« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã tại Phòng Tài chính – Kế hoạch trên địa bàn huyện Lộc Hà


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã tại Phòng Tài chính – Kế hoạch trên địa bàn huyện Lộc Hà.
- Tác giả luận văn: Lê Thị Phương Khóa: QTKD2015 Người hướng dẫn: TS Vũ Quang Từ khóa (Keyword): Quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh Nội dung tóm tắt 1.
- Lý do thực hiện đề tài: Ngân sách cấp xã gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền nhà nước cấp xã, là nguồn cung cấp phương tiện vật chất để chính quyền cấp xã hoạt động, lãnh đạo nhân dân triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng tại địa phương.
- Vì vậy, việc quản lý, sử dụng nguồn ngân sách cấp xã một cách tiết kiệm, có hiệu quả, công khai, minh bạch và khoa học là rất cần thiết, là yêu cầu khách quan trong công tác quản lý ngân sách cấp xã và trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.
- Mặt khác, sự mất ổn định chính trị ở cấp xã hầu hết bắt nguồn từ sự thiếu minh bạch và bất cập trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính, đất đai.
- Vì vậy, để xây dựng được chính quyền cấp xã trong sạch, vững mạnh, một chính quyền “do dân và vì dân” đòi hỏi cần phải tăng cường quản lý đối với ngân sách cấp xã.
- Huyện Lộc Hà được thành lập theo Nghị định số 20/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Chính Phủ.
- Trải qua nhiều khó khăn của một huyện mới được thành lập, cùng nhiều thách thức do thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế toàn cầu… nhưng dưới sự giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh, sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ và nhân dân, huyện Lộc Hà đã bắt đầu ổn định tổ chức bộ máy và đạt được kết quả đáng phấn khởi trên mọi mặt.
- Là một huyện mới thành lập và đi vào hoạt động hơn 9 năm, nhu cầu chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản là rất lớn, đặc biệt là tại các xã trên địa bàn huyện.
- Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động quản lý ngân sách cấp xã hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, đòi hỏi cần phải được chấn chỉnh kịp thời, đặc biệt là trong công tác lập dự toán, quản lý điều hành, quyết toán và thực hiện việc công khai, minh bạch trong hoạt động ngân sách cấp xã.
- Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến việc khai thác các nguồn lực cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương.
- Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội mà cấp ủy và chính quyền địa phương đã đặt ra trong bối cảnh nguồn lực tài chính hạn hẹp thì công tác quản lý ngân sách cấp xã cần phải chặt chẽ và hiệu quả.
- Xuất phát từ thực tế của địa phương như nêu trên, tôi xin chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TẠI HÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH” nhằm mục đích đưa ra một số giải pháp dựa trên khoa học và thực tiễn góp phần giải quyết các vấn đề tồn tại và nâng cao chất lượng quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Lộc Hà.
- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những năm gần đây Nhà nước rất quan tâm tới công tác quản lý ngân sách cấp xã nhất là từ khi Luật Ngân sách ra đời, nhiều văn bản đã được ban hành, sửa đổi, bổ 2 sung cho phù hợp.
- Bên cạnh đó có nhiều đề tài nghiên cứu về quản lý ngân sách cấp xã ở địa phương như: Luận văn thạc sỹ kinh tế chương trình định hướng thực hành “Quản lý ngân sách cấp phường, xã Thành phố Vinh – Nghệ An” trường Đại học Quốc Gia Hà Nội của tác giả Thái Văn Hùng, năm 2015.
- Luận văn đã trả lời cho 02 câu hỏi: Thực trạng công tác quản lý Ngân sách phường, xã tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An như thế nào, còn những mặt nào cần tiếp tục hoàn thiện? Làm thế nào để khai thác tốt nguồn thu ngân sách, quản lý chi tiêu ngân sách xã tiết kiệm, đúng quy định và cân đối ngân sách tiên tiến, khoa học, sát với thực tế? Luận văn thạc sỹ kinh tế “Giải pháp tăng cường quản lý tài chính xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” của tác giả Hồ Đức Đàn, nghiên cứu năm 2011.
- Tác giả luận văn đã trình bày những lý luận chung về tài chính xã và hoạt động quản lý tài chính xã trên cơ sở những chính sách, chế độ, quy định hiện hành của Nhà nước đối với hoạt động tài chính xã.
- Nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý tài chính xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2007 đến năm 2010 để làm rõ những ưu điểm, hạn chế, tồn tại cơ bản và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
- Trên cơ sở những lý luận chung về hoạt động tài chính xã và thực trạng tại Hà Tĩnh, gắn với phương hướng, nhiệm vụ sắp tới của ngành tài chính để đề ra những giải pháp tăng cường quản lý đối với tài chính xã trên địa bàn trong thời gian tới.
- Luận văn thạc sỹ kinh tế “Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” của tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh thực hiện năm 2009 tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
- Luận văn đã thực hiện được một số nội dung: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý ngân sách cấp xã trong nền kinh tế thị trường.
- Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2004 đến nay.
- Từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới, chia làm 02 nhóm giải pháp đối với Trung ương và đối với địa phương.
- Đối với Trung ương có 03 nhóm giải pháp nhỏ được kiến nghị, đối với địa phương có 06 giải pháp nhỏ được kiến nghị.
- Các đề tài nghiên cứu này đã phân tích được thực trạng quản lý ngân sách cấp xã ở các địa phương khác nhau và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã với những đặc điểm khác nhau của địa phương đó.
- Tuy nhiên, riêng huyện Lộc Hà thì cho đến nay chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu công tác quản lý ngân sách cấp xã nhìn từ góc độ quản lý tại phòng Tài chính – Kế hoạch.
- Mục tiêu nghiên cứu.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ngân sách cấp xã, quản lý ngân sách cấp xã.
- Phân tích, làm rõ thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Lộc Hà giai đoạn 2013-2015.
- Qua việc phân tích thực trạng để đánh giá những ưu, nhược điểm, những hạn chế tồn tại trong quản lý và điều hành ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Lộc Hà.
- Nghiên cứu các nguyên nhân chú yếu dẫn đến những hạn chế trong quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Lộc Hà.
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Lộc Hà, nhằm góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý ngân sách cấp xã trên các nội dung của chu trình quản lý ngân sách: Lập dự toán, Chấp hành dự toán, 3 Quyết toán ngân sách và Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân sách cấp xã dưới tác động của môi trường kinh tế - xã hội – văn hóa, chính sách, năng lực cán bộ và các nhân tố khác.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý ngân sách cấp xã từ năm 2013-2015 tại phòng Tài chính – Kế hoạch trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
- Phương pháp nghiên cứu: a)Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng đồng thời các phương pháp như: Phân tích số liệu chi tiết và tổng hợp về tình hình tài chính ngân sách cấp huyện, xã.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp thống kê – so sánh – phân tích: Tác giả tổng hợp các số liệu từ các năm 2013-2015 ở phòng Tài chính – Kế hoạch để so sánh, phân tích trong các nội dung của công tác quản lý ngân sách cấp xã.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Từ những phân tích cơ sở khoa học, phân tích thực trạng của công tác quản lý ngân sách cấp xã.
- b) Nguồn thông tin, dữ liệu sử dụng - Các nghị quyết, thông tư, văn bản của Nhà nước quy định về Ngân sách nhà nước, Ngân sách cấp xã.
- Số liệu từ Báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Lộc Hà và các phòng ban cấp huyện.
- Với đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã tại Phòng Tài chính – Kế hoạch trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh”, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau: Một là, hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản, kinh nghiệm của các địa phương về quản lý ngân sách cấp xã, nêu rõ khái niệm và đặc điểm, nội dung của công tác quản lý ngân sách cấp xã để từ đó rút ra nhưng nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã.
- Hai là: Thông qua tình hình thực tế về công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Lộc Hà năm luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý ngân sách cấp xã và đưa ra đánh giá khách quan về ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý ngân sách cấp xã, nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế làm cơ sở cho những đề xuất hoàn thiện.
- Ba là, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn luận văn đã đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trong thời gia tới.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt