Academia.eduAcademia.edu
for every child VIET NAM BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở) TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Hà Nội, 2017 MỤC LỤC CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN GIỚI THIỆU .................................................................................................................................... 5 BÀI 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN, RỐI LOẠN TÂM THẦN ........ 8 I. GIỚI THIỆU ............................................................................................................................... 8 1. Khái niệm về sức khỏe tâm thần, rối loạn tâm thần ................................................................................... 8 2. Khái niệm về chăm sóc sức khỏe tâm thần và chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng ................................................................................................................................................. 9 3. Thực trạng của rối loạn tâm thần ....................................................................................................................11 4. Nguyên nhân gây rối loạn tâm thần ...............................................................................................................13 II. MỘT SỐ LUậT pHÁp, CHíNH SÁCH, MẠNG LƯỚI VÀ CHƯƠNG TRìNH Hỗ TRợ NGƯờI CÓ RỐI LOẠN TÂM THẦN ........................................................................................15 1. 2. 3. 4. Luật pháp, chính sách và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trên thế giới .................................15 Luật pháp, chính sách về sức khỏe tâm thần tại Việt Nam .....................................................................17 Mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam...............................................................................20 Các chương trình, dự án về CSSKTT ................................................................................................................21 III. VAI TRò VÀ NHIỆM Vụ CủA NHÂN VIêN CTXH TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN ...........................................................................................................22 1. Vai trò và nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần ................................22 2. Một số nhiệm vụ cụ thể của nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần ........ 25 BÀI 2 MỘT SỐ RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ NHỮNG CAN THIỆp CÔNG TÁC Xà HỘI CƠ BẢN ........................................................................................................................... 28 I. TRẦM CẢM .............................................................................................................................29 1. 3. 4. 5. Khái niệm ..................................................................................................................................................................29 Các dấu hiệu của trầm cảm ................................................................................................................................29 Nguyên nhân của trầm cảm ...............................................................................................................................30 Các nội dung can thiệp công tác xã hội đối với người bị trầm cảm ....................................................30 II. LO ÂU ......................................................................................................................................35 1. 2. 3. 4. 5. Khái niệm ..................................................................................................................................................................35 Các dấu hiệu ............................................................................................................................................................35 Nguyên nhân ...........................................................................................................................................................36 Phân loại ....................................................................................................................................................................37 Các nội dung can thiệp công tác xã hội đối với người bị lo âu .............................................................37 3 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN III. TÂM THẦN pHÂN LIỆT ..........................................................................................................42 1. 2. 3. 4. 5. Khái niệm ..................................................................................................................................................................42 Các dấu hiệu của tâm thần phân liệt ..............................................................................................................42 Nguyên nhân ...........................................................................................................................................................43 Các phương pháp điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt ......................................................................43 Các nội dung can thiệp công tác xã hội đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt .............................43 IV. ĐỘNG KINH ...........................................................................................................................46 1. 2. 3. 4. 5. Khái niệm ..................................................................................................................................................................46 Các dấu hiệu ............................................................................................................................................................47 Nguyên nhân ...........................................................................................................................................................47 Các phương pháp điều trị động kinh .............................................................................................................48 Các nội dung can thiệp công tác xã hội đối với người bị động kinh...................................................48 V. SA SúT TRí TUỆ ở NGƯờI LỚN TUổI....................................................................................51 1. 2. 3. 4. 5. Khái niệm ..................................................................................................................................................................51 Các dấu hiệu ............................................................................................................................................................52 Nguyên nhân ...........................................................................................................................................................53 Các phương pháp điều trị ...................................................................................................................................53 Các nội dung can thiệp công tác xã hội đối với người sa sút trí nhớ ..................................................54 BÀI 3 NỘI DUNG CAN THIỆp CủA CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI CỘNG ĐỒNG .......................................................................................... 60 1. Phát hiện sớm..........................................................................................................................................................60 2. Can thiệp khẩn cấp đối với trường hợp tự sát hay gây hại cho bản thân .........................................62 3. Xác định và phân tích vấn đề.............................................................................................................................65 4. Các hoạt động hỗ trợ chăm sóc tại nhà .........................................................................................................73 5. Hỗ trợ tâm lý, tư vấn thay đổi nhận thức .......................................................................................................74 6. Hỗ trợ vật chất, việc làm ......................................................................................................................................75 7. Hướng dẫn việc đảm bảo an toàn trong giao tiếp, cung cấp dịch vụ ................................................75 8. Kết nối chuyển gửi .................................................................................................................................................76 9. Truyền thông trong chăm sóc sức khỏe tâm thần .....................................................................................76 10. Giáo dục và chăm sóc sức khỏe tâm thần ...................................................................................................79 11. Biện hộ ......................................................................................................................................................................80 pHụ LụC .....................................................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................83 4 GIỚI THIỆU CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Ngày 25/3/2010, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 32/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển Công tác Xã hội giai đoạn 2010 - 2020. Mục tiêu chung là phát triển công tác xã hội (CTXH) trở thành một nghề ở Việt Nam; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng, gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. Một trong những mục tiêu cần đạt trong kế hoạch phát triển CTXH hiện nay là tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn, các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH và cơ quan Lao động, Thương Binh và Xã Hội (LĐTBXH) các cấp. Để thực hiện mục tiêu nói trên, một trong những hoạt động quan trọng cần triển khai là xây dựng tài liệu đào tạo với sự tham gia của nhiều bên bao gồm các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong nước, phi chính phủ quốc tế và UNICEF dưới sự điều phối và quản lý của Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ LĐTBXH. Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần là một nội dung trong bộ tài liệu đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn nghề công tác xã hội dành cho viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đang làm việc tại tuyến xã, phường. Các nội dung của bộ tài liệu được xác định dựa trên nhu cầu của các cán bộ cơ sở nhằm cung cấp các kiến thức và kỹ năng để giúp cán bộ cơ sở giải quyết được các vấn đề xã hội tại địa phương, đáp ứng trực tiếp vào nhu cầu người học để giải quyết những khó khăn đang gặp phải trong thực tế do thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng chuyên môn đặc thù, thiếu phương pháp, cách thức giải quyết mang tính khoa học và hệ thống. Tài liệu đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần được xây dựng nhằm mục tiêu chung giúp học viên nhận diện được một số rối loạn tâm thần thường gặp và biết cách hỗ trợ bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng. Mục tiêu cụ thể bao gồm: * Về kiến thức: Học viên nắm được các kiến thức về: - Sức khỏe tâm thần, về một số rối loạn tâm thần ưu tiên tại cộng đồng gồm trầm cảm, lo âu, tâm thần phân liệt, động kinh, rối loạn trí nhớ người già - Vai trò, nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng - Các nội dung can thiệp CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng * Về thái độ: Học viên có thái độ: - Thân thiện, và không kỳ thị với người bị rối loạn tâm thần - Sẵn sàng hợp tác với các bên liên quan trong hỗ trợ người bị rối loạn tâm thần 5 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN * Về kỹ năng: Học viên có khả năng - Phát hiện các đối tượng có nguy cơ rối loạn tâm thần tại cộng đồng và lựa chọn các hành động cần thiết để hỗ trợ đối tượng có nguy cơ - Xử trí các tình huống sơ cấp cứu tâm thần hay gặp tại cộng đồng - Giao tiếp, làm việc với người có rối loạn tâm thần và quản lý ca bệnh tại cộng đồng Với thời lượng đào tạo 45 tiết, mỗi tiết 45 phút, tài liệu đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần gồm 3 bài: - Bài một giới thiệu một số vấn đề chung về sức khỏe tâm thần, rối loạn tâm thần, giới thiệu về các chính sách, mạng lưới, chương trình hỗ trợ người rối loạn tâm thần, và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng. - Bài hai trình bày một số rối loạn tâm thần và cách hỗ trợ bệnh nhân tại cộng đồng. Các rối loạn tâm thần bao gồm trầm cảm, lo âu, động kinh, tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần người già. - Bài 03 giới thiệu các nội dung can thiệp công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng. 6 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN 7 BÀI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN, RỐI LOẠN TÂM THẦN I. GIỚI THIỆU 1. Khái niệm về sức khỏe tâm thần, rối loạn tâm thần Sức khỏe là gì? Sức khỏe, theo Tổ chức Y tế Thế giới, là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật. Như vậy khi nói tới sức khỏe tốt thì không có nghĩa là chỉ sức khỏe thể chất tốt mà cả sức khỏe tâm thần tốt, trong đó có cả khả năng tương tác xã hội tốt của cá nhân. Sức khỏe tâm thần là gì? Sức khoẻ tâm thần được định nghĩa bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) “là trạng thái hoàn toàn thoải mái mà ở đó mỗi cá nhân nhận thức rõ khả năng của mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống, làm việc hiệu quả và năng suất và đóng góp cho cộng đồng.”1 8 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Một người có sức khỏe tâm thần tốt là người: - Có khả năng tư duy/ suy nghĩ rõ ràng và logic. - Có khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. - Có khả năng tương tác, giao tiếp tốt với mọi người xung quanh (bạn bè, đồng nghiệp, gia đình…). Nói tới sức khoẻ tâm thần là nói tới trạng thái tích cực, hoạt động hiệu quả của tâm thần chứ không chỉ nói tới tình trạng trạng thái có rối loạn tâm thần. Rối loạn tâm thần là gì? Rối loạn tâm thần được định nghĩa theo DMS5: Là hội chứng xáo trộn đáng kể về nhận thức, cảm xúc, hoặc hành vi của cá nhân, trạng thái rối loạn chức năng về tâm lý, sinh lý, rối loạn quá trình phát triển tâm thần. Rối loạn tâm thần thường đi kèm với suy giảm nghiêm trọng ở cá nhân về tương tác xã hội, nghề nghiệp, hay những hoạt động quan trọng khác trong đời sống của họ. Có nhiều dạng rối loạn tâm thần, và thường được phân ra sáu nhóm chính như sau: - Các rối loạn tâm thần thường gặp như trầm cảm, lo âu - Các rối loạn liên quan lệ thuộc rượu bia, ma túy - Các rối loạn tâm thần nặng như loạn thần - Chậm phát triển tâm thần - Các vấn đề sức khỏe tâm thần ở người già (như rối loạn trí nhớ) - Các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em (như tự kỷ) Các liệu pháp điều trị hiệu quả đều sẵn có cho bệnh nhân tâm thần và rất nhiều loại rối loạn tâm thần có thể được quản lý ở tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu với sự hỗ trợ từ các nhà chuyên môn, trong đó có nhân viên công tác xã hội và các thành viên trong cộng đồng. Thông tin chi tiết về một số rối loạn tâm thần hay gặp ở cộng đồng sẽ được trình bày ở bài 2 của tài liệu. 2. Khái niệm về chăm sóc sức khỏe tâm thần và chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng Chăm sóc sức khỏe tâm thần là gì? Chăm sóc sức khỏe tâm thần (CSSKTT) bao gồm các can thiệp, trị liệu và các hoạt động đảm bảo trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần ở 5 khía cạnh cơ bản sau: - Khả năng cân bằng: Khả năng tạo sự cân bằng trong cuộc sống ở các khía cạnh thể chất, tâm lý, tinh thần, xã hội và kinh tế, tạo cân bằng trong cuộc sống ở mọi bối cảnh, hoàn cảnh. 9 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN - Khả năng phục hồi: Khả năng vượt qua, đối phó với các tình huống khó khăn và trở lại trạng thái bình thường sau những sự kiện mất mát, đau buồn, tổn thất, đổ vỡ …về con người, tài sản, sự nghiệp. - Khả năng phát triển cá nhân: Khả năng nhận biết, nuôi dưỡng và phát triển năng lực và sở trường của cá nhân. - Biết tận hưởng cuộc sống: Đó là khả năng sống với hiện tại, và trân trọng những gì mình có; biết học hỏi, đúc kết kinh nghiệm từ quá khứ, kể cả trải nghiệm đau buồn, tiếp tục sống có kế hoạch cho hiện tại và tương lai có hiệu quả. - Sự linh hoạt: Khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh, với các tình huống mới, có khả năng tự điều chỉnh bản thân. Chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng là gì? Chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng là chiến lược, các biện pháp về chăm sóc sức khỏe tâm thần được thiết kế, triển khai hướng tới thu hút tối đa nguồn lực, sự tham gia của gia đình, cộng đồng giúp cho NTT được bình đẳng về cơ hội và hòa nhập xã hội. CSSKTT dựa vào cộng đồng được triển khai với sự phối hợp chung của chính bản thân người có rối loạn tâm thần, gia đình và cộng đồng bằng những dịch vụ y tế, dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội, giáo dục, hướng nghiệp thích hợp. CSSKTT dựa vào cộng đồng nhấn mạnh đến nguồn lực từ cộng đồng (gồm chính quyền địa phương, y tế cộng đồng, hàng xóm, gia đình và bản thân người có rối loạn tâm thần). Cán bộ chuyên môn liên quan tới sức khỏe tâm thần như cán bộ y tế, nhân viên CTXH, điều dưỡng, chuyên gia tâm lý, trị liệu nghề nghiệp đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo về kỹ thuật trong từng lĩnh vực về chăm sóc, phục hồi chức năng đối với NTT và gia đình họ. Việc triển khai CSSKTT cộng đồng được thực hiện lồng ghép vào mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu. CSSKTT có nhiều mô hình khác nhau bao gồm chăm sóc sức khỏe tâm thần tập trung tại bệnh viện chuyên khoa tâm thần hay tại các cơ sở bảo trợ xã hội đang nuôi dưỡng, chăm sóc và phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần; chăm sóc và điều trị ngoại trú do cán bộ chuyên khoa tâm thần đảm nhiệm; và chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng. Mô hình chăm sóc, điều trị tập trung tại bệnh viện tâm thần hay cơ sở bảo trợ xã hội phù hợp đối với những bệnh nhân tâm thần nặng trong giai đoạn bắt đầu điều trị, đang có những hành vi nguy hiểm, hoặc bệnh nhân mãn tính không còn khả năng phục hồi. Còn đối với những bệnh nhân đã ổn định cũng như những bệnh nhân ở thể nhẹ thì mô hình này có hạn chế trong việc hòa nhập cộng đồng của người có rối loạn tâm thần. Ngoài ra, cán bộ chuyên khoa tâm thần còn thiếu, cơ sở điều trị tập trung ở xa, và việc kì thị nặng nề, do vậy sự tiếp cận, sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cơ sở chuyên khoa tâm thần còn hạn chế. Trong bối cảnh đó, CSSKTT dựa vào cộng đồng được coi là mô hình phù hợp và hiệu quả với những lý do sau: - CSSKTT dựa trên chính nền tảng cộng đồng mà người rối loạn tâm thần đang sinh sống nên giúp họ hòa nhập trở lại với cộng đồng tốt hơn. 10 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN - Sự quá tải của các cơ sở điều trị tập trung, do vậy cần có giải pháp phù hợp hơn với nhu cầu, điều kiện nguồn lực, khả năng chữa trị của nhân dân. - Rất nhiều NTT đang sống trong cộng đồng, vì vậy cần có một mô hình điều trị tại cộng đồng để họ có thể tiếp cận được dễ hơn. - Rối loạn tâm thần bao gồm những cấp độ khác nhau, ở mỗi cấp độ lại có những cách thức can thiệp riêng. Đối với những người ở thể nhẹ, cần phát hiện và can thiệp sớm tại cộng đồng thông qua trị liệu tâm lý, tham vấn gia đình về cách thức chăm sóc và phòng ngừa biến chứng nặng hơn. - Những người đã được điều trị ổn định tại cơ sở chuyên khoa cũng cần được phục hồi và tái hòa nhập trong môi trường sống bình thường. 3. Thực trạng của rối loạn tâm thần Rối loạn tâm thần có thể gặp ở bất kỳ ai, không phân biệt giới, tuổi, chủng tộc, tôn giáo, điều kiện kinh tế và tương đối phổ biến, ước tính khoảng một trong năm người trưởng thành có thể bị rối loạn tâm thần trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời2. Rối loạn tâm thần là gánh nặng lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Các nghiên cứu trên khắp thế giới cho thấy 40% người trưởng thành tìm đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đa khoa đều bị một dạng bệnh tâm thần nào đó. Rất nhiều người tìm đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đa khoa hoặc y tế cơ sở vì các vấn đề sức khỏe thể chất mơ hồ, có thể gọi là ‘bệnh tâm thể’ hoặc một dạng tương tự như vậy. Nhiều người trong số đó thực chất đang bị các vấn đề sức khỏe tâm thần. Tại Việt Nam nghiên cứu cũng chỉ ra gánh nặng bệnh tật liên quan đến các rối loạn tâm thần là rất lớn (Vương và cộng sự, 2011; WHO, 2012). Kết quả điều tra quốc gia năm 1999-2000 của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho thấy tỷ lệ mắc 10 bệnh tâm thần phổ biến là 15% trong đó tỷ lệ mắc bệnh cụ thể như sau: Tâm thần phân liệt 0,47%; Động kinh 0,33%; Rối loạn trầm cảm 2,8%; Chậm phát triển trí tuệ 0,63%; Lo âu 2,7%; Sa sút trí nhớ tuổi già : 0,9%; Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên : 0,9%; Lạm dụng rượu : 5,3%; Rối loạn tâm thần do chấn thương sọ não là 0,51%; Nghiện ma túy : 5,3%. Theo thống kê năm 2009 của Viện Sức khỏe Tâm thần Trung ương, tỉ lệ người Việt Nam có nguy cơ bị rối loạn tâm thần một lần trong đời là 15%-20% dân số. Trong năm 2003, nghiên cứu “Những cuộc đời trẻ thơ” cho thấy tỷ lệ rối loạn tâm thần ở học sinh tiểu học là 20% và tỷ lệ ở bà mẹ đang cho con bú (6-18 tháng) cũng là 20%. Một khảo sát đánh giá sức khoẻ tâm thần ở nhóm trẻ từ 6-16 tuổi tại Việt Nam (Weiss và cộng sự, 2014) cho thấy gần 12% trẻ em đã gặp phải một vấn đề sức khoẻ tâm thần. Nghiên cứu của Fisher và cộng sự (2011) cũng nêu lên nhu cầu can thiệp vấn đề sức khoẻ tâm thần ở phụ nữ thời kỳ mang thai và sau sinh bở nó ảnh hưởng khá lớn tới sự phát triển của trẻ em. Rối loạn tâm thần và các vấn đề sức khỏe tâm thần cũng là các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm, làm phức tạp hơn việc chẩn đoán và điều trị một số bệnh có liên quan - ví dụ như mối liên quan giữa trầm cảm với bệnh tiểu đường và bệnh mạch vành hay một số bệnh lý khác như bệnh võng mạc, bệnh thận, biến chứng mạch máu và rối loạn chức năng tình dục. 11 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc tìm kiếm hỗ trợ khi có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Phụ nữ thường tìm sự giúp đỡ và chia sẻ những vấn đề về sức khỏe tâm thần với các y bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu hơn nam giới. Hầu hết phụ nữ và nam giới khi trải qua những đau khổ tình cảm và/hoặc rối loạn tâm lý đều không được bác sỹ xác định hay điều trị. Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam ngày càng tăng có thể dẫn đến khả năng gia tăng nhiều bệnh tâm thần của tuổi già, đặc biệt là chứng sa sút trí nhớ. Năm 2010, thống kê toàn cầu cho thấy, có 36 triệu người sống với chứng sa sút trí nhớ trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Con số này dự kiến sẽ tăng đến 66 triệu vào năm 2030. Các rối loạn tâm thần (RLTT) và lạm dụng chất dễ trở thành các vấn đề sức khỏe quan trọng cho thanh thiếu niên, lứa tuổi dưới 20. Nếu những rối loạn này không được can thiệp có thể gây ra sự đau khổ và kéo dài. 75% những người bị rối loạn tâm thần thể người lớn đã bắt đầu ở tuổi 24. RLTT nếu không được điều trị sẽ là một trong những nguyên nhân lớn nhất của gánh nặng khuyết tật tại Việt Nam cũng như ở các nước khác. Khoảng 30% gánh nặng bệnh không lây nhiễm là do rối loạn sức khỏe tâm thần. Phần lớn các khuyết tật này có thể tránh được thông qua việc cung cấp các chương trình nâng cao sức khỏe tâm thần và các dịch vụ điều trị, phục hồi chức năng và hỗ trợ xã hội dựa vào cộng đồng cho người bị rối loạn tâm thần. Tỷ lệ trẻ bị RLTT được phát hiện và điều trị rất thấp sẽ có ảnh hưởng tiêu cực không chỉ cho cá nhân trẻ, gia đình trẻ mà còn đối với xã hội. Can thiệp sớm và hiệu quả nhắm vào giới trẻ là ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng. Việc chú trọng vào sức khỏe tâm thần cho giới trẻ có khả năng tạo ra các lợi ích cá nhân, xã hội và kinh tế nhiều hơn so với việc can thiệp vào bất cứ thời điểm nào (3). Một nghiên cứu dựa vào cộng đồng trong cả nước với 5,584 thanh niên từ 14-25 tuổi (của Bộ Y tế Việt Nam) cho thấy 1/4 số người được điều tra cảm thấy rất buồn hoặc bất lực đến mức họ không thể tham gia vào các hoạt động bình thường của họ và họ thấy khó khăn để hoạt động. Gần 8% phụ nữ từ 18-21 tuổi đã có ý tưởng tự sát. Theo kết quả Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên có 27,6% đã trải qua cảm giác rất buồn hoặc thấy mình là người không có ích đến nỗi không thể hoạt động như bình thường. Tỷ lệ vị thành niên và thanh niên đã từng cảm thấy hoàn toàn thất vọng về tương lai là 21 ,3%, 7,5% vị thành niên và thanh niên đã từng tự gây thương tích và 4,1% người đã từng nghĩ đến chuyện tự tử. Rối loạn tâm thần gây giảm khả năng hoạt động rất lớn đối với cá nhân. Báo cáo Sức khỏe Thế giới của WHO năm 2001 cho thấy rối loạn tâm thần là 4 trong 10 bệnh dẫn đến giảm khả năng hoạt động cao nhất. Ví dụ trầm cảm gây giảm khả năng hoạt động hơn cả bệnh thiếu máu, sốt rét ... Các nhà chuyên môn về sức khỏe tâm thần rất thiếu. Hầu hết các nước đều thiếu trầm trọng các bác sĩ tâm thần, các nhà tâm lý lâm sàng và các nhà chuyên môn sức khỏe tâm thần khác. Họ chủ yếu can thiệp rối loạn tâm thần nặng (‘loạn thần’) mặc dù các bệnh này có tỷ lệ trong cộng đồng ít hơn so với những chứng rối loạn tâm thần khác như trầm cảm hay nghiện rượu bia,... Xã hội đang thay đổi nhanh chóng với những thay đổi kinh tế và xã hội sâu sắc, sự phát triển và mở rộng nhanh chóng của các thành phố, sự di dân, chênh lệch thu nhập ngày càng lớn hơn, mức độ gia tăng của tình trạng thất nghiệp và bạo lực. 12 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Bệnh tâm thần và vấn đề kỳ thị. Người có bệnh tâm thần thường bị cộng đồng và gia đình phân biệt đối xử. Họ thường ít được quan tâm. Trong khi điều trị, ít trường hợp có được thái độ thấu hiểu của bác sỹ, y tá… như đối với các bệnh nhân mắc bệnh thực thể khác. Bệnh tâm thần có thể điều trị bằng các phương pháp đơn giản và không quá tốn kém. Có nhiều bệnh tâm thần không thể ‘chữa khỏi’ được. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những bệnh cơ thể như: ung thư, tiểu đường, huyết áp cao và viêm khớp dạng thấp cũng không thể chữa khỏi.Thế nhưng nhiều việc có thể được thực hiện để cải thiện chất lượng cuộc sống của họ cũng như đối với những người có bệnh tâm thần vậy. 4. Nguyên nhân gây rối loạn tâm thần Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên rối loạn tâm thần. Tuy nhiên phần lớn các rối loạn tâm thần gây ra bởi sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm: Các nguyên nhân sinh học: Có thể là do gen, chấn thương não, u não, mất cân bằng hoá học trong não, nhiễm khuẩn, dùng thuốc, rượu hoặc ma túy liều cao hoặc kéo dài, tuổi tác, suy dinh dưỡng, bệnh mạn tính như bệnh tim, suy giảm chức năng thận và gan, đái tháo đường. Các nguyên nhân tâm lý cá nhân: Thiếu sự tự tin, suy nghĩ tiêu cực. Các sự kiện thời thơ bé: Sống trong gia đình có bạo lực, bị lạm dụng, bị bỏ rơi, mất cha mẹ, cách nuôi dạy không hợp lý. Các nguyên nhân xã hội và môi trường: - Các thảm họa tự nhiên - Các thảm họa do con người gây ra - Nghèo đói: Nghèo đói có thể đặt người ta trước nguy cơ của rối loạn tâm thần bởi vì các stress đi cùng với trình độ văn hoá thấp, thu nhập thấp, nhà ở tồi tàn. Các rối loạn tâm thần có thể khó đối phó hơn trong tình trạng nghèo đói. - Tội phạm (nạn nhân hoặc thủ phạm). - Các sự kiện gây stress như xung đột gia đình, thất nghiệp, mất người thân, khó khăn kinh tế, vô sinh và bạo lực. Rất nhiều các stress có thể gây ra mất cân bằng hóa chất trong não bộ. Một số người dễ bị rối loạn tâm thần nhưng có thể không tiển triển thành bệnh cho đến khi xảy ra các sự kiện stress trong cuộc sống. 13 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần Các yếu tố sinh học Mất cân bằng hoá chất ở não Di truyền Tổn thương não Bệnh mãn tính Các yếu tố xã hội Xung đột gia đình Nghèo đói Thất nghiệp Nhà ở tồi tàn v.v... SỨC KHOẺ TÂM THẦN Các yếu tố tâm lý Thiếu sự tự tin Suy nghĩ tiêu cực v.v... Các sự kiện thời thơ bé Bạo lực và lạm dụng Bị bỏ mặc Cha mẹ chết sớm Nhận thức của cộng đồng về rối loạn tâm thần Khi nói đến bệnh tâm thần, thường người ta chỉ nghĩ đến những người được coi là “khùng”, “điên”, “dở người” và cho rằng chỉ có những người bị bệnh loạn thần như tâm thần phân liệt mới là những người có bệnh tâm thần thực sự. Phần đông cộng đồng không quan tâm nhiều tới trạng thái lo âu quá độ, trầm cảm hay sử dụng chất. Và những rối loạn này không được cộng đồng chú ý và điều trị. Nhiều người tin rằng người bị bệnh tâm thần là do ma nhập, quỷ ám, bị yểm bùa; hoặc do nghiệp chướng của họ, do làm những điều sai trái, hay sinh vào giờ không tốt,v.v…Do vậy, NTT và gia đình thường tìm tới thầy bói, thầy cúng xin được trừ tà, cúng sao giải hạn, có người mua thảo dược để uống, thay đổi chỗ ở, v.v…. Nhiều người tin rằng bệnh tâm thần chỉ có dùng thuốc mới chữa khỏi bệnh và không coi biện pháp tư vấn, tham vấn trị liệu tâm lý là một cách can thiệp điều trị, mặc dù biện pháp này khá hữu hiệu thậm chí có những dạng RLTT chỉ can thiệp được bằng biện pháp tâm lý. Coi vấn đề của gia đình là chuyện nội bộ nên khi có thành viên trong gia đình mắc chứng RLTT họ không chia sẻ, không đi khám chữa bệnh kịp thời khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, không khí trong gia đình căng thẳng hơn… 14 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN II. MỘT SỐ LUậT pHÁp, CHíNH SÁCH, MẠNG LƯỚI VÀ CHƯƠNG TRìNH Hỗ TRợ NGƯờI CÓ RỐI LOẠN TÂM THẦN 1. Luật pháp, chính sách và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trên thế giới - Luật về sức khỏe tâm thần Luật về sức khỏe tâm thần là cần thiết để bảo vệ quyền lợi của NTT. Hệ thống luật pháp, chính sách liên quan tới NTT là hành lang pháp lý giúp NTT cũng như cộng đồng dân cư tiếp cận dịch vụ phòng ngừa, chăm sóc và phục hồi chức năng tâm thần, giúp NTT tái hòa nhập cộng đồng. Hiện nay một số quốc gia đã có luật SKTT và hầu hết là ở các nước châu Âu (chiếm 91,7%). Luật về SKTT của các nước được thông qua ở những thời điểm khác nhau: Khoảng 50% trong số đó có luật sức khỏe tâm thần được thông qua sau năm 1990 và khoảng 15% số luật được thông qua trước năm 1960 khi mà các phương pháp chữa trị hiện đại chưa có sẵn. Hiện vẫn còn khoảng 25% quốc gia trên thế giới (chiếm gần 31% dân số thế giới) chưa có luật về sức khỏe tâm thần. Các quốc gia xây dựng luật SKTT với hai cách tiếp cận khác nhau. Đa số các nước xây dựng luật riêng về SKTT. Một số nước tuy không có luật riêng về SKTT, mà lồng ghép các điều luật về SKTT vào các luật khác của quốc gia. Mỗi cách tiếp cận đều có những ưu và nhược điểm riêng. Song các chuyên gia khuyến cáo cần có những văn bản quy định pháp luật về SKTT để có thể giải quyết nhu cầu đa dạng và phức hợp của người rối loạn tâm thần. - Chính sách sức khỏe tâm thần Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chính sách về SKTT là bộ tiêu chuẩn về các giá trị, các nguyên tắc và các mục tiêu đưa ra để cải thiện sức khỏe tâm thần và giảm gánh nặng do bệnh tật về SKTT gây nên đối với người dân. Chính sách về SKTT có vai trò xác định tầm nhìn về chăm sóc sức khỏe tâm thần (CSSKTT), xác định hướng ưu tiên trong CSSKTT và định hướng xây dựng mô hình CSSKTT và can thiệp các bệnh tâm thần. Việc xây dựng chính sách SKTT để đảm bảo việc điều phối dịch vụ và hoạt động liên quan đến CSSKTT. Việc thiếu các chính sách CSSKTT có thể dẫn đến việc cung cấp dịch vụ CSSKTT không hiệu quả và mang tính phân tán. Hiện nay khá nhiều nước trên thế giới chưa có chính sách SKTT, có tới 40,5% số nước chưa có chính sách về SKTT và 30,3% số nước chưa có chương trình CSSKTT. Loại hình và nội dung của các chính sách về SKTT cũng rất khác nhau giữa các nước. Tại nhiều nước trên thế giới, Bộ Y Tế là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong xây dựng chính sách về SKTT. Một điểm thuận lợi khi Bộ Y tế chủ trì và quản lý nội dung này đó là đảm bảo việc xây dựng và triển khai các chính sách SKTT có tính nhất quán, xuyên suốt trong hệ thống y tế. Tuy nhiên, điểm bất lợi là ngành y tế không thể cung cấp tất cả các dịch vụ mà người rối loạn tâm thần cần, và cũng khó có thể giải quyết hết các yêu cầu cần thiết để thúc đẩy SKTT cũng như đáp ứng nhu cầu của dự phòng rối loạn tâm thần. Bất lợi này có thể khắc phục bằng cách thiết lập ủy ban quốc gia về CSSKTT bao gồm các cơ quan tổ chức liên quan như y tế, xã hội, giáo dục, tư pháp, công an, v.v… 15 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Một số nước có văn bản chính sách riêng về SKTT. Một số nước lại đưa chính sách về SKTT là một phần trong luật sức khỏe tâm thần hay trong chiến lược CSSKTT, trong kế hoạch hành động quốc gia về CSSKTT hay trong các chương trình CSSKTT. Một số nước khác lại lồng ghép nội dung về CSSKTT vào chính sách y tế. Chính sách về CSSKTT tại một số nước chủ yếu tập trung vào các dịch vụ chuyên khoa tâm thần. Khi này một giải pháp tổng thể để đáp ứng nhu cầu đa dạng về CSSKTT của dân chúng lại bị hạn chế. Do vậy, một khuyến cáo về chính sách CSSKTT đó là nên có cách tiếp cận rộng hơn về các dịch vụ CSSKTT, được bố trí ở tất cả các cấp, các tuyến cho nhiều mục đích (phòng ngừa, điều trị và phục hồi chức năng đối với NTT). Kinh nghiệm quốc tế cho thấy cấp phê duyệt chính sách về SKTT cũng có vai trò quyết định cho triển khai thực thi chính sách. Do vậy, những yếu tố quan trọng như tầm nhìn, các giá trị, nguyên tắc và các mục tiêu của chính sách, chương trình nên có sự thẩm định và phê duyệt của các cơ quan cấp cao của quốc gia. Các dịch vụ CSSKTT trên thế giới Dịch vụ CSSKTT được phân thành 3 nhóm chính: Dịch vụ CSSKTT được lồng ghép trong dịch vụ CSSK chung; Dịch vụ CSSKTT dựa vào cộng đồng, và Dịch vụ CSSK tâm thần trong các cơ sở chuyên khoa. Dịch vụ CSSKTT được trình bày tóm tắt theo sơ đồ sau: Hệ thống y tế Dịch vụ CSSKTT lồng ghép trong CSSK ban đầu Dịch vụ CSSKTT trong cơ sở CSSK ban đầu Dịch vụ CSSKTT trong bệnh viện đa khoa Dịch vụ CSSKTT dựa vào cộng đồng Dịch vụ CSSKTT cộng đồng chính thức Dịch vụ CSSKTT cộng đồng không chính thức Dịch vụ CSSKTT tại các cơ sở chuyên khoa Dịch vụ trong bệnh viện chuyên khoa tâm thần Dịch vụ trong bệnh viện tâm thần cho tù nhân Dịch vụ CSSKTT lồng ghép trong CSSK ban đầu thường được tiến hành đầu tiên trong các cơ sở CSSK ban đầu bao gồm: sàng lọc, chẩn đoán, điều trị, chuyển tuyến, quản lý ca bệnh, truyền thông giáo dục về SKTT. Dịch vụ CSSKTT trong các bệnh viện đa khoa trong hệ thống y tế như tuyến huyện, tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương bao gồm điều trị nội trú, cấp cứu tâm thần và điều trị ngoại trú. 16 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Dịch vụ CSSKTT dựa vào cộng đồng gồm có dịch vụ chính thức và không chính thức. - Dịch vụ chính thức do cán bộ chuyên khoa hoặc bán chuyên khoa tầm thần cung cấp tại cộng đồng, và có liên kết với bệnh viện chuyên khoa tâm thần thông qua hệ thống chuyển tuyến hai chiều. Các dịch vụ chính thức bao gồm phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; dịch vụ lưu động chống khủng hoảng; dịch vụ điều trị và theo dõi tại nhà; trung tâm chăm sóc ban ngày; các chương trình hỗ trợ nhà ở, việc làm, giáo dục; dịch vụ đường dây điện thoại nóng; dịch vụ cho đối tượng chuyên biệt như trẻ em, vị thành viên, người già… - Dịch vụ không chính thức do các thành viên trong cộng đồng cung cấp như cộng tác viên y tế, nhóm tự lực, thành viên gia đình bệnh nhân…. Các dịch vụ chủ yếu là sàng lọc để chuyển gửi; tham gia cấp cứu tâm thần như tự sát; cung cấp thông tin và truyền thông về CSSKTT… Dịch vụ CSSKTT tại các cơ sở chuyên khoa tâm thần bao gồm cả cơ sở công lập và tư nhân, và được coi là cơ sở chuyển tuyến của cơ sở CSSK ban đầu. Các dịch vụ bao gồm điều trị nội trú, các dịch vụ cho các bệnh chuyên khoa như tự kỷ, rối loạn ăn uống, loạn thần, rối loạn tâm thần người già, pháp y tâm thần, v.v… Về tổ chức dịch vụ CSSKTT, rất ít quốc gia kết hợp đầy đủ các dịch vụ CSSKTT như nói trên. Nhiều nước, dịch vụ CSSKTT chủ yếu dựa vào hệ thống bệnh viện chuyên khoa tâm thần. Một số nước đang phát triển đang từng bước mở rộng các dịch vụ CSSKTT thông qua việc lồng ghép vào cơ sở CSSK ban đầu. Một vài nước thì dịch vụ CSSKTT cung cấp trong bệnh viện đa khoa. Tuy nhiên các dịch vụ này thường chỉ phục vụ cho một tỷ lệ nhỏ dân chúng ở thành thị, và một số vùng nông thôn thí điểm. Các nước phát triển hiện ít dựa vào bệnh viện tâm thần để cung cấp dịch vụ. Trong ba thập kỷ qua, quá trình thu hẹp quy mô hoặc đóng cửa các bệnh viện tâm thần dẫn đến việc giảm số bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện. Tuy nhiên, một bất cập nảy sinh trong quá trình này là việc không cung cấp đủ các dịch vụ CSSKTT dựa vào cộng đồng để thay thế việc giảm dịch vụ tại bệnh viện tâm thần nên vẫn còn khoảng trống lớn trong CSSKTT. Hầu hết các nước phát triển và các nước đang phát triển đều đối mặt với các thách thức về dịch vụ CSSKTT. Đối với các nước đang phát triển, việc thiếu nguồn lực và thiếu dịch vụ là thách thức lớn trong CSSKTT. Ngay cả ở các nước phát triển cũng chưa có đủ dịch vụ tại cộng đồng, và việc phát hiện điều trị các rối loạn tâm thần trong các cơ sở CSSK ban đầu cũng còn hạn chế, chưa có sự cân bằng giữa dịch vụ CSSKTT chung và và các dịch vụ chuyên sâu. Các nước cũng nhận thấy cần cải thiện cung cấp dịch vụ CSSKTT theo hướng chi phí ít hơn, nhưng hiệu quả của dịch vụ tốt hơn và nhiều dân cư được tiếp cận hơn. Dịch vụ CSSKTT ban đầu là một trong biện pháp giúp cho đáp ứng được mục tiêu trên. 2. Luật pháp, chính sách về sức khỏe tâm thần tại Việt Nam Hiện nay Việt Nam chưa có luật riêng về SKTT mà mới chỉ có một số luật trong đó có những điều luật về SKTT được lồng ghép vào. Cụ thể: - Luật Bảo vệ Sức khỏe Nhân dân ban hành năm 1989. Trong Luật này cũng đề cập đến quyền của người rối loạn tâm thần thông qua quy định một số tình trạng sức khỏe cần có sự đồng ý của gia đình bệnh nhân trước khi điều trị cũng như điều kiện để được điều trị bắt buộc. 17 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN - Luật Phòng chống ma túy năm 2000 quy định việc kiểm soát các chất ma túy, thuốc gây nghiện, và thuốc hướng thần. - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng khuyết tật hoặc mất năng lực hành vi dân sự… và con cái có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ đặc biệt khi ốm đau, già yếu, khuyết tật. Luật cũng đồng thời quy định một số quyền quản lý tài sản đối với con/cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự. - Bộ Luật hình sự 2015 có quy định liên quan tới tội phạm gây rối loạn tâm thần, việc giám định sức khỏe tâm thần và miễn trách nhiệm hình sự với người phạm tội bị tâm thần. - Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định người bệnh tâm thần không được làm chứng, tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can bị bệnh tâm thần và phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người chấp hành hình phạt tù có mắc chứng tâm thần. - Luật Giám định tư pháp 2012 quy định về việc thành lập viện pháp y tâm thần và trung tâm pháp y tâm thần. - Luật Dược năm 2016 quy định về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất làm thuốc. - Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định bảo hiểm bắt buộc đối với các đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hàng tháng, trong đó bao gồm đối tượng tâm thần. - Luật Trẻ em 2016 quy định quyền trẻ em và trách nhiệm của nhà nước, các cơ quan đoàn thể, cộng đồng và gia đình trong việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có trẻ em khuyết tật thể chất và tâm thần. - Luật người cao tuổi 2009 quy định phụng dưỡng người cao tuổi về thể chất, tinh thần và quy định các chế độ, chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, bao gồm cả người cao tuổi bị khuyết tật thể chất và có mắc chứng tâm thần. - Luật Khám bệnh, chữa bệnh ban hành năm 2009 quy định bắt buộc phải chữa bệnh cho người bệnh tâm thần, phải có hội chẩn và chế độ hồ sơ bệnh án cho người bệnh tâm thần. - Luật Người khuyết tật năm 2010 cũng có quy định liên quan tới khuyết tật về tâm thần và trí tuệ. Việt Nam cũng không có chính sách riêng về CSSKTT, mà một số nội dung chính sách được đề cập đến trong các chương trình, quyết định khác nhau do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Một số chính sách hiện hành của Việt Nam có liên quan đến CSSKTT chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực y tế và xã hội, giáo dục. Đối với lĩnh vực y tế - Dự án Bảo vệ sức khỏe Tâm thần cộng đồng được Chính phủ phê duyệt năm 1998 với mục tiêu xây dựng mạng lưới, triển khai mô hình lồng ghép nội dung chăm sóc sức khoẻ tâm thần với các nội dung chăm sóc sức khoẻ khác của trạm y tế xã, phường; phát hiện, quản lý và điều trị người bệnh (tập trung vào tâm thần phân liệt, động kinh) kịp thời để họ sớm trở về sống hoà nhập với cộng đồng. 18 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN - Đề án 930 được Chính phủ phê duyệt năm 2009 về “Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi khó khăn sử dụng vốn trái phiếu chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2009-2013”. Đối với lĩnh vực xã hội - Chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trong đó có bệnh nhân tâm thần thông qua Nghị định số 136/2013/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Chính sách này quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng bảo hiểm y tế, về chế độ mai tang phí và các chế độ trợ giúp khác cho người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm. - Đề án 32 về Phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010- 2020 được Chính phủ phê duyệt năm 2010 có liên quan tới công tác xã hội trong lĩnh vực CSSKTT. Mục tiêu của Đề án là phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. - Đề án 1215 về Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020 được Chính phủ phê duyệt năm 2011. Mục tiêu chung của đề án là huy động sự tham gia của xã hội nhất là gia đình, cộng đồng trợ giúp về vật chất, tinh thần, phục hồi chức năng cho người tâm thần để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa rối loạn tâm thần góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Một trong những nội dung hoạt động quan trọng của Đề án này là đào tạo nhân viên CTXH về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần. Mục tiêu cụ thể của Đề án 1215 là 90% số người tâm thần có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và số người tâm thần lang thang được phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở bảo trợ xã hội; 90% số người rối nhiễu có nguy cơ cao bị tâm thần, người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội khác; 100% gia đình có người tâm thần, 70% người rối nhiễu có nguy cơ cao bị tâm thần được nâng cao nhận thức về trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng; Hình thành các nhóm cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội kết hợp với nhân viên y tế trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần tại xã, phường, thị trấn có đông đối tượng. Đề án tập trung vào các lĩnh vực: phát triển dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực CSSKTT kết hợp với điều trị y tế để phòng ngừa và phục hồi chức năng cho người rối loạn tâm thần tại cộng đồng và các cơ sở bảo trợ xã hội; trợ giúp xã hội cho người tâm thần nặng; và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng và tại các cơ sở bảo trợ xã hội; xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người rối loạn tâm thần; phát triển nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người rối loạn tâm thần dựa vào cộng đồng; phát triển các cơ sở phòng và trị liệu rối loạn tâm thần; truyền thông, nâng cao nhận thức về cộng đồng về CSSKTT. 19 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Đối với lĩnh vực giáo dục Hiện chúng ta có một số chính sách về giáo dục đặc biệt, giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật. Trong Luật Giáo dục (2005) cũng có Điều 63 quy định về trường chuyên biệt, trong đó có trường, giáo dục đặc biệt dành cho người khuyết tật, bao gồm người khuyết tật về trí tuệ. 3. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam Hiện nay, mạng lưới CSSKTT tại Việt Nam gồm các mạng lưới do Bộ Y Tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, một số trường giáo dục đặc biệt dành cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển do ngành Giáo dục quản lý. Mạng lưới CSSKTT của ngành y tế bao gồm một Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, hai bệnh viện chuyên khoa tâm thần tuyến trung ương, bệnh viện tâm thần (BVTT) tỉnh, khoa tâm thần thuộc bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh và khoa tâm thần trong trung tâm phòng chống bệnh xã hội tuyến tỉnh. Bên cạnh đó, dự án bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng đã lồng ghép hoạt động CSSKTT vào mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu tuyến huyện và xã phường với mức độ bao phủ là hơn 70% trạm y tế xã/phường trên cả nước. Viện Sức Khoẻ Tâm Thần Quốc gia là một Viện trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Hoạt động của Viện bao gồm nghiên cứu; đào tạo và bổ túc cán bộ chuyên khoa Tâm thần bậc đại học và sau đại học; điều trị nội trú và khám chữa bệnh ngoại trú người có rối loạn tâm thần; hợp tác về khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực Tâm thần học,... Bệnh viện Tâm thần Trung ương I ở Hà Nội là mô hình quản lý bệnh nhân tâm thần trong cả nước trong đó trực tiếp chỉ đạo chuyên khoa cho tuyến dưới với các tỉnh từ Huế trở ra; trực tiếp khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần các tỉnh, thành phố từ Huế trở ra; là cơ sở thực hành chính về chuyên ngành tâm thần của các trường đại học, cao đẳng và trung học y tế; đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ; tham gia nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Bệnh viện Tâm thần Trung ương II ở TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trực tiếp khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam từ Đà Nẵng trở vào, ở tuyến cao nhất; tham gia đào tạo cán bộ chuyên ngành tâm thần, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Bệnh viện chuyên khoa tâm thần tuyến tỉnh có nhiệm vụ khám và điều trị bệnh tâm thần cho bệnh nhân trong toàn tỉnh; quản lý và điều trị ngoại trú cho bệnh nhân khi ra viện; tham gia chỉ đạo, quản lý, điều hành việc triển khai hoạt động dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng tại tuyến xã phường, tham gia tuyên truyền vể CSSKTT; tham gia giảng dạy đào tạo cho sinh viên trường trung cấp/cao đẳng y tế của tỉnh; nghiên cứu khoa học; và hợp tác quốc tế,... Hiện mô hình này mới chỉ có trên 1/2 tỉnh thành trong cả nước. Khoa tâm thần trong bệnh viện đa khoa tỉnh: Khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú cho người rối loạn tâm thần đến khám tại bệnh viện đa khoa; là cơ sở thực hành lâm sàng cho sinh viên trường trung cấp/cao đẳng y tế của tỉnh, tham gia chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật cơ sở y tế tuyến dưới. Hiện mô hình này mới chỉ có trên 1/2 tỉnh thành trong cả nước. 20 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Khoa tâm thần trong trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh hiện có ở 33 tỉnh thành với nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý, điều hành, giám sát việc triển khai hoạt động dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng tại tuyến xã phường, triển khai khám chữa bệnh ngoại trú cho người rối loạn tâm thần đến khám tại trung tâm; tham gia tuyên truyền vể CSSKTT; Tổ chức và tham gia tập huấn bồi dư¬ỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ của tuyến huyện, xã. Trung tâm y tế quận/huyện có một cán bộ kiêm nhiệm phụ trách dự án bảo vệ SKTT cộng đồng, trực thuộc đội vệ sinh phòng dịch. Cán bộ này tham gia vào việc cấp phát thuốc tâm thần cho tuyến xã phường; và giám sát, hướng dẫn kỹ thuật cho cán bộ tuyến xã phường trong việc triển khai dự án bảo về SKTT cộng đồng. Trạm y tế xã/phường: Hiện nay 70% số xã/phường trên cả nước đã triển khai mô hình lồng ghép nội dung CSSKTT cộng đồng trong hoạt động của trạm. Nhiệm vụ cụ thể là phát hiện, quản lý và điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh và thí điểm ở một số xã về trầm cảm với dịch vụ điều trị bằng thuốc là chính; tham gia hoạt động truyền thông về CSSKTT; hỗ trợ và giám sát hoạt động của cộng tác viên y tế thôn/tổ/xóm. Tại các xã/phường triển khai dự án báo vệ SKTT cộng đồng, các cộng tác viên y tế thôn/tổ/xóm tham gia việc phát hiện bệnh, tư vấn chuyển gửi bệnh nhân đi khám tại trạm y tế xã, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về CSSKTT; hỗ trợ gia đình bệnh nhân trong việc tuân thủ dùng thuốc điều trị bệnh tâm thần. Mạng lưới CSSKTT của ngành lao động - thương binh và xã hội là một số trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng tâm thần tại 25 tỉnh thành trong cả nước. Với những tỉnh thành không có trung tâm chuyên biệt cho người tâm thần, việc chăm sóc nuôi dưỡng người tâm thần được thực hiện trong trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh. Nhiệm vụ liên quan tới sức khỏe tâm thần của các trung tâm là điều trị và phục hồi chức năng các đối tượng tâm thần thuộc diện chính sách, thương binh, gia đình hộ nghèo, mồ côi, những người mắc bệnh tâm thần (tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần) đã chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm. Đối với tuyến huyện và xã, cán bộ thuộc phòng bảo trợ xã hội huyện hay cán bộ lao động, thương binh xã hội xã/phường trực thuộc Ủy ban nhân dân xã/phường tham gia rất giới hạn vào việc CSSKTT. Nếu có, họ tham gia phát hiện, và hướng dẫn thủ tục cho các đối tượng thuộc diện được hưởng chế độ trợ cấp bảo trợ xã hội theo như quy định. Ngoài mạng lưới chính thức như nói trên, mạng lưới không chính thức tham gia vào việc CSSKTT gồm có một số tổ chức phi chính phủ (NGO), doanh nghiệp xã hội (CSO), các tổ chức đoàn thể quần chúng như hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ, tổ chức tôn giáo như chùa, nhà thờ, v.v… Mạng lưới không chính thức này chủ yếu triển khai thí điểm các dịch vụ CSSKTT cộng đồng trong phạm vi hẹp (các NGOs, CSOs) bao gồm dịch vụ tư vấn tâm lý, thí điểm liệu pháp trị liệu tâm lý, thí điểm dịch vụ hỗ trợ xã hội cho người rối loạn tâm thần. Các tổ chức đoàn thể quần chúng tham gia vào phát hiện, giới thiệu chuyển gửi, và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về CSSKTT. 4. Các chương trình, dự án về CSSKTT Dự án Bảo vệ Sức khỏe Tâm thần Cộng đồng do Bộ Y Tế quản lý được chính phủ phê duyệt năm 1998 và chính thức đi vào hoạt động năm 2001. Dự án được thiết kế thành nhiều giai đoạn. Mục tiêu chung của Dự án là chăm sóc SKTT dựa vào cộng đồng theo hình thức lồng ghép vào hoạt động của trạm y tế xã phường. Các bệnh tâm thần được chú trọng trong dự án là phát hiện, quản lý, điều trị, chữa ổn định, giảm hành vi gây rối, gây nguy hại, mãn tính, tàn phế cho bệnh nhân tâm 21 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN thần phân liệt, động kinh và trầm cảm tại cộng đồng; đẩy mạnh phòng chống và cải thiện SKTT cộng đồng góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân và an sinh xã hội. Hoạt động chủ yếu thông qua việc lồng ghép quản lý bệnh nhân tâm thần với hoạt động CSSK ban đầu của trạm y tế xã/phường. Các bước triển khai mô hình bao gồm điều tra sàng lọc hộ gia đình để xác định, lập danh sách trường hợp nguy cơ bị tâm thần phân liệt; khám và chẩn đoán xác định bởi bác sỹ chuyên khoa tâm thần; lập sổ theo dõi toàn bộ bệnh nhân được xác định trong xã; quản lý hồ sơ bệnh án tại trạm y tế; tiến hành cấp phát thuốc cho bệnh nhân 2 lần/tháng tại trạm y tế xã vào ngày quy định; cộng tác viên kết hợp gia đình nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đều đặn và báo cáo số bệnh nhân quản lý cho trưởng trạm y tế tại buổi giao ban hàng tháng tại trạm y tế xã. Ngoài ra, dự án còn triển khai hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về CSSKTT, và giám sát định kỳ từ tỉnh, huyện xuống xã/phường. III. VAI TRò VÀ NHIỆM Vụ CủA NHÂN VIêN CTXH TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN 1. Vai trò và nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần Công tác xã hội (CTXH) là nghề nghiệp tham gia giải quyết các vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội trong quá trình can thiệp các mối tương tác của con người với môi trường sống (IFSW& IASSW, 2011). CTXH với những chức năng can thiệp, giải quyết, phòng ngừa các vấn đề xã hội, phát triển tiềm năng cá nhân, gia đình và cộng đồng. Nhân viên công tác xã hội làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần cũng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trên của CTXH trong các cơ sở trợ giúp những cá nhân, gia đình và nhóm người có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nhân viên CTXH tham gia vào các hoạt động sau trong quá trình giúp đỡ những người tâm thần: - Phát triển và cải thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội trong đó có luật pháp, chính sách, chương trình dịch vụ liên quan tới sức khỏe tâm thần; - Trợ giúp cá nhân, gia đình giải quyết và đối phó với vấn đề về sức khỏe tâm thần; - Kết nối cá nhân, gia đình với hệ thống dịch vụ và nguồn lực trong xã hội để giải quyết vấn đề liên quan tới SKTT; - Thúc đẩy các tổ chức xã hội cung cấp dịch vụ và nguồn lực hoạt động có hiệu quả cho việc trợ giúp người có vấn đề SKTT. CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần đã có một lịch sử lâu đời ở nhiều nước phát triển thên thế giới. Tại Mỹ, việc lồng ghép chuyên môn CTXH vào hoạt động chữa trị, can thiệp nhằm thúc đẩy chất lượng chăm sóc sức khỏe tâm thần được xem là một lĩnh vực sớm nhất của CTXH. CTXH trở thành một dịch vụ tại bệnh viện Manhattan State tại New York năm 1906 và tại Bệnh viện tâm thần Boston năm 1910. Tại Canada, nhân viên CTXH đã tham gia vào cung cấp dịch vụ cho những người có vấn đề về tâm thần và gia đình từ những năm đầu đời của CTXH và từ đó đến nay CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần đã trải qua nhiều thách thức nhưng cũng đem lại nhiều kết quả minh chứng cho tính hiệu quả của nghề nghiệp này. 22 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CTXH được sử dụng trong thúc đẩy chăm sóc sức khỏe tâm thần bởi CTXH tham gia vào: 1/ Thúc đẩy chính sách hợp tác và sự tham gia của chuyên gia, cơ quan chức năng trong can thiệp trợ giúp người tâm thần; 2/ Phát triển môi trường và hệ thống cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ liên quan tới sức khỏe tâm thần; 3/ Thúc đẩy khía cạnh nhiều chiều, đa yếu tố của chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trong cộng đồng; cung cấp minh chứng cho việc sử dụng CTXH tạo nên tính thân thiện, hiệu quả và sự bình đẳng trong can thiệp trợ giúp người tâm thần (M. Duggan et. Al. 2002:5) . Có thể nói nhân viên CTXH là một trong những nhà chuyên môn cung cấp dịch vụ nhiều nhất so với các nhà chuyên môn khác trong hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu sự tham gia của nhân viên CTXH trong lĩnh vực an sinh xã hội nói chung và đặc biệt trong chăm sóc sức khỏe tâm thần nói riêng cho thấy, nhân viên CTXH có rất nhiều vai trò khác nhau trong cơ sở sức khỏe tâm thần, cụ thể như: • Cung cấp dịch vụ trực tiếp cho cá nhân, gia đình hay nhóm qua tham vấn cá nhân, can thiệp khủng hoảng, biện hộ, điều phối nguồn lực và quản lý ca… • Tham gia vào xây dựng kế hoạch, cung cấp các dịch vụ, thiết lập sự hợp tác của các nhà chuyên môn, người chăm sóc, và gia đình họ. • Phối hợp với cộng đồng xây dựng môi trường thân thiện cho đối tượng. • Biện hộ, bảo vệ đối tượng để họ tiếp cận được các dịch vụ có chất lượng, tiếp cận các mô hình can thiệp và nguồn lực cần thiết. • Biện hộ chính sách xã hội như hỗ trợ đối tượng tâm thần, rối nhiễu tâm thần có hoàn cảnh nghèo đói, không có việc làm, không nhà ở, biện hộ cho sự công bằng xã hội đối với đối tượng và gia đình họ. • Hỗ trợ các chương trình phòng ngừa như can thiệp sớm, giáo dục cá nhân và cộng đồng, cải tiến các dịch vụ, cung cấp thông tin. • Tham gia nghiên cứu để đưa ra những căn cứ, bằng chứng cho xây dựng chính sách và xây dựng các hệ thống dịch vụ trợ giúp người rối nhiễu tâm thần Nơi làm việc của các nhân viên CTXH trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần bao gồm: trung tâm, bệnh viện, cơ sở nội ngoại trú, y tế cộng đồng, các tổ chức tư nhân và tổ chức tại cộng đồng. Cụ thể như: trung tâm an sinh tại cộng đồng; cơ sở y tế, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh tại cộng đồng; cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu, trường học, thậm chí trong các cơ quan làm việc công sở, cơ quan sản xuất,... Những cơ quan, tổ chức này có thể là của nhà nước, tư nhân hay tổ chức tình nguyện. Có rất nhiều các lĩnh vực thực hành công tác xã hội lâm sàng liên quan tới sức khỏe tâm thần như can thiệp cai nghiện, sức khỏe tâm thần và công tác xã hội tại trường học, v.v. Nhân viên CTXH lâm sàng là các chuyên gia sức khỏe tâm thần có nhận thức xã hội - những người thực sự nỗ lực để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của một cá nhân, gia đình, nhóm hoặc cộng đồng khi họ phải trải qua những căng thẳng, đau khổ về tâm lý. 23 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CTXH lâm sàng gắn bó chặt chẽ với chăm sóc sức khỏe tâm thần đặc biệt là mô hình công tác xã hội với cá nhân. Hiệp hội quốc gia nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp Mỹ (NASW, 1989) định nghĩa thực hành công tác xã hội lâm sàng là sự ứng dụng các lý thuyết và phương pháp trong công tác xã hội để điều trị và phòng ngừa rối loạn chức năng tâm lý xã hội, tình trạng khuyết tật hoặc suy giảm, trong đó bao gồm rối loạn cảm xúc và tâm lý. Các Trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng ở Mỹ được thành lập khá sớm vào những thập kỷ 60 của thể kỷ XX. Tại đây họ đảm nhận thêm các trách nhiệm thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu trực tiếp: ví dụ như theo dõi lịch trình dùng thuốc, theo dõi tác dụng phụ và làm việc với gia đình và những người có vai trò quan trọng với bệnh nhân về các vấn đề có liên quan đến thuốc. Cũng trong cùng thời gian đó, một số nhân viên CTXH chuyên sâu về làm việc nhóm đã thử nghiệm việc sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm trong môi trường tâm lý trị liệu. Quá trình này đã được mở rộng sang các môi trường khác như tại nhà tù, trường học, bệnh viện, các cơ quan hỗ trợ gia đình và cơ quan phúc lợi trẻ em. Trong công tác xã hội lâm sàng, có ba lĩnh vực đáng chú ý trong việc giải quyết các vấn đề xã hội của bệnh tâm thần nghiêm trọng: • Hoạt động thực hành trong môi trường các cơ sở điều trị tâm thần truyền thống, trong đó nhân viên CTXH tạo điều kiện, hỗ trợ quá trình làm quen, điều chỉnh của người bệnh tâm thần nghiêm trọng đối với môi trường điều trị hoặc giúp họ trong quá trình chuyển đổi từ môi trường này sang môi trường khác ví dụ như trong kế hoạch xuất viện, điều trị nội trú, các cơ sở tái hòa nhập cho người phạm tội/ bệnh nhân tâm thần và cơ sở nuôi người mồ côi/khuyết tật tâm thần; • Hoạt động thực hành trong môi trường chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng trong đó can thiệp khủng hoảng, nhập viện ngắn hạn, điều trị ngắn hạn, điều trị ban ngày, hoặc can thiệp nhóm được phối hợp cho cá nhân hoặc theo mô hình điều trị trong môi trường được tạo ra; • Hoạt động thực hành được định hướng bởi phương pháp tiếp cận phục hồi chức năng, trong đó cải thiện chức năng hoạt động của bệnh nhân bằng cách hỗ trợ họ học tập, làm việc và sống trong các tình huống, bối cảnh do chính họ tự chọn – đây cũng là mục đích chính của công tác xã hội lâm sàng. Chương trình hỗ trợ tại cộng đồng là một hệ thống hỗ trợ có phối hợp trong đó bao gồm: • Quản lý trường hợp, • Bảo vệ quyền lợi, cơ hội nhà ở, • Đào tạo dạy nghề, • Chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần, • Hỗ trợ cho các gia đình, cung cấp các dịch vụ giải quyết khủng hoảng và dịch vụ khẩn cấp. Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và vai trò trong chăm sóc sức khỏe tâm thần, các nhân viên CTXH cần được đào tạo về công tác xã hội cơ bản cũng như chuyên sâu về sức khỏe tâm thần. Tại 24 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN các nước phát triển, nhân viên CTXH làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần cần phải được đào tạo chuyên sâu, thậm chí phải có bằng hành nghề. Tại Mỹ hay Canada, những nhân viên CTXH trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần tối thiểu phải có bằng cử nhân CTXH và được chứng nhận bởi cơ quan chức năng về năng lực và thái độ nghề nghiệp. Hầu hết những nhân viên CTXH thực hành trong chăm sóc sức khỏe tâm thần đều có bằng cấp thạc sỹ thực hành trong lĩnh vực này (Chalse Zastrow, 2009). Tại Anh những nhà chăm sóc sức khỏe thâm thần (AMHP) là những người được công nhận và cho phép đó là: nhân viên CTXH, nhà điều dưỡng sức khỏe tâm thần, nhà trị liệu nghề nghiệp, nhà tâm lý học... Họ là những người phải qua đào tạo được Hội đồng chăm sóc sức khỏe quốc gia công nhận và được ghi rõ trong điều khoản sức khỏe tâm thần của Anh Quốc (England Regulations 2008 No. 1206). 2. Một số nhiệm vụ cụ thể của nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần Người tâm thần thuộc một trong những nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội, do vậy nghề CTXH và NVCTXH có nhiệm vụ hỗ trợ những cá nhân có vấn đề về sức khỏe tâm thần (SKTT) và gia đình họ qua hoạt động CTXH cá nhân, nhóm và cộng đồng. Cụ thể như sau: Đối với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân • Nhận biết, phát hiện sớm những người có dấu hiệu nguy cơ bị rối loạn tâm thần trong địa bàn mình phụ trách; • Hỗ trợ can thiệp khẩn cấp khi bệnh nhân có dấu hiệu tự sát hoặc nguy cơ hủy hoại người xung quanh; • Tư vấn, động viên người được xác định có nguy cơ rối loạn tâm thần đến cơ sở y tế gần nhất để khám xác định bệnh; • Hợp tác với các cán bộ chuyên môn để đánh giá các yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần, các yếu tố nguy cơ và yếu tố hỗ trợ của cá nhân và gia đình, từ đó cùng nhóm các bộ chuyên môn, bệnh nhân và gia đình xây dựng kế hoạch can thiệp; • Kết nối người bệnh và gia đình với các mạng lưới dịch vụ xã hội phù hợp để giải quyết các vấn đề tâm lý, xã hội của người bệnh như hỗ trợ việc làm, chương trình vay vốn tham gia vào các mô hình sinh kế, và cung cấp các thông tin cụ thể cho người bệnh và gia đình về địa chỉ, cách thức liên hệ và cách thức để có được sự trợ giúp; • Tư vấn, hỗ trợ bệnh nhân và gia đình tuân thủ quy trình điều trị, cách thức đối phó với nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện và hỗ trợ phục hồi chức năng tại cộng đồng; • Thường xuyên trao đổi, tư vấn với bệnh nhân và gia đình để phát hiện các vấn đề nảy sinh, và xác định các giải pháp xử lý vấn đề; • Biện hộ cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân và các nhóm trong cộng đồng có quyền được sống trong môi trường an toàn và có các dịch vụ an sinh thiết yếu để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần của mọi người. 25 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Đối với cộng đồng/xã hội • Đánh giá nguồn lực cộng đồng, các dịch vụ xã hội hiện có tại cộng đồng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần; • Hỗ trợ xây dựng, và triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng về chăm sóc sức khỏe tâm thần, các rối loạn tâm thần thường gặp, và cách xử trí; nâng cao năng lực phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân cũng như CSSKTT của cộng đồng nói chung; • Huy động các nguồn lực cộng đồng, kết nối các mạng lưới cộng đồng nhằm triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phát hiện và can thiệp sớm, và hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần; Thực hiện các hoạt động tuyên truyền và tập huấn giáo dục để thay đổi nhận thức, nâng cao năng lực phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân cũng như CSSKTT của cộng đồng nói chung; Với những nhiệm vụ cụ thể mà cán bộ công tác xã hội can thiệp đối với cá nhân, gia đình cộng đồng và xã hội như được trình bày ở trên, mô hình dưới đây sẽ trực quan hóa những nhiệm vụ mà cán bộ công tác xã hội trong lĩnh vực CSSKTT đảm trách. Trị liệu Giáo dục Kết nối nguồn lực Vận động nguồn lực Tạo thay đổi cộng đồng 26 Biện hộ Cán bộ công tác xã hội Trợ giúp Chăm sóc Tư vấn Tham vấn Trợ giúp xây dựng, thực hiện kế hoạch CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN 27 2 BÀI MỘT SỐ RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ NHỮNG CAN THIỆp CÔNG TÁC Xà HỘI CƠ BẢN Để phát hiện và chẩn đoán rối loạn tâm thần người ta thường căn cứ vào năm loại triệu chứng chính: - Các triệu chứng về cơ thể. - Các triệu chứng về cảm xúc. - Các triệu chứng về nhận thức. - Các triệu chứng về hành vi. - Các triệu chứng về tri giác. Trong thực tế, các loại triệu chứng khác nhau này có liên quan chặt chẽ với nhau. Có sáu phân nhóm lớn của rối loạn tâm thần: - Các rối loạn tâm thần thường gặp (trầm cảm và lo âu); - Các thói quen xấu như lệ thuộc rượu bia và sử dụng chất sai mục đích; - Các rối loạn tâm thần nặng như loạn thần; - Chậm phát triển tâm thần; 28 2 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CÔNG TÁC Xà HỘITRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE GIA ĐìNH - Các vấn đề sức khỏe tâm thần ở người già như sa sút trí nhớ; - Các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em. Chương này tập trung giới thiệu các rối loạn tâm thần được xem là ưu tiên hiện nay của Việt Nam. I. TRẦM CẢM 1. Khái niệm Trầm cảm là một tình trạng buồn kéo dài tối thiểu 2 tuần, đi kèm với các triệu chứng khác, và ảnh hưởng đến khả năng của cá nhân trong việc thực hiện chức năng trong công việc, học tập, hoặc thỏa mãn các quan hệ xã hội. Buồn bình thường không phải là trầm cảm. Trong suốt một đời người tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ là 1/4, và ở nam giới là 1/10. Tỉ lệ chung là 15%. Không có ai được miễn dịch với trầm cảm – bệnh trầm cảm có thể xảy ra ở những người thuộc tất cả các tầng lớp xã hội, ở mọi quốc gia, và ở mọi nền văn hóa. 80 – 90% người mắc trầm cảm có thể được điều trị một cách hiệu quả. 3. Các dấu hiệu của trầm cảm - Cảm giác buồn hầu như suốt cả ngày với cường độ thay đổi trong ngày. Nỗi buồn kéo dài ít nhất 2 tuần. - Giảm hứng thú trong các hoạt động hàng ngày - Giảm sự ngon miệng làm cho sụt cân. Một số người có thể ăn nhiều hơn so với bình thường. - Giảm hứng thú về tình dục - Giảm năng lượng - Ngủ kém, mặc dù cảm thấy mệt mỏi. Một số người có thể ngủ nhiều hơn bình thường. - Suy nghĩ chậm với độ tập trung kém, dẫn đến khó khăn trong việc đưa ra quyết định hay lập kế hoạch. - Lời nói và vận động chậm chạp - Sợ gặp gỡ người khác dẫn đến thu mình trong các mối quan hệ xã hội - Giảm hy vọng về tương lai, thậm chí tuyệt vọng - Thường xuyên có những ý nghĩ không hài lòng, đặc biệt là có những ý nghĩ có lỗi, nghĩ rằng mình là người tồi tệ hay không giá trị, nghĩ rằng mình không bằng người khác (tự đánh giá thấp bản thân) - Nghĩ rằng mình không nên sống nữa thì tốt hơn, có thể có kế hoạch tự sát. 29 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Không phải tất cả bệnh nhân trầm cảm đều có tất cả các triệu chứng trên, và mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau. Phần lớn những người này thường không than phiền về các triệu chứng cảm xúc hoặc tư duy như vấn đề chính của họ mà than phiền về các triệu chứng cơ thể và hành vi. Điều này có rất nhiều lý do. Ví dụ, họ có thể cảm thấy rằng các triệu chứng tâm lý sẽ dẫn đến việc họ bị gán là bị “tâm thần”. 4. Nguyên nhân của trầm cảm Trầm cảm có nhiều nguyên nhân: - Yếu tố di truyền - Sự mất thăng bằng của các hóa chất trong não như norepinephrine, serotonin, dopamine - Các bất thường về cấu trúc sinh học và chức năng của não - Các sự kiện gây stress trong cuộc sống đóng vai trò quan trọng trong việc khởi phát và tái phát của trầm cảm. Các sự kiện gây stress này bao gồm: xung đột với người khác, các khó khăn về tài chính, về hưu, sự thất nghiệp, sinh con, sự cô đơn, mất người thân, hay các mất mát quan trọng (mất vị thế trong xã hội, mất một mối quan hệ quan trọng, v.v...). - Cách thức suy nghĩ không phù hợp, chẳng hạn như khuynh hướng nói những điều tiêu cực về bản thân có thể làm cho người đó trầm cảm - Các kiểu hành vi không phù hợp, ví dụ như khuynh hướng trở nên thu mình, không làm điều làm mình vui thú, loanh quanh ở nhà và ngủ, v.v… cũng có thể làm cho người ta trầm cảm. - Các bệnh lý cơ thể và thuốc men. Bệnh cúm, viêm gan, bệnh tuyến giáp, thiếu máu, tiểu đường, thuốc ngừa thai, lạm dụng bia rượu và ma túy, và các thuốc cho bệnh tim và huyết áp cũng có thể gây ra các triệu chứng của trầm cảm. 5. Các nội dung can thiệp công tác xã hội đối với người bị trầm cảm 5.1 Giải quyết khủng hoảng a/ Đánh giá nguy cơ đối với bản thân người tâm thần và với người có liên quan - Đánh giá các suy nghĩ và hành vi liên quan đến tự sát trước đây và hiện tại. - Đánh giá cấu trúc gia đình và các yếu tố hỗ trợ của gia đình. - Đánh giá yếu tố môi trường: các yếu tố môi trường dễ dàng cho thực hiện tự sát, như có sẵn thuốc trừ sâu, dao rựa, dây, ao hồ, nhà cao tầng… b/ Lắng nghe, không xét đoán - Lắng nghe người bệnh mà không phán xét họ là người yếu đuối hay lười nhác, họ đang cố gắng đối phó với tình huống có vấn đề của chính họ. 30 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN - Đối xử với họ một cách tôn trọng và mang tính nhân văn. - Không chỉ trích hay xem nhẹ cảm giác của họ. Đừng thể hiện sự thất vọng của bạn vì họ có các triệu chứng như vậy. - Không cắt lời nếu bệnh nhân ngay cả khi họ nói rất chậm hay nói không rõ ràng - Khích lệ bệnh nhân chia sẻ, nói chuyện với người khác, bởi “nỗi đau khi được chia sẻ, nỗi đau sẽ giảm một nửa”. Nói về cảm giác thường sẽ làm cho mọi chuyện tốt hơn. - Hãy cho họ biết rằng bạn đang quan tâm đến họ và muốn giúp họ. - Hãy kiên nhẫn, và khích lệ họ - Hãy quan tâm chân thành tới họ - Không đưa ra các lời khuyên vội vàng như là “anh chị hãy trấn tĩnh lại đi” hoặc “thôi đừng buồn nữa”, mà hãy đề xuất một số giúp đỡ thực tế cho bệnh nhân về các công việc mà họ bị quá tải, hay giúp đỡ họ khi họ đang có tâm trạng buồn chán và khích lệ họ có thể làm những việc đơn giản như lau nhà, làm việc nhà…, thực hiện các hoạt động thể duc thể thao… c/ Trấn an và cung cấp thông tin - Giúp họ chấp nhận rằng họ đang có một bệnh và cần được chữa trị, can thiệp - Giúp họ nhận thấy trầm cảm là một bệnh thường gặp ở trong cộng đồng dân cư - Giúp họ hiểu rằng hiện đã có các phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh trầm cảm, với thời gian và điều trị, họ sẽ cảm thấy tốt hơn. - Cho họ biết rằng họ không đơn độc trong việc đương đầu với các vấn đề của mình - Họ không bị oán trách vì có cảm giác buồn hay tuyệt vọng - Họ không phải yếu đuối hay thất bại bởi vì có những cảm giác này - Nếu họ có ý nghĩ tự sát, bạn có thể giúp họ nhận diện các lý do để tiếp tục sống, những hoạt động có ý nghĩa như là chơi với bạn bè và gia đình. d/ Khuyến khích họ tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn phù hợp - Nếu bị trầm cảm nặng, khích lệ họ nên tìm tới bác sĩ chuyên khoa để điều trị. - Nếu họ có các cảm giác buồn và tuyệt vọng kéo dài và ảnh hưởng đến chức năng trong cuộc sống hàng ngày, cho họ biết bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống trầm cảm cho họ. - Bác sĩ có thể quyết định chuyển họ đến một chuyên gia để được tư vấn nhiều hơn. 31 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN e/ Khuyến khích họ có các điều trị tự lực - Giúp cá nhân có suy nghĩ tích cực về tình huống của họ. - Giúp cá nhân nhận diện các ý nghĩ tiêu cực của họ, chẳng hạn như “tôi luôn cảm thấy khốn khổ, không gì có thể làm thay đổi cuộc đời của mình”. Hãy gợi ý một số cách nhìn tích cực về tình huống “những cảm giác này chỉ là tạm thời, mình có cảm giác này bởi vì mình đang không khỏe. Nói chuyện với nhân viên CTXH, nói về bệnh của mình và cố gắng giải quyết vấn đề sẽ làm cho mình cảm thấy tốt hơn”. - Đề nghị gia đình tham gia hỗ trợ. - Nếu có xung đột hay bạo lực trong gia đình, bạn nên nghĩ đến sự trợ giúp khác từ các mạng lưới nâng đỡ thay thế như là Hội phụ nữ, bạn bè, ban ngành đoàn thể. - Gia đình cũng cần được giúp đỡ để hiểu các vấn đề của người thân của họ và giải quyết các stress của bản thân họ liên quan đến tình huống. - Gia đình cần được giúp đỡ để hiểu rằng không nên chỉ trích hay quá bảo vệ khi người thân bị trầm cảm. 5.2 Xác định và phân t́ch v́n đ̀ Những bệnh nhân có nguy cơ trầm cảm khi đã qua giai đoạn khủng hoảng, nhân viên CTXH sẽ tiến hành đánh giá bệnh nhân. - Đánh giá mức độ trầm cảm: dựa vào các bảng đánh giá như PHQ-9 để xác định xem bệnh nhân có bị trầm cảm không và trầm cảm ở mức độ nào. - Đánh giá các yếu tố bảo vệ: của bản thân (có nhận thức tốt, có động cơ), gia đình và môi trường - Đánh giá các yếu tố nguy cơ, yếu tố tác động tới trầm cảm: của bản thân (quan niệm sống, chú ý đến những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, người xung quanh, tương lai.., cách sống: thu mình,); gia đình (cấu trúc gia đình bị rối loạn, các xung đột trong gia đình…). 5.3 H̃ tṛ chăm śc tại nhà Dựa vào kết quả của quá trình xác định và phân tích vấn đề, nhân viên CTXH đưa ra kế hoạch hỗ trợ chăm sóc tại nhà, bao gồm các vấn đề sau: Hỗ trợ về y tế: Tùy theo mức độ nặng nề của biểu hiện trầm cảm, nhân viên CTXH có các hướng hỗ trợ khác nhau: - Nếu bệnh nhân ở mức trầm cảm nhẹ: Chưa cần can thiệp y tế ngay, tuy nhiên cũng nên khuyên bệnh nhân nên đến khám bệnh. - Nếu bệnh nhân ở mức trầm cảm trung bình và nặng: nên được điều trị bằng thuốc. Khi bệnh nhân có sử dụng thuốc chống trầm cảm, nhân viên CTXH nên chú tâm đến các vấn đề sau: 32 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN + Động viên bệnh nhân uống thuốc đúng liều, đúng giờ quy định vì các thuốc chống trầm cảm khác nhau có tác dụng lên giấc ngủ khác nhau (có thuốc làm mất ngủ nhưng có thuốc làm ngủ nhiều). + Hướng dẫn bệnh nhân tự giải quyết các tác dụng phụ đơn giản như chóng mặt thì nên thay đổi tư thế từ từ), nếu bị táo bón thì nên ăn chế độ ăn có chất xơ, tập vận động nhiều.. và hướng dẫn bệnh nhân đến gặp lại nhân viên y tế ngay khi có tác dụng phụ nặng nề như dị ứng, các tác dụng phụ ảnh hưởng tim mạch. Hỗ trợ tâm lý - Giúp họ tăng sự tự tin: bệnh nhân trầm cảm thường mất tự tin, do đó nhân viên CTXH chỉ cho họ thấy các mặt mạnh của bản thân và các thành công của họ. - Chia sẻ, nói chuyện để giúp họ cấu trúc lại cách suy nghĩ không hợp lý: Bệnh nhân trầm cảm thường có suy nghĩ không phù hợp về bản thân như mình là người vô dụng, người xấu…Khi đó, nhân viên CTXH cần giúp họ có suy nghĩ tích cực rằng họ là người có nhiều tiềm năng, có năng lực, họ đã và có thể làm được nhiều điều mà người khác không làm được… - Động viên bệnh nhân tăng cường các hoạt động thể chất như thể dục thể thao, giao lưu tiếp xúc với bạn bè, hạn chế ngồi một chổ, chọn các hoạt động trước đây bệnh nhân ưa thích để thực hiện, thực hiện từ việc nhỏ rồi dần đến việc lớn hơn. Hỗ trợ về kinh tế Có các trường hợp trầm cảm có liên quan đến kinh tế của gia đình và bản thân. Hỗ trợ kinh tế nếu có thể để tạo điều kiện cho bệnh nhân tăng cường hoạt động, giảm thời gian ở một mình, qua đó giúp họ tăng sự tự tin, tìm thấy giá trị bản thân…. Bên cạnh đó một số gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, khi được hỗ trợ kinh tế, vật chất cũng giúp họ giảm bớt lo lắng về tâm lý. 5.4. Tuyên truỳn cho bệnh nhân, gia đ̀nh bệnh nhân và ngừi xung quanh: - Trầm cảm là rối loạn tâm thần có thể điều trị được và bệnh nhân ổn định hoàn toàn sau điều trị - Bệnh nhân cần tham gia các công việc, hạn chế thời gian ngồi một mình. - Không có thái độ chê trách, coi thường. - Trầm cảm có thể điều trị được bằng thuốc và các hỗ trợ tâm lý. 33 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Một số tình huống và đánh giá mẫu: Trường hợp 1: Tình huống: Bà A là phụ nữ 58 tuổi có chồng bị chết năm trước. Các con bà đều trưởng thành và đều đã rời làng quê để đến các thành phố lớn để có cơ hội việc làm tốt hơn. Bà bắt đầu ngủ kém, giảm sự ngon miệng sau cái chết của chồng mình. Các triệu chứng trở nên tệ hơn khi các con bà quay trở lại thành phố. Bà bắt đầu có các triệu chứng đau đầu, đau lưng, và các khó chịu cơ thể khác làm cho bà đi khám bệnh nhiều lần. Ở đó, bà được khẳng định là không bị gì cả, và được kê thuốc ngủ và vitamin. Bà cảm thấy khỏe hơn ngay vì giấc ngủ được cải thiện. Tuy nhiên, vài tuần sau, giấc ngủ trở nên tồi tệ trở lại. Bà quay lại phòng khám, và được kê nhiều thuốc ngủ hơn và được tiêm thuốc bổ. Tình trạng này kéo dài vài tháng và bà không thể nào ngủ được nếu như không có thuốc ngủ. Đánh giá: Bà A đang có các triệu chứng sau: - Cơ thể: Giấc ngủ kém, nhiều triệu chứng cơ thể không giải thích được, giảm sự ngon miệng; - Cảm xúc: Buồn và thương tiếc; - Hành vi: Đi khám bệnh thường xuyên. Bà A đang bị trầm cảm. Trường hợp 2: Tình huống: Ông B, 40 tuổi, than phiền rằng ông cảm thấy không thể thực hiện được chức năng bình thường ở nhà và cảm giác tuyệt vọng, buồn và bất lực. Vợ ông phải đảm nhiệm thay công việc buôn bán của gia đình. Ông nói “tôi khóc mà không có lý do rõ ràng và thỉnh thoàng không dừng lại được. Tôi không thể ngủ được”. Ông không chỉ ra được bất cứ nguyên nhân nào cho triệu chứng của ông vốn dĩ đã bắt đầu từ cách đó 1 tháng. Bác sĩ nội khoa đã loại trừ các bệnh cơ thể. Các vấn đề trong cuộc sống của gia đình ông có vẻ bình thường. Ông cho rằng không có ý tưởng tự sát. Đánh giá: - Các triệu chứng buồn, mất ngủ, khóc lóc… gợi ý đến trầm cảm. - Triệu chứng trầm cảm của ông B không liên quan gì đến ý tưởng tự sát, các lo lắng đặc biệt, hay các niềm tin khác thường. Cũng không có dấu hiệu stress nào đặc biệt. - Các triệu chứng xảy ra hơn 2 tuần và làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường hàng ngày. Chẩn đoán có thể là trầm cảm. 34 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN II. LO ÂU 1. Khái niệm Lo âu là nghĩ quá nhiều về những thứ không dễ chịu có thể xảy ra trong tương lai. Các lo lắng thường là về vấn đề tiền bạc, các khó khăn về quan hệ, tương lai của con cái và sức khỏe. Chúng ta ai cũng đều lo lắng về một điều gì đó, vào một lúc nào đó. Lo lắng có thể là hữu ích vì nó giúp chúng ta tránh được các tình huống nguy hiểm và đương đầu với các vấn đề hàng ngày. Tuy nhiên, khi lo lắng trở nên liên tục, không tương ứng với những điều xảy ra trong thực tế, và bắt đầu ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày, thì sẽ là không tốt cho sức khỏe. Các lo lắng quá mức có thể trở thành bệnh và thực sự ngăn cản một người suy nghĩ rõ ràng và giải quyết vấn đề. Nhưng nếu họ suy nghĩ về các giải pháp hợp lý, thì sau đó họ có thể làm điều gì đó cho sự lo âu của mình và cảm thấy tốt hơn. Lo âu có các mức độ khác nhau từ lo lắng nhẹ đến các cơn hoảng sợ khủng khiếp. Lo âu có thể xảy ra một thời gian ngắn hay dài khác nhau, từ vài phút tới nhiều năm. Rối loạn lo âu khác với lo âu bình thường ở các dấu hiệu sau đây: rất nặng, kéo dài, ảnh hưởng tới công việc hoặc các mối quan hệ của người bị bệnh. 2. Các dấu hiệu Người có rối loạn lo âu thường có vài các dấu hiệu sau: Về cơ thể - Tim mạch: hồi hộp, đau ngực, nhịp tim nhanh, đỏ mặt - Hô hấp: thở nhanh, khó thở, cảm giác nghẹt thở - Thần kinh: chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi, tê buốt, tê cóng - Dạ dày, ruột: nghẹn, khô miệng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy - Cơ xương: đau mỏi cơ (đặc biệt cổ, vai, và thắt lưng), bứt rứt và run rẩy. Về tâm lý - Cảm giác sợ hãi - Lo lắng vô cớ và quá mức (về các sự kiện trong quá khứ và tương lai), hoặc lo lắng quá mức về sức khỏe của mình - Nghĩ ngợi mông lung hoặc trống rỗng, giảm sự tập trung và trí nhớ - Không quyết định được, cáu kỉnh, thiếu kiên nhẫn, dễ tức giận - Nghĩ rằng mình sẽ chết, mất kiểm soát hoặc phát điên (những ý nghĩ này thường đi kèm với các triệu chứng cơ thể nặng và sợ hãi quá mức) 35 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN - Cảm giác như có điều gì đó kinh khủng sắp xảy ra với mình - Có cùng những ý nghĩ gây khó chịu lặp đi lặp lại mặc dù cố gắng không nghĩ về chúng - Bồn chồn hoặc có cảm giác thấp thỏm lo âu, suy nhược, mệt mỏi đuối sức - Giấc ngủ bị xáo trộn Dấu hiệu về hành vi - Tránh né các nơi có thể làm sự lo âu gia tăng như chợ hoặc phương tiện giao thông công cộng - Ám ảnh hay có hành vi cưỡng bức (lặp đi lặp lại) 3. Nguyên nhân Một số người trong chúng ta lo lắng khi bị căng thẳng. Ví dụ các khó khăn trong cuộc sống có thể dẫn đến sợ hãi, nỗi lo lắng quá mức hay sự hoảng sợ: - Vấn đề quan hệ, như xung đột hôn nhân, xung đột với cha mẹ - Mất người thân, ví dụ như khi người thân qua đời - Khó khăn trong công việc, hoặc mất việc - Bệnh lý cơ thể, đau ốm trong gia đình. - Các vấn đề tài chính - Bạo hành cơ thể và tình dục - Sử dụng bia rượu quá mức Suy nghĩ tiêu cực cũng có thể dẫn đến lo lắng quá mức - Nghĩ về một tình huống không dễ chịu và nghiền ngẫm về tình huống đó làm cho tâm trạng tồi tệ hơn - Lo lắng quá nhiều về những điều mà có thể không bao giờ xảy ra - Diễn dịch nhầm hành vi và ý nghĩ của người khác theo hướng tiêu cực Sợ một số tình huống cụ thể có thể dẫn đến hoảng sợ - Phần lớn mọi người sợ một số động vật, chẳng hạn như thằn lằn, nhện, nhưng có một số cá nhân lại sợ những con vật đó quá mức - Một số cá nhân sợ các tình huống hàng ngày như đi trên các xe bus đông đúc - Khi người ta tránh các tình huống này bởi vì các tình huống này gây ra các cơn hoảng sợ, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống 36 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Một số người lo lắng quá mức mà không có nguyên nhân rõ ràng, và một số căng thẳng hoặc nhút nhát cả đời. 4. phân loại Có nhiều loại rối loạn lo âu, từ nhẹ như cảm giác không dễ chịu đến nặng như rối loạn hoảng sợ. Rối loạn lo âu lan tỏa: khi một cá nhân lo lắng quá mức về điều gì đó, và có các triệu chứng cơ thể và tâm lý xảy ra hàng ngày trong tối thiểu 6 tháng. Rối loạn ám ảnh cưỡng bức: Rối loạn ám ảnh cưỡng bức là khi người bệnh có những ý nghĩ lặp lại (ám ảnh) hoặc làm những điều lặp lại (cưỡng bức) mặc dù người đó biết là không cần thiết hoặc ngớ ngẩn, và cá nhân đó không thể ngừng ý nghĩ hay hành vi lặp lại đó. Những ý nghĩ ám ảnh này khá khó chịu, như là các ý nghĩ về tình dục hay ý nghĩ mình sẽ giết một người thân. Các ví dụ điển hình cho cưỡng bức là rửa tay hay tắm gội (vài lần trong ngày), hoặc kiểm tra đi kiểm tra lại xem họ đã làm một việc gì đó chưa, như cửa đã được khóa chưa. Thường có mối liên hệ giữa “cưỡng bức” với “ám ảnh”. Ví dụ, một phụ nữ luôn có ý nghĩ bị vấy bẩn, nhất là khi chạm vào một đồ vật nhất định. Ý nghĩ đó thôi thúc cô ta phải rửa tay liên tục. Người khác có thể cứ có ý nghĩ rằng anh ta chưa đóng cửa. Ý nghĩ đó làm cho anh ta phải liên tục kiểm tra xem cửa đã đóng chưa. Nếu điều này chỉ xảy ra khoảng một hoặc hai lần thì là bình thường. Nhưng khi nó diễn ra nhiều lần trong ngày và làm cho người đó cảm thấy khó chịu thì đó là dấu hiệu của bệnh. Thực tế, rất ít người kể với cán bộ y tế về những triệu chứng này xảy ra với họ. Thay vào đó, họ trở nên rất không vui về các triệu chứng đó và than vãn về sự mệt mỏi, lo lắng hoặc trầm cảm. Ám ảnh sợ: là khi một người cảm thấy sợ hãi (và thường có cơn hoảng sợ) chỉ trong các tình huống đặc biệt, mặc dù nó không nguy hiểm. Các tình huống thường gặp là những nơi đông người như chợ hoặc trên xe buýt, những không gian kín như trong phòng nhỏ hoặc thang máy, hoặc trong các tình huống xã hội như gặp gỡ mọi người. Một số người có thể sợ một số động vật như thằn lằn, gián, nhện… Người bị ám ảnh sợ thường bắt đầu né tránh các tình huống gây lo âu, vì thế, trong những trường hợp nặng, người bệnh thậm chí có thể hoàn toàn không đi ra khỏi nhà. Rối loạn hoảng sợ: khi một cá nhân có một cơn lo âu đột ngột và nặng. Họ có cảm giác sợ mạnh mẽ không phù hợp với tình huống. Cơn hoảng sợ thường chỉ kéo dài một vài phút. Các cơn hoảng sợ bắt đầu thường là đột ngột. Kèm theo các triệu chứng cơ thể nặng của lo âu như chóng mặt, run tay chân, đổ mồ hôi, cảm giác ngạt, thở nhanh và tim đập nhanh… khiến người bệnh sợ rằng có điều gì đó khủng khiếp sắp diễn ra, họ sẽ chết, hoặc bị điên. 5. Các nội dung can thiệp công tác xã hội đối với người bị lo âu 5.1 Giải quyết giai đoạn khủng hoảng Đánh giá nguy cơ - Lạm dụng thuốc hoặc rượu để giải quyết các biểu hiện lo âu - Phản ứng quá mức với lo âu 37 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN - Hỏi cá nhân xem họ có ý tưởng kết thúc cuộc sống của họ không - Nếu cá nhân đang nghĩ đến việc kết thúc cuộc sống của họ thì điều quan trọng là nên tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn càng sớm càng tốt. Lắng nghe mà không xét đoán - Hỏi cá nhân xem họ cảm thấy lo lắng quá mức như vậy bao lâu rồi? - Hỏi xem các cảm giác này bắt đầu như thế nào? - Hỏi xem họ có sử dụng thuốc ngủ hoặc bia rượu không? - Hỏi xem họ có né tránh tình huống khiến họ sợ hãi không? Nếu có, đó là tình huống nào? Nó ảnh hưởng đến cuộc sống của họ như thế nào? Những câu hỏi này liên quan đến nỗi ám ảnh sợ. - Hỏi xem có bao giờ họ sợ đến mức cảm thấy gục ngã hoặc như muốn chết? Nếu có, mức độ thường xuyên như thế nào? Những câu hỏi này liên quan đến cơn hoảng sợ. - Hỏi xem có ai làm tổn thương họ gần đây không? Có vấn đề gì xảy ra gần đây trong cuộc sống của họ không? Ví dụ, vấn đề trong hôn nhân hay công việc? Tìm hiểu về các vấn đề này là một bước quan trọng trong việc tìm ra mối liên quan giữa các khó khăn trong cuộc sống và lo lắng. Trấn an và cung cấp thông tin - Họ có bệnh thật sự, nhưng các triệu chứng không phải là dấu hiệu của bệnh cơ thể nghiêm trọng. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn chỉ nên đưa ra sự trấn an nếu bạn đã biết chắc chắn rằng cá nhân không bị bệnh cơ thể nghiêm trọng nào. - Rối loạn lo lâu là một bệnh phổ biến, và rối loạn lo âu không phải là yếu đuối hay có tính cách hèn nhát. - Các triệu chứng không phải là dấu hiệu rằng họ sẽ bị điên. - Hãy giải thích rằng lo lắng là nguyên nhân của các triệu chứng này và các triệu chứng này có thể làm cho người ta lo lắng hơn. Cách để phá vỡ vòng luẩn quẩn này người đó tự trấn an mình rằng các triệu chứng chỉ là kết quả của lo lắng. - Đã có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả dành cho tất cả các loại lo âu nặng - Dạy người bệnh cách thở và các bài tập thư giãn - Thay đổi thái độ và cách nghĩ là một phần rất quan trọng của việc điều trị. Điều cần thiết cho người này là nhìn tình huống của người đó theo cách tích cực hơn - Phải học các nếp sống để làm giảm tác hại của stress và lo âu - Lo âu có thể rất khó chịu nhưng hiếm khi gây nguy hại 38 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN - Lo âu thường sản sinh ra cảm giác cơ thể bị đe dọa, suy nghĩ hốt hoảng hoặc các tác động tâm trí như giảm tập trung và trí nhớ. Tập trung quá vào các triệu chứng chỉ làm cho sợ hãi và lo âu tăng lên. Người bệnh cần tập trung vào việc kiểm soát lo âu chứ không phải vào các triệu chứng cơ thể. Những triệu chứng cơ thể này sẽ qua đi khi lo âu được khống chế. Khuyến khích cá nhân tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn phù hợp - Khuyên họ đi khám các bác sĩ chuyên khoa tâm thần - Khuyên họ gặp các nhà tâm lý để được trị liệu phù hợp - Trong trường hợp cần thiết, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc phù hợp Khuyến khích họ có các điều trị tự lực - Đương dầu với nỗi sợ hãi hơn là lẩn tránh chúng là cách tốt nhất để vượt qua lo âu. Người bệnh sẽ chóng bình phục khi đương đầu với nỗi sợ hãi của mình càng sớm càng tốt - Phương pháp thực hành thư giãn luyện tập hàng ngày sẽ làm giảm các triệu chứng cơ thể của lo âu căng thẳng - Hạn chế sử dụng cà phê - Tập thể dục đều đặn (ít nhất 30 phút/ngày, 3 lần/tuần) - Tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí - Ngủ đầy đủ - Thực hành các phương pháp kiểm soát nhịp thở (thở chậm, thoải mái) để làm giảm các triệu chứng cơ thể của lo âu, sợ hãi, hoảng sợ. Tránh thở quá sâu hoặc quá nhanh (tăng thông khí) vì điều này có thể gây ra các triệu chứng cơ thể của hoảng sợ. - Nhận diện và đối mặt với nỗi lo lắng quá mức và các suy nghĩ bi quan. Làm theo các bước thực hành chuyên biệt để vượt qua sợ hãi và ám ảnh. - Luôn nhớ rằng việc tự điều trị thường rất khó nhưng sẽ rất thành công. Hoảng sợ trong quá trình tự điều trị cho thấy rằng cá nhân đã bắt đầu đối mặt với nỗi sợ hãi của chính họ. - Nói ra các vấn đề lo âu của chính họ với những người khác trong nhóm tự giúp. 5.2 Xác định và phân t́ch v́n đ̀ Sau khi bệnh nhân lo âu đã qua giai đoạn khủng hoảng, nhân viên CTXH sẽ tiến hành đánh giá bệnh nhân. - Đánh giá mức độ lo âu: dựa vào các bảng đánh giá như BECK lo âu để xác định xem bệnh nhân có bị lo âu không và lo âu ở mức độ nào. - Đánh giá các yếu tố bảo vệ của bản thân (có nhận thức tốt, có động cơ), gia đình và môi trường 39 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN - Đánh giá các yếu tố nguy cơ của bản thân (tính cách lo âu), gia đình (cấu trúc gia đình bị rối loạn, các xung đột trong gia đình…) 5.3 H̃ tṛ chăm śc tại nhà Dựa vào kết quả của quá trình xác định và phân tích vấn đề, nhân viên CTXH có thể đưa ra kế hoạch hỗ trợ chăm sóc tại nhà như sau: Hỗ trợ về y tế: Tùy theo mức độ nặng nề của biểu hiện lo âu, nhân viên CTXH có các hướng hỗ trợ khác nhau: - Lo âu nhẹ: Chưa cần can thiệp y tế ngay, tuy nhiên cũng nên khuyên bệnh nhân nên đến khám bệnh. - Lo âu trung bình và nặng: Nên được điều trị bằng thuốc. Khi bệnh nhân có sử dụng thuốc chống lo âu và đôi khi có dùng thuốc chống trầm cảm, nhân viên CTXH nên chú tâm đến các vấn đề sau: + Động viên bệnh nhân uống thuốc đúng liều, đúng giờ quy định vì các thuốc chống có tác dụng trên giấc ngủ khác nhau. + Cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc để giảm tâm lý lo lắng do các quan điểm sai lệch về thuốc. + Hướng dẫn bệnh nhân tự giải quyết các tác dụng phụ đơn giản như chóng mặt (thay đổi tư thế từ từ), táo bón (ăn chế độ ăn có chất xơ, tập vận động nhiều..) và hướng dẫn bệnh nhân đến gặp lại nhân viên y tế ngày khi có tác dụng phụ nặng nề như dị ứng, ảnh hưởng tim mạch. Hỗ trợ tâm lý - Làm cho bệnh nhân hiểu được ý nghĩa của thư giãn, trên cơ sở đó tập bệnh nhân thực hiện thư giãn. - Tăng cường sự tự tin của bệnh nhân: Bệnh nhân bị lo âu (cũng giống như trầm cảm), thường cảm thấy mất tự tin, do đó nhân viên CTXH cần chỉ cho họ thấy và phát huy các mặt mạnh của bản thân và các thành công của họ để qua đó họ nâng cao sự tự tin bản thân. - Cấu trúc lại các suy nghĩ không hợp lý: Bệnh nhân có rối loạn lo âu /trầm cảm thường có suy nghĩ không phù hợp về bản thân, cho mình là người vô dụng, người xấu… Hỗ trợ về kinh tế: Có các trường hợp bệnh nhân rối loạn tâm thần (lo âu, trầm cảm…) thường có vấn đề liên quan đến kinh tế, do vậy cần tạo điều kiện cho bệnh nhân: - Có việc làm, giảm đi thời gian ngồi một mình. - Qua việc làm để họ thấy được giá trị của bản thân. - Qua việc làm để họ tăng lòng tự tin. - Xem xét hỗ trợ vật chất, tài chính nếu họ thuộc gia đình nghèo, không có sức lao động. 40 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN 5.4 Tuyên truỳn cho bệnh nhân, gia đ̀nh bệnh nhân và ngừi xung quanh - Lo âu là rối loạn tâm thần phổ biến có thể điều trị được và bệnh nhân ổn định hoàn toàn sau điều trị - Đây là bệnh mang tính cơ năng, không có tổn thương thực thể ở não. - Lo âu có thể điều trị được bằng thuốc và các hỗ trợ tâm lý Một số tình huống và đánh giá mẫu: Trường hợp 1: Tình huống: A thường rất vui vẻ khi ở nhà nhưng khi được yêu cầu đi ra khỏi nhà thì A bắt đầu run và đưa ra 1 số lý do về việc không thể ra khỏi nhà và phải ở trong nhà, chẳng hạn như tim đập nhanh, mạnh, anh sẽ không thở được và sẽ phải nằm xuống. Và khoảng nửa tiếng sau, anh ngồi dậy và hoàn toàn bình thường, và khi mẹ anh yêu cầu ra khỏi nhà thì mọi chuyện lại xảy ra như cũ. Việc này kéo dài đã vài tháng nay. Đánh giá: A có các triệu chứng sau: - Các triệu chứng cơ thể: run, tim đập nhanh, mạnh, thở hụt hơi; - Các triệu chứng cảm xúc: sợ đi ra ngoài; - Các triệu chứng hành vi: không rời nhà. A đang có các triệu chứng của Rối loạn hoảng sợ mỗi khi được yêu cầu ra khỏi nhà bởi vì anh ta sợ đi ra ngoài. Trường hợp 2: Tình huống: Cô B là 1 phụ nữ 30 tuổi, đã lập gia đình, được chuyển đến bệnh viện bởi 1 bác sĩ khoa nội. Cô đã được làm xét nghiệm cận lâm sàng nhiều lần, và đặc biệt là liên quan đến ung thư, nhưng các kết quả đều âm tính. Cô luôn bận tâm đặc biệt về việc sụt cân gần đây mà cô sợ rằng cô bị ung thư. Cô than phiền rằng cô luôn cảm thấy mệt và cáu kỉnh. Thỉnh thoảng thấy tim đập mạnh và nhanh, cơ thể run rẩy, và điều đó làm cho cô cảm thấy sợ. Cô cũng nói rằng không cảm thấy buồn hay chán. Cô thường xuyên lo lắng mà đặc biệt là lo lắng về điều gì sẽ xảy ra với gia đình cô nếu cô ta mắc 1 bệnh nghiêm trọng. Đánh giá: Các triệu chứng trên chứng tỏ cô bị lo âu. Chứng lo âu này không phải là ám ảnh sợ đặc biệt. Cô lo sợ rằng mình bị 1 bệnh nghiêm trọng và tác động của chứng bệnh này tới gia đình của cô. Có thể là cô mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa. 41 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Trường hợp 3: Tình huống: Bà C lo lắng về sức khỏe của mình nhưng bác sĩ nội khoa không tìm thấy bất cứ vấn đề gì sau khi đã thăm khám kỹ và làm cận lâm sàng. Bà nói rằng: “Tôi tin chắc là có điều gì đó không ổn với tim của tôi. Có những lần tim tôi đập mạnh và nhanh và tôi có cảm giác là tôi sẽ bị ngất. Tôi sợ rằng tôi bị cơn đau tim khi tôi tham dự cuộc họp cán bộ công chức của cơ quan”. Bà bị stress tại cơ quan nhưng không thể chỉ ra được một yếu tố stress cụ thể nào. Bà không có ý tưởng tự sát và không thấy có những ý nghĩ khác thường nào. Đánh giá: Lo âu là chẩn đoán phù hợp nhất cho trường hợp này. Lo âu của bà C không liên quan đến hoang tưởng, ảo giác, hay trầm cảm, và cũng không xảy ra sau một sự kiện gây sang chấn. Tim đập nhanh mạnh và cảm giác sẽ bị ngất, gợi ý chẩn đoán là cơn hoảng sợ. III. TÂM THẦN pHÂN LIỆT 1. Khái niệm Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần nặng, nguyên nhân bệnh chưa rõ, có khuynh hướng tiến triển kéo dài, hay tái phát. Bệnh tâm thần phân liệt không phải là một bệnh do ma quỉ gây ra, cũng không phải do “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Đó là một bệnh lý của não, có những biến đổi sinh học phức tạp, chịu tác động mạnh của môi trường tâm lý xã hội không thuận lợi. Đây là bệnh khá phổ biến, theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ người mắc bệnh tâm thần phân liệt trên thế giới là 0,6-1,5% dân số, ở nước ta tỷ lệ này là 0,3 - 1% dân số. Bệnh có thể chứa được hoặc thuyên giảm tốt nếu được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, hợp lí. Ảnh hưởng của bệnh tâm thần phân liệt đến cuộc sống bệnh nhân: Khả năng học tập- làm việc giảm sút, bệnh nhân thu mình và hạn chế trong giao tiếp xã hội. Trường hợp nặng, bệnh nhân giảm dần khả năng tự chăm sóc bản thân. Ảnh hưởng của bệnh tâm thần phân liệt đến cuộc sống gia đình: xáo trộn cuộc sống trong gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, đặc biệt ảnh hưởng đến tâm lý của các thành viên trong gia đình. 2. Các dấu hiệu của tâm thần phân liệt - Khó khăn trong suy nghĩ và tập trung chú ý: Khi giao tiếp với bệnh nhân, có những lúc bệnh nhân nói những câu không có nội dung rõ ràng hoặc có lúc không trả lời đúng câu hỏi hoặc không trả lời. - Nghe thấy những tiếng nói bất thường: Bệnh nhân nghe thấy tiếng nói trong đầu nhưng không có trong thực tế. Đó có thể là tiếng người đang nói chuyện với mình, chê trách, điều khiển mình. Có những bệnh nhân ghi nhận các tiếng nói đó như có thật nên phản ứng, làm theo tiếng nói đó. - Có những niềm tin kỳ lạ: Bệnh nhân cho rằng ai đó đang theo dõi, hại mình, có những lực lượng siêu hình điều khiển bệnh nhân. Đây là những điều không có thật trong thực tế, nhưng bệnh nhân luôn có ý tưởng và tin vào điều đó. 42 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN - Có các triệu chứng cơ thể đặc biệt: Bệnh nhân cho rằng có con gì đó đang bò trong người bệnh nhân hoặc cơ thể bệnh nhân bị biến dạng ở bộ phận nào đó hoặc mất bộ phận nào đó. - Hành vi kỳ lạ: Có những hành vi kỳ lạ không giải thích được, không tiếp xúc với người khác, ăn uống thất thường, vệ sinh cơ thể kém. 3. Nguyên nhân Người ta chưa tìm thấy được nguyên nhân rõ ràng, nhưng chú ý nhiều đến các vấn đề sau: - Có yếu tố di truyền. - Nhân cách khép kín từ nhỏ. - Sang chấn làm bệnh khởi phát. 4. Các phương pháp điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt Điều trị bằng thuốc: Các thuốc thường dùng trong điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt bao gồm: CLORPROMAZIN (Aminazine) 25 mg; HALOPERIDOL 1,5mg; CLOZAPINE 25 mg; OLANZAPIN 10mg. Chú ý các tác dụng không mong muốn của thuốc như: Buồn ngủ; Giảm tập trung- chú ý, giảm trí nhớ gần; Chóng mặt, dễ té ngã; Người chậm chạp; Ảnh hưởng đến gan. Đối với haloperidol, có tác dụng phụ như run tay, cứng người. Đối với clozapin: ảnh hưởng đến máu do đó nên kiểm tra công thức máu thường xuyên. Đối với olanzapin: làm tăng cholesterol và đường máu, do đó nên kiểm tra cholesterol và đường máu định kỳ. Các liệu pháp tâm lý Liệu pháp tâm lý được áp dụng cho bệnh nhân ổn định và cho gia đình để bệnh nhân và gia đình hiểu được cách điều trị, giảm mặc cảm và cam kết tham gia điều trị. Liệu pháp tâm lý cũng giúp tăng kỹ năng giao tiếp cho bệnh nhân vì bệnh nhân TTPL có khuynh hướng giảm dần sự giao tiếp xã hội 5. Các nội dung can thiệp công tác xã hội đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt 5.1 Giải quyết khi bệnh nhân đang lên cơn ḱch động Đánh giá nguy cơ đối với bản thân và người /đồ vật xung quanh - Đánh giá tính nguy hiểm của hành vi kích động: Nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân, những người xung quanh hay nguy hiểm đến đồ đạc xung quanh. - Đánh giá các yếu tố xung quanh có các vật dụng tạo điều kiện cho bệnh nhân sử dụng khi kích động. - Đánh giá các biểu hiện tâm thần: Kích động do ảo thanh/ hoang tưởng/ mất tổ chức/ suy giảm nhận thức… - Đánh giá thể lực của bệnh nhân. 43 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Cố định bệnh nhân kích động - Nhiều người tham gia việc cố định bệnh nhân. - Phân chia trách nhiệm của từng người khi cố định/ - Các vị trí cố định: vai- khuỷu tay- cổ tay- hông- gối- cổ chân. - Tiến hành cố định cùng một lần. - Không làm cho bệnh nhân cảm giác đau đớn, khó thở khi bị giữ cố định. - Khi cố định, có người thường xuyên nói chuyện với bệnh nhân. - Chỉ cố định trong thời gian ngắn. Không phán xét - Lắng nghe các ý của bệnh nhân, không phán xét. - Không giải thích cho bệnh nhân vì các hoang tưởng, ảo giác không giải thích cho bệnh nhân được. Trấn an bệnh nhân và gia đình - Khi bệnh nhân lên cơn kích động, trấn an gia đình bệnh nhân. Thường gia đình rất hoảng sợ khi bệnh nhân lên cơn, đặc biệt khi lên cơn lần đầu. - Ngay khi bệnh nhân đang kích động, chúng ta nên nói chuyện thường xuyên với bệnh nhân, giúp họ quay lại cuộc sống thực, từ đó giảm đi hoang tưởng, ảo giác. Khuyến khích họ tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn phù hợp - Hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà hiểu đây là một rối loạn về não bộ, cần được điều trị sớm. - Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị. Khuyến khích họ có các điều trị tự lực - Giúp bệnh nhân biết cách tự khắc phục các yếu tố dễ làm xảy ra cơn kích động: Thức khuya, căng thẳng, dùng chất kích thích, bỏ thuốc. - Giúp bệnh nhân biết được cách chống lại các hoang tưởng/ảo giác: Lúc có hoang tưởng/ ảo giác nên tham gia các hoạt động đông người, tăng giao tiếp, tăng vận động. 44 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN 5.2 Xác định và phân t́ch v́n đ̀ - Sau khi bệnh nhân động kinh đã qua giai đoạn khủng hoảng, nhân viên CTXH sẽ tiến hành đánh giá bệnh nhân. - Đánh giá các triệu chứng của bệnh: Đánh giá hoang tưởng- ảo giác- tính mất tổ chức- các biểu hiện hạn chế về ý chí, tinh thần của bệnh nhân.. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của tâm thần phân liệt: Đánh giá khả năng đi học/ đi làm của bệnh nhân; Khả năng giao tiếp với người xung quanh. - Đánh giá các yếu tố bảo vệ, ví dụ: Sự quan tâm, khả năng của gia đình trong việc chăm sóc bệnh nhân; Khả năng tự chăm sóc của bản thân: bệnh nhân có đủ nhận thức để tự kiểm soát việc uống thuốc; Cộng đồng tạo điều kiện để bệnh nhân phát triển. - Đánh giá các yếu tố nguy cơ, ví dụ: Sự không chấp nhận, không quan tâm của gia đình, cộng đồng; sự không tuân thủ điều trị; nhận thức kém của bệnh nhân, gia đình. 5.3 H̃ tṛ chăm śc tại nhà Dựa vào kết quả của quá trình xác định và phân tích vấn đề, nhân viên CTXH đưa ra kế hoạch hỗ trợ chăm sóc tại nhà như sau: Hỗ trợ về y tế - Hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc đều đặn và kiểm tra bệnh theo định kỳ. - Giúp bệnh nhân hiểu được mặt lợi và bất lợi của việc dùng thuốc, từ đó động viên tuân thủ điều trị. - Hướng dẫn bệnh nhân xác định các tác dụng không mong muốn của thuốc và tự điều chỉnh các tác dụng đó. Hỗ trợ tâm lý - Biết cách chống lại sự xuất hiện của hoang tưởng/ ảo giác: Tăng hoạt động, tăng giao tiếp đặc biệt thời điểm xuất hiện hoang tưởng/ảo giác... - Tăng khả năng giao tiếp: Bệnh nhân tâm thần phân liệt thường giảm dần sự giao tiếp với người xung quanh, đây là triệu chứng nền tảng của bệnh. - Luyện tập các hoạt động có ý chí. - Hướng dẫn cho bệnh nhân chọn các nghề phù hợp với bản thân và tính chất bệnh. Hỗ trợ về kinh tế Có trường hợp bệnh nhân tâm thần phân liệt có liên quan đến kinh tế của gia đình và bản thân. Hỗ trợ kinh tế tạo điều kiện cho bệnh nhân: 45 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN - Có việc làm, giảm đi thời gian ngồi một mình, giảm đi các triệu chứng hoang tưởng/ảo giác, các biểu hiện giảm sự tiếp xúc và giảm hứng thú. - Thấy được giá trị của bản thân. - Những gia đình có người tâm thần thường có khó khăn về thu nhập nên cũng cần có đánh giá để xem xét hỗ trợ trợ cấp xã hội. 5.4 Tuyên truỳn cho bệnh nhân, gia đ̀nh bệnh nhân và ngừi xung quanh - Tâm thần phân liệt là bệnh của não bộ có thể điều trị được và bệnh nhân có thể trở nên ổn định hoàn toàn sau điều trị. - Uống thuốc thời gian dài, cần tuân thủ chế độ điều trị: Thuốc- cách sinh hoạt - công việc. - Bệnh nhân có khả năng tham gia các công việc, học tập. - Không có thái độ chê trách, coi thường. IV. ĐỘNG KINH 1. Khái niệm Cơn động kinh là hậu quả những đợt phóng điện, bất thình lình, thường ngắn trong một nhóm tế bào não và nhiều bộ phận khác nhau trong não đều có thể là chỗ phóng điện đó. Vì vậy, các biểu hiện lâm sàng động kinh khác nhau tùy thuộc vị trí não bị tổn thương. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh động kinh trên thế giới khoảng 0,5% dân số, thay đổi tùy theo địa lý, như ở Pháp và ở Mỹ là khoảng 0,85%; Canada là 0,6%. Tại Việt Nam, khoảng 2% dân số bị bệnh động kinh, trong đó gần 60% số bệnh nhân là trẻ em. Bệnh có thể chữa được hoặc thuyên giảm tốt nếu được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, hợp lí. Đặc biệt với điều trị sớm trẻ sẽ phát triển trí tuệ và nhân cách ổn định hơn. Ảnh hưởng của động kinh đến cuộc sống bệnh nhân: Khả năng học tập- làm việc giảm sút, bệnh nhân thu mình và hạn chế trong giao tiếp xã hội. Trường hợp nặng, bệnh nhân giảm dần khả năng tự chăm sóc bản thân, không học tập được. Có những trường hợp bị động kinh ở tuổi nhỏ, trí tuệ của bệnh nhân bị ảnh hưởng nặng nề và nhân cách phát triển không bình thường. Để điều trị bệnh nhân, các gia đình đã chi phí rất nhiều. Bên cạnh đó, do trí tuệ và nhân cách của bệnh nhân không bình thường, điều này ảnh hưởng đến hoạt động của gia đình. Ảnh hưởng của bệnh động kinh đến xã hội: Những bệnh nhân động kinh bị ảnh hưởng đến trí tuệ do đó thường không thể lao động được. Bên cạnh đó, những bệnh nhân động kinh có các biến đổi nhân cách thường có các hành vi không ổn định, và làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương. 46 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN 2. Các dấu hiệu Tùy theo vị trí tổn thương, sẽ có nhiều thể động kinh khác nhau. Tuy nhiên có một số đặc điểm chung: - Cơn ngắn 1-2 phút. - Định hình: các cơn đều có đặc điểm giống nhau. - Khởi phát và chấm dứt đột ngột. - Không tự kiểm soát được. - Sau cơn động kinh, bệnh nhân có thể trở lại hoàn toàn bình thường. Động kinh cơn lớn: Bệnh nhân đột ngột rơi vào các giai đoạn sau: - Giai đoạn co cứng (10-30 giây): Mất ý thức ngay từ đầu. Bệnh nhân đột ngột ngã kèm theo mất ý thức, co cứng các cơ, các cơ duỗi cứng, các ngón tay gấp, đầu ưỡn, răng nghiến chặt. Xảy ra các rối loạn thực vật nghiêm trọng, có thể cắn phải lưỡi, tiểu dầm.... - Giai đoạn co giật (từ 30 giây đến 1 phút): Giật cơ hai bên đột ngột, các chi giật liên tiếp thành nhịp. - Giai đoạn doãi mềm (kéo dài vài phút đến vài giờ): Ý thức u ám, lú lẫn hoặc ngủ sâu, giãn cơ hoàn toàn, thở sâu. Bệnh nhân tỉnh dần nhưng không mô tả được biểu hiện trong cơn. Động kinh cục bộ: Động kinh cục bộ đơn giản với triệu chứng vận động: Hành trình Jackson (cơn Bravais – Jackson: BJ) khởi đầu ở một đoạn chi co cứng, co giật, sau đó lan tiếp đến phần khác của chi, có thể nửa người. Động kinh cơn vắng: Khởi đầu đột ngột, gián đoạn các hoạt động đang làm, nhìn chằm chằm vô định có thể kèm theo đảo mắt ngắn. Mất ý thức ngắn khoảng vài giây đến nửa phút. Phục hồi ý thức sau cơn nhanh, không nhớ các biểu hiện trong cơn. Có thể đơn thuần hoặc kết hợp với giật cơ nhẹ, mất trương lực, tăng trương lực, tự động, thần kinh thực vật. 3. Nguyên nhân Động kinh có thể do các nguyên nhân sau đây: - Di truyền. - Các tai biến do sinh: ngạt lúc sinh, chấn thương não trẻ lúc sinh. - Các bệnh nhiễm trùng: Di chứng của viên não, viên màng não và abces não. 47 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN - Các tai nạn, bệnh lý, nhiễm độc gây tổn thương não: Tai nạn gây chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, nhiễm độc rượu, nhiễm các chất độc. 4. Các phương pháp điều trị động kinh Thuốc: Các loại thuốc chữa động kinh bao gồm: Phenobarbital: 10- 100 mg; Carbamazepin: 200mg; Acid valproic: 200-500mg; Diphenylhydatoin: 100mg. Chú ý các tác dụng không mong muốn của thuốc gồm buồn ngủ; giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ gần; chóng mặt, dễ té ngã; người chậm chạp; ảnh hưởng đến gan. Đối với Phenobarbital: ức chế tâm thần nặng nề và ảnh hưởng đến nhân cách. Đối với Carbamazepin: Dị ứng nặng, nếu xuất hiện các nốt dị ứng phải ngừng thuốc ngay và báo cán bộ y tế. Đối với Acid valproic: gây tổn thương gan, do đó nên xét nghiệm các men gan định kỳ. Các liệu pháp tâm lý: - Giáo dục tâm lý cho bệnh nhân và cho gia đình để bệnh nhân và gia đình hiểu được cách điều trị, giảm mặc cảm và cam kết tham gia điều trị. - Hạn chế sự thay đổi nhân cách theo hướng tiêu cực 5. Các nội dung can thiệp công tác xã hội đối với người bị động kinh 5.1 Giải quyết khi bệnh nhân đang lên cơn động kinh Đánh giá nguy cơ đối với bản thân - Đánh giá tình trạng hô hấp- mạch- mức độ tỉnh táo của bệnh nhân. - Đánh giá các yếu tố nguy hại xung quanh: Tránh nền cứng, các vật sắt nhọn … - Đánh giá áo quần các vật tư trang có thể gây tổn hại cho bệnh nhân: áo quần quá chật, răng giả,.. Những điều nên làm: - Đưa bệnh nhân đến nền không cứng, an toàn. - Nới lỏng áo quần bệnh nhân. - Nghiêng đầu bệnh nhân qua một bên. - Ngồi bên cạnh bệnh nhân. Những điều không nên làm: - Không giữ chặt tay chân bệnh nhân 48 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN - Không đưa vật gì vào miệng bệnh nhân - Không cho bệnh nhân uống thuốc khi bệnh nhân đang lên cơn Trấn an bệnh nhân và gia đình: - Ngay khi bệnh nhân đang lên cơn, trấn an gia đình bệnh nhân, thường gia đình rất hoảng sợ khi bệnh nhân lên cơn, đặc biệt khi lên cơn lần đầu. - Ngay khi bệnh nhân mới tỉnh dậy sau khi lên cơn, bệnh nhân nhận thức không rõ ràng về xung quanh và bệnh nhân không nhớ gì xảy ra, do đó bệnh nhân có cảm giác bất an. Vì vậy chúng ta nên trấn an và nói chuyện ngay với bệnh nhân khi bệnh nhân vừa tỉnh dậy. Khuyến khích họ tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn phù hợp: - Hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà hiểu đây là một rối loạn về não bộ, cần được điều trị sớm. - Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị. Khuyến khích họ có các điều trị tự lực - Giúp bệnh nhân biết cách tự khắc phục các yếu tố làm dễ xảy ra cơn động kinh: Thức khuya, căng thẳng, dùng chất kích thích. - Giúp bệnh nhân nhận thức được các biểu hiện trước khi xảy ra cơn động kinh, để có chuẩn bị trước khi lên cơn. 5.2 Xác định và phân t́ch v́n đ̀ Sau khi bệnh nhân động kinh đã qua giai đoạn khủng hoảng, nhân viên CTXH sẽ tiến hành đánh giá bệnh nhân. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của động kinh: Đánh giá khả năng đi học, đi làm của bệnh nhân; Các khuyết tật đi kèm với động kinh như: chậm phát triển tâm thần, các khuyết tật vận động, tính khí thất thường của bệnh nhân. - Đánh giá các yếu tố bảo vệ: Sự quan tâm, khả năng của gia đình trong việc chăm sóc bệnh nhân, khả năng tự chăm sóc của bản thân; Bệnh nhân có đủ nhận thức để tự kiểm soát việc uống thuốc; cộng đồng tạo điều kiện để bệnh nhân phát triển. - Đánh giá các yếu tố nguy cơ: Sự không chấp nhận, không quan tâm của gia đình, cộng đồng, sự không tuân thủ điều trị, nhận thức kém của bệnh nhân, gia đình. 5.3 H̃ tṛ chăm śc tại nhà Dựa vào kết quả của quá trình xác định và phân tích vấn đề, nhân viên CTXH đưa ra kế hoạch hỗ trợ chăm sóc tại nhà như sau: 49 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Hỗ trợ về y tế: - Hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc đều đặn và kiểm tra bệnh theo định kỳ. - Giúp bệnh nhân hiểu được mặt lợi và bất lợi của việc dùng thuốc, từ đó động viên tuân thủ điều trị. - Hướng dẫn bệnh nhân xác định các tác dụng không mong muốn của thuốc và tự điều chỉnh các tác dụng đó. Hỗ trợ tâm lý: - Làm tăng lòng tự tin của bệnh nhân: bệnh nhân động kinh luôn mất tự tin, do đó nhân viên CTXH chỉ cho họ thấy các khả năng của bệnh nhân và giúp bệnh nhân phát triển các mặt mạnh của mình. - Hướng dẫn cho bệnh nhân chọn các nghề phù hợp với bản thân và tính chất bệnh. Hỗ trợ về kinh tế Hỗ trợ kinh tế tạo điều kiện cho bệnh nhân: - Có việc làm, giảm đi thời gian ngồi một mình. - Thấy được giá trị của bản thân. - Tăng lòng tự tin. 4.4 Tuyên truỳn cho bệnh nhân, gia đ̀nh bệnh nhân và ngừi xung quanh Mục đích: - Nâng cao nhận thức của người dân về nguyên nhân, các phương pháp điều trị và vai trò của gia đình, cộng đồng và xã hội trong việc quản lý và điều trị bệnh nhân động kinh. - Biết cách can thiệp khi bệnh nhân lên cơn động kinh. - Giảm đi sự kỳ thị đối với bệnh nhân động kinh. Các nội dung tuyên truyền: - Nguyên nhân của động kinh. - Nguyên tắc sử dụng thuốc: Uống lâu dài có sự hướng dẫn của nhân viên y tế. - Vai trò của gia đình và xã hội trong chăm sóc bệnh nhân động kinh. - Các điều cần làm và không nên làm khi bệnh nhân lên cơn động kinh. 50 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Cách thức: - Đối với bệnh nhân: + Mục tiêu: Giúp bệnh nhân biết cách uống thuốc và giá trị của việc uống thuốc đều, biết chọn các hoạt động phù hợp với bản thân. + Nội dung: Cách sử dụng và theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc, các điều không nên làm trong cuộc sống hằng ngày. + Tuyên truyền: Trực tiếp trong cách buổi thăm nhà bệnh nhân. - Đối với gia đình: + Mục tiêu: Giúp gia đình hiểu được tầm quan trọng của việc uống thuốc và các tác dụng không mong muốn của thuốc, từ đó giám sát hỗ trợ tốt việc uống thuốc của bệnh nhân; có thái độ và hành vi chăm sóc phù hợp. + Nội dung: Tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc và các tác dụng không mong muốn; chăm sóc bệnh nhân khi dang lên cơn động kinh. + Tuyên truyền: Trực tiếp trong các buổi thăm nhà bệnh nhân và truyền thông nhóm trong các buổi sinh hoạt gia đình bệnh nhân - Đối với xã hội: + Mục tiêu: Xã hội tạo điều kiện việc làm, đi học cho bệnh nhân; giảm đi sự kỳ thị. + Nội dung: Nguyên nhân của động kinh, vai trò của xã hội trong việc chăm sóc bệnh nhân động kinh, các điều cần làm và không nên làm kinh bệnh nhân lên cơn động kinh. + Tuyên truyền: Gián tiếp trong các buổi sinh hoạt địa phương hoặc trong các chiến dịch tuyên tuyền. V. SA SúT TRí TUỆ ở NGƯờI LỚN TUổI 1. Khái niệm Sa sút trí tuệ là trạng thái suy giảm nhận thức, có diễn biến từ từ và mang tính chất nặng dần. Sa sút trí tuệ gây ra những thay đổi về năng lực tinh thần, tính cách và hành vi của một con người. Người mắc bệnh sa sút trí tuệ thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và làm các kỹ năng sống cần thiết hàng ngày. Bệnh sa sút trí tuệ không phải do sự lão hoá thông thường, nó thường xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng thường hay xảy ra với người lớn tuổi: 1% ở người 60–65 tuổi, 13% đối với 80–85 tuổi, và 32% đối với 90–95 tuổi (Hofman et al., 1991). Bệnh nhân sa sút trí nhớ không nhận thức được hành vi của mình và trí nhớ suy giảm nhiều do đó ảnh hưởng nhiều đến việc tự chăm sóc bản thân, bệnh nhân không tự ăn uống được, không tự thay áo quần và không tự vệ sinh được. Do trí nhớ giảm nên thường xuyên đi lạc đường. Đặc biệt, 51 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN bệnh nhân có các hành vi nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự an toàn của bản thân bệnh nhân cũng như gia đình. Do bệnh nhân có nhiều rối loạn như vậy nên ảnh hưởng đến kinh tế gia đình ở hai mặt: Chi phí điều trị và chi phí cho người chăm sóc bệnh nhân, đặc biệt tác động nhiều đến người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân. Bên cạnh đó cấu trúc và sinh hoạt gia đình bị thay đổi nhiều. Người sa sút trí tuệ thường hay quên hoặc trầm cảm. Các triệu chứng bệnh phổ biến khác bao gồm mất kiểm soát về cảm xúc, hành vi xã hội. Những người mắc bệnh sa sút trí tuệ có thể hoàn toàn không nhận biết được những thay đổi này và vì thế không tìm kiếm sự giúp đỡ. Do đó, gia đình nên là người tìm kiếm biện pháp chăm sóc bởi các thành viên trong gia đình có thể nhận ra được những vấn đề về trí nhớ, thay đổi về tính cách hay hành vi, lộn xộn, lơ đãng, mất kiềm chế của người bệnh. Tuy nhiên, một số người mắc bệnh sa sút trí tuệ và những người chăm sóc của họ có thể từ chối hoặc đơn giản hoá mức độ nghiêm trọng của vấn đề sa sút trí tuệ và các vấn đề khác có liên quan. Bệnh sa sút trí tuệ gây suy giảm khả năng trí tuệ và thường ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như giặt giũ, mặc quần áo, ăn uống, vệ sinh cá nhân và đại tiểu tiện. 2. Các dấu hiệu Bệnh tiến triển từ từ qua nhiều năm, với các biểu hiện chính: - Quên: Người bình thường quên một điều gì đó trong chốc lát và sau đó có thể nhớ lại được. Người bị sa sút trí nhớ thường quên nhưng không bao giờ nhớ lại điều đó. Họ có thể hỏi bạn lui tới cùng một câu hỏi, mỗi lần quên họ lại hỏi bạn. Họ không nhớ mình đã hỏi câu đó chưa. - Khó khăn trong thực hiện các công việc gia đình: Bệnh nhân có thể nấu ăn được nhưng không biết cách phục vụ, nặng hơn họ không biết cách làm các công việc trong gia đình. - Có các vấn đề về ngôn ngữ: Bệnh nhân có thể quên các từ đơn giản hoặc dùng từ sai. Do đó có lúc rất khó hiểu bệnh nhân đang muốn nói gì. - Mất định hướng không gian và thời gian, họ thường hay bị lạc đường. - Giảm khả năng giải quyết vấn đề. - Khả năng làm việc tự động một mình giảm. - Tư duy, tưởng tượng giảm. - Đặt các đồ vật sai vị trí. - Thay đổi cảm xúc hoặc hành vi. - Thay đổi nhân cách. 52 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN 3. Nguyên nhân Sa sút trí tuệ ở người già do các nguyên nhân sau: - Di truyền: Người ta xác định có một số dạng sa sút trí nhớ có yếu tố di truyền. - Các bệnh lý có thể liên quan đến sa sút trí nhớ: Đái đường, tăng huyết áp, béo phì, tăng cholesterol máu, các bệnh lý làm giảm oxy trong máu. - Các chế độ sinh hoạt: Hút thuốc lá nhiều, sử dụng rượu bia quá nhiều. - Chế độ ăn thiếu vitamin B1. - Bệnh lý tổn thương trực tiếp não: viên nhiễm, chấn thương, ung thư. 4. Các phương pháp điều trị Thuốc: Đối với các triệu chứng về tâm lý và hành vi của bệnh sa sút trí tuệ chỉ được cân nhắc sử dụng các thuốc chống loạn thần như là haloperidol hoặc thuốc chống loạn thần không điển hình sau các can thiệp tâm lý xã hội. Có thể cân nhắc việc sử dụng các thuốc nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục và có thể gây nguy hiểm. “Bắt đầu với liều thấp và tăng từ từ”, chuẩn độ, xem xét lại nhu cầu thường xuyên (ít nhất là hàng tháng), đồng thời kiểm tra tác dụng phụ ngoại tháp. Sử dụng liều thấp nhất. Không được sử dụng chất ức chế acetylcholinesterase (như donepezil, galantamine và rivastigmine) hoặc memantine đều đặn cho mọi trường hợp bị bệnh sa sút trí tuệ. Cân nhắc việc sử dụng các thuốc này chỉ khi trong trường hợp có những chẩn đoán đặc biệt của bệnh Aizheimer và khi có sự hỗ trợ và giám sát hợp lý của chuyên gia, cùng với những theo dõi (các tác dụng phụ) của người chăm sóc. Các liệu pháp tâm lý - Cho bệnh nhân: + Duy trì các công việc hằng ngày cho bệnh nhân. + Không thay đổi môi trường sống và giao tiếp của bệnh nhân. + Tiếp xúc với bệnh nhân bằng ngôn ngữ cụ thể, đơn giản và ngắn gọn. - Cho người chăm sóc: + Hiểu được về bệnh sa sút trí nhớ và các khó khăn khi chăm sóc bệnh nhân sa sút trí nhớ + Giúp cách vượt qua sang chấn tâm lý do việc chăm sóc bệnh nhân tâm thần sa sút trí nhớ. + Hướng dẫn người nhà bệnh nhân cách phòng ngừa nguy cơ mất tích, lạc do sa sút trí nhớ tuổi già như: Để điện thoại và các thông tin liên lạc trong túi quần áo của người già,… 53 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN 5. Các nội dung can thiệp công tác xã hội đối với người sa sút trí nhớ 5.1 Tṛ giúp tâm lý Đánh giá nguy cơ - Thể trạng bệnh nhân: Chú ý các bệnh nhân này thường là người lớn tuổi nên thể trạng tương đối yếu và họ thường có nhiều bệnh thể chất kèm theo. - Đánh giá yếu tố môi trường: vấn đề có người chăm sóc rất quan trọng với bệnh nhân… Lắng nghe mà không phán xét - Lắng nghe người bệnh mà không phán xét: Bệnh nhân không nhớ nên nói lặp đi lặp lại một vấn đề nhiều lần, có lúc bệnh nhân bịa chuyên. Lúc này không nên chống đối lại bệnh nhân, vì nếu chống đối bệnh nhân dễ bị kích động. - Hãy đối xử với họ một cách tôn trọng. Trấn an và cung cấp thông tin o Trấn an bệnh nhân: + Nói chuyện thường xuyên với bệnh nhân để đưa nhận thức của họ về thế giới hiện tại. + Gợi lại các kỷ niệm vui của bệnh nhân. o Trấn an và cung cấp thông tin cho người chăm sóc bệnh nhân: + Đồng cảm với người nhà bệnh nhân về những khó khăn khi chăm sóc bệnh nhân mất trí. + Cung cấp các thông tin cơ bản trong chăm sóc bệnh nhân. + Hướng dẫn người chăm sóc cách quản lý bệnh nhân khi bị đi lạc: Có đeo thẻ, hoặc giấy tờ ghi địa chỉ và số điện thoại liên lạc, thông báo cho những người xung quanh về tình hình bệnh nhân để kêu gọi sự giúp đỡ. Khuyến khích gia đình bệnh nhân tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn phù hợp - Bệnh nhân không nhận thức được và không biết đường đi lại nên thành viên trong gia đình tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó phải động viên gia đình tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn cho bệnh nhân. - Người chăm sóc bệnh nhân thường có cảm giác nặng nề trong khi chăm sóc bệnh nhân. Có những trường hợp bị trầm cảm, lo âu. Vì vậy người nuôi dưỡng bệnh nhân cũng nên đến khám về các vấn đề liên quan tâm lý. Khuyến khích họ có các điều trị tự lực - Động viên bệnh nhân tăng cường giao tiếp, để giúp bệnh nhân duy trì trí nhớ. 54 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN - Tăng các hoạt động trí óc (nhưng không làm việc căng thẳng). - Tự tránh các điều kiện gây bệnh nặng nề như hút thuốc, rượu bia, … 5.2 Xác định và phân t́ch v́n đ̀ Đánh giá mức độ mất trí: Dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán Đánh giá mức độ ảnh hưởng: Các biểu hiện mất trí ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động hằng ngày; hoạt động trong gia đình - hoạt động giao tiếp - hoạt động nghề nghiệp, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của tình trạng bệnh đến các thành viên trong gia đình. Đánh giá các yếu tố bảo vệ: Gia đình có quan tâm và khả năng trong việc chăm sóc bệnh nhân và môi trường xung quanh có tạo điều kiện để bệnh nhân có thể giao tiếp. Đánh giá các yếu tố nguy cơ: Các bệnh lý kết hợp của bệnh nhân, cấu trúc gia đình không ổn định và bị rối loạn. 5.3 H̃ tṛ chăm śc tại nhà Dựa vào kết quả của quá trình xác định và phân tích vấn đề, nhân viên CTXH đưa ra kế hoạch hỗ trợ chăm sóc tại nhà như sau: Hỗ trợ về y tế Tùy theo mức độ nặng nề của biểu hiện mất trí, nhân viên CTXH có các hướng hỗ trợ khác nhau: - Mất trí giai đoạn đầu: Cần sự can thiệp y tế ngay, đây là giai đoạn rất tốt việc sử dụng thuốc sẽ ngăn chặn không cho mất trí tiến triển. - Giai đoạn muộn: Hạn chế sử dụng thuốc chống mất trí, tùy thuộc các vấn đề tâm thần kèm theo mà nhân viên y tế dùng thuốc phù hợp, ví dụ nếu bệnh nhân có mất ngủ thì sử dụng các thuốc bình thần ít chuyển hóa tại gan. - Hướng dẫn bệnh nhân tự giải quyết các tác dụng phụ đơn giản như chóng mặt (thay đổi tư thế từ từ), và hướng dẫn bệnh nhân đến gặp lại nhân viên y tế ngay khi có tác dụng phụ nặng nề như, ảnh hưởng tim mạch. Hỗ trợ tâm lý - Gợi lại các sự kiện trong quá khứ để giúp bệnh nhân nhớ lại. - Để bệnh nhân trong một môi trường thân thuộc và có đủ ánh sáng. - Hỗ trợ tâm lý cho người chăm sóc bệnh nhân, đặc biệt các vấn đê liên quan đến trầm cảm và lo âu. 55 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Hỗ trợ về kinh tế Có các trường hợp kinh tế gia đình gặp khó khăn nên việc chăm sóc bệnh nhân mất trí bị hạn chế. Hỗ trợ kinh tế tạo điều kiện cho gia đình bệnh nhân: - Với người thân trong gia đình xem xét hỗ trợ vốn, việc làm để có thu nhập từ đó có điều kiện để chăm sóc bệnh nhân. 5.4 Tuyên truỳn cho bệnh nhân, gia đ̀nh bệnh nhân và ngừi xung quanh - Tại sao phải tuyên truyền về sa sút trí nhớ người già? + Người dân thường chỉ phát hiện sa sút trí nhớ ở giai đoạn cuối, giai đoạn mà can thiệp ít mang lại hiệu quả. + Người dân thường cho rằng giảm trí nhớ là chuyện bình thường của người lớn tuổi. + Có những hành vi không phù hợp trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sa sút trí nhớ. + Sự lơ là trong chăm sóc của người trong gia đình bệnh nhân sa sút trí nhớ. + Trong giai đoạn đầu, sa sút trí nhớ có biểu hiện như là trầm cảm. Do đó dễ lẫn lộn. - Tuyên truyền tại đâu? + Tại cộng đồng trong các buổi họp của dân cư, các buổi họp của các tổ chức. + Tại các hộ gia đình + Tại gia đình có người thân bị sa sút trí nhớ - Nội dung tuyên truyền: + Các biểu hiện sớm của bệnh sa sút trí nhớ + Các phương pháp điều trị bệnh sa sút trí nhớ. + Vai trò của gia đình trong việc giúp bệnh nhân sa sút trí nhớ hồi phục tốt hơn. + Các hoạt động góp phần dự phòng sa sút trí nhớ : kiểm soát các bệnh trong cơ thể, tăng cường hoạt động, giao tiếp xã hội và gia đình để có cuộc sống lành mạnh, có phương pháp giải quyết tốt các căng thẳng trong cuộc sống. + Những hoạt động, hành động cụ thể để phòng ngừa, can thiệp những vấn đề có thể xảy ra với người già sa sút trí nhớ … 5.4 Cách phát hiện Khi thấy những người lớn tuổi thay đổi khả năng thực hiện các công việc sau đây, cán bộ công tác xã hội nên quan tâm đến khả năng bị sa sút trí nhớ của những người này: - Khó nhớ các cuộc hẹn 56 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN - Khó gọi tên bạn bè, người hàng xóm hoặc thành viên trong gia đình - Dùng sai từ khi nói - Không theo kịp cuộc nói chuyện với bạn bè - Không hiểu sự giải thích hoặc câu chuyện - Khó khăn khi nhớ lại công việc mình đã làm trong ngày hoặc trong tuần - Khó khăn trong việc duy trì tất cả các bước đối với một nhiệm vụ - Khó khăn khi lập kế hoạch và là một hoạt động nào đó như tổ chức họp gia đình.. - Khó khăn khi điền giấy tờ - Các hành vi khác lạ: bồn chồn, dễ cáu giận, thường xuyên đói bụng, trở nên im lặng hoặc thu mình - Mua đồ rồi quên đem về nhà - Khó khăn khi thực hiện các công việc làm thường xuyên trước đây - Mất hứng thú gặp bạn bè hoặc mất hứng thú làm việc. 5.5 Các d́u hiệu để chuyển gửi - Khi phát hiện những bệnh nhân có các biểu hiện nghi ngờ bị sa sút trí nhớ. - Trong quá trình theo dõi bệnh nhân đang điều trị ngoại trú, thấy bệnh nhân có các biểu hiện sau, nên khuyên gia đình đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để khám và có chế độ điều trị mới: + Có các biểu hiện liệt tay, chân + Có các hành vi rối loạn nặng nề với các biểu hiện khác nhau như không chịu ăn uống; kích động do hoang tưởng hoặc ảo thanh chi phối; hành vi nguy hiểm do không nhận thức được các mối nguy hiểm của các vật dụng trong nhà như điện, khí đốt…. + Sốt cao hoặc suy kiệt. 5.6 Tạo đìu kiện để bệnh nhân hòa nhập cộng đồng - Động viên gia đình: + Giao công việc đơn giản trong gia đình để bệnh nhân thực hiên, hướng dẫn và cùng bệnh nhân thực hiện. + Thường xuyên có người thân ở nhà để tăng giao tiếp và ôn lại trí nhớ của bệnh nhân. + Tạo điều kiện để bệnh nhân tham gia các công việc ngoài xã hội. 57 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN - Động viên cộng đồng: + Tạo điều kiện để bệnh nhân có môi trường sinh hoạt tập thể. + Tạo điều kiện để bệnh nhân tiếp xúc với những người trong xã hội. 5.7 Theo dõi bệnh nhân tuân thủ đìu trị - Tuân thủ việc uống thuốc: + Việc thực hiện uống thuốc. + Các tác dụng không mong muốn. - Tuân thủ các chế độ sinh hoạt: + Việc nghiêm cấm sử dụng rượu bia và cách chất kích thích. + Không thức khuya quá mức. 5.8 Can thiệp khi bệnh nhân sa sút tŕ nhớ bị ḱch động: Đánh giá yếu tố môi trường: Có đủ ánh sáng Yên lặng. Không có các vật nguy hiểm Chuyển hướng sự quan tâm của bệnh nhân: Hỏi các câu hỏi đóng như “Bác có thích đi dạo không?”, chứ không nên hỏi câu hỏi mở như : “Bác muốn gì?” Xoa dịu bệnh nhân bằng các cử chỉ tỏ ra quan tâm, nói nhỏ nhẹ với bệnh nhân. Mở nhạc êm dịu 58 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN 59 BÀI NỘI DUNG CAN THIỆp CủA CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI CỘNG ĐỒNG 3 Để chăm sóc tốt sức khỏe tâm thần tại cộng đồng, nhân viên công tác xã hội (CTXH) cần thực hiện nhiều hoạt động liên quan tới tiến trình trợ giúp trực tiếp một cá nhân cũng như các hoạt động nâng cao năng lực, thay đổi nhận thức của các thành viên gia đình, cộng đồng và tạo ra những thay đổi tích cực trong các thành viên gia đình, cộng đồng và xã hội. Phần dưới đây sẽ trình bày chi tiết các hoạt động cơ bản của nhân viên CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng. 1. phát hiện sớm Ý nghĩa của phát hiện sớm: Phát hiện sớm người có vấn đề về sức khỏe tâm thần sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân người bệnh, gia đình, cộng đồng và xã hội. Đối với cá nhân người bệnh: - Giảm nguy cơ bị bệnh nặng hơn, bị tàn tật, trở thành mãn tính. - Giảm chi phí cho chữa trị - Khả năng phục hồi tăng 60 3 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHẮM SÓC SỨC KHỎE GIA ĐìNH Đối với gia đình người bệnh: - Giảm tốn kém về tiền của - Không mất nguồn lực lao động cho việc chăm sóc thành viên gia đình bị bệnh - Tránh được các vấn đề liên quan tới kỳ thị làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội khác Đối với cộng đồng, xã hội - Giảm chi phí cho chăm sóc y tế - Đảm bảo an toàn xã hội Mạng lưới trong phát hiện sớm ngừi ć v́n đ̀ v̀ sức khỏe tâm thần Để có thể phát hiện sớm các trường hợp có vấn đề về sức khỏe tâm thần trong cộng đồng, nhân viên CTXH cần có sự hỗ trợ của các thành viên trong cộng đồng, các tổ chức đoàn thể và các cơ sở cung cấp dịch vụ có liên quan. Chính vì vậy, nhân viên CTXH cần xây dựng mạng lưới những với những thành viên này để hỗ trợ phát hiện ra những trường hợp cá nhân có dấu hiệu bệnh. Dưới đây là sơ đồ mạng lưới các thành viên Các gia đình Các tình nguyện viên Cán bộ y tế Cán bộ công tác xã hội Nhà trường Người dân trong cộng đồng Công an khu vực Các tổ chức, đoàn thể Các tổ chức, cá nhân khác trong cộng đồng... 61 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Phương pháp phát hiện sớm: - Giới thiệu cho các dân cư, gia đình trong cộng đồng những kiến thức về các dấu hiệu của bệnh tâm thần qua các hình thức như trong các buổi họp cộng đồng, phát thanh, tờ rơi… để giúp mọi người có thể phát hiện kịp thời những trường hợp nghi ngờ (ví dụ trầm cảm, trầm cảm sau sinh…). - Tiếp cận và theo dõi các trường hợp vừa trải qua các sự kiện gây sang chấn do thảm họa, thiên tai, do mất mát hay tổn thất về người và của. - Quan tâm tới các gia đình thường có các vấn đề xung đột, bạo lực trong gia đình. Thăm hỏi thường xuyên tới các gia đình. - Phối hợp với nhà trường để cùng phát hiện những trường hợp học sinh có dấu hiệu bất thường. - Phối hợp với cán bộ y tế để nắm bắt tình trạng sức khỏe của các gia đình trong cộng đồng, phát hiện sớm những trường hợp cơ nguy cơ về vấn đề sức khỏe tâm thần (những gia đình có phụ nữ, mang thai, gia đình thường xuyên có bạo lực, gia đình có người đã mắc bệnh tâm thần…). 2. Can thiệp khẩn cấp đối với trường hợp tự sát hay gây hại cho bản thân Một số trường hợp khẩn cấp mà nhân viên CTXH có thể tham gia can thiệp. Đó là các trường hợp như hành vi tự sát, tự làm tổn thương, kích động, có cơn hoảng sợ… Lúc này nhân viên CTXH cần thực hiện các can thiệp khẩn cấp cho người bị rối loạn tâm thần theo chức năng của mình. Hộp dưới đây tóm tắt những chỉ dẫn cho nhân viên CTXH khi thực hiện hoạt động này. ü Đánh giá, can thiệp nhanh (hành vi gây tổn thương.) ü Trấn an và cung cấp thông tin; Kết nối cá nhân/ cơ sở chuyên môn ü Tham vấn ü Khuyến khích người bệnh tìm kiếm sự trợ giúp chuyên môn thích hợp ü Khuyến khích người bệnh áp dụng các phương pháp tự trợ giúp 2.1 Đánh giá và can thiệp nhanh hành vi gây tổn thương Hoạt động này được thực hiện thông qua việc quan sát, lắng nghe người bệnh, hỏi các thông tin từ người thân và gia đình người bệnh về tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Qua quan sát trực tiếp người bệnh và làm việc với gia đình, người thân của bệnh nhân, nhân viên CTXH có thể đánh giá và can thiệp nhanh nếu các dấu hiện thể hiện ở bệnh nhân trùng với những dấu hiệu nhận biết về một số loại tâm thần thường gặp trong Bài 2. Với người bị kích động, cần kết nối và phối hợp phối hợp với cán bộ y tế, người có chuyên môn và những người có khả năng (thể chất) để hạn chế ngay hành vi kích động, gây tổn thương cho bản thân, người xung quanh. Trấn an gia đình người xung quanh (xem nội dung dưới đây). Đối với người có hành vi tự sát, tự làm đau, tổn thương bản thân cần có tiếp cận và loại bỏ những đồ vật gây tổn thương. Sau đó có những can thiệp hỗ trợ tâm lý (xem nội dung dưới đây). 62 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN 2.2 Tŕn an và cung ćp thông tin Trấn an bệnh nhân và gia đình bệnh nhân: Nhân viên CTXH sử dụng các giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để trấn an bệnh nhân và thành viên gia đình khi họ ở trong tình trạng bối rối, đau khổ hoặc khủng hoảng. Việc trấn an gia đình bệnh nhân hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ ngăn ngừa bệnh nhân thực hiện hành vi gây tổn thương (tự sát, tự gây tổn thương, đạp phá tài sản...) - Lời nói: Giọng nói điềm tĩnh, ân cần, thể hiên sự sẵn sàng giúp đỡ; - Hành vi ứng xử: Bộc lộ sự chân thành, quan tâm, cương quyết, rõ ràng; - Giao tiếp không lời: Ánh mắt bộc lộ sự cảm thông, chia sẻ, im lặng đúng lúc, tránh thái độ tỏ ra đe dọa… Tuy nhiên với mỗi loại rối loạn tâm thần khác nhau, nhân viên CTXH cần điều chỉnh cách giao tiếp hợp lý để đảm bảo rằng người bệnh không bị kích động hơn hoặc đau buồn hơn. Cung cấp thông tin: Sự thiếu hụt thông tin về bệnh tật, mức độ nguy cơ, khả năng chữa trị sẽ khiến tình trạng tinh thần, cảm xúc của người bệnh và gia đình xấu đi. Do vậy, nhân viên CTXH cần cung cấp cho họ các thông tin này một cách kịp thời để giúp cho người bệnh giảm cảm xúc tiêu cực hay sợ hãi. Chú ý giao tiếp ban đầu này đòi hỏi nhân viên CTXH cần: - Thể hiện sự lắng nghe,; - Không phán xét những hành vi hay lời nói của bệnh nhân. - Có các biện pháp an toàn cho bản thân và bệnh nhân (như tránh không để các đồ dùng nguy hiểm tại nơi tiếp xúc với bệnh nhân). 2.3 Tham v́n, tư v́n Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân hoặc thành viên gia đình rơi vào trạng thái tâm lý khủng hoảng do họ gặp vấn đề quá trầm trọng, ngoài khả năng kiểm soát. Sau khi giúp bệnh nhân trấn tĩnh, nhân viên CTXH phải tham vấn giúp họ giảm bớt cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, với những trường hợp ở trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng, nhân viên CTXH cần giới thiệu chuyển gửi đến các nhà chuyên môn sâu về tham vấn hoặc trị liệu để đảm bảo lợi ích cao nhất cho người bệnh. Đối với một số trường hợp, do thiếu hiểu biết về sức khỏe hoặc mạng lưới các dịch vụ CSSKTT, chế độ chính sách cho người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, bệnh nhân và gia đình của họ mong muốn có những thông tin hoặc những lời khuyên từ người trợ giúp để đưa ra được quyết định hợp lý cho kế hoạch giải quyết vấn đề họ đang phải đối mặt. Nhân viên CTXH phải trang bị những kiến thức cần thiết để sẵn sàng tư vấn cho bệnh nhân và cả gia đình bệnh nhân, cụ thể: 63 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN - Cung cấp thông tin về bệnh tật: nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại, nguy cơ, cách phòng, chữa…Ví dụ có trường hợp không nhận biết được những dấu hiệu của trầm cảm, của stress sau sinh nên không biết cách xử lý kịp thời, khiến cho họ đã có những tổn thất về sinh mạng cũng như hạnh phúc gia đình. Những lo lắng thái quá, thiếu hiểu biết về sự chậm nói của con trẻ đã làm cho gia đình lo lắng, nghi vấn trẻ tự kỷ cũng làm cho gia đình bị stress, trẻ nhỏ bị ảnh hưởng…Hiểu biết về chính sách, chương trình cho người bệnh và gia đình người bệnh ở cấp độ cộng đồng và nhà nước. Có những gia đình, bệnh nhân do không có thông tin về chính sách xã hội nên họ đã không tiếp cận được những chính sách cần có. Nhân viên CTXH cần cung cấp thông tin, giải thích cho các cá nhân, gia đình hiểu biết. - Các địa chỉ, cơ sở cung cấp để khám, chữa trị và tư vấn chuyên sâu cho bệnh nhân. - Các mô hình và xu hướng điều trị hiện có mà bệnh nhân và gia đình có thể tiếp cận trong cộng đồng. Tham vấn và tư vấn cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cần tránh việc giáo huấn thể hiện qua giọng điệu và ngôn ngữ biểu đạt. Ví dụ, thay vì nói: “Anh phải tự chữa bệnh cho mình thì tốt hơn là để người khác làm việc đó”, nhân viên CTXH có thể nói “Anh thấy thế nào nếu mình tuân thủ điều trị và có những bài tập thể dục để sức khỏe được duy trì như khi chuẩn bị ra viện?”. Câu hỏi này giúp cho việc thảo luận việc duy trì chế độ điều trị như khi có bác sỹ trước đây là hữu ích cho sức khỏe của họ. Đối với người có hành vi tự làm đau, hay có ý định tự sát, nhân viên CTXH nên: + Chủ động đến với họ. + Nói chuyện với họ: Trò chuyện thẳng thắn về suy nghĩ tự sát. Có thể bắt đầu cuộc đối thoại bằng những câu như: + Gần đây tôi thấy lo lắng cho Anh/chị. + Dạo này tôi thấy Anh/chị có gì đó khác, không biết Anh/chị có vấn đề gì không? + Anh/chị cảm thấy người thế nào? Có thể đặt những câu hỏi như: + Anh/chị cảm thấy như vậy từ bao giờ? + Có chuyện gì xảy ra khiến Anh/chị cảm thấy như thế? + Tôi có thể làm gì để giúp Anh/chị? Đưa ra những lời động viên: + Anh/chị không một mình, có tôi ở đây để giúp Anh/chị khi Anh/chị cần. + Tôi có thể không hiểu hết những gì Anh/chị đang trải qua, nhưng tôi sẵn sàng giúp đỡ. 64 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Đề nghị giúp đỡ: + Nhờ sự trợ giúp của chuyên gia. + Theo dõi quá trình điều trị và thông báo ngay cho bác sĩ nếu tình trạng của họ xấu đi. 2.4. Khuyến kh́ch ngừi bệnh t̀m kiếm sự tṛ giúp chuyên môn phù ḥp Một số người có vấn đề về rối loạn tâm thần cho rằng tình trạng bệnh tật của họ là do một thế lực ma quý, chúa trời xử phạt kiếp trước, hay do số phận định đoạt. Vì vậy, không ít gia đình từ chối mọi hình thức chữa trị có tính khoa học và tìm tới cúng bái trừ tà ma quỷ hoặc sử dụng các loại thuốc tự chế. Bởi vậy, nhân viên CTXH nên giải thích, tư vấn giúp cho người bệnh và gia đình thay đổi quan điểm, nhận thức từ đó tìm tới sự trợ giúp chuyên môn, ví dụ như bệnh viện tâm thần, trung tâm công tác xã hội, trung tâm y tế, cơ sở tư vấn tham vấn trị liệu tâm lý… 2.5. Khuyến kh́ch, hướng dẫn ngừi bệnh và gia đ̀nh áp dụng các phương pháp tự chăm śc, tự trị liệu khoa học Trong can thiệp trợ giúp người bệnh tâm thần có một số hình thức trị liệu tại nhà mà người bệnh hay gia đình nếu được chuyên gia hướng dẫn và tuân thủ đúng sẽ rất có tác dụng cho quá trình điều trị. Người bệnh tâm thần thường cần thời gian dài để chữa trị, trong bối cảnh thiếu cơ sở chăm sóc và nguồn lực, việc tự trị liệu của cá nhân, gia đình không những giúp giảm chi phí cho gia đình mà còn giúp cho quá trình hồi phục tại gia đình được nhanh chóng, giúp họ nâng cao tự tin, trở thành “nhà trị liệu” cho chính mình. Nhân viên CTXH là người khích lệ người bệnh tuân thủ quá trình trị liệu đã được các chuyên gia hướng dẫn, theo dõi, thông báo kết quả tự điều trị tới các nhà chuyên môn. Trong trường hợp nhân viên CTXH có biết những biện pháp tự điều trị thì nhân viên CTXH có thể trực tiếp hướng dẫn, theo dõi, đánh giá kết quả trị liệu và có điều chỉnh nếu cần thiết. Tuy nhiên, nhân viên CTXH cần trao đổi và tham vấn với bác sĩ điều trị chuyên khoa để đảm bảo biện pháp tự điều trị mà mình hướng dẫn cho bệnh nhân và gia đình người bệnh là hợp lý, đảm bảo chính xác về mặt khoa học. 3. Xác định và phân tích vấn đề Để xác định và phân tích vấn đề mà bệnh nhân gặp phải, nhân viên CTXH có thể sử dụng mô hình sơ đồ sinh thái và mô hình đánh giá bệnh lý. Hai mô hình này sẽ cung cấp cho nhân viên CTXH các thông tin cần thiết, toàn diện về cả vấn đề sức khỏe, tâm lý tình cảm và thể chất. Đồng thời, chúng cũng giúp có được các thông tin tổng hợp trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, mối quan hệ, các yếu tố hỗ trợ và cản trở ở các cấp độ cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội đối với vấn đề của bệnh nhân. Một điều cần nhấn mạnh trong đánh giá phân tích vấn đề của người bệnh và gia đình cũng như cộng đồng đó là việc hướng đến đánh giá những điểm mạnh của họ (người bệnh và gia đình cũng như cộng đồng). Đây là một điều quan trọng trong giúp đỡ người có vấn đề tâm thần. 65 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN 3.1 Đánh giá theo sơ đồ sinh thái xã hội Mô hình phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng đã thừa nhận những tác động của hệ thống môi trường xã hội đối với người có vấn đề về rối loạn tâm thần. Một môi trường có tác động tích cực tới sức khỏe tâm thần là một môi trường an toàn và nó luôn thúc đẩy đời sống tinh thần lành mạnh của con người. Ngược lại, môi trường không an toàn sẽ là nguyên nhân dẫn đến vấn đề rỗi loạn tâm thần, đồng thời cũng sẽ là sẽ là các cản trở đối với sự phục hồi của các bệnh nhân. Vì lý do này, nhân viên CTXH làm việc với người tâm thần tại cộng đồng cần vận dụng phương pháp tiếp cận dựa vào mô hình sinh thái xã hội để đánh giá vấn đề cũng như các nguồn lực của người bệnh trong mối quan hệ với các thành viên và các tổ chức tại môi trường họ sinh sống. Dựa vào các kết quả đánh giá theo sơ đồ sinh thái này, nhân viên CTXH có thể tham vấn gia đình và người bệnh cùng đưa ra kế hoạch trợ giúp những bệnh nhân này một cách hiệu quả nhất. Theo sơ đồ này, ba cấp độ được đưa vào đánh giá: Vi mô (cá nhân, gia đình), Trung mô (cộng đồng - địa phương) và Vĩ mô (xã hội - nhà nước) được đưa vào đánh giá; các yếu tố tâm lý, xã hội và thể chất sẽ được đề cập đến như là các nội dung quan trọng cần rà soát một cách chi tiết khi đánh giá về cá nhân người bệnh. - Cá nhân: Sức khỏe, công việc, nhận thức, niềm tin, nhu cầu, điểm mạnh, v.v. - Cộng đồng: Chương trình, dịch vụ, nguồn lực từ các mối quan hệ tương tác của các nhóm trong cộng đồng, v.v. - Xã hội: Chính sách, giá trị, niềm tin, văn hóa,… 3.1.1. Đánh giá ćp độ vi mô (đánh giá cá nhân và gia đ̀nh) Đối với cá nhân ngừi bệnh: Sức khỏe: - Sức khỏe thể chất: Cân nặng tương xứng với chiều cao và so với chuẩn, khả năng vận động, các hoạt động thể dục thể thao, … - Sức khỏe tinh thần: Trạng thái tâm lý cảm xúc; Các phản ứng tâm lý; Cách thức tương tác xã hội, đời sống tình cảm cá nhân,... Nhận thức: - Về tình trạng bệnh tật: Có nhận thấy vấn đề về sức khỏe bản thân đang gặp phải không? Đánh giá về tình trạng bệnh của bản thân như thế nào? Có mong muốn thay đổi không? - Nếu thấy bệnh nhân có những thái độ phản ứng theo chiều hướng tiêu cực hoặc không bình thường như trong phần ghi chú (3), đó sẽ là những cản trở lớn trong việc tiếp xúc và đặc biệt là trong việc tư vấn và điều trị tâm lý sau này. Khả năng giao tiếp: Ngôn ngữ sử dụng, cách nói chuyện với người khác, tính logic trong giao tiếp, thái độ trong ứng xử, biểu hiện trong cuộc sống đời thường,… 66 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Các mong muốn của người bệnh: Muốn được chữa trị hay bỏ mặc? Những mong muốn được trợ giúp những gì để giải quyết vấn đề? Các năng lực khác: Có khả năng đặc biệt nào đó không? Các khả năng này có ý nghĩa thế nào trong việc lập kế hoạch can thiệp? Các mối quan hệ với những người xung quanh: Yêu quý, gần gũi ai? Không yêu quý, không thích ai cụ thể không? Có khả năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ không? Các mối quan hệ gần gũi nhất là với ai? v.v. Bệnh sử - Thời gian phát bệnh: Bắt đầu khi nào? Kéo dài bao lâu? Có các yếu tố nào khác tác động đến? Các triệu chứng khác thường trong thời gian này? - Thời gian bị bệnh: Đã bao lâu? Có gì khác biệt so với các trường hợp bình thường khác? Các yếu tố tác động thêm trong thời gian bệnh tật? - Các giải pháp đã áp dụng và hiệu quả của các giải pháp này như thế nào? - Có ai trong gia đình mắc rối loạn tâm thần không? Kinh tế Công việc trước đây: Không ¨ Tính chất công việc: Chân tay ¨ Có Không ¨ Tính chất công việc…….………… Có ¨ Thu nhập từ các nguồn khác: Không ¨ Nếu có, mức độ ổn định: Tên công việc…………..… Trí óc ¨ Công việc hiện nay: Không Mức độ ổn định: ¨ Có Không ¨ Có ¨ Có ¨ từ…..……………………… từ……………………………… Khả năng đáp ứng công việc hiện nay……………………………………… Kết luận đánh giá (đối với bệnh nhân) Những khó khăn hiện nay của cá nhân bệnh nhân + Về vật chất:……………………………………………….. + Về tinh thần tình cảm………………………………… + Các mối quan hệ………………………………………… Những yếu tố nguồn lực/ điểm mạnh ở bản thân thân chủ +……………………………………………………………… +………………………………………………………………. 67 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Nhu cầu của người bệnh +……………………………………………………………… +……………………………………………………………… Đánh giá đối với gia đ̀nh ngừi bệnh: Sơ đồ phả hệ Sử dụng sơ đồ phả hệ để tìm hiểu về các mối quan hệ của các thành viên trong gia đình nhưng cũng đồng thời giúp phát hiện ra nguyên nhân của một số chứng bệnh về rối loạn tâm thần nếu do di truyền. Qua sơ đồ phả hệ sẽ giúp nhân viên CTXH khai thác yếu tố này một cách tự nhiên và không làm ảnh hưởng tới suy nghĩ của người tham gia. Dưới đây là ví dụ của sơ đồ phả hệ gia đình. Chú th́ch: Nam Nữ Đã mất Tương tác 2 chiều Quan hệ xa cách Đã ly hôn C = thời gian kết hôn 68 Kết hôn Tương tác 1 chiều CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Sơ đồ phả hệ gia đình Bà My Ô. Duy Bà Hiền 1928-2000 Bà My, 1950 Bà Hoa 1963-1992 Ô. Long, 1960-1994 1936-1976 C. 1953 C. 1980 C- 1983 A. Tân Ô. Cường 1989-1993 1954 1991 C. Thanh 1984 A. Mạnh 1982 A. Tiến C- 2005 E. Hậu E. Phan E Phước E. Văn 2007 2009 2011 2013 E. Hùng E. Hoàng 2014 2015 Như vậy, trong sơ đồ phả hệ của gia đình bà My ngoài các thông tin về gia đình với số nhân khẩu, độ tuổi, giới tính, công việc, còn sống hay đã mất, các mối quan hệ của họ với nhau, những ký hiệu nói lên sự mất mát của một số thành viên gia đình có thể gợi ý cho nhân viên CTXH về nguyên nhân bệnh nhân mắc chứng bệnh hiện nay. Bằng cách đặt câu hỏi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến những cái chết này, nhân viên có thể sẽ phát hiện ra sự trùng lặp nào đó (chẳng hạn mọi người đều mất vì bị ung thư hoặc bị một bệnh mãn tính nào đó). Vấn đề về giá trị văn hóa niềm tin của gia đình: Mỗi gia đình có giá trị văn hóa và niềm tin khác nhau. Văn hóa và niềm tin gia đình có thể là yếu tố tích cực hỗ trợ giải quyết vấn đề của đối tượng nhưng với một số gia đình, những yếu tố này có thể lại là sự trở ngại hay nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh tật của người bệnh. Do vậy, nhân viên CTXH phải đặt ra được các câu hỏi để khai thác được ý nghĩa của văn hóa và niềm tin của gia đình đối với tình trạng hiện nay của người bệnh. Một số câu hỏi nên được sử dụng: - Mọi người trong gia đình suy nghĩ thế nào về nhau? Niềm tin này có tác động thế nào tới người bệnh? - Những quy định gì của gia đình khiến các thành viên yêu quý gắn bó với nhau? - Những quy định này có tác động thế nào tới người bệnh? - Những quy định gì khiến mọi người khó chịu và bức xúc? Tác động của chúng đối với bệnh nhân? 69 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN - Mọi người nghĩ thế nào là một gia đình hạnh phúc/ bất hạnh? - Thói quen gì được thành viên gia đình duy trì và nuôi dưỡng? Bệnh nhân suy nghĩ gì về thói quen này của gia đình? Vấn đề về kinh tế: Nghề nghiệp của người nuôi dưỡng chính, của các thành viên (thu nhập và tính ổn định) - Công việc, thu nhập trong quá khứ như thế nào? - Công việc, thu nhập hiện nay như thế nào? - Công việc, thu nhập trong tương lai như thế nào? Có gì thay đổi so với bây giờ không? Tại sao? Vấn đề khác: Tìm hiểu về khả năng làm cha mẹ, khả năng nuôi dưỡng giáo dục của người nuôi dưỡng, tìm hiểu về nhận thức, khả năng hiểu biết kiến thức và kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng của người chăm sóc. Kết luận về đánh giá gia đình Các nguồn lực của gia đình/ những yêu tố hỗ trợ từ gia đình: ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Các khó khăn/vấn đề/ các yếu tố cản trở từ gia đình: ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… 3.1.2. Đánh giá ćp độ trung mô (cộng đồng) CSSK cho người tâm thần tại cộng đồng dựa trên triết lý chính cộng đồng là môi trường tích cực đồng thời là nơi sẽ cung cấp các dịch vụ cần thiết và hiệu quả nhất với người bệnh, đồng thời cũng đánh giá cao sự tham gia của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Do vậy, khi đánh giá để lập kế hoạch trợ giúp, nhân viên CTXH cần quan tâm tới các yếu tố quan trọng trong cộng đồng: Nguồn lực, sự gắn bó, niềm tin, nhận thức chung của cộng đồng về bệnh nhân và SKTT nói chung, các chương trình chính sách, cũng như dịch vụ hiện có cho bệnh nhân sức khỏe tâm thần ở nơi bệnh nhân và gia đình sinh sống. Nguồn lực: Gồm tài chính, của cải và con người. Cụ thể: Các nguồn quỹ cộng đồng, các hệ thống cơ sở vật chất cho việc tổ chức trị liệu cho người có rối loạn tâm thần. Nguồn lực con người nhấn mạnh tới những người có khả năng quan tâm, trợ giúp nuôi dưỡng, theo dõi, giám sát, hỗ trợ trị liệu và các nhà chuyên môn. Đó có thể là: hàng xóm, bạn bè, những nhóm tình nguyện, các tổ chức hội chính thức và không chính thức trong cộng đồng… 70 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Sự gắn kết: Sự gắn kết là mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức, lãnh đạo địa phương và người dân. Nó cũng chỉ ra yếu tố thuận lợi hoặc bất lợi trong các hoạt động can thiệp trợ giúp sau này. Nó sẽ là yếu tố nguồn lực khi có sự thống nhất và gắn bó, nhưng sẽ là yếu tố cần được can thiệp để cải thiện khi đó là sự mâu thuẫn, xung đột. Nìm tin, nhận thức chung v̀ bệnh nhân ć v́n đ̀ v̀ SKTT: Nếu cộng đồng có nhận thức sai lệch về bệnh nhân có vấn đề về SKTT sẽ dẫn đến sự kì thị, xa lánh và không có sự hỗ trợ phù hợp khiến bệnh nhân gặp thêm các khó khăn khác, chẳng hạn như cơ hội hòa nhập, cơ hội việc làm…. Vì thế, nhân viên CTXH phải khai thác yếu tố này một cách nghiêm túc và chuyên nghiệp để thấy được: Cộng đồng biết gì về sức khỏe tâm thần, hiểu như thế nào về nó, suy nghĩ gì về người mắc các vấn đề liên quan tới tâm thần? Có sự kì thị dè bỉu với người bệnh và gia đình người bệnh không? Có đe dọa tới tính mạng của họ không? Điều quan trọng là phải đánh giá được tác động của những niềm tin suy nghĩ này tới sức khỏe của bệnh nhân. Chương tr̀nh, ch́nh sách, dịch vụ cho bệnh nhân với SKTT: Người mắc bệnh tâm thần được coi như là một người bị khuyết tật. Vì vậy, sẽ có các chính sách cho người bị bệnh tâm thần. Nhiều chương trình dịch vụ được ra đời để hỗ trợ bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Do vậy, nhân viên CTXH cần nắm được các chương trình dịch vụ này, cập nhật thường xuyên để đảm bảo việc đánh giá đầy đủ về nguồn lực trước khi xây dựng kế hoạch trợ giúp. Kết luận về đánh giá cộng đồng và xã hội (dành cho nhân viên CTXH) Các yếu tố hỗ trợ: Cho bệnh nhân…………………………………………………………… Cho gia đình bệnh nhân ……………………………………………….. …………………………………………………………………………… Các yếu tố nguy cơ: Cho bệnh nhân…………………………………………………………… Cho gia đình bệnh nhân………………………………………………….. 3.1.3. Đánh giá ćp độ vĩ mô (xã hội Người bệnh không trực tiếp chịu tác động của hệ thống này nhưng vẫn chịu những tác động gián tiếp, ví dụ chất lượng của một chương trình hỗ trợ cho vấn đề của họ, hoặc các chương trình chính sách đó ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực tới những người có liên quan trong hệ thống trung mô, như gia đình hàng xóm. Theo đó sẽ gián tiếp tác động tới môi trường, khả năng nuôi dưỡng và cung cấp các dịch vụ cho người bệnh (chẳng hạn chính sách việc làm khiến cho cha mẹ của bệnh nhân bị căng thẳng, ảnh hưởng tới việc làm nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng tới hành vi thái độ với người bệnh). 71 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Vì thế, các nội dung cần đánh giá trong làm việc với bệnh nhân rối loạn tâm thần ở cấp độ này, ngoài yếu tố liên quan tới niềm tin, văn hóa của xã hội, các nội dung liên quan tới chương trình chính sách cần được đánh giá ở hai khía cạnh cá nhân bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Cụ thể như sau: Đối với người bệnh: - Chương trình gì của nhà nước hiện có dành cho nhóm người bệnh này? - Chương trình đó hiện nay đang được triển khai như như thế nào tại địa phương? - Chất lượng của dịch vụ đó như thế nào? Đối với gia đình người bệnh - Hiện nay gia đình này đang được hưởng chính sách gì? - Các chính sách này có tác động thế nào tới cuộc sống tinh thần vật chất của thành viên gia đình? Đối với cộng đồng - Cộng đồng có những thay đổi gì khi có các chương trình chính sách này, gồm vấn đề về môi trường, mối quan hệ giữa các cá nhân tổ chức ở các cấp độ gia đình, hàng xóm, lãnh đạo…? - Có những tiềm ẩn tích cực và tiêu cực gì? Kết luận đánh giá cấp độ vĩ mô Những yếu tố tích cực từ cấp độ vĩ mô: Đối với người bệnh:………………..………………………………………. Đối với gia đình người bệnh………………………………………….......... ……………………………………………………………………………… Đối với cộng đồng………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………… Những yếu tố tiêu cực từ cấp độ vĩ mô Đối với người bệnh………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Đối với gia đình người bệnh ……………………………………………..... ……………………………………………………………………………… 72 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Đối với cộng đồng………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………… Đánh giá bệnh lý Để đánh giá bệnh lý tâm thần chính xác, cần có các nhà chuyên môn như bác sỹ tâm thần, chuyên gia tâm lý. Đánh giá bệnh lý chính xác sẽ đưa ra mức độ bệnh tật của bệnh nhân và có được các can thiệp toàn diện và lâu dài. Nhân viên CTXH tại cơ sở tham gia vào phát hiện ban đầu, theo dõi những dấu hiệu để cung cấp cho các nhà chuyên môn. Nhân viên CTXH cần giúp kết nối người bệnh và gia đình tới những bác sỹ tâm thần để được đánh giá bệnh lý cẩn trọng. 4. Các hoạt động hỗ trợ chăm sóc tại nhà Nhân viên CTXH cần có những hiểu biết cơ bản và biết cách chữa trị một số căn bệnh ở mức độ sơ đẳng nhất. Chủ động có các can thiệp phù hợp với năng lực của mình sẽ tránh được những lệ thuộc không cần thiết với các nhà chuyên môn khác, kịp thời đáp ứng những nhu cầu khẩn cấp cũng như lâu dài của bệnh nhân. Ngoài ra, nhân viên CTXH cần: - Hướng dẫn, hỗ trợ gia đình bệnh nhân đi khám bệnh; - Nhắc nhở bệnh nhân và gia đình bệnh nhân về cách sử dụng thuốc, cách trị liệu đúng cách; - Làm việc với gia đình bệnh nhân hướng dẫn và theo dõi cách chăm sóc điều trị bệnh theo đơn của bác sỹ; - Làm việc với cán bộ y tế tại cơ sở, sắp xếp lịch thăm khám, giám sát các hoạt động chữa trị tại nhà của người bệnh và người hỗ trợ; - Tìm kiếm nguồn lực để có được thuốc và các hỗ trợ trị liệu; - Tìm kiếm và kết nối với các chương trình liên quan tới CSSK tại địa phương; - Tổ chức các cuộc họp liên ngành trong đó có các cán bộ y tế để cùng đánh giá sự thay đổi và các vấn đề nảy sinh liên quan tới sức khỏe của bệnh nhân. - Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình bệnh nhân các liệu pháp thư giãn hợp lý để chữa trị và phòng ngừa các rối loạn tâm thần nảy sinh. - Tạo điều kiện để bệnh nhân và gia đình bệnh nhân được tham gia vào các buổi sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ dưỡng sinh tại cộng đồng hoặc các cơ sở cung cấp dịch vụ. Lưu ý: Ÿ Nâng cao sự tự nhận thức về năng lực của bản thân để biết từ bỏ những việc ngoài khả năng và tìm cách chuyển gửi họ đến các cá nhân có năng lực phù hợp. Ÿ Đảm bảo an toàn trong cung cấp dịch vụ (chỉ dẫn ở mục sau) 73 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN 5. Hỗ trợ tâm lý, tư vấn thay đổi nhận thức Sự cần thiết của h̃ tṛ tâm lý Người rơi vào tình trạng bị rỗi loạn tâm thần luôn cần đến sự hỗ trợ về tâm lý. Thông qua tư vấn tham vấn, nhân viên CTXH sẽ thay đổi được tình trạng tâm lý tiêu cực cho họ. Ngoài ra, việc hỗ trợ tâm lý không chỉ cho người bệnh mà còn phải hỗ trợ cho gia đình người bệnh vì gia đình thường hay trở nên rối loạn khi có một thành viên gặp vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là bệnh liên quan tới tâm thần. Tình trạng rối loạn này càng gia tăng, suy nghĩ của họ trở nên tiêu cực khi họ suy ngẫm về những sự kiện đã và đang xảy ra với mình và gia đình. Họ có thể trở nên xa lánh hằn học lẫn nhau hoặc càng có niềm tin sai lệch với những gì đang diễn ra trong thực tế, dẫn đến buông xuôi, thờ ơ hoặc liều mạng…Tình trạng này cần được nhân viên CTXH tham vấn kịp thời. Việc tham vấn, tư vấn sẽ giúp giải tỏa được các lo lắng, căng thẳng, khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh cũng như các vấn đề mà gia đình họ đang phải đối đầu. Như vậy, tham vấn, tư vấn nhằm mục đích chữa trị nhưng đồng thời cũng để can thiệp phòng ngừa. Các hoạt động h̃ tṛ tâm lý Tư v́n : Nhân viên CTXH cung cấp các thông tin về nguyên nhân, các dấu hiệu triệu chứng, các cách thức phòng và chữa trị ở mức độ sơ cấp cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân về chứng bệnh rối loạn tâm thần mà họ đang gặp phải, trả lời các thắc mắc của bệnh nhân và gia đình trong khả năng của mình; cung cấp các địa chỉ các cơ sơ y tế và các lĩnh vực khác có liên quan tới việc giải quyết vấn đề của bệnh nhân. Tham v́n: Sử dụng các kỹ năng lắng nghe, khích lệ, đặt câu hỏi, tóm tắt phản hồi để giúp bệnh nhân và gia đình họ chia sẻ mối quan tâm, sự lo lắng băn khoăn, qua đó giúp giải tỏa được các lo lắng bức xức. Nhân viên CTXH có thể sử dụng liệu pháp hợp lý thông qua việc cung cấp các kiến thức về các chứng bệnh liên quan tới rối loạn tâm thần, giúp người bệnh và gia đình người bệnh thay đổi cách nghĩ, hiểu rằng họ đang bị một chứng bệnh (nghiện, hoặc hoang tưởng) và cần thiết phải chữa trị. Can thiệp khủng hoảng: Có những bệnh nhân rơi vào tình trạng khủng hoảng cần được sự can thiệp kịp thời. Nhân viên CTXH không nhất thiết phải là người thực hiện can thiệp trực tiếp trong toàn bộ tiến trình này nhưng sẽ có các hoạt động can thiệp cần thiết để giảm thiểu các nguy cơ gây tổn hại tới bản thân người bệnh hoặc những người khác. Sau đó, nhân viên CTXH sẽ là người chuyển gửi bệnh nhân tới các cơ sở và nhà chuyên môn có đủ trình độ chuyên môn để can thiệp, điều trị. Nhân viên CTXH sẽ duy trì công việc theo dõi giám sát sự thay đổi tích cực của bệnh nhân để kịp thời có các hỗ trợ phù hợp và ghi chép hồ sơ quản lý. Lưu ý: Ÿ Thiết lập mối quan hệ tích cực với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Ÿ Thực hành tốt các kỹ năng giao tiếp. Ÿ Đảm bảo an toàn trong cung cấp dịch vụ (chỉ dẫn ở mục sau) 74 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Một khía cạnh khá quan trọng đó là nhân viên CTXH tham vấn giúp cho người bệnh và thân nhân họ về các kỹ năng như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xử lý stress, kỹ năng tự tin, quyết đoán…. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với họ bởi chúng có thể giúp cho họ nâng cao năng lực sống độc lập, cải thiện sự tương tác xã hội và dần cải thiện tình trạng bệnh của mình. Điều này rất có lợi cho sự phục hồi chức năng xã hội và hòa nhập của người có vấn đề về tâm thần trong môi trường gia đình và cộng đồng của họ. 6. Hỗ trợ vật chất, việc làm Sự cần thiết của h̃ tṛ vật ch́t, việc làm Khi có một thành viên gặp về vấn đề về tâm thần, gia đình thường suy sụp không những chỉ về tinh thần mà còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Họ phải sử dụng khoản tiền lớn cho việc khám và chữa trị và tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương” nên không ít gia đình phải bán nhà, cửa, vườn ruộng, bỏ ăn, bỏ làm để tìm cách chữa trị cho người bệnh. Khi người bệnh là người lao động chính trong gia đình, họ không chỉ mất đi một người lao động mà còn cần một người khác để chăm sóc người bệnh. Sức lao động trong gia đình giảm sút. Điều này trực tiếp ảnh hưởng tới thu nhập của gia đình. Do vậy, nhân viên CTXH cần ưu tiên tìm kiếm các nguồn lực để hỗ trợ cho họ. Cách thức h̃ tṛ - Hỗ trợ việc làm: Kết nối hỗ trợ đào tạo nghề cho thành viên gia đình có nhu cầu và có khả năng làm việc; - Kết nối để có được vốn vay hỗ trợ gia đình xây dựng các mô hình tăng gia sản xuất phù hợp với hoàn cảnh gia đình; - Vận động sự hỗ trợ từ trong hệ thống gia đình, cộng đồng các vật phẩm đồ dùng cần thiết cho gia đình bệnh nhân; - Biện hộ chính sách để người bệnh và gia đình họ được miễn, giảm các khoản đóng góp cho nhà trường hoặc các công việc tại cộng đồng; Lưu ý: Ÿ Đề cao và khích lệ sự tham gia của gia đình người bệnh vào giải quyết vấn đề kinh tế để đảm bảo sự thay đổi bền vững. Ÿ Đảm bảo an toàn trong cung cấp dịch vụ (chỉ dẫn ở mục sau) 7. Hướng dẫn việc đảm bảo an toàn trong giao tiếp, cung cấp dịch vụ Đôi khi người bệnh tâm thần có những cơn hoảng loạn, kích động, họ dễ có những hành vi kích động gây tổn thương tới người xung quanh. Do vậy rất hữu ích nếu nhân viên CTXH biết và hướng dẫn cho người có liên quan (gia đình, người cung cấp dịch vụ…) chú ý tới việc đảm bảo an toàn cho cá nhân mình khi tiếp cận và làm việc với bệnh nhân. 75 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Dưới đây là một số chỉ dẫn cơ bản: - Trang bị cho họ những hiểu biết nhất định về dấu hiệu của những cơn hoảng loạn; - Tránh những giao tiếp gây kích động (không nói to như quát, không tỏ vẻ hung dữ, nói năng đe dọa, không cầm hung khí trên tay); - Đảm bảo không có các đồ dùng, vật dụng có thể gây sát thương tại nơi tiếp xúc với bệnh nhân; - Tại nơi làm việc cần có lối thoát để có thể ứng xử kịp thời trong tình huống bị khống chế hoặc tấn công bởi bệnh nhân; - Dự đoán các tình thế bất lợi xảy ra khi người bệnh phát bệnh và chuẩn bị các giải pháp đối phó. 8. Kết nối chuyển gửi Việc can thiệp trợ giúp cho người tâm thần cần có sự tham gia của nhiều nhà chuyên môn. Nhân viênCTXH không thể hoạt động độc lập mà cần phối hợp với các cán bộ chức năng khi cần thiết, ví dụ như: y tế, tâm lý, tư pháp, công an, cơ quan chính sách… Một số hoạt động cần thiết đối với NVCTXH trong kết nối chuyển gửi: - Nắm bắt thông tin về nguồn lực, dịch vụ trong cộng đồng: Dịch vụ gì đang có, ai cung cấp, giá cả, điều kiện để có dịch vụ đó... - Chuẩn bị cho mình danh mục các cơ quan cung cấp dịch vụ. - Liên hệ, giới thiệu gia đình và người bệnh tới cơ sở cung cấp dịch vụ phù hợp với gia đình. - Theo dõi giám sát sự tiếp cận của gia đình với dịch vụ đó và chất lượng dịch vụ họ nhận được. 9. Truyền thông trong chăm sóc sức khỏe tâm thần 9.1 Ý nghĩa của truỳn thông trong CSSK tâm thần Truyền thông trong CSSKTT có ý nghĩa to lớn tới việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng vì: - Nhiều người chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng SKTT nên có thể có những hành vi có hại cho SKTT, không chăm sóc SKTT. - Hiểu sai lệch về nguyên nhân của mỗi loại rối loạn tâm thần ... - Sự kỳ thị của người dân trong cộng đồng khiến người bệnh và gia đình của họ bị tổn thương và khó hòa nhập để phát triển; - Ý thức nâng cao năng lực để phòng chống các bệnh tâm thần còn hạn chế. 76 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Các mục tiêu của tuyên truỳn - Tuyên truyền phòng tránh kỳ thị với người và gia đình người mắc bệnh tâm thần: + Thay đổi nhận thức về bệnh tâm thần: Hiểu đúng dắn về nguyên nhân dẫn đến các chứng bệnh tâm thần ví dụ rối loạn tâm thần không phải do ma quỷ gây nên. + Nhận biết tác hại của việc kỳ thị, kỳ thị của người và gia đình của người có bệnh tâm thần. Nếu hiểu sai họ tự kỳ thị, không chữa trị và bệnh càng nặng hơn, họ cô lập mình và hòa nhập xã hội càng giảm. - Nâng cao năng lực trong chăm sóc sức khỏe tâm thần: Các phương pháp trị liệu vật lý và tâm lý hiện có ( thư giãn, đọc sách, xem phim, ca nhạc, sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ), khả năng tổ chức quản lý cuộc sống. - Tuyên truyền phòng tránh và giảm các tác nhân dẫn đến các chứng bệnh tâm thần: + Bảo vệ môi trường lành mạnh, tránh các ô nhiễm về tiếng ồn, khói, bụi bặm bởi vì tiếng ồn, khói bụi cũng dễ là yếu tố nguy cơ khiến con người căng thẳng, gây mâu thuẫn, xung đột. + Hình thành và duy trì lối sống lành mạnh, phát triển các sân chơi lành mạnh, ví dụ việc sử dụng rượu bia, chất kích thích dễ làm cho con người có những vấn đề về sức khỏe tâm thần, chức năng xã hội giảm sút, và nguy cơ của nhiều rối loại tâm thần khác 9.2 Đối tựng tuyên truỳn - Người bệnh: Có hiểu biết và hiểu biết sâu hơn về bệnh, nâng cao năng lực tự chữa trị cho bản thân. - Gia đình người bệnh: Hiểu biết hơn về bệnh tâm thần, tăng cường khả năng chăm sóc cho người bệnh, bản thân và phòng ngừa bệnh trong gia đình. - Người dân trong cộng đồng: Hiểu biết hơn về bệnh tâm thần, thay đổi nhận thay đổi hành vi ứng xử với người tâm thân và gia đình của họ; có ý thức và trách nhiệm trong việc giữ gìn môi trường an toàn lành mạnh trong cộng đồng. - Lãnh đạo cộng đồng: Nhận thức được tầm quan trọng của các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Qua đó, lãnh đạo cộng đồng có tiếng nói, đưa ra quyết định để hỗ trợ cho các hoạt động, chương trình và các chính sách cần thiết đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. 9.3 Các nhiệm vụ cán bộ công tác xã hội cần thực hiện khi truỳn thông - Cung cấp thông tin một cách chính xác, rõ ràng đầy đủ về các chức bệnh liên quan đến chứng bệnh tâm thần như nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng chữa trị giúp người được truyền thông có hiểu biêt sâu sắc về các loại rối loạn tâm thần này; - Cung cấp các thông tin về chương trình chính sách, các địa chỉ cung cấp dịch vụ dành cho các bệnh nhân và gia đình bệnh nhân gặp phải vấn đề về tâm thần hiện đang có trong cộng đồng và xã hội; 77 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN - Giúp cho người được truyền thông hình thành các kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cho người thân trong gia đình cũng như những người xung quanh; - Biểu dương, xây dựng và nhân rộng các mô hình tiên tiến về chăm sóc sức khỏe tâm thần tại địa phương; - Huy động sự tham gia tích cực của gia đình và người dân cộng đồng. 9.4 Phương pháp tuyên truỳn Địa điểm - Tại gia đình: Trực tiếp gặp gỡ người bệnh và gia đình người bệnh qua các hoạt động thăm viếng tại gia đình. - Tại cộng đồng: Lồng ghép vào các nội dung họp thông qua các buổi họp khu dân cư, các ban ngành đoàn thể. - Tại các cơ sở: trường học, nơi tụ tập đông dân cư bằng tranh ảnh, áp phích, hoạt động ca nhạc… Hình thức - Truyền thông bằng ngôn ngữ nói; - Truyền thông bằng ngôn ngữ viết; - Truyền thông bằng hình ảnh trực quan; - Truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng; - Truyền thông bằng hoạt động sân khấu hóa; - Tùy theo mục đích và nội dung của truyền thông để lựa chọn hình thức phù hợp và đạt hiệu quả nhất. Lưu ý: khi truyền thông cần đảm bảo: - Thông tin chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu - Phù hợp với đối tượng, trình độ, độ tuổi, giới tính, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán, đạo đức xã hội - Không phân biệt đối xử, không tạo ra sự bất bình đẳng, không đưa hình ảnh tiêu cực - Kiểm soát cảm xúc, tâm trạng của bản thân 78 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN 10. Giáo dục và chăm sóc sức khỏe tâm thần Ý nghĩa của tập hún giáo dục trong CS SKTT - Nhiều người có nhận thức sai lệch về SKTT - Thiếu kiến thức về các chứng bệnh liên quan tới SKTT: Nguyên nhân và các dấu hiện nhận biết, cách thức phòng ngừa các chứng bệnh này - Chưa biết cách tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của bản thân - Chưa có các kỹ năng chăm sóc người bệnh về tâm thần… - Thiếu kỹ năng bảo vệ bản thân trong tình huống người bệnh tấn công Các nội dung giáo dục - Rối loạn tâm thần: Nguyên nhân và biểu hiện; - Cách thức phòng ngừa các nguyên nhân dẫn đến bệnh tâm thần; - Nhu cầu của bệnh nhân rối loạn tâm thần; - Phương pháp hỗ trợ y tế cho người có rối loạn tâm thần; - Giao tiếp với người có rối loạn tâm thần; - Các kỹ năng chăm sóc người có rối loạn tâm thần; - Các kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, quản lý cuộc sống. - Bảo vệ an toàn bản thân khi giao tiếp với người mắc bệnh tâm thần. Phương pháp giáo dục - Thuyết trình và tọa đàm; - Chia nhóm thảo luận về các trường hợp điển hình; - Sử dụng tranh ảnh, video, băng hình; - Thực địa (thăm quan mô hình). Các bước trong thực hiện tập hún - Chuẩn bị tập huấn: nội dung, địa điểm, đối tượng tham gia, người tập huấn - Triển khi tập huấn: thực hiện kế hoạch, theo dõi, đánh giá nội dung tập huấn và nhu cầu người tham dự - Lượng giá tập huấn: sự thay đổi về kiến thức, hành vi của người tham dự, khả năng ứng dụng thực tiễn 79 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN 11. Biện hộ Biện hộ là một quá trình hành động đại diện, bày tỏ với cơ quan chức năng, tổ chức có liên quan để giúp đỡ những người cần sự trợ giúp, trong đó có người bệnh tâm thần tiếp cận được những chính sách, dịch vụ, quyền của họ một cách chính đáng, theo quy định của pháp luật. Các h̀nh thức biện hộ: Nhân viên CTXH có thể trang bị kiến thức kỹ năng để thân chủ, nhóm thân chủ tự biện hộ. Đây là hoạt động nâng cao năng lực cho nhóm thân chủ hoặc đại diện cho thân chủ nói lên nhu cầu cần đáp ứng về quyền của thân chủ. Nhân viên CTXH còn tham gia vai trò biện hộ ở cấp độ xã hội bằng cách vận động hành lang (lobby) các cơ quan và những nhà hoạch định chính sách để đưa ra được các chính sách đảm bảo việc phân bổ tài nguyên một cách hợp lý. Dưới đây là một số gợi ý cho quá trình thực hiện biện hộ vận dụng vào trong tình huống cụ thể (Tình huống ở phụ lục A). Các câu hỏi Vận dụng vào tình huống cộng đồng X phụ lục A Biện hộ cho ai? Biện hộ cho toàn thể người dân tại khu X Biện hộ tới ai? Ban quản lý dự án tòa nhà Những người dân tích cực Ai Ai tham gia vào tiến trình Những gia đình có bệnh nhân gặp vấn đề về rối nhiều tâm trí biện hộ Nhân viên CTXH Các cán bộ có hiểu biết về công trình dự án các chính sách và yêu cầu về xây dựng, quyền của người dân Mục đích của biện hộ là gì/ hướng đến nhu cầu nào của người dân? Có được một khu vui chơi/ sinh hoạt chung cho người dân cộng đồng Phương pháp biện hộ là gì? Biện hộ nhóm/ biện hộ theo cấp độ từ dưới lên Có được sự nhất trí cao của khu dân cư Tìm hiểu các thông tin một cách chính xác Cái gì Các yếu tố quyết định thành công cho biện hộ này là gì Có được các văn bản pháp luật ủng hộ cho mục tiêu biện hộ Các chính sách về sức khỏe tâm thần và an toàn cộng đồng ở khu chung cư Có mạng lưới hỗ trợ từ những cá nhân tổ chức có liên quan tới vấn đề biện hộ 80 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Khi mọi giấy tờ, văn bản liên quan đã được nghiên cứu một cách thấu đáo và được chuẩn bị một cách cẩn thận Khi nào Khi nào là thời điểm biện hộ tốt nhất Khi các thành viên có liên quan đã sẵn sàng về tâm thế và thời gian Khi có một sự kiện gì đó có lợi cho việc đề xuất biện hộ. Việc chuẩn bị cho biện hộ hiện nay như thế nào? Rà soát lại toàn bộ những công việc cần thực hiện với các nội dung, người chịu trách nhiệm, tâm thế của nhóm thực hiện chủ chốt - Tổ chức họp khu dân cư, bàn luận về vấn đề thiếu sân chơi hiện nay của cộng đồng - Thống nhất mục tiêu thực hiện để giải quyết vấn đề - Phân công thực hiện các nhiệm vụ Như thế nào + Tìm hiểu về hợp đồng mua bán nhà Các hoạt động biện hộ được thực hiện như thế nào? + Tìm hiểu về luật và chính sách liên quan tới xây dựng nhà chung cư và quyền của người dân sử dụng nhà chung cư + Làm việc với công trình đô thị + Tổng hợp tại liệu + Họp khu dân cư báo cáo kết quả nghiên cứu tổng thể + Bổ sung hoàn thiện báo cáo và lấy ý kiến của người dân + Đề xuất lên ban quản trị tòa nhà Đồng hành với việc rà soát những việc đã làm bằng cách trả lời các câu hỏi (như ví dụ bên cạnh), nhân viên CTXH phải duy trì việc theo dõi và thúc đẩy các cá nhân và tổ chức, những người trực tiếp giải quyết vấn đề này. Để làm được tốt việc này, nhân viên CTXH cần đưa ra một yêu cầu thỏa thuận rõ ràng về thời gian, người thực hiện và những cam kết khác với những người tham gia. 81 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN pHụ LụC Cộng đồng X là một tổ dân phố ở phường B, Quận C, thành phố Hà Nội, nơi có tỷ lệ trẻ em đông nhất so với các tổ dân cư trong quận. Tuy nhiên, đây là một khu dân cư bậc trung lại được thiết kế đã lâu nên gặp nhiều vấn đề liên quan tới an toàn và hạn chế các giao lưu xã hội của các cư dân. Một trong những bức xúc lớn của người dân tại cộng đồng này là không có khoảng không gian thoáng đãng để làm sân vui chơi và tổ chức các hoạt động cộng đồng như các hoạt động dưỡng sinh, thể dục thể thao và thư giãn cho người cao tuổi trẻ và thanh thiếu niên. Trong khi đó, khu đất, mà theo kế hoạch ban đầu của ban giám đốc (đã được ghi chép trong hợp đồng nhà) sẽ được sử dụng làm một công viên nhỏ cho dân cư tại khu vực lại đang có nguy cơ đưa vào xây dựng một tòa nhà mới để cho thuê kinh doanh. Gần đây, cán bộ y tế của khu dân cư trong một cuộc họp đã báo động về số lượng những bệnh nhân có rối loạn tâm thần gia tăng trên địa bàn và ông cũng khuyến cáo rằng, việc thiếu khu giải trí chung của một địa phương là một trong những nguyên nhân dẫn đến các chứng bệnh về rối loạn tâm thần. Nhân viên CTXH tại cộng đồng dân cư này đã có ý định thực hiện hoạt động biện hộ để dân cư khu phố này có được một địa điểm vui chơi thư giãn chung của cộng đồng. 82 CÔNG TÁC Xà HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BasicNeeds, Tài liệu tập huấn giảng viên nguồn cho cán bộ y tế cộng đồng về sức khỏe tâm thần, 2011. 2. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (2011). Hướng dẫn triển khai đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rỗi nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng (giai đoạn 20112020). Nhà xuất bản thông tin và truyên thông. 3. Brammer, M.L (1979). The helping skills. (2.nd Ed). Prentice Hall, Inc., Englegood Clifs, New Jersey 07632. 4. Criernik, R & Row.S.W (2003). Responding to the Opperession of Addiction: Canadian Social Work Perspective. Canadian Scholar Inc. 5. Duong Anh Vuong, EwoutVanGinneken, JodiMorris, SonThaiHa, ReinhardBusse (2011). Mental health in Vietnam: Burden of disease and availability of services. Asian Journal of Psychiatry. 6. Đặng Bá Lâm (2007). Giáo dục, tâm lý và sức khỏe tâm thần trẻ em Việt nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên ngành. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 7. Kichener BA, Jorm AF & Kanowski LG, Cẩm nang cấp cứu tâm thần: Vietnamese Mental Health First Aid Manual, 2008. 8. Okun, F.B.(1986). Efective helping: Interviewing and Counceling techniques. (3 rd Ed). Brooks/ Cole Publishing Company. 9. Tổ chức Y tế Thế giới, ICD 10 về các rối loạn tâm thần, 2005. 10. Tổ chức Y tế thế giới, Management of Mental Disorder,1997. 11. Vikram Patel, Nơi không có bác sỹ tâm thần. 12. Võ Văn Bản (2002). Thực hành Điều trị tâm lý. Nhà xuất bản Y học 13. World Health Organization (2003). Mental Health Legislation and Human Rights 14. World Health Organization (2003). Organization of Services for Mental Health 15. World Health Organization (2005). Mental Health Policy, Plans and Programs. 83