« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu chế tạo xúc tác cho quá trình xử lý các hợp chất polyclobiphenyl (PCBS) bằng phương pháp khử ở nhiệt độ thấp


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu chế tạo xúc tác cho quá trình xử lý các hợp chất polyclobiphenyl (PCBs) bằng phương pháp khử ở nhiệt độ thấp Tác giả luận văn: Đặng Quốc Thắng Khóa: 2014B Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hồng Liên Từ khóa (Keyword): Ordered mesoporous carbon (OMC), Pd/OMC, Pd/C*, PCBs, hydrodeclo hóa Nội dung tóm tắt a.
- Lý do chọn đề tài PCBs là các hợp chất polyclo biphenyl có mặt chủ yếu trong dầu biến thế với vai trò chất cách điện.
- Hiện nay hàng ngàn tấn dầu biến thế thải đang được tồn trữ trong các hệ thống kho chứa của ngành điện lực Việt Nam mà chưa có biện pháp xử lý.
- Trong khi đó, hydrodeclo hóa là quá trình hiện nay được ứng dụng nhiều trong xử lý độc tính của các loại hợp chất clo hữu cơ bằng cách dùng hydro để khử hóa, tách loại clo khỏi các hợp chất ban đầu.
- Xúc tác cho quá trình thường là dạng kim loại quí mang trên các chất mang khác nhau, trong đó than hoạt tính là loại được sử dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất nhờ khả năng tương tác với các hợp chất hữu cơ cao.
- Tuy nhiên, nhược điểm của than hoạt tính là hệ thống vi mao quản có kích thước nhỏ, không trật tự nên không thích hợp với những trường hợp cần xử lý các phân tử có kích thước lớn như PCBs.
- Do đó, nghiên cứu chế tạo loại cacbon có cấu trúc mao quản trung bình trật tự để làm chất mang xúc tác cho quá trình hydrodeclo hóa xử lý các hợp chất kích thước lớn như PCBs là rất cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn.
- Đó cũng là lý do để học viên thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế tạo xúc tác cho quá trình xử lý các hợp chất polyclobiphenyl (PCBs) bằng phương pháp khử ở nhiệt độ thấp”.
- Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục tiêu của đề tài này là tổng hợp được cacbon cấu trúc mao quản trung bình trật tự làm chất mang xúc tác Pd cho quá trình hydrodeclo hóa ở nhiệt độ thấp xử lý một số dạng PCBs có độc tính cao trong dầu biến thế thải.
- Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính và đóng góp mới của tác giả 2 Các nội dung nghiên cứu chính đã thực hiện gồm: Tổng hợp cacbon mao quản trung bình (OMC) từ nguồn cacbon là nhựa phenolic.
- Chế tạo xúc tác Pd 5%kl mang trên OMC.
- Thử nghiệm hoạt tính xúc tác của Pd/OMC trong xử lý các hợp chất PCB trong dầu biến thế thải, so với Pd/C*.
- Tính mới của nghiên cứu này thể hiện ở việc chế tạo được cacbon mao quản trung bình trật tự làm chất mang xúc tác cho quá trình xử lý các chất hữu cơ phân tử lớn như PCB, cải thiện được nhược điểm của than hoạt tính với cấu trúc vi mao quản không phù hợp.
- Phương pháp nghiên cứu Tổng hợp OMC từ nguồn cacbon là nhựa phenolic bằng phương pháp polyme hóa và cacbon hóa.
- Tổng hợp xúc tác Pd/OMC bằng phương pháp tẩm ướt ở áp suất thường.
- Nghiên cứu đặc trưng hóa lý của chất mang và xúc tác bằng các kỹ thuật UV-Vis, ICP-MS, TEM, XRD, BET.
- Nghiên cứu khả năng làm việc của xúc tác cho quá trình HDC xử lý PCBs trên hệ phản ứng pha lỏng gián đoạn.
- Kết luận: Từ các kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau: Đã tổng hợp được vật liệu cacbon mao quản trung bình trật tự từ tiền chất nhựa phenolic với đường kính mao quản 6-7nm, diện tích bề mặt riêng lớn đến 966 m2/g.
- Quá trình khử hóa PCBs và 180) với xúc tác Pd/OMC đạt khoảng 65% cao hơn Pd/C*.
- Đặc biệt, Pd/C* chỉ xử lý được PCB 28 và PCB 52, trong khi Pd/OMC cho phép xử lý cả 6 loại đồng phân PCB trên đây

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt