« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ nhuộm và xử lý hoàn tất cho vải dệt kim pha cuprammonium/polyester


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN ĐỨC HÓA TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ nhuộm và xử lý hoàn tất cho vải dệt kim pha Cuprammonium Rayon/Polyester’’ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- Phạm Đức Dương Hà Nội - Năm 2017 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ nhuộm và xử lý hoàn tất cho vải dệt kim pha Cuprammonium Rayon/Polyester” Tác giả luận văn: Nguyễn Đức Hóa Khóa: 2015B Người hướng dẫn: TS.
- Lý do chọn đề tài Việt Nam tham gia vào các Hiệp định Mậu dịch tự do (FTA) song phương hay đa phương đã mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu dệt may vào các thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản v.v về khía cạnh tiếp cận thị trường, cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch hơn.
- Phần lớn các rào cản thuế quan và phi thuế quan đã dần dần được dỡ bỏ theo các điều khoản trong các Hiệp định được ký kết, nhưng hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vẫn phải đối mặt với các yêu cầu về môi trường, về trách nhiệm xã hội mà các thị trường đó đặt ra.
- Năm 2015 Việt Nam xuất khẩu dệt may với kim ngạch xuất khẩu đạt 27,5 tỷ USD, năm 2016 kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 28,3 tỷ USD trở thành một trong những ngành kinh tế trụ cột.
- Tuy vậy, lĩnh vực dệt không đáp ứng đủ nhu cầu vải cho may xuất khẩu do không đáp ứng chất lượng và giá cả.
- Do vậy mà các nhà máy may hàng xuất khẩu phải nhập vải trị giá tới hơn 9,5 tỷ USD từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan v.v, để lấp đầy khoảng trống này dẫn tới giá trị gia tăng của hàng may xuất khẩu không cao.
- Để hỗ trợ ngành dệt may đón đầu cơ hội tăng trưởng mới, ngày Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 36/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với quan điểm ngành Dệt may phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả bằng cách mở rộng thị trường nội địa và lấy xuất khẩu làm định hướng cho phát triển của ngành, 2 trong đó, tập trung giải pháp đầu tư sản xuất xơ sợi, vải để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm dệt may.
- Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất vải đặc biệt là lĩnh vực dệt nhuộm tạo ra các mặt hàng chất lượng khá và cao cấp tại các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được về chất lượng đặc biệt là giá thành, để nâng cao được chất lượng và giảm giá thành sản phẩm cán bộ kỹ thuật phải làm chủ được công nghệ, làm chủ được thiết bị và hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Trong công nghệ dệt nói chung và công nghệ nhuộm và hoàn tất nói riêng việc xây dựng được quy trình công nghệ phù hợp cho từng mặt hàng đặc biệt là những mặt hàng mới và nhạy cảm đóng vai trò quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vải dệt kim từ sợi Cuprammoium pha nylon, Cuprammoium pha cotton, polyester pha bông và pha viscose và vải dệt thoi từ sợi Cuprammoium.
- Tuy nhiên, quy trình công nghệ xử lý ướt và hoàn tất vải kệt kim từ sợi Cuprammoium pha polyester và spandex thì chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố.
- Vì vậy đề tài ‘‘Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ nhuộm và xử lý hoàn tất cho vải dệt kim pha Cuprammonium Rayon/Polyester’’ được thực hiện nhằm xây dựng quy trình công nghệ nhuộm và xử lý hoàn tất cho vải Polyester pha Cuprammoium đồng thời tìm ra một số yếu tố công nghệ chính ảnh hưởng tới khả năng tận trích của thuốc nhuộm và độ mềm mại của sản phẩm để làm tài liệu tham khảo cho các nhà nhà máy có nhu cầu làm chủ công nghệ sản xuất mặt hàng này.
- Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn  Mục đích nghiên cứu.
- Xây dựng được quy trình công nghệ xử lý ướt và hoàn tất vải dệt kim pha Cupro/Polyester.
- Xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ nhuộm tới khả năng tận trích của thuốc nhuộm và ảnh hưởng của hồ mềm tới đặc tính tiện nghi của vải.
- Xây dựng đơn công nghệ tiền xử lý, nhuộm và hoàn tất vải dệt kim pha Cupro/PES trong phòng thí nghiệm.
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: 3 - Vải dệt kim đan ngang, kiểu dệt Single Jersey, chất liệu polyester pha Cupro có cài sợi Spandex.
- Thuốc nhuộm phân tán Foron và Dianix - Thuốc nhuộm Sumifix Supra và Drimazen - Chất tạo môi trường kiềm để gắn màu thuốc nhuộm lên xơ, sợi Na2CO3 - Chất điện ly Na2SO4 - Chất bôi trơn (Cibafluid U, Persoftal L.
- Chất trợ nhuộm hoạt tính (Dekol SN.
- Chất giặt cho thuốc nhuộm hoạt tính (Sandopur RSK.
- Hồ mềm (Sunflon WP, Sunsofter A300, Hydrophilic Silicon JL-688, Hydroperm RPU.
- CH3COOH  Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu, xây dựng quy trình công nghệ tiền xử lý, nhuộm và hoàn tất vải dệt kim đan ngang từ chất liệu Cuprammoium pha polyester và spandex.
- Khi nhuộm vải pha Cupro/Polyester có thể dùng nhiều cặp thuốc nhuộm khác nhau, mỗi cặp thuốc nhuộm đều có ưu, nhược điểm riêng (như chương 1 đã phân tích).
- Mỗi loại thuốc nhuộm lại có nhiều hãng sản xuất thuốc nhuộm khác nhau, trong nghiên cứu này tác giả đã lựa chọn cặp thuốc nhuộm phân tán/hoạt tính để nhuộm cho vải pha Cupro/Polyester và lựa chọn thuốc nhuộm của các hãng thuốc nhuộm Dystar, Huntmant và Sumitomo.
- Khi nhuộm vải pha Cupro/Polyester thì phải dùng hai lớp thuốc nhuộm, mỗi lớp thuốc nhuộm có nhiều thông số công nghệ nhuộm ảnh hưởng tới chất lượng nhuộm.
- 4 Trong nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu một số yếu tố công nghệ nhuộm bằng thuốc nhuộm hoạt tính ảnh hưởng đến độ tận trích thuốc nhuộm lên thành phần Cupro, từ đó tìm ra công nghệ nhuộm tối ưu cho thành phần Cupro.
- Công nghệ hoàn tất có rất nhiều công nghệ hoàn tất khác nhau, nhưng đối với vải dệt kim chủ yếu là hoàn tất hồ mềm.
- Chính vì thế tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của hồ mềm tới tính tiện nghi của vải dệt kim chất liệu Cupro pha polyester và spandex.
- Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau.
- Nghiên cứu lý thuyết.
- Tài liệu về hóa chất, thuốc nhuộm dùng để hoàn tất vải Cupro pha polyester.
- Tài liệu về thiết bị dệt, nhuộm và hoàn tất vải Cupro pha polyester.
- Nghiên cứu thực nghiệm.
- Nghiên cứu độ tận trích và tốc độ tận trích của mỗi loại thuốc nhuộm.
- độ tương hợp các thuốc nhuộm trong cùng một nhóm và các nhóm thuốc nhuộm trên chất liệu Cupro và polyester trên thiết bị Dyemax.
- Từ đó lựa chọn được nhiệt độ nhuộm, thời gian nhuộm, quy trình nhuộm.
- phù hợp cho từng chất liệu.
- Thực nghiệm dệt, nhuộm và hoàn tất mẫu nhỏ, thí nghiệm các chỉ tiêu hóa lý, phân tích, đánh giá các kết quả, lựa chọn phương pháp, công nghệ tối ưu.
- Dùng phần mềm Exel 6.0 để xử lý số liệu và tìm điều kiện tối ưu cho quá trình nhuộm và hoàn tất vải dệt kim từ sợi Cuprammoium pha Polyester và spandex.
- Đánh giá khả năng tận trích của thuốc nhuộm trên vải bằng phần mền Dyemax của thiết bị máy nhuộm Mathis.
- Kiểm tra đánh giá chất lượng vải: một số chỉ tiêu cơ, lý, hóa và tính tiện nghi của vải.
- Kết luận Đề tài đã nghiên cứu các tính chất cơ bản của sợi Cupro, polyester trên cơ sở đó xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vải dệt kim từ chất liệu Cupro pha polyester 5 quy mô phòng thí nghiệm.
- Từ kết quả nghiên cứu đề tài đưa ra một số kết luận như sau: Các bước công nghệ tiền xử lý, nhuộm và hoàn tất vải dệt kim chất liệu Cupro pha polyester cài spandex như sau: Vải mộc → Văng định hình → Tiền xử lý (nấu giặt.
- Nhuộm màu → Hoàn tất kết hợp hồ mềm.
- Công nghệ của các bước: Văng định hình.
- Văng ngấm nước - Nhiệt độ văng: 1950C - Thời gian định hình: 60 giây.
- Tiền xử lý.
- Nhiệt độ tiền xử lý: 950C - Thời gian xử lý: 30 phút.
- Cặp thuốc nhuộm phù hợp để nhuộm vải dệt kim từ chất liệu polyetser pha Cupro là cặp thuốc nhuộm phân tán/hoạt tính và thuốc nhuộm cụ thể thuốc nhuộm phân tán Foron Brilliant Yellow S-WF, Foron Golden Yellow S-WF, Foron Red S-WF, Foron Blue S-WF, Foron Navy S-WF và Foron Black S-WF.
- thuốc nhuộm hoạt tính Sumifix Supra Yellow 3RF, Sumifix Supra Red 3BF, Sumifix Supra Blue BRF, Sumifix Supra N/Blue BF Nhuộm cho thành phần polyester bằng thuốc nhuộm phân tán.
- Nhiệt độ nhuộm: 1300C - Thời gian nhuộm tại nhiệt độ 1300C: 30 đến 45 phút (tùy thuộc vào cường độ màu nhuộm).
- Nhuộm cho thành phần Cupro bằng thuốc nhuộm hoạt tính.
- Nhiệt độ nhuộm: 600C - Thời gian nhuộm tại nhiệt độ 600C: 30 đến 60 phút (tùy thuộc vào cường độ màu nhuộm).
- Hoàn tất vải kết hợp với hồ mềm: 6 Vải sau nhuộm → Tách nước → Sấy khô (1500C trong 30 giây.
- Ngấm ép hóa chất hồ mềm (mức ép 90.
- Ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ nhuộm đến độ tận trích của thuốc nhuộm hoạt tính trên thành phần Cupro.
- Độ tận trích của thuốc nhuộm tỷ lệ nghịch với nồng độ thuốc nhuộm.
- Khi tăng nồng độ của chất điện ly tăng thì độ tận trích của thuốc nhuộm tăng, tuy nhiên tăng có giới hạn.
- Nhiệt độ nhuộm có ảnh hưởng lớn tới độ tận trích của thuốc nhuộm.
- Với thuốc nhuộm Sumifix Supra nhiệt độ nhuộm tối ưu là 600C.
- Ảnh hưởng của hồ mềm tới một số tính chất của vải dệt kim Cupro/PET.
- Hóa chất hồ mềm Hydrophilic Silicon JL-688 phù hợp cho loại vải này.
- Nồng độ hồ mềm tối ưu để hoàn tất vải này là 15g/l.
- Độ thoáng khí, độ thông hơi của vải giảm đi khi tăng nồng độ hồ mềm tuy nhiên chúng giảm đi không nhiều, lần lượt là 2.4% và 6.4% (so với mẫu vải không xử lý hồ mềm).
- Nếu tăng nồng độ hồ mềm trên 15 g/l thì độ thoáng khí, độ thông hơi của vải hầu như không giảm nữa.
- Liên kết giữa hóa chất hồ mềm Hydrophilic Silicone JL-688 và vải pha Cupro/PET là khá bền vững, duy trì được khả năng mao dẫn tốt kể cả khi đã giặt 15 lần

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt