« Home « Kết quả tìm kiếm

Ứng dụng công nghệ web ngữ nghĩa cho hệ thống WebGIS


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ - Đề tài: Ứng dụng công nghệ Web ngữ nghĩa cho hệ thống WebGIS.
- Cao Tuấn Dũng, Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Từ khóa (Keyword): WebGIS có ngữ nghĩa, tra cứu thông tin địa lý, ontology nền cơ sở địa lý Việt Nam, tích hợp dữ liệu WebGIS có ngữ nghĩa.
- Tóm tắt luận văn: GIS cũng như WebGIS đã và đang được ứng dụng hầu hết vào các ngành, các lĩnh vực, như trong các ngành: Đo đạc và bản đồ, quản lý, dự báo và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, thiên nhiên và môi trường, quản lý quy hoạch đô thị, giao thông, viễn thông, thăm dò khai thác dầu khí, phân tích thị trường.
- Tuy nhiên, WebGIS còn hai điểm hạn chế: Thứ nhất là khả năng xử lý thông tin có ngữ nghĩa giúp thông tin được cung cấp chính xác và đầy đủ hơn đến người dùng trên WebGIS là chưa có, thứ hai là với những WebGIS có nguồn dữ liệu không đồng nhất, phân tán ở nhiều nơi thì khả năng tích hợp thông tin để chia sẻ là còn khó khăn.
- Công nghệ web ngữ nghĩa với khả năng tích hợp thông tin để chia sẻ và xử lý được thông tin có ngữ nghĩa, do đó nó có thể giải quyết được các hạn chế trên của WebGIS.
- Trên thế giới đã có những nghiên cứu về vấn đề ứng dụng công nghệ web ngữ nghĩa vào GIS và cho những kết quả khả quan.
- Do đó mà tôi lựa chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ web ngữ nghĩa cho hệ thống WebGIS” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
- Mục đích của luận văn là đề xuất một giải pháp tạo ra WebGIS có ngữ nghĩa nhằm khắc phục hai hạn chế của WebGIS truyền thống (WebGIS chưa có ngữ nghĩa) gặp phải.
- Để đạt được mục đích này, trước hết luận văn tập trung tổng hợp lý thuyết, tìm hiểu lý thuyết công nghệ WebGIS, công nghệ web ngữ nghĩa, tiềm năng và ứng dụng của web ngữ nghĩa cho hệ thống WebGIS.
- Tiếp đó là khảo sát, đánh giá về tiềm năng, ứng dụng của web ngữ nghĩa cho WebGIS, đưa ra một giải pháp để tạo ra WebGIS có ngữ nghĩa, thiết kế ontology nền cơ sở địa lý Việt Nam cho bài toán GIS tại Việt Nam, từ đó phát triển thuật toán chuyển đổi dữ liệu quản lý trong GIS về dữ 2 liệu ngữ nghĩa RDF.
- Cuối cùng là xây dựng một hệ thống thử nghiệm WebGIS có ngữ nghĩa tra cứu một số điểm di tích, thử nghiệm tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau và đánh giá về kết quả đạt được.
- Ứng dụng thử nghiệm được xây dựng trên bộ dữ liệu (nguồn do NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam, nơi công tác của tác giả cung cấp): Nhóm dữ liệu nền địa lý (bản đồ nền) gồm: Các vùng hành chính cấp tỉnh/thành phố của Việt Nam (63 tỉnh/thành phố) và một phần các vùng hành chính cấp quốc gia của các nước lân cận Việt Nam (Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc), vùng biển và một số sông lớn của Việt Nam, các đường giao thông lớn của Việt Nam (đường giao thông cấp quốc lộ, tỉnh lộ).
- Nhóm dữ liệu chuyên ngành: Một số điểm di tích của Việt Nam.
- Kết quả là luận văn đã tìm hiểu và nêu ra được những nét đặc trưng về cơ sở lý thuyết của hệ thống WebGIS, Web ngữ nghĩa.
- đã khảo sát, đánh giá về tiềm năng, tìm hiểu về ứng dụng công nghệ web ngữ nghĩa cho GIS và đưa ra một giải pháp tạo ra hệ thống WebGIS có ngữ nghĩa nhằm giải quyết 2 hạn chế mà WebGIS truyền thống gặp phải.
- đã tìm hiểu về thuật toán chuyển đổi dữ liệu RDB sang đồ thị RDF, vận dụng để xây dựng công cụ và chuyển đổi dữ liệu cho hệ thống thử nghiệm.
- đã xây dựng thành công hệ thống thử nghiệm tạo ra một ứng dụng WebGIS có ngữ nghĩa, bước đầu đáp ứng giải quyết được hai hạn chế mà WebGIS truyền thống gặp phải, giúp cho việc tích hợp dữ liệu GIS từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau trở nên khả thi hơn và việc tra cứu thông tin trên WebGIS được chính xác và đẩy đủ hơn.
- Kết quả của luận văn cũng đóng góp một phần nền tảng ban đầu cho những tìm hiểu sâu hơn về việc ứng dụng công nghệ web ngữ nghĩa vào GIS ở Việt Nam.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt