« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyền xét xử công bằng và vấn đề bảo đảm quyền xét xử công bằng ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Quyền xét xử công bằng và vấn đề bảo đảm quyền xét xử công bằng ở Việt Nam.
- Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS.
- Nêu khái quát nội dung của quyền được xét xử công bằng.
- Làm rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của quyền được xét xử công bằng.
- Nêu những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền được xét xử công bằng.
- Tìm hiểu, phân tích thực tiễn việc đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam.
- Tìm hiểu những vi phạm quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam thường xảy ra trên thực tế và nguyên nhân của nó.
- Đưa ra những đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao quyền được xét xử công bằng được thực thi tốt hơn trên thực tế..
- Keywords.Quyền xét xử.
- Pháp luật Việt Nam.
- Xét xử công bằng.
- Quyền được xét xử công bằng là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Bộ luật nhân quyền quốc tế như: tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp quốc (UDHR), trong công ước về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR)..
- Quyền này là một tập hợp các đảm bảo tố tụng nhằm đảm bảo quá trình xét xử được công bằng, bao gồm các khía cạnh như được bình đẳng trước tòa án, được suy đoán vô tội, không bị áp dụng hồi tố, không bị bỏ tù chỉ vì không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng… Quyền này sau đó cũng đã được quy định trong nhiều công ước quốc tế khác như: Công Ước Châu Âu về quyền con người, quy chế tòa án hình sự quốc tế, Trong pháp luật Việt Nam quyền được xét xử công bằng trước tiên được ghi nhận trong Điều 52 Hiến Pháp 1992: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”, Điều 72 quy định:.
- Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự.
- Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh” Quyền được xét xử công bằng giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong một nhà nước Pháp quyền- là nhân tố quan trọng của Nhà nước Pháp quyền.
- Một người được xét xử đúng với những hành vi mà họ gây ra, nghĩa là đảm bảo quyền được xét xử công bằng thì sẽ không ảnh hưởng, hạn chế đến các quyền khác của họ.
- Ngược lại, một người không được đảm bảo quyền được xét xử công bằng, sẽ làm hạn chế, ảnh hưởng đến các quyền khác của họ.
- Khi quyền được xét xử công bằng bị vi phạm sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến việc thụ hưởng các quyền con người như quyền sống, quyền tự do, quyền tài sản, quyền nhân thân....
- Quyền được xét xử công bằng ngày càng được chú trọng nâng cao..
- Việt Nam hiện đang trong quá trình đi lên nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, nền dân chủ ngày càng được đề cao.
- Và để đạt được mục tiêu đi lên nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thì Nhà nước phải có nhiều biện pháp để đảm bảo việc thượng tôn pháp luật trong xã hội.
- Việc đảm bảo quyền được xét xử công bằng là một trong những biện pháp đó, là mục tiêu mà nhà nước hướng đến trong quá trình đi lên nhà nước pháp quyền.
- Chính vì thế mà quyền được xét xử công bằng ngày càng được chú trọng, đề cao và có nhiều biện pháp để nâng cao..
- Thông qua đó, nâng cao hiệu quả tố tụng và đảm bảo được quyền được xét xử công bằng..
- Tuy nhiên, trong thực tế, quyền được xét xử công bằng vẫn bị vi phạm khắp nơi nơi, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng trong việc thụ hưởng các quyền con người.
- Việt Nam cũng giống như các nước trong khu vực và trên thế giới, cũng không tránh khỏi tình trạng này.
- Do đó, vấn đề đảm bảo quyền được xét xử công bằng ngày càng trở nên cấp thiết và mang tính toàn cầu..
- Chính vì những lý do trên mà tác giả chọn đề tài “Quyền xét xử công bằng và vấn đề đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
- Nhằm góp phần làm rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của quyền được xét xử công bằng.
- Đồng thời, nêu lên thực trạng quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam, tìm hiểu các quyền được xét xử công bằng nào hay bị vi phạm trong thực tế và nguyên nhân của nó.
- Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam được thực thi tốt hơn.
- Vấn đề quyền xét xử công bằng đã được một số tác giả, học giả có đề tài, bài viết.
- Như “Quyền được xét xử công bằng – đề tài nghiên cứu khoa học: Luật tố tụng hình sự Việt Nam đối với việc bảo vệ quyền con người” của tác giả Nguyễn Ngọc Chí, Quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam của tác giả Đỗ Thị Phượng, trong Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền - Nhà xuất bản khoa học xã hội 2012.
- Tuy nhiên, việc làm rõ nội dung cũng như tầm quan trọng của quyền xét xử công bằng và tìm hiểu thực trạng vấn đề đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam dường như chưa có nhiều công trình nghiên cứu, chưa có nhiều bài viết..
- Mục đích: Làm rõ lý do vì sao phải đảm bảo quyền được xét xử công bằng..
- Đồng thời tìm hiểu, phân tích làm rõ thực trạng vấn đề đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam, làm rõ các quyền thường bị vi phạm trong thực tiễn và nguyên nhân của nó.
- Để từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao quyền được xét xử.
- công bằng trong pháp luật Việt Nam được thực thi tốt hơn..
- Làm rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của quyền được xét xử công bằng - Nêu những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền được xét xử công bằng..
- Trên cơ sở những thành quả nghiên cứu được, Luận văn làm sáng tỏ lý do vì sao phải đảm bảo quyền được xét xử công bằng.
- Đồng thời tìm hiểu thực trạng vấn đề đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam.
- Luận văn cũng đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm góp phần nâng cao quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam trong thời gian tới..
- Kết quả nghiên cứu của luận văn:đem lại những cơ sở lý luận về quyền được xét xử công bằng và vai trò, vị trí, tầm quan trọng của nó.
- Nêu lên thực trạng vấn đề đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam, tìm hiểu những vi phạm quyền được xét xử công bằng thường gặp trong thực tế và nguyên nhân của chúng.
- Đề xuất một số biện pháp để nâng cao quyền được xét xử công bằng được thực thi tốt hơn trên thực tế..
- Ý nghĩa: Luận văn sẽ đem lại cơ sở lý luận về xét xử công bằng.
- đem lại cái nhìn khái quát về thực trạng vấn đề đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam hiện nay.
- Đem lại một số đề xuất nâng cao quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam.
- Chương 1.Sự cần thiết phải đảm bảo quyền được xét xử công bằng.
- Chương này tác giả đưa ra những nội dung khái quát về quyền được xét xử công bằng.
- Làm rõ vai trò, vị trí tầm quan trọng của quyền được xét xử công bằng..
- Từ đó thấy được vấn đề đảm bảo quyền được xét xử công bằng là một thách thức toàn cầu, của toàn nhân loại..
- Thực trạng vấn đề đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam Trong chương này, tác giả nêu khái quát quy định của pháp luật Việt Nam về quyền được xét xử công bằng, những nét tương đồng với pháp luật quốc tế và những hạn chế, bất cập của nó.
- Đồng thời phân tích, xác định thực trạng vấn đề bảo đảm quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam, những quyền nào hay bị vi phạm trên thực tế và nguyên nhân của nó..
- Giải pháp nâng cao quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam.
- Trong chương này, tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam được thực thi tốt hơn..
- Vũ Ngọc Bình (tuyển chọn) (2000), Quyền con người trong quản lý tư pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Ngọc Chí, Chu Thị Ngọc, Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
- Nguyễn Đăng Dung, Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước Pháp Quyền, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2012), Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội...
- Liên Hiệp Quốc, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (UDHR) (1948), NXB Hồng Đức, Hà Nội 2012.
- Tòa hình sự, Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Tham luận về công tác xét xử các vụ án hình sự trong năm 2011 và một số kiến nghị.