« Home « Kết quả tìm kiếm

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hiện dân chủ trong xây dựng Đảng


Tóm tắt Xem thử

- Tóm tắt: Theo Hồ Chí Minh, dân chủ là bản chất của chế độ ta, là chìa khoá vạn năng để giải quyết mọi khó khăn.
- thực hiện dân chủ trong Đảng là tiền đề tiên quyết để xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, thực sự là “đạo đức, là văn minh”.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hiện dân chủ trong xây dựng Đảng luôn là kim chỉ nam để không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đủ sức gánh vác nhiệm vụ mà lịch sử và nhân dân giao phó..
- Qua việc nghiên cứu các chế độ dân chủ trong lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, dân chủ là sản phẩm và là thành quả của quá trình đấu tranh giai cấp cho những giá trị tiến bộ của nhân loại.
- dân chủ là giá trị nhân văn của nhân loại, phản ánh trình độ phát triển của mỗi xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cộng sản Việt Nam đầu tiên kế thừa, vận dụng và đưa quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ vào xây dựng lý luận và thực tiễn dân chủ ở Việt Nam.
- Dân chủ là bản chất, là đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng.
- Ngày nay, dân chủ đã trở thành giá trị phổ quát của toàn nhân loại, là mục đích của phát triển và tiến bộ xã hội.
- Theo đó, một đảng chân chính phải lấy dân chủ làm giá trị trung tâm, làm cơ sở cho sự phát triển của mình.
- Đặc biệt, trong điều kiện một đảng chính trị duy nhất lãnh đạo – cầm quyền như ở Việt Nam hiện nay, thì vấn đề dân chủ càng trở thành yêu cầu bức thiết” [2, tr.3]..
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ.
- Trong đó dân chủ là tiền đề của mọi giá trị.
- Dân chủ không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà là thành quả của cách mạng.
- Theo Hồ Chí Minh, dân chủ là tài sản quý giá của nhân dân, là chìa khóa của tiến bộ và phát triển, đồng thời là một giá trị xã hội mang tính toàn nhân loại.
- Người định nghĩa: Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ.
- Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng: “Chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do dân.
- làm chủ” [6, tr.269] và khi nước ta là nước dân chủ thì dân chủ là “dân làm chủ.
- So với quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin và của nhiều nhà tư tưởng khác trên thế giới, quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ là một quan niệm ngắn gọn, cô đọng, súc tích, mang tính khái quát cao.
- Đặc biệt, quan niệm dân chủ của Hồ Chí Minh còn thể hiện tính độc đáo.
- Không chỉ thế, Hồ Chí Minh còn đặt vấn đề dân chủ trong mối quan hệ mật thiết, không tách rời với các quyền tự do, công bằng và bình đẳng, quyền được sống, quyền làm người, quyền mưu cầu hạnh phúc của nhân dân với tư cách những quyền thiêng liêng, không thể bị xâm phạm.
- Với quan niệm dân chủ như trên, theo Hồ Chí Minh, dân phải thực sự là chủ thể của xã hội và hơn nữa, dân phải được làm chủ một cách toàn diện: làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội và làm chủ chính bản thân mình, làm chủ và sở hữu mọi năng lực sáng tạo của mình với tư cách chủ thể thực sự của xã hội..
- Theo Hồ Chí Minh, dân chủ phải có nội dung toàn diện, bao quát mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
- trong đó, hai lĩnh vực quan trọng hàng đầu và nổi bật nhất là dân chủ trong kinh tế và dân chủ trong chính trị.
- Dân chủ trong hai lĩnh vực này quy định và quyết định dân chủ trong các lĩnh vực xã hội khác.
- Không chỉ thế, dân chủ trong kinh tế và dân chủ trong chính trị còn thể hiện trực tiếp quyền con người và quyền công dân của người dân, khi dân thực sự là chủ thể xã hội và làm chủ xã hội một cách thực sự..
- Dân chủ chẳng những là bản chất của chế độ ta mà còn là động lực mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, vì dân chủ chính là lợi ích cao nhất mà mọi người đều quan tâm và đòi hỏi phải được thực hiện.
- Dân chủ là lợi ích thiết thực của nhân dân, là cái thúc đẩy nhân dân hành động vì đất nước, vì dân tộc.
- Đảm bảo được lợi ích chính đáng của nhân dân là thực chất của dân chủ..
- Chính vì thế, Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân” [9, tr.457] và rằng: “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau.
- Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến.
- Khi cho rằng, dân chủ gắn liền với lợi ích chính đáng của nhân dân, với việc phát huy sức sáng tạo và tinh thần hăng say làm việc của nhân dân thì việc đề ra đường lối dân chủ không chỉ để đấy, mà phải phát triển dân chủ để sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước thực sự có hiệu quả, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Để thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng, Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân, để phát huy tính tích cực và sáng tạo của Nhân dân, làm cho mọi công dân Việt Nam thực sự tham gia quản lý công việc Nhà nước, ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
- Như vậy, đối với Hồ Chí Minh, dân chủ là động lực không chỉ cho những thành công của cách mạng giải phóng dân tộc, mà còn cho những thành công trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta..
- Đối với Hồ Chí Minh, dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ thì cũng có nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân và “bao nhiêu quyền hạn đều của dân” [5, tr.232].
- Chính vì vậy, lý tưởng cách mạng mà Người suốt đời đấu tranh là xây dựng đất nước ta thành một nước dân chủ thực sự, đúng nghĩa một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà ở đó, nhân dân được giải phóng khỏi mọi áp bức, bóc lột, có điều kiện phát triển và tự hoàn thiện mình, nâng mình lên địa vị “làm chủ”..
- Thế là dân chủ” [7, tr.263]..
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện dân chủ trong xây dựng Đảng 2.2.1.
- Quan điểm của Hồ Chí Minh thực hiện dân chủ trong xây dựng Đảng.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, rèn luyện và trực tiếp lãnh đạo Đảng ta.
- Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề thực hiện dân chủ trong công tác xây dựng Đảng.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ trong xây dựng Đảng được thể hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của Đảng, từ tổ chức xây dựng đảng đến sinh hoạt và hoạt động thực tiễn của Đảng.
- dân chủ trong sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình.
- dân chủ trong công tác cán bộ.
- dân chủ trong phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc của Đảng..
- Theo Hồ Chí Minh, thực hiện dân chủ trong Đảng thực chất là thực hiện và phát huy quyền làm chủ của đảng viên.
- Khi coi dân chủ là quyền lợi cơ bản nhất của mọi đảng viên, Người luôn nhấn mạnh: Dân chủ là “của quý báu nhất” mà mọi đảng viên đều hướng đến.
- Chính vì vậy, Đảng “phải thực sự mở rộng dân chủ để tất cả các đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình.
- Trong các quyền đó, Hồ Chí Minh cho rằng, quyền phê bình của đảng viên đóng vai trò quan trọng.
- Thực hiện dân chủ trong xây dựng Đảng theo Hồ Chí Minh còn thể hiện ở dân chủ trong sinh hoạt Đảng.
- Về vấn đề này, Hồ Chí Minh cho rằng, thực hiện dân chủ trong sinh hoạt Đảng là tiền đề tiên quyết, là môi trường thuận lợi, là điều kiện thiết yếu để tất cả đảng viên đều có thể tham gia đóng góp ý kiến cho Đảng nhằm tránh bệnh quan liêu, chuyên quyền, độc đoán có thể dẫn đến quyết định sai lầm, gây hậu quả khôn lường..
- Hơn nữa, cán bộ, đảng viên của Đảng là những người đem chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với dân chúng, do đó càng cần thiết phải thực hiện dân chủ trong Đảng..
- Các biện pháp thực hiện dân chủ trong Đảng của Tư tưởng Hồ Chí Minh Theo Hồ Chí Minh, để thực hiện và mở rộng dân chủ trong Đảng, cần phải kiên quyết chống bệnh quan liêu, chuyên quyền, độc đoán.
- Có như vậy, dân chủ trong Đảng mới được thực thi.
- Đảng phải dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, trong đó có việc dựa vào dân để thực thi dân chủ ngay trong Đảng, từ đó mới có thể phát triển dân chủ trong toàn xã hội..
- Thực hiện dân chủ trong công tác xây dựng Đảng thì phải thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình.
- Tự phê bình và phê bình phải được tiến hành thật sự dân chủ và bình đẳng..
- Chỉ có thực hiện dân chủ rộng rãi thì mọi cán bộ, đảng viên, nhân dân mới tích cực, dám nói thẳng, nói thật.
- Tuy nhiên, mở rộng dân chủ trong tự phê bình và phê bình không có nghĩa là muốn phê gì cũng được, ai cũng có thể đem ra phê bình.
- Hồ Chí Minh cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu dân chủ là do trong lòng họ còn mang nặng chủ nghĩa cá nhân, thích được đề cao, tâng bốc, nịnh nọt..
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý có phong cách làm việc dân chủ là phải “khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến” [4, tr.319].
- Như thế, chẳng những không phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo, mà lại tỏ ra dân chủ thật thà trong Đảng” [4, tr.319]..
- Thực hành dân chủ trong công tác cán bộ.
- Một trong những nội dung hết sức quan trọng để thực hành dân chủ trong xây dựng Đảng được Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm và đặc biệt nhấn mạnh là thực hành dân chủ trong công tác cán bộ.
- Trong sự nghiệp cách mạng, cũng như trong công tác xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt sâu sắc cho vấn đề cán bộ.
- Công tác cán bộ có nhiều mặt, mỗi mặt đều phải được thực hiện một cách dân chủ..
- Chẳng hạn, muốn lựa chọn, sử dụng đúng cán bộ thì phải dân chủ trong đánh giá cán bộ, muốn dùng cán bộ cho đúng phải hết sức khách quan, công tâm và đặc biệt phải chống tư tưởng cục bộ, bởi vì một khi mắc phải căn bệnh đó thì “ai hẩu với mình thì dù nói không đúng cũng nghe, tài không có cũng dùng.
- Để khắc phục tình trạng trên, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải thực hiện dân chủ trong công tác cán bộ phải chống chủ nghĩa biệt phái, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, bệnh hẹp hòi trong công tác cán bộ nói chung và trong chính sách cán bộ nói riêng.
- Người còn nhấn mạnh rằng, để cán bộ làm được việc, vui vẻ làm việc, phải “khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến” [4, tr.319] và cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu thực hành dân chủ..
- Đối với Hồ Chí Minh, thực hành dân chủ trong Đảng đồng nghĩa với việc cán bộ, đảng viên của Đảng nói không với thái độ gia trưởng, quan liêu, mệnh lệnh, nói không với mọi sự áp đặt công việc, đồng thời phải chú trọng, phải thường xuyên, kiểm tra công tác.
- Do vậy, dân chủ trong Đảng còn là sự cảm thông, ghi nhận năng lực, sở trường của đồng chí, đồng nghiệp, tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để mỗi cán bộ, đảng viên đều có thể làm chủ công việc mà mình được giao phó, làm cho họ tự ý thức và phát huy được vai trò người làm chủ và gương mẫu của mình trong sinh hoạt đảng và thực tiễn cách mạng.
- Để thực hiện dân chủ trong xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh không chỉ yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên mạnh dạn đề xuất ý kiến, mà còn phải luôn thực hiện, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình.
- Tự phê bình và phê bình trên tinh thần thật dân chủ là thang thuốc đặc hiệu để khắc phục, hạn chế những sai lầm, khuyết điểm của tổ chức đảng và của mỗi cá nhân đảng viên.
- Chỉ có một đảng chân chính cách mạng, thực sự dân chủ mới dám mạnh dạn phê bình, hoan nghênh phê bình và kiên quyết sửa chữa khuyết điểm để luôn trong sạch, vững mạnh, để Đảng thật sự “là đạo đức, là văn minh”..
- Thực hành dân chủ trong phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc của Đảng Một nội dung quan trọng trong thực hiện dân chủ trong xây dựng Đảng được Hồ Chí Minh coi trọng, đó là thực hiện dân chủ trong phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc của Đảng.
- Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng.
- Không chỉ thế, Hồ Chí Minh còn chỉ ra lối ứng xử có văn hóa trong phê bình và tự phê bình để thực hiện dân chủ thực sự trong Đảng.
- Đó là, mỗi khi bị phê bình, cán bộ, đảng viên bị phê bình chớ nên quở trách, riễu cợt cán bộ đã phê bình mình, bởi thái độ cầu thị của cấp trên, sự thành tâm của cấp dưới khi tiến hành phê bình công khai, phê bình một cách có văn hóa trên cơ sở “tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” sẽ giúp cho mọi người hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau và đó mới thực sự là dân chủ trong Đảng..
- Theo Hồ Chí Minh, thực hiện dân chủ trong xây dựng Đảng phải tuân theo “nguyên tắc dân chủ tập trung.
- Theo Hồ Chí Minh,.
- “Tập thể lãnh đạo là dân chủ.
- Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập trung.
- Làm việc mà không theo đúng cách đó, tức là làm trái dân chủ tập trung” [4, tr.620].
- Tập thể lãnh đạo đảm bảo dân chủ nhưng không dựa dẫm vào nhau..
- Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao trí tuệ tập thể.
- Từ thực trạng này, Hồ Chí Minh khẳng định: Trong Đảng phải phát huy dân chủ đến cao độ mới làm cho cán bộ, đảng viên hăng hái, đề ra nhiều sáng kiến.
- Đảng có phát huy dân chủ đến cao độ, làm cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm, thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên..
- Trong sự nghiệp cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề thực hiện dân chủ trong xây dựng Đảng, nhất là từ khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền.
- Hồ Chí Minh rất chú trọng đến cách thức làm việc, đến tác phong và lề lối làm việc của người cán bộ, đảng viên.
- Hồ Chí Minh cho rằng, thực hiện dân chủ là tôn chỉ của Đảng nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
- Trong Đảng, thực hiện dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, thực hiện bầu cử dân chủ, giám sát dân chủ là biện pháp hữu hiệu để phát huy trí tuệ của tập thể, của mỗi cá nhân đảng viên, để tăng cường, củng cố đoàn kết, tạo sự thống nhất, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng..
- Việc thực hiện dân chủ trong xây dựng Đảng trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực.
- Tuy nhiên, việc thực hiện dân chủ trong công tác xây dựng Đảng vần tồn tại một số hạn chế nhất định như.
- nhận thức về dân chủ trong một số cán bộ, đảng viên còn hạn chế.
- một số chủ trương của Đảng về dân chủ chậm được thể chế hoá.
- Một trong những nguyên nhân của những hạn chế khuyết điểm trên, đã được Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII chỉ rõ: “Chưa thật sự phát huy dân chủ trong Đảng, phát huy vai trò giám sát, tham gia của nhân dân vào công tác xây dựng Đảng”.
- Vì vậy, hơn bao giờ hết, việc thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hành dân chủ trong xây dựng Đảng là vấn đề cấp bách và có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cán bộ, đảng viên.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hành dân chủ trong xây dựng Đảng là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam.
- “Dân chủ có vai trò quan trọng đối với xây dựng Đảng thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân” [3, tr.20].
- Thực hiện dân chủ trong Đảng không những là điều kiện, tiền đề, mà còn làm gương thực hiện dân chủ trong nhân dân, dân chủ trong xã hội.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hiện dân chủ trong xây dựng Đảng có hệ thống nội dung, giá trị và ý nghĩa to lớn.
- Thực hiện dân chủ để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, Tạp chí Triết học, số 8 (291).

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt