« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Kiến Xương


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Kiến Xương” Tác giả luận văn: Nguyễn Trí Hiếu Khóa: 2014B Người hướng dẫn: TS.
- Nguyễn Thị Mai Chi Từ khóa: quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế, Chi cục Thuế huyện Kiến Xương Nội dung tóm tắt: 1.
- điều tiết thu nhập… Trong quá trình kiện toàn tổ chức ngành Thuế, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế luôn xác định công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là nhiệm vụ quan trọng, là chìa khoá tăng thu để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thuế trong giai đoạn hiện nay và những năm tới.
- Vì vậy những năm qua công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đã có những bước phát triển nhất định, thu được một số kết quả khả quan và có tác dụng tích cực đối với cơ chế quản lý thuế hiện đại.
- Thực trạng này đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu, từ đó có biện pháp khắc phục, hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, giúp cho cộng đồng hiểu được bản chất tốt đẹp của tiền thuế, hiểu được các chính sách thuế và tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật.
- Từ nhận thức về vị trí và tầm quan trọng hoạt động quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, qua thời gian công tác tại Chi cục Thuế huyện Kiến Xương, tác giả đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Kiến Xương” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao, tăng cường hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tới ĐTNT tại Chi cục thuế huyện Kiến Xương.
- 2 - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của Chi cục Thuế huyện Kiến Xương.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian: Nghiên cứu về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế do Đội quản lý nợ hỗ trợ phụ trách tại Chi cục Thuế huyện Kiến Xương.
- Chương 1: Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nợ, đặc điểm công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tới đối tượng cán bộ thuế và người nộp thuế: khái niệm, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, hỗ trợ chính sách thuế.
- Chương này cũng đề cập đến các kinh nghiệm về quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của một số nước trên thế giới như, Malaysia, Nhật Bản, cũng như kinh nghiệm của các Chi cục Thuế, Cục thuế trên cả nước.
- Chương 2: Từ cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu cho thấy, bên cạnh những mặt đạt được trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn huyện Kiến Xương vẫn còn những hạn chế như: Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế vẫn còn gặp nhiều khó khăn về chỉ đạo, chính sách theo đặc thù kinh tế của huyện.
- Bộ phận làm nhiệm vụ quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế còn thờ ơ với công việc, thiếu chuyên môn… Những hạn chế này bắt nguồn từ những nguyên nhân là: Chủ trương, chính sách và luật pháp của Nhà nước về thuế còn nhiều bất cập.
- Tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của Chi cục Thuế huyện Kiến Xương chưa được chú ý một cách đầy đủ.
- Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa Chi cục Thuế huyện Kiến Xương với các đơn vị có liên quan.
- Cơ sở vật chất của Chi cục Thuế huyện Kiến Xương còn khó khăn.
- Chương 3: Luận văn đề xuất một số các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế, góp phần hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp của cán bộ Thuế nói chung và tại 3 Chi cục Thuế huyện Kiến Xương nói riêng góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế.
- Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu các tài liệu, văn bản.
- Kết luận Triển khai hiệu quả công tác công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế sẽ giúp ĐTNT nắm bắt thông tin kịp thời về chính sách, pháp luật thuế, tạo điều kiện tốt nhất cho ĐTNT thực hiện nghĩa vụ thuế, giảm rủi ro trong sản xuất, kinh doanh và đáp ứng tốt các yêu cầu chiến lược phát triển ngành thuế giai đoạn 2011-2020 đã được Chính phủ đề ra

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt