3.2.1. Phương pháp tiếp cận ........................................................................................50 3.2.2. Khung phân tích ................................................................................................52 3.2.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .................................................................53 3.2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu ...........................................................................53 3.2.5. Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu ......................................................57 3.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................60 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................64 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ...................................................................65 4.1. Thực trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ..........................................................................................................65 4.1.1. Hiện trạng, biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình ............................65 4.1.2. Đánh giá phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình .................................................83 4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ....................................................................................109 4.2.1. Nhóm các yếu tố chính sách, thể chế ..............................................................109 4.2.2. Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật ...................................................................119 4.2.3. Các yếu tố tâm lý, xã hội .................................................................................128 4.3. Giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy quá trình phân bố hợp lý đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh .......................................................................................129 4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................................129 4.3.2. Các dự báo về chiều hướng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình..................132 4.3.3. Giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phân bố hợp lý đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh ......................................................................................................133 iv
  7. Tóm tắt phẩn 4 ..............................................................................................................146 Phần 5. Kết luận và khuyến nghị...............................................................................148 5.1. Kết luận ...........................................................................................................148 5.2. Khuyến nghị ....................................................................................................150 Danh mục công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án ..........................................151 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................152 Phụ lục .........................................................................................................................161 v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CNH Công nghiệp hóa CN – XD Công nghiệp – Xây dựng GRDP Tổng sản phẩm ĐTH Đô thị hóa HTX Hợp tác xã KH- KT Khoa học – Kỹ thuật KH&CN Khoa học và Công nghệ KT – XH Kinh tế - Xã hội NN Nông nghiệp TM – DV Thương mại dịch vụ TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân vi
  9. DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1. Đất nông nghiệp hộ gia đình theo loại hình sử dụng và theo vùng giai đoạn 2005 - 2015 ............................................................................................... 49 3.2. Nguồn tài liệu, tài liệu thu thập dữ liệu thứ cấp ................................................54 3.3. Dung lượng mẫu khảo sát đối với hộ gia đình và cán bộ quản lý ..................... 56 4.1. Hiện trạng, biến động diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình theo vùng giai đoạn 2005- 2015 ......................................................................................... 66 4.2. Hiện trạng diện tích đất nông nghiệp tại các hộ điều tra năm 2018 ..................67 4.3. Hiện trạng, biến động quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình theo loại hình sử dụng đất giai đoạn 2005- 2015 .....................................................................71 4.4. Hiện trạng diện tích đất nông nghiệp tại các hộ điều tra theo loại đất sử dụng năm 2018 ..................................................................................................72 4.5. Hiện trạng, biến động đất nông nghiệp của hộ nông nghiệp giai đoạn 2006- 2016.........................................................................................................75 4.6. Hiện trạng quy mô diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình theo ngành nghề năm 2018 ...........................................................................................................76 4.7. Nguồn gốc đất nông nghiệp hộ sử dụng ............................................................ 80 4.8. Một số mô hình trồng nấm sản xuất tập trung trên địa bàn huyện Lạng Giang năm 2014 ................................................................................................ 82 4.9. Một số mô hình trồng rau an toàn VietGap tập trung năm 2016 ...................... 82 4.10. Kết quả dồn điền, đổi thửa giai đoạn 2014- 2016 .............................................83 4.11. Hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp hộ gia đình tính bình quân hộ và đơn vị diện tích theo các nhóm quy mô diện tích .........................................85 4.12. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp các vùng năm 2018 .........................................88 4.13. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất mô hình sản xuất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản của các hộ điều tra năm 2018.............................................................. 90 4.14. Hiệu quả kinh tế một số mô hình tập trung đất nông nghiệp so với sản xuất đại trà tại Bắc Giang giai đoạn 2013 -2016 ...............................................90 4.15. Kết quả ước lượng mô hình SFA ......................................................................92 vii
  10. 4.16. Biến động diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình theo tuổi của chủ hộ giai đoạn 1994- 2018 ................................................................................................ 98 4.17. Quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình ................................................................ 99 4.18. Hệ số Gini của phân bố đất nông nghiệp ........................................................ 102 4.19. Kiểm định KMO và Barlett .............................................................................104 4.20. Ma trận hệ số tải nhân tố .................................................................................104 4.21. Kiểm định Chronbach’s Alpha đối với các nhóm biến ...................................105 4.22. Các nhân tố xác định công bằng......................................................................106 4.23. Bình quân diện tích đất nông nghiệp được phân chia đồng đều công bằng theo Nghị quyết 10 .......................................................................................... 110 4.24. Tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2019.............................................................................111 4.25. Một số điển hình về thu hồi đất nông nghiệp hộ gia đình trong phát triển khu đô thị, khu công nghiệp tại một số huyện tại tỉnh Bắc Giang .................. 113 4.26. Quy mô cánh đồng lớn triển khai thực hiện tại Bắc Giang giai đoạn 2014- 2016 .................................................................................................................114 4.27. Đất trồng cây hàng năm đã chuyển sang trồng cây ăn quả năm 2013 tại Lục Ngạn .........................................................................................................115 4.28. Quy hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2017- 2025 .......116 4.29. Cánh đồng lớn thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giai đoạn 2014- 2016.......................................................................................................117 4.30. Một số mô hình liên kết của hợp tác xã .......................................................... 118 4.31. Kết quả ước lượng mô hình Probit ..................................................................121 4.32. Tình hình lao động tại các Khu công nghiệp Bắc Giang giai đoạn 2011- 2015 .................................................................................................................124 viii
  11. DANH MỤC BIỂU TT Tên biểu Trang 2.1. Quy mô đất nông nghiệp Hàn Quốc .....................................................................35 3.1. Tổng sản phẩm tại Bắc Giang theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2015- 2019 ........................................................................................ 44 3.2. Dân số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015- 2019 ...................................................... 45 3.3. Số lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2019 .............................................45 3.4. Diện tích đất tự nhiên và diện tích đất nông nghiệp Bắc Giang giai đoạn 2005 - 2019...........................................................................................................46 3.5. Số hộ, số trang trại, số HTX và doanh nghiệp giai đoạn 2006 - 2016 .................47 3.6. Cơ cấu số hộ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Bắc Giang giai đoạn 2006- 2016............................................................................................................48 4.1. Biến động diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình theo vùng giai đoạn 2006 – 2016 ...................................................................................................................... 68 4.2. Biến động diện tích đất nông nghiệp tại các hộ điều tra theo vùng giai đoạn 1994 – 2018 ..........................................................................................................69 4.3. Biến động số mảnh/ hộ tại các vùng giai đoạn 1994 – 2018 ................................ 69 4.4. Biến động đất nông nghiệp hộ gia đình theo loại hình sử dụng đất giai đoạn 2006- 2016............................................................................................................73 4.5. Biến động diện tích đất nông nghiệp tại các hộ điều tra theo loại hình sử dụng đất giai đoạn 1994- 2018 .............................................................................74 4.6. Biến động số mảnh/hộ theo loại hình sử dụng đất giai đoạn 1994- 2018 tại các hộ điều tra ......................................................................................................74 4.7. Biến động diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình theo ngành nghề giai đoạn 1994 - 2018...........................................................................................................77 4.8. Biến động số mảnh/hộ theo ngành nghề giai đoạn 1994 - 2018 .......................... 77 4.9. Manh mún đất nông nghiệp hộ gia đình giữa các vùng .......................................79 4.10. Hiệu quả kinh tế theo quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình tính trên chí phí năm 2018 ..............................................................................................................86 4.11. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tính trên chi phí theo huyện tại các hộ điều tra năm 2018 .................................................................................................87 ix
  12. 4.12. Mối quan hệ giữa manh mún đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất ..............94 4.13. Đường cong Lorenz tính theo tổng diện tích của hộ ..........................................101 4.14. Đường cong Lorenz tính theo tổng diện tích bình quân nhân khẩu của hộ........101 4.15. Mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả ........................................................... 108 4.16. Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật của các hộ năm 2018 .............................. 126 4.17. Tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của các hộ ................................................127 4.18. Quy mô đất nông nghiệp các hộ giai đoạn 2014- 2018 ......................................129 x
  13. DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang ...........................................................................42 DANH MỤC HỘP TT Tên hộp Trang 4.1. Thuê đất sản xuất để xây dựng cánh đồng mẫu lớn ............................................... 81 4.2. Thuê đất sản xuất để sản xuất khoai tây ................................................................ 81 4.3. Các hộ chủ yếu sử dụng đất Nhà nước giao, lao động trong thôn chủ yếu là người lớn tuổi......................................................................................................... 97 4.4. Số đơn khiếu nại đất nông nghiệp rất ít ............................................................... 100 4.5. Sự chuyển đổi loại hình sử dụng đất đáp ứng cầu thị trường nông sản ............... 123 4.6. Lao động có xu hướng dịch chuyển sang ngành công nghiệp ............................. 125 4.7. Công nghệ tưới nhỏ giọt giúp các hộ giảm chi phí sản xuất và số nhân công lao đồng................................................................................................................ 127 xi
  14. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tác giả luận án: Nguyễn Thị Dung Tên luận án: Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tại tỉnh Bắc Giang, từ đó làm căn cứ đề xuất một số giải pháp phân bố đất nông nghiệp hợp lý. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận thể chế, tiếp cận thị trường, tiếp cận vùng, tiếp cận có sự tham gia. - Phương pháp nghiên cứu: Tài liệu thứ cấp như: tạp chí, luận án, luận văn, báo cáo khoa học, báo cáo tổng kết của các đơn vị,... đã sử dụng nhằm thu thập các thông tin. Bên cạnh đó, trên cơ sở khảo sát 438 mẫu, trong đó, có 399 hộ gia đình thuộc ba huyện Lục Ngạn, Lạng Giang, Việt Yên đại diện cho các vùng của tỉnh và 39 cán bộ về lĩnh vực đất đai. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình; Mô hình đường giới hạn ngẫu nhiên sử dụng nhằm xác định mối quan hệ giữa hiệu quả và quy mô đất đai; Mô hình probit trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia thị trường đất đai; Tìm ra các nhân tố xác định công bằng qua mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả chính và kết luận Luận án hệ thống hóa và làm rõ lý luận về phân bố nông nghiệp hộ gia đình. Đặc biệt, luận án bổ sung thêm lý luận về xác định tính hợp lý trong phân bố đất đai gồm: tính công bằng, tính hiệu quả và mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả. Nghiên cứu thực trạng cho thấy hiện trạng, biến động phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình giữa các vùng, giữa các loại hình đất sử dụng và giữa các hộ theo theo ngành nghề. Sự phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Bắc Giang tiếp tục là quy mô nhỏ, phân tán, manh mún ở mức độ cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước và của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Mặc dù nơi đây đã có sự xuất hiện các hình thức tích tụ, tập trung đất nông nghiệp nhưng quá trình này diễn ra chậm chạp. Tính hợp lý trong phân bố xét trên phương diện hiệu quả chỉ ra rằng tuy có quy mô đất đai nhỏ, nhưng hiệu quả sử dụng đất của hộ gia đình nông dân của Bắc Giang theo các chỉ tiêu đo lường phổ biến, trước hết là giá trị thu được bình quân hộ nông dân và trên một đơn vị diện tích cao hơn mặt bằng chung của cả nước và của vùng. Hiệu quả sử dụng đất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng xét trên bình diện chung, ít nhất là trong mối tương quan với các tỉnh có điều kiện sản xuất tương tự của vùng, thì so sánh nói trên cho thấy, quy mô đất nông nghiệp nhỏ chưa phải là một hạn chế rõ ràng đối với cải thiện hiệu quả sử xii
  15. dụng đất nông nghiệp ở cấp độ hộ gia đình. Tập trung đất nông nghiệp là yếu tố đem lại hiệu quả kinh tế sử dụng đất cao hơn. Thêm vào đó, công bằng trong phân bố dưới các góc độ có sự khác nhau. Giữa các vùng, giữa các hộ và giữa các thế hệ trong hộ có sự bất công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình. Ngược lại, về thủ tục pháp lý về quyền sử dụng đất và thu nhập của hộ thì phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tỉnh Bắc Giang là công bằng. Tùy vào quy mô đất nông nghiệp các vùng mà sự công bằng có sự thay đổi. Quy mô diện tích nhỏ đảm bảo công bằng hơn so với quy mô nông nghiệp lớn với cùng nguồn gốc đất đai. Trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tính công bằng cần được ưu tiên trong chính sách là: (1) Các giao dịch đất nông nghiệp được thực hiện minh bạch, công khai, hợp pháp; (2) Đất nông nghiệp được phân bố ngang bằng, đồng đều; (3) Công bằng về cơ hội cho những người tham gia giao dịch đất nông nghiệp. Mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả là khác ở các khía cạnh. Xét trên góc độ vùng, công bằng và hiệu quả mâu thuẫn hay không tùy vào loại hình đất trồng. Nhưng xét trên góc độ quy mô đất nông nghiệp hộ gia đình công bằng và hiệu quả có sự mâu thuẫn (quy mô manh mún là công bằng, thì phi hiệu quả kinh tế). Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hiện trạng phân bố đất nông nghiệp nói trên gồm: Nhóm các yếu tố chính sách, thể chế; Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật; Các yếu tố tâm lý, xã hội. Trong đó, chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, chính sách hỗ trợ sản xuất trong chương trình xóa đói giảm nghèo, chính sách phát triển khu đô thị và khu công nghiệp trong công nghiệp hóa, đô thị hóa trong nhóm yếu tố chính sách, thể chế và nhóm tâm lý, xã hội là rào cản tích tụ, tập trung dẫn tới quy mô manh mún đất nông nghiệp. Ngược lại, các chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp (chính sách chuyển đổi ngành nông nghiệp), chính sách liên kết, hợp tác nông nghiệp trong nhóm chính sách, thể chế và nhóm yếu tố kinh tế, kỹ thuật bao gồm: Sự phát triển của thị trường đất đai, gắn với kinh tế/phi kinh tế theo quy mô trong nông nghiệp; Thị trường nông sản; Gia tăng thu nhập ngoài nông nghiệp và dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp. Kết quả phân tích hiện trạng, biến động và các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình cho thấy có thể dự báo về hai chiều hướng: thứ nhất, bức tranh phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình sẽ tiếp tục là phân bố đồng đều với quy mô sản xuất nhỏ, coi trọng mục tiêu công bằng, kể cả khi có sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả trong phân bố đất nông nghiệp, xu hướng này không nằm ngoài xu thế chung của các nước châu Á. Thứ hai, tích tụ, tập trung đất đai sẽ diễn ra trong tương lai. Các giải pháp hỗ trợ, thúc đất phân bố hợp lý đất nông nghiệp hộ gia đình, đảm bảo phân bố đất nông nghiệp công bằng và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng gồm: Thúc đẩy phát triển thị trường đất nông nghiệp đảm bảo các thông tin giao dịch được thực hiện minh bạch, công khai và hợp pháp; Lựa chọn, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ phủ hợp; Liên kết, hợp tác phát triển hàng hóa lớn; khuyến khích tích, tập trung đất nông nghiệp ở một số vùng. xiii
  16. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Nguyen Thi Dung Thesis title: Household agricultural land distribution on Bac Giang province Major: Development economics Code: 9.31.01.05 Educational organization: Viet Nam National University of Agriculture Research Objectives Assessing the status of households’ agricultural land distribution in Bac Giang province, based on which, proposing solutions to ditrubute reasonable agricultural land. Materials and Methods - Method of approach: Institutional approach, market approach, regional approach, participatory approach. - Method of research: Secondary documents such as: Thesises, scientific reports, summary reports of organization, etc. are used to collect information. Besides, there are 438 survey samples which include 399 households in three districts are Luc Ngan, Lang Giang and Viet Yen representing the regions of the province, and 39 officials work in the field of land management. The author uses descriptive statistical methods to analyze da ta of household agricultural land distribution; The stochastic frontier analysis (SFA) is used to determine the relationship between efficiency and land size, Probit model is used to analyze the factors affecting decisions to participate in the land market; and the author finds out the factors of fairness through the discovery factor analysis (EFA) model. Main findings and conclusions The thesis systematizes and clarifies the theory of households’ agricultural land distribution. In particular, which adds the theory of determining the validity of the distribution such as: equity, efficiency and the relationship between equity and efficiency. The study shows that the agricultural land distribution of households betweem regions, between use land types and between households. The agricultural land distribution of Bac Giang households will continue to be small, scattered and fragmented scale at a higher level than the whole country and the Northern Midlands and Mountains. Although there have been the appearance of agricultural land accumulation and concentration, but this process has been slow. The rationality of the distribution in terms of efficiency shows that the households have a small land size but according to popular measurement criteria, it relies on the average obtainable value by farmers' households and per unit area, the land use efficiency of Bac Giang's farmer households is larger than the common ground of the whole country and the region. The efficiency of land use depends on many factors. In general, it bases on correlation between provinces, where has similar production conditions in the region, the comparison result shows that small and fragmented land size is not yet a clear constraint to improve the efficiency of agricultural land use at the household level. Agricultural xiv
  17. land concentration brings higher land use economic efficiency. In addition, the equity in agricultural land distribution is different between regions, between households and between households. There is inequality in the distribution of household agricultural land. In contrast, when agricultural land distribution is evaluated by the legal procedures of land use rights and household income, the distribution of household agricultural land in Bac Giang province is fair. Depending on the size of the land area by regions, equity varies. Small agricultural land scale ensures fairer than large agricultural land scale. In the household agricultural land distribution, equity should be the priority in the policies is: (1) Agricultural land transactions are conducted transparently, publicly and legally; (2) Agricultural land is distributed equal and evenly; (3) Equity of opportunity for the people who involved in agricultural land transactions. From a regional perspective, equity and efficiency are contradictory or non-contradictory, depending on the soil type. But it is based on the size of farmland, equality and efficiency are contradictory (fragmentation is fair but economic efficiency is poor). The groups of factors, which affect the current state of agricultural land distribution includes: policy and institutional elements; economic and technical factors; psychosocial and social factors. In which, the agricultural land allocation policy to households, production support policies in poverty reduction programs, policies of industrialization and urbanization which belong to the policy and institutional elements, psychological and social factors that interfere cumulative and concentrated land, make fragmented agricultural land scale. In contrast, policies which encourage accumulation and concentration of agricultural land are agricultural restructure policies (agricultural sector transformation policies); agricultural linkage and cooperation policies which is in economic and technical policies, policy and institutional elements, which includes: the land market development, which associate with economic /non-economic scale; Agricultural market; Increasing non-farm incomes and moving labor out of the agricultural sector. The analysis results show that household agricultural land distribution will play out two trends. Firstly, this distribution will continue to be uniformly distributed with small scale production and fair goals are respected, in the context of agricultural land distribution and efficiency, this trend is not out of the common trend of Asian countries. Secondly, agricultural land accumulation and concentration will take place in the future. The reasonable distribution support and promotion solutions, which ensure fair agricultural land distribution and improve economic efficiency of land use are: Ensuring equity in household agricultural land distribution (regardless of size accumulation of agricultural land, concentrated or fragmented under the influence of market or non- market factors), Selecting and supporting of suitable scientific and technological application; Linking and cooperating in production and consumption of agricultural products to develop large commodity production; Encouraging accumulation in some areas. xv
  18. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Phân bố đất nông nghiệp là sự phân chia diện tích đất nông nghiệp giữa các vùng, giữa các loại hình sử dụng đất và giữa các chủ thể sử dụng đất dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu đất nông nghiệp theo thời gian. Dưới tác động của các yếu tố như: chính sách, thể chế, kinh tế, kỹ thuật và tâm lý xã hội đất nông nghiệp được điều chỉnh, phân chia lại, hình thành nên hiện trạng diện tích đất nông nghiệp tích tụ, tập trung hay manh mún, phân tán. Thực tế cho thấy, phân chia đất nông nghiệp theo chủ thể sử dụng, đặc biệt là chủ thể hộ gia đình luôn có ý nghĩa quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội và ổn định chính trị. Vì vậy, việc lựa chọn nhằm hướng đến một sự phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình “hợp lý”, trong đó, đảm bảo công bằng và đem lại hiệu quả kinh tế sử dụng đất với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng và địa phương luôn là một vấn đề lớn và hết sức quan trọng. Để đảm bảo mục tiêu trên trong vòng một thế kỷ qua, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các cuộc “cách mạng, hay “đổi mới” trong chính sách đất đai. Từ việc ruộng đất tập trung vào tay một số địa chủ thời kỳ phong kiến, đến việc phân chia ruộng cho nông dân thông qua cải cách ruộng đất (1953 – 1956) ở miền Bắc, tiếp đó là ruộng đất được tập trung với quy mô lớn vào các Hợp tác xã nông nghiệp bắt đầu từ những năm 60 ở miền Bắc và sau giải phóng miền Nam. Cuối cùng là thời kỳ “Đổi mới” bắt đầu vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX vớicác chính sách đất đai như: luật đất đai 1987, Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ chính trị, Nghị định số 64/CP của Chính phủ, luật đất đai năm1993. Quyền sử dụng đất được giao cho các hộ gia đình với nguyên tắc đất đai được phân chia “công bằng” trong đó đất nông nghiệp HTX được phân chia bằng nhau theo hướng bình quân một lao động, một nhân khẩu cả về diện tích và vị trí đất nông nghiệp đối với từng địa phương ở miền Bắc. Quyền sở hữu được tôn trọng trước khi thành lập tổ hợp tác và có điều chỉnh để đảm bảo lượng đất nông nghiệp tối thiểu cần thiết cho dân không có đất ở miền Nam. Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp Việt Nam sau đổi mới dựa trên nền tảng chủ yếu là kinh tế hộ gia đình với quy mô sản xuất nhỏ, manh mún và phân tán. Diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ gia đình năm 2016 (bao gồm cả ba loại: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản) xấp xỉ 0,8 ha/ hộ gia đình (Tổng cục Thống kê, 2016), thấp hơn so với khu vực có quy mô diện tích bình quân hộ thấp nhất thế giới là Nam Á - 1,0 ha, và diện tích này chưa bằng 1/2 so với mức bình quân diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình khu vực Đông Nam Á – 1,8 ha (Eastwood & cs., 2006). Mặc dù diện 1
  19. tích hộ gia đình với quy mô sản xuất nhỏ, manh mún và phân tán nhưng lại góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo và phát triển văn hóa nông thôn nói chung trong suốt giai đoạn đổi mới của đất nước. Chính vì vậy, phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình với quy mô nhỏ, manh mún, phân tán được thừa nhận một cách rộng rãi, khách quan về tính hợp lý, tối ưu của nó trong vòng 30 năm đổi mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình với quy mô nhỏ, manh mún, phân tán bộc lộ nhiều hạn chế, thậm chí được coi là rào cản chính đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa, và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tình trạng giữ đất nông nghiệp của các hộ không sản xuất nông nghiệp như một tài sản đảm bảo xuất hiện ngày càng nhiều. Nhóm hộ này có xu hướng bỏ hoang, cho mượn đất nông nghiệp hoặc sản xuất với mục đích giữ đất nông nghiệp mà không tính tới hiệu quả sử dụng, trong khi các hộ nông nghiệp là các hộ cần đất lại thiếu đất để sản xuất. Để giải quyết tình trạng này, các quan điểm, chính sách theo hướng nới lỏng kiểm soát đối với tích tụ đất nông nghiệp, khuyến khích tập trung ở các hình thức khác nhau đối với các điều kiện, vùng nông nghiệp khác nhau xuất hiện. Những quan điểm, chính sách này dường như phù hợp với xu thế phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa thời hiện đại nhưng lại có mâu thuẫn trong việc duy trì các chính sách hỗ trợ xã hội với yêu cầu hàng đầu là mọi nông dân cần có đất để sản xuất. Tuy cùng hướng đến một mục tiêu chung là tối đa hóa lợi ích xã hội, nhưng các quan điểm, chính sách cụ thể về đất đai khác nhau sẽ dẫn đến các kết quả phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình khác nhau thậm chí là mâu thuẫn nhau. Do vậy, việc phân tích đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện các khía cạnh của quá trình phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình, dự báo xu thế của phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình trong tương lai dưới ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội để cung cấp thông tin và làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình hợp lý, là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa nhằm cung cấp những luận chứng khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình, nghiên cứu đã lựa chọn tỉnh Bắc Giang để tiến hành kiểm định các giả thiết về các kịch bản có thể xảy ra đối với xu hướng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình: Thứ nhất nếu ưu tiên về tính bình quân, đồng đều trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình để đảm bảo ổn định, an sinh xã hội, các rào cản đối với tích tụ tập trung đất đai là đủ lớn thì dẫn đến duy trì phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình là quy mô nhỏ, phân tán, manh mún. Thứ hai, nếu quy mô nhỏ, phân tán trong sản xuất nông nghiệp thực sự là rào cản đối với hiệu quả kinh tế, thì trong điều kiện sức ép về gia tăng thu nhập 2
  20. từ nông nghiệp cả cho tiêu dùng và xuất khẩu nông sản hàng hóa, dẫn đến tập trung, tích tụ đất nông nghiệp là chủ đạo, thì phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình là tập trung, với quy mô lớn và không đồng đều. Thứ ba, không có xu hướng nào nói trên là vượt trội, sự phân bố nói trên khá cân bằng. Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc có ngành nông nghiệp đứng thứ 23 toàn quốc và đứng đầu khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, với 81,25% trong tổng diện tích đất nông nghiêp do các hộ gia đình sử dụng (Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang, 2018). Chính vì vậy nghiên cứu: “Phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” được lựa chọn nhằm kiểm định các giả thuyết về các kịch bản nêu trên từ đó cung cấp những luận chứng khoa học và thực tiễn góp phần đề xuất các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình hợp lý trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng và ở Việt Nam nói chung. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng và xu thế phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình tại tỉnh Bắc Giang, từ đó làm căn cứ đề xuất một số giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phân bố đất nông nghiệp hợp lý hướng đến tối đa hóa lợi ích xã hội của phân bố nguồn lực đất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình; - Đánh giá thực trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình được thực hiện thông qua đánh giá hiện trạng phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình, xác định tính hợp lý, tính hiệu quả và tính công bằng trong phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình, mối quan hệ giữa phân bố công bằng đất nông nghiệp với hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hộ gia đình tỉnh Bắc Giang; - Nhận diện và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và dự báo về xu thế phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình - Đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy quá trình phân bố đất nông nghiệp hộ gia đình Bắc Giang hợp lý theo hướng công bằng và hiệu quả nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiện trạng, biến động phân bố đất nông 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
27=>0