« Home « Kết quả tìm kiếm

Tìm hiểu Lịch Sử Võ Học Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Lịch Sử Võ Học Việt Nam.
- Kể từ ngày Hồng Bàng lập quốc cho đến nay, nước Việt Nam đã có gần năm ngàn năm lịch sử (kể từ năm Nhâm Tuất 2879 trước Thiên Chúa), trải qua mười tám đời vua Hùng Vương cho đến các triều đại Ngô, Ðinh, Lê, Lý Trần, Nguyễn.
- nước Việt Nam đã chịu biết bao nỗi thăng trầm lịch sử của các thời thịnh trị và loạn lac.
- Ðể giữ vững đất nước, tự vệ chống ngoại xâm từ phương bắc và mở mang bờ cõi lấn chiếm về phương nam, tổ tiên Việt Nam cũng đã khéo léo phối hợp trong việc xử "VĂN".
- Nhìn chung vào toàn bộ lịch sử tranh đấu của dân tộc Việt Nam, nền võ học Việt Nam đã đóng một vai trò rất quan trọng, trong vận mạng thịnh suy của đất nước.
- Do đó, để tìm hiểu lịch sử võ học Việt Nam, chúng tôi xin được căn cứ trên bối cảnh lịch sử và thứ tự thời gian, trong bộ "Việt Nam sử lược", của học giả Trần Trọng Kim làm căn bản, để phân chia lịch sử võ học Việt Nam ra làm bốn thời kỳ chính yếu như sau: Thượng cổ thời đại, Bắc thuộc thời đại, Tự chủ thời đại, và Cận kim thời đại..
- Căn cứ vào lịch sử tiến hóa của nhân loại, võ học đã có một nguồn gốc sâu xa trong quá khứ, từ khi con người còn sống trong các hang động, chỉ biết ăn sống thịt thú rừng, cây cỏ, và sự sinh hoạt còn quá phôi thai, rời rạc..
- Riêng tại Việt Nam, những di tích thuộc vào thời cựu thạch (đá đẽo) như các món binh khí: búa, rìu, dao, nạo, dùi, cào.
- làm bằng loại đá đẽo đã được các nhà khảo cổ Việt Nam tìm thấy tại các vùng đất Thanh hóa, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, thuộc miền Bắc Việt Nam.
- Ở hang Thượng Phú thuộc miền Trung Việt Nam, nhà khảo cổ M.
- Ngoài ra, xuyên qua những bức tranh họa trên da thú rừng hoặc được khắc trên những phiến đá được lưu trữ tại các viện bảo tàng Việt Nam, chúng ta còn nhận thấy được hình ảnh của những chiếc thạch côn trong thời đại đá đẽo.
- Với những di tích vừa kể trên cũng đã nói lên được một phần nào sự liên quan đến khoa chiến đấu của tổ tiên Việt Nam trong thời đó..
- Theo các sử gia và các nhà khảo cổ học Việt Nam, vào đời vua Hùng Vương chính là thời đại kim khí cực thịnh, tổ tiên người Lạc Việt đạt được một sự tiến bộ lớn lao về phương diện kỹ thuật và mỹ thuật.
- Tổ tiên Việt Nam đã tìm được các quặng mỏ đồng, sắt.
- Trong những di tích đào được ở các vùng đất núi Việt Nam, người ta nhận thấy có những món binh khí bằng kim loại rất là mỹ thuật như rìu đồng và trống đồng..
- Loại trống đồng này đãđược tìm thấy rất nhiều tại các vùng đất thuộc các tỉnh miền Bắc Việt Nam như Thanh Hóa, Hà Ðông, Bắc Ninh, Cao bằng, Hà Nam, Hà Nội, Hòa Bình, Yên Bái, Hải Dương, Nghệ An.
- Ðiều này đã chứng tỏ được tinh thần mỹ thuật của tổ tiên Việt Nam đã bước tiến rất cao xa..
- Ðây cũng là một di tích đã nói lên được một khoa võ học quân sự có tổ chức trong triều đại An Dương Vương trước Thiên Chúa), với năm mươi năm làm vua, sau khi Thục Phán đã đánh bại vua Hùng Vương thứ 18 để đổi tiên nước từ Văn Lang thành nước Âu Lạc..
- Vào năm 40 sau Thiên Chúa, hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị người huyện Yên lăng, tỉnh Phúc Yên, đầu tiên cầm gươm cỡi bạch tượng, điều khiển nghĩa quân đánh đuổi quan quân Thái Thú Tô Ðịnh, và chiếm được sáu mươi lăm thành trì, rồi hai bà lên làm vua dành quyền độc lập, giải phóng nước nhà ra khỏi ách đô hộ của người Tàu được ba năm.
- Sự kiện này đã viết lên được một trang võ sử oai hùng cho dân tộc Việt Nam nói chung, và cho nữ giới Việt Nam nói riêng..
- Ðây là một điểm son thứ hai cho nữ giới trong lịch sử Việt Nam..
- Vào thế kỷ thứ hai, song song với việc du nhập các tôn giáo Phật, Khổng, Lão và Việt Nam, ngành võ học từ Ấn Ðộ và Trung Hoa cũng được các vị thiền sư, đạo sĩ mang đến qua hai con đường thủy và đường bộ do hai cách được ghi nhận như sau:.
- Vào năm 247, vua Ngô Tôn Quyền thấy ngài Khương Tăng Hội thi triển nhiều phép lạ đem lòng tín phục và xây chùa ở thành Kiến Nghiệp (Nam Kinh bây giờ) để ngài tu trì và giảng dạy Phật học.
- Vào thời kỳ này, mặc dù võ học đã được mang đến do các vị thiền sư, đạo sĩ nhưng vẫn chưa được phổ biến sâu rộng trong dân gian..
- Kể từ đó, các môn võ lâm cổ truyền từ Ấn Ðộ cũng như các môn Thiếu Lâm nam và Bắc phái của ngài Bồ Ðề Ðạt Ma từ Trung Hoa bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam..
- Lý Công Uẩn là vị vua rất giỏi võ lâm, xuất thân từ cửa thiền ngay từ nhỏ đã theo nhà sư Lý Khánh Vân làm con nuôi, được học võ lâm và đạo thiền tại chùa Cổ Pháp.
- Khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ rất trọng đãi giới tu hành, Phật giáo cũng được chọn làm quốc giáo, song song với thiền tông, nhà vua cũng phát động việc huấn luyện môn võ lâm cổ truyền cho các quan viên, quân sĩ, cũng như các hoàng tử đều phải luyện tập võ lâm ngay từ thuở nhỏ.
- Khi lớn lên, các hoàng tử đều giỏi võ lâm và cách dùng binh.
- để huấn luyện võ lâm cho dân chúng.
- Vì vậy, đã hơn ba lần thắng được giặc nhà Nguyên, đánh đuổi hơn năm chục vạn quân Mông Cổ ra khỏi bờ cõi vào năm dưới sự lãnh đạo của Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn, cùng với sự hợp lực của các võ tướng như Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão đã chiến thắng trận Chương Dương Ðộ..
- Ðây là những chiến công rất hiển hách, vẻ vang nhất trong lịch sử vì với một đế quốc Mông Cổ lớn mạnh nhất vào thời bấy giờ, có một binh lực viễn chinh hùng mạnh, đã từng làm mưa làm gió tại các chiến trường lớn trên thế.
- Thế mà khi đến bờ cõi Việt Nam, họ phải nếm mùi thật trận hơn ba lần.
- Mãi đến năm 1427, ngài mới đuổi được quân nhà Minh ra khỏi bờ cõi Việt Nam..
- Riêng về nhà sư Sa Viên, hiệu là Sơn Nhân người ở tỉnh Sơn La, Bắc Việt, vào năm 1407 ngài theo quy y học đạo tại chùa Huyền.
- Nhân vào cơ hội phát động võ thuật của vua Lê, thầy Sa Viên đã thành lập trường huấn luyện võ lâm ông Nguyễn Trãi đặt tên là "Trường Võ Bình Ðịnh".
- Năm 1679, vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh, ở miền Nam nền võ học Việt Nam còn chịu ảnh hưởng vào các võ phái của người Trung Hoa như Thiếu Lâm Nam và Bắc phái, Võ Ðang, Nga Mi, Không Ðộng, Bạch Hạc, Bát Quái Chưởng.
- Về sau.
- Vào năm 1679, Trần Thắng Tài đã khai hoang tại Biên Hòa và dọc theo các vùng đất thuộc đồng bằng sông Ðồng Nai.
- Mùa xuân và mùa thu thì tập võ lâm.
- Mỗi năm có một kỳ thi võ.
- Nhà vua cho thành lập xưởng súng đại bác, mở trường bắn huấn luyện voi, ngựa và trường huấn luyện võ kinh, võ lâm cho binh sĩ.
- Việc huấn luyện võ lâm và võ kinh do một viên quan đại thần chăm sóc..
- Năm 1837, vào thời Minh Mạng thứ 18 vua còn định phép cho các kỳ thi võ lâm như sau:.
- Do đó, để vô hiệu hóa phần nào sức kháng cự của người Việt, chính quyền Pháp đã ra lệnh nghiêm cấm các hoạt động võ thuật trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Tuy nhiên, với tinh thần ái quốc và bất khuất của người Việt, các vị võ cử, võ gia Việt Nam vẫn âm thầm lén lút dạy võ cho các thanh thiếu niên để nung đúc tinh thần quật khởi, kháng chiến chống Pháp.
- Năm 1927 hai ông Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Ðảng nổi lên chống Pháp ở Yên Báị.
- Ðể chứng minh cho luận cứ trên, chúng tôi còn ghi nhận qua lịch sử bởi chiến tích võ dũng của mười tám thôn vườn trầu vào năm 1782.
- Vào năm 1911, ngài Mộc Ðức Thiền Sư, một trong nhưng vị cố vấn cho Tôn Dật Tiên đãthu nhận bốn đồ đệ người Việt Nam như Trần Tần Chân Nhân, Thiện Tảo Ðạo Nhân, Tư Hớn Cư Sĩ, và Thiện Tâm Thiền Sư.
- Về sau bốn vị này góp công lớn vào việc phát triển ngành thiền tông và võ lâm tại Việt Nam..
- Riêng về Thiện Tâm Thiền Sư, tên thật là Nguyễn Văn Sáu, hiệu Ðoàn Tâm Ảnh, sanh năm 1900 tại Bạc Liêu, Nam Việt Nam.
- được theo thầy Mộc Ðức Thiền Sư để học võ lâm và thiền tông tại chùa Phi Lai Tự, miền Bắc Trung Hoa, ông trở về Việt Nam vào năm 1930 mở trường dạy võ thâu nhận môn đồ.
- Ðảng Sao Trắng với tinh thần nghĩa hiệp giúp đỡ dân lành, đã làm cho những tay cường hào ác bá và chính quyền Pháp phải nhiều phen bối rối, tại miền lục tỉnh hậu giang, Nam Việt Nam.
- Năm 1960, để hưởng ứng phong trào thanh niên võ thuật, ông đã chính thức thành lập Hội Võ Lâm Việt Nam và sau đó thu nhận được bốn vị đệ tử tâm đắc như Giáo Sư Vũ Ðức, Giáo sư Hùng Phong, Giáo Sư Hàng Thanh, và Giáo sư Nguyễn Thiên Tài.
- Mãi đến năm 1970, ông lui về ẩn dật chức vụ Chưởng Môn Phái Võ Lâm Việt Nam đã được ông chính thức truyền lại cho Giáo sư Vũ Ðức (Âu Vĩnh Hiền) để tiếp tục công việc phát triển môn phái.
- Ngoài ra, một số các vị võ sư Việt Nam lão thành nổi danh như Thầy Võ Dựt hiệu là Nam Nghĩa, người làng An Dinh quận Bình Khê..
- Thầy Bảy Nếp người quận Cần Ðước, Nam Việt Nam về sau là cư sĩ tại tỉnh Gia Ðịnh..
- Bộ môn quyền anh được hoạt động dưới sự chăm sóc của Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam.
- Tổng cuộc này đã được thành.
- lập vào năm 1956 tại Sài Gòn do sự góp mặt của các võ sư và võ sĩ thuộc nhiều môn phái võ thuật Việt Nam khác nhau..
- Ngoài ra vào năm 1960, các vị võ sư còn thành lập Tổng Hội Nghiên Cứu Võ Học Việt Nam với ước vọng để khảo cứu các ngành võ thuật Việt Nam.
- Phần lớn nổ lực hoạt động võ thuật Việt Nam trong quảng đại quần chúng đều do công trình của Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam đẩy mạnh, dưới sự yểm trợ của chính quyền thanh niên.
- Mặc dù có rất nhiều võ phái Việt Nam hoạt động song song với Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam, nhưng chỉ có vài võ phái đạt được sự tổ chức một hệ thống võ đường qui cũ, thu hút được nhiều võ sinh trên toàn quốc như Hội Võ Thuật Vovinam, do Võ Sư Nguyễn Lộc sáng lập, về sau võ sư Lê Sáng kế nghiệp.
- hội Võ Lâm Việt Nam do lão sư Ðoàn Tâm Ảnh (pháp danh Thiện Tâm Thiền Sư) sáng lập, về sau giáo sư Vũ Ðức kế nghiệp.
- Hội Cửu Long Võ Ðạo do võ sư Hồ Hợi sáng lập,....
- Năm 1945, sau khi quân đội Nhật Bản thắng Pháp tại Việt Nam, cũng như tinh thần võ sĩ đạo Nhật vang danh khắp thế giới, môn võ Nhật nổi danh lúc bấy giờ là môn Nhu Ðạo (Judo) và Nhu Thuật (Jiu-Jittsu) rất được người Việt Nam hâm mộ.
- Vị võ sư người Nhật đầu tiên đến giảng dạy Nhu Ðạo tại Việt Nam là võ sư Yonka, về sau lại có các võ sư Watanabe, võ sư Ishikawa..
- Năm 1948, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc trở về nước sau 5 năm du học tại Nhật Bản.
- Giáo sư Hồ Cẩm Ngạc là người Việt Nam đầu tiên đã tốt nhiệp môn Nhu Ðạo tại trường Ðại học Nhu Ðạo Kodokan, Nhật Bản.
- Vào năm 1956, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc đã xuất bản quyển Nhu Ðạo Tạp Phương.
- Vào năm 1955, Giáo sư Phạm Lợi từ Pháp về Việt Nam và đã xuất bản quyển Kỹ Thuật Nhu Ðạo vào năm 1956.
- Ngoài ra còn có một số giáo sư Nhu Ðạo đáng kể như giáo sư Ðặng Thông Trị, giáo sư Phan văn Quan, giáo sư Thái Thúc Thuần, giáo sư Vương Quang Ba, thượng tọa Thích Tâm Giác.
- Những vị giáo sư Nhu Ðạo vừa kể trên đều là những vị đã góp công thành lập Tổng Cuộc Nhu Ðạo Việt Nam vào năm 1956.
- Riêng giáo sư Ðặng Thông Trị ngoài môn Nhu Ðạo, ông còn làm giaó sư Aikido đầu tiên đẩy mạnh phong trào Hiệp Khí Ðạo tại Việt Nam.
- Vào năm 1964 bào đệ của giáo sư Trị là giáo sư Ðăng Thông Phong thành lập Tổng Cuộc Hiệp Khí Ðạo Việt Nam..
- Vào năm 1960 quân đội viễn chinh Ðại Hàn đến tham chiến tại Việt Nam, môn võ Ðại Hàn Taekwondo (Thái Cực Ðạo) do tướng Choi Hong Hi lãnh đạo đã được chính quyền quân đội VNCH yểm trợ phát động môn võ này trong quảng đại quần chúng.
- Sau đó Tổng Cuộc Thái Cực Ðạo Việt Nam được ra đời do Trung Tá Phạm Văn Cư làm chủ tịch sáng lập.
- Ðến niên khóa Ðại tá Trần Thanh Ðiền kế nhiệm chức chủ tịch Tổng Cuộc Thái Cực Ðạo Việt Nam.
- Môn võ Thái Cực Ðạo đã lớn mạnh tại Việt Nam trong cao trào thanh niên khỏe với nhiều võ phái trăm hoa đua nở..
- Căn cứ vào lịch sử tranh đấu Việt Nam, võ học cổ truyền Việt Nam là một nền tảng căn bản cho quân sự quốc phòng.
- Do đó, võ học đã đóng một vai trò rất quan trọng trong vận mạng thịnh suy của đất nước.
- Kể từ thượng cổ thời đại, vào đời vua Hùng Vương lập quốc, mặc dù con người chưa biết dùng chữ viết để ghi chép lại sự diễn tiến của võ học nhưng nhờ vào một số di tích của các món binh khí như búa, rìu, dao, dùi, cào, trống đồng và một số tranh ảnh chiến đấu được khắc vẽ trên những phiến đá tại các vùng đất thuộc Bắc Việt Nam, được tìm thấy bởi các nhà khảo cổ đãnói lên được phần nào khoa võ học lập quốc của tổ tiên người Việt Nam..
- Với vốn liếng căn bản khoa võ học lập quốc đầu tiền, sau đó trong các dịp giao tiếp với lân bang, người Việt đã biết khôn khéo thái nạp cái hay của người để biến chế và đồng hóa và sắc thái riêng biệt của mình.
- Ðiển hình là sự ảnh hưởng ở nền võ học Trung Hoa và Ấn Ðộ xuyên qua các nhà truyền giáo, hoặc các quần binh người Trung Hoa trong thời kỳ một ngàn năm Bắc thuộc.
- Ðể rồi sau đó nền võ học kiến quốc được phát huy trong các triều đại Ngô, Ðinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn....
- Mãi đến thế kỷ 17, người Âu Châu đến buôn bán và truyền đạo Thiên Chúa tại Việt Nam, và đến thế kỷ 19, cuộc tranh chấp bằng võ lực giữa Việt Nam và Pháp bùng nổ, nền võ học kiến quốc của Việt Nam đã bị vô hiệu hóa trước đạn súng ống tối tân của Pháp.
- Sau đó, Việt Nam phải chịu đựng hơn tám mươi năm lệ thuộc người Pháp.
- Cũng như võ học cổ truyền với gươm giáo làm căn bản, không còn là một yếu tố chính yếu thích nghi cho quân sự quốc phòng nữa, mà đã được thay thế bằng những đạn dược, súng ống tối tân hiên đại hóa quân sự với.
- Kể từ đó, nền võ học kiến quốc của Việt Nam không còn đóng một vai trò chính yếu quân sự trong lịch sử mà đã biến thể trở thành một bộ môn thể thao tự vệ cũng như các bộ môn thể thao thuần túy khác, nhằm mục đích phụng sự cho phong trào khỏe của nước nhà, thêm phần phong phú.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt