« Home « Kết quả tìm kiếm

Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ năm 1995 đến năm 2015


Tóm tắt Xem thử

- Tóm tắt: Trong giai đoạn Việt Nam và Thái Lan đã có nhiều nỗ lực tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thương mại và đã đạt được những kết quả nhất định.
- Có được những kết quả đó là do sự điều chỉnh trong quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đối với Thái Lan, từ đó mở ra những tiến triển tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước..
- Từ khoá: Quan hệ, Việt Nam - Thái Lan, kinh tế, thương mại..
- Việt Nam và Thái Lan vốn có quan hệ lâu đời, nhưng do những yếu tố khách quan và chủ quan tác động, mối quan hệ này đã trải qua những bước thăng trầm.
- Sau chiến tranh lạnh, vì xu thế quốc tế, vì lợi ích hai phía, quan hệ Việt Nam – Thái Lan bước sang một thời kỳ mới để đi đến hợp tác toàn diện.
- Đặc biệt, sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN (7-1995), mối quan hệ này đã được thay đổi về chất, là cơ sở hết sức thuận lợi để tăng cường hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
- Bối cảnh quốc tế, khu vực và chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam – Thái Lan.
- Từ năm 1991, Liên Xô tan rã, dẫn đến những biến đổi to lớn về quan hệ quốc tế.
- Trên phạm vi thế giới, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột, tranh chấp vẫn còn, nhưng xu thế chung là hoà bình, hợp tác và phát triển.
- Thêm vào đó, các nước trên thế giới tiếp tục xu thế chạy đua vũ trang khiến các nước, nhất là các nước đang phát triển đã đổi mới tư duy đối ngoại, thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, mở rộng tăng cường liên kết, hợp tác với các nước phát triển để tranh thủ vốn, kỹ thuật và công nghệ, mở rộng thị trường, học tập kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh.
- Những tác động tích cực của toàn cầu hoá, trên cơ sở thị trường được mở rộng, trao đổi hàng hoá tăng mạnh thúc đẩy phát triển sản xuất của các nước, nguồn vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý cùng các hình thức đầu tư, hợp tác mạng lại lợi ích cho hai bên hợp tác.
- trường hoà bình, hữu nghị hợp tác giữa các nước.
- Thực tế cho thấy rằng các nước muốn thoát khỏi sự biệt lập, tụt hậu, kém phát triển thì phải tích cực chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá.
- Để thích ứng trong một thế giới như vậy, Việt Nam và Thái Lan phải cùng nhau hợp tác..
- Trong đó, ASEAN đóng một vai trò quan trọng trong hợp tác khu vực với các nước lớn.
- Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các nước nhỏ trong khu vực, trong đó có Việt Nam và Thái Lan.
- Để nắm bắt được cơ hội đó cũng như duy trì được sự cân bằng trong khu vực, Việt Nam và Thái Lan hiểu rằng cần phải tạo ra một môi trường gắn kết, tái thiết lập các hoạt động hợp tác trên từng lĩnh vực để có thể đưa đất nước phát triển..
- Có thể nói hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trên bình diện thế giới và khu vực giai đoạn này.
- Tuy nhiên, tình hình chính trị, an ninh và kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp đã và đang làm thay đổi sâu sắc cục diện thế giới, khu vực, và quan hệ giữa các nước, từ đó tác động trực tiếp đến lợi ích và an ninh quốc gia của Thái Lan và Việt Nam.
- Mặc dù có nhiều diễn biến phức tạp như vậy nhưng về cơ bản môi trường khu vực đang có lợi cho quan hệ hai nước Việt Nam – Thái Lan.
- Thời cơ cho phát triển và nâng cao vị thế của hai nước đang xuất hiện ngày càng nhiều.
- Yêu cầu nắm bắt và tận dụng các thời cơ này càng trở nên cấp thiết để đưa mối quan hệ hai nước ngày càng bền vững và phát triển hơn nữa.
- Bối cảnh quốc tế và khu vực chi phối khá nhiều đến quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Thái Lan nhưng chính những chính sách nội tại của hai quốc gia mới quyết định đến việc thiết lập và phát triển mối quan hệ đó..
- Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
- Trước sự thay đổi to lớn của tình hình quốc tế, trước các yêu cầu mới của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trong nước, chính sách đối ngoại của Việt Nam có những điều chỉnh khá căn bản.
- Trong đó chính sách Đông Nam Á và Thái Lan đã chiếm một địa vị ưu tiên và có tầm quan trọng đặc biệt trong hệ thống quan hệ đối ngoại của Việt Nam..
- Ngày tại thủ đô Banda Seri Begaoan của Brunay, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 28 đã tuyên bố chính thức kết nạp Việt Nam làm thành viên chính thức thứ bảy của ASEAN.
- Việc đẩy mạnh việc hợp tác với các nước láng giềng và Hiệp hội ASEAN làm cho quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực bước sang một chương mới, đặc biệt với Thái Lan..
- Đại hội VIII (1996) của Đảng quyết định “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [3], vì vậy một nước nghèo như Việt Nam phải “tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài” [3].
- mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, “xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập.
- Đại hội VIII xác định rõ hơn quan điểm đối ngoại với các nhóm đối tác như: ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng nhất là đối với Thái Lan và các nước trong tổ chức ASEAN.
- không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống.
- coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế - chính trị thế giới.
- Đồng thời sự hợp tác giữa các giới lãnh đạo và chính phủ là sự phát triển tiếp tục mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp hai nước.
- Những sự kiện đánh dấu sự phát triển này là việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức liên Quốc hội ASEAN (AIPO) ngày 19-9-1995.
- Sự kiện này đánh dấu một bước hội nhập khu vực của Việt Nam, và nó cũng tạo ra một trường hoạt động mới cho sự hợp tác giữa Quốc hội hai nước Việt Nam – Thái Lan.
- Cũng như mọi lĩnh vực của quan hệ Việt Nam – Thái Lan, việc tham gia vào một tổ chức chung của khu vực đã góp phần nâng cao chất lượng của sự hợp tác giữa hai nước..
- Đại hội Đảng lần thứ IX đã phát triển phương châm Đại hội VII, đưa vị thế Việt Nam lên một tầm cao mới: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” [4].
- Đại hội nhấn mạnh định hướng đối ngoại “Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước ASEAN, cùng xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình, không có vũ khí hạt nhân, ổn định hợp tác cùng phát triển'' [4].
- Chủ trương xây dựng quan hệ đối tác được Đại hội IX đề ra đã đánh dấu bước phát triển về chất trong quan hệ quốc tế của Việt Nam thời kỳ Đổi mới..
- Đây là lần đầu tiên Đảng đề ra chủ trương xây dựng quan hệ đối tác với mô hình hợp tác ở mức độ cao và quan trọng hơn, làm cơ sở cho việc tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ với Thái Lan và các nước trong khu vực Đông Nam Á, đưa quan hệ đi vào chiều sâu, nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác..
- Đại hội khẳng định quan điểm: “Chủ động và tích cự hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác.
- Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực, “Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững.
- Đại hội XI của Đảng (2011) đánh dấu bước phát triển mới trong chủ trương hội nhập quốc tế với sự khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển.
- vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.
- Đại hội nhận định: “Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, vẫn sẽ là khu vực phát triển năng động nhưng còn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định.
- Trên cơ sở những thành tựu hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đều khẳng định rõ quan điểm: “Chủ động tích cực và hội nhập quốc tế.
- tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước”[2]..
- Nội hàm này thể hiện bước trưởng thành của ngoại giao Việt Nam với sự tham gia ngày càng tích cực, chủ động có trách nhiệm của nước ta đối với Thái Lan và tất cả các nước trong cộng đồng ASEAN nói riêng và các nước trên thế giới nói chung, góp phần củng cố, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, bổ sung, hỗ trợ hiệu quả cho ngoại giao song phương..
- Hiện nay Thái Lan là một nước có nền kinh tế phát triển so với khu vực, đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực các tập đoàn kinh tế lớn của Thái Lan và tăng cường đầu tư vào Việt Nam.
- Chính vì vậy chủ trương của Đảng ta là đẩy mạnh kết hợp với các nước trong cộng đồng ASEAN, đặc biệt là với Thái Lan và luôn đặt vấn đề hợp tác hoà bình là trên hết.
- “thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững.
- Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển.
- vì lợi ích quốc gia, dân tộc vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh..
- Thành tựu cơ bản trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 1995-2015.
- Do tính tương đồng về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của hai nước cho nên các mặt hàng của Việt Nam nói chung và nông sản nói riêng khó thâm nhập vào thị trường Thái Lan.
- Những mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan như nhiên liệu (dầu thô, than đá).
- dệt may, giày dép… Từ năm 1995 đến nay, Thái Lan luôn là bạn hàng lớn thứ hai của Việt Nam trong ASEAN.
- Việt Nam đã đề nghị Thái Lan tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan, như: dành ưu đãi thuế quan đặc biệt với một số mặt hàng nông sản đang bị áp dụng hạn ngạch thuế quan nhằm giảm cán cân thương mại do Việt Nam nhập siêu từ Thái Lan..
- Theo số liệu thống kê của Trung tâm Công nghệ Thông tin, Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu từ Việt Nam sang Thái Lan giảm liên tục từ 116,02 triệu USD xuống còn 62,52 triệu USD.
- còn nhập khẩu từ Thái Lan sang Việt Nam liên tục tăng từ 22,34 triệu USD lên 581,20 triệu USD.
- Nhưng từ năm 1997 đến năm 1999, nhập khẩu từ Thái Lan sang Việt Nam đã bị giảm sút.
- đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan hệ hai nước.
- Nhưng đến năm 2000, quan hệ thương mại hai nước đã đạt đến gần 1,2 tỷ USD [bảng 1].
- Quan hệ thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2000 Đơn vị tính : Triệu USD Năm Thái Lan.
- xuất khẩu.
- Thái Lan nhập khẩu.
- Bước sang thế kỷ XXI, quan hệ thương mại và đầu tư của Thái Lan - Việt Nam vẫn không ngừng phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu.
- Nhiều vấn đề tồn tại giữa hai nước đã được giải quyết, những chuyến thăm và ký kết văn bản hợp tác là dịp để các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước thảo luận những vấn đề nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ trên cả phương diện song phương và đa phương..
- Thái Lan nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 20 mặt hàng với giá trị khoảng 388.9 triệu USD..
- Vào năm 2002 quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan đạt 1.18 tỷ USD, năm 2003 đạt 1,6 tỷ USD và tăng mạnh vào năm 2004 đạt 2,3 tỷ USD.
- Việt Nam ưu tiên đưa vấn đề hợp tác kinh tế thương mại với Thái Lan lên hàng đầu và luôn đánh giá cao tiềm năng kinh tế của Thái Lan [ bảng 2]..
- Tổng kim ngạch buôn bán của năm 2000 so với 1996 (sau một năm gia nhập ASEAN) đã tăng gấp hai lần, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan tăng gần 6 lần.
- Tổng kim ngạch buôn bán song phương năm 2008 so với năm 1996 tăng gần 10 lần, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan tăng gần 22 lần..
- Kim ngạch thương mại hai nước trong năm 2008 đạt hơn 6,2 tỷ USD và tăng 31% so với năm 2007.
- Năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tổng kim ngạch của hai nước giảm mạnh chỉ đạt 5,74 tỷ USD trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan chỉ 1,226 tỷ USD còn lại là Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan ( nhập 4,514 tỷ.
- USD) và năm 2010 trong vòng 11 tháng tổng kim ngạch thương mại của hai nước đạt 6,06 tỷ USD (trong đó Việt Nam xuất sang Thái Lan đạt 1,07 tỷ USD)..
- Quan hệ thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2011 Đơn vị tính: Triệu USD.
- Năm Thái Lan xuất khẩu.
- Quan hệ kinh tế thương mại tăng trưởng nhanh, trước hết là do tác động tích cực của chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- Nhiều mặt hàng của Việt Nam được xuất khẩu sang Thái Lan mặc dầu nước này vẫn sản xuất được.
- Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi quan trọng trong hoạt động tìm kiếm thị trường..
- Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam (FDI) đã tạo ra một môi trường thật sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Thái Lan nói riêng trong thời gian qua..
- Việt Nam và Thái Lan đã thoả thuận giảm thuế 92% các mặt hàng sản xuất, nhập khẩu giữa hai nước.
- Những mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan gồm: linh kiện vi tính, dầu thô, hải sản, than đá và nhiều mặt hàng khác như hàng điện tử, lạc nhân, sản phẩm nhựa, máy móc và thiết bị điện, mỹ phẩm, sản phẩm sắt thép, da thuộc… Việt Nam nhập của Thái Lan: xăng, xe máy, hàng tiêu dùng, hàng điện tử, dụng cụ thể thao, các nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp: dệt may, sắt thép, chế biến gỗ….
- Nhìn vào bảng Kim Kim ngạch thương mại giữa hai nước từ năm 2008 đến 2016 cho ta thấy quan hệ hai nước không ngừng gia tăng: từ gần 5,8 tỷ USD (năm 2009) tăng lên.
- Sang năm 2016, kim ngạch hai chiều Việt Nam – Thái Lan đạt gần 12.5 tỷ USD tăng 8.98% so với 2015, xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan vẫn còn thấp, chỉ đạt gần 30% tổng kim ngạch.
- Kim ngạch buôn bán hàng năm Việt Nam - Thái Lan.
- Năm Việt Nam xuất khẩu.
- Việt Nam.
- Những thành tựu đạt được trong quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam – Thái Lan từ năm 1995 đến năm 2015 là kết quả của một quá trình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó hòa quyện chặt chẽ trong mối quan hệ đối tác năng động và một cộng đồng của các xã hội đùm bọc lẫn nhau.
- Hiện nay Việt Nam và Thái Lan đang là những thành viên tích cực trong cộng đồng ASEAN.
- Điều này sẽ giúp cả Thái Lan và Việt Nam tiến đến gần nhau hơn trong quá trình hội nhập kinh tế trong cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á và đưa quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Thái Lan lên một tầm cao mới trong tương lại..
- Quan hệ Việt Nam - Thái Lan từ 1976 đến 2000, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt