« Home « Kết quả tìm kiếm

Ứng dụng công nghệ mô phỏng vào dạy học môn kỹ thuật xung - số nghề điện tử công nghiệp tại Trường Cao đẳng nghề cơ điện và công nghệ thực phẩm Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐIỆN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- Tôi xin cam đoan nội dung luận văn và sản phẩm của luận văn mà tôi viết ra là do sự tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân.
- Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả khác nếu có đều được trích dẫn đầy đủ.
- Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, các cô giáo Viện Sư phạm kỹ thuật- trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Tác giả cũng gửi lời cảm ơn đến các cán bộ Viện đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
- Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội, các đồng nghiệp và các em học sinh khoa Điện – Điện tử-Tin học trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong quá trình thực nghiệm sư phạm tại trường.
- Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
- 25 1.1.6 Quy trình (Process.
- CĐN Cao đẳng nghề CNTP Công nghệ thực phẩm DH Dạy học ĐC Đối chứng ĐCN Điện công nghiệp K54A-N1 Khóa 54 lớp A – nhóm 1 K54A-N2 Khóa 54 lớp A – nhóm 2 K54B-N1 Khóa 54 lớp B – nhóm 1 K54B-N2 Khóa 54 lớp B – nhóm 2 MH Mô hình MP Mô phỏng PPMP Phương pháp mô phỏng PT Phương tiện PTDH Phương tiện dạy học STT Số thứ tự TN Thực nghiệm 8.
- Hình 1.1: Công nghệ mô phỏng.
- 27 Hình 2.1: Quy trình xây dựng bài giảng theo công nghệ mô phỏng……………….67 Hình 2.2: Giao diện mô phỏng hoạt động của mạch điều chế độ rộng xung ……...78 Hình 2.3: Giao diện mô phỏng dạng 3D của mạch điều chế độ rộng xung ……….78 Hình 2.4: Dạng tín hiệu xung ra khi đầu vào thay đổi Hình 2.5: Giao diện mô phỏng hoạt động của mạch dao động đa hài lưỡng ổn…...86 Hình 2.6: Giao diện mô phỏng 3D của mạch dao động đa hài lưỡng ổn ………….86 9.
- Phát triển giáo dục- đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [1].
- Phát triển giáo dục- đại học gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
- xây dựng nền giáo dục theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”.
- thực hiện công bằng trong giáo dục.
- Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng đã đề ra chủ trương phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề giai đoạn là: “Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động” [2] và “Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.
- Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề”.
- Đặc biệt chiến lược Phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020 cũng đã nêu rõ: Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân là một trong ba khâu đột phá chiến lược…Đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm, nhất là ở nông thôn và vùng đô thị hoá.
- Đây là những định hướng rất cơ bản, là căn cứ để phát triển đào tạo nghề, nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước ta trong giai đoạn tới.
- Quá trình công nghiệp hoá - Hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta yêu cầu phải đáp ứng đủ số lượng lao động kỹ thuật chất lượng cao cho các ngành kinh tế, nhất là các ngành công nghiệp 10 mũi nhọn, công nghệ cao như: Tin học, tự động hóa, điện, cơ điện tử, chế biến xuất khẩu v.v.
- Để đáp ứng được yêu cầu đó, hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành phải thường xuyên bổ sung, cập nhật, hoàn thiện các chương trình dạy nghề hoặc xây dựng các chương trình dạy nghề mới.
- nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.
- đầu tư, đổi mới trang thiết bị giảng dạy và đặc biệt chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy để đào tạo đội ngũ nhân lực kỹ thuật có tay nghề cao trực tiếp làm việc với kỹ thuật, công nghệ mới.
- Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính Trị ngày 17 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo.
- Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể.
- Máy tính, công cụ dạy học hiện đại, mô hình học cụ đã hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học, biến những vấn đề trừu tượng, khó hiểu trở thành đơn giản nhờ việc mô phỏng trực quan sinh động.
- Nhờ ứng dụng công nghệ mô phỏng mà bản chất của vấn đề được lột tả rõ ràng, trực quan: như các phương trình toán học, vật lý học, nguyên lý hoạt động của các mạch điện, của các chuyển động cơ học, quá trình sản xuất….
- Mô phỏng trên máy tính là xu hướng dạy học mới, hiện đại đã và đang được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực.
- Trong lĩnh vực giáo dục, các bài giảng có ứng dụng mô phỏng kết hợp phương tiện nghe nhìn hiện đại sẽ tạo cho sinh viên nhiều kỹ năng như: khả năng hoạt động quan sát (các hình ảnh tĩnh hoặc 11 động), khả năng thao tác trên đối tượng, khả năng tự do phát triển tư duy, lựa chọn con đường tối ưu để nhận thức.
- Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin, việc đưa máy tính vào các trường học đã tạo ra bước ngoặc lớn trong việc dạy học.
- Sử dụng mô phỏng trên máy tính là phương pháp dạy học tích cực phát huy cao độ tính độc lập, khả năng làm việc trí tuệ của sinh viên, tạo ra một nhịp độ phong cách trạng thái tâm lí mới làm thay đổi phương pháp và hình thức dạy học.
- Đặc biệt, mô phỏng diễn tả những quá trình động bên trong của các quá trình, các thiết bị mà trước đây không thể thực hiện trong phạm vi nhà trường.
- Hiện nay, trong dạy học cũng như nghiên cứu đã tìm kiếm và đưa vào vận dụng “phòng thí nghiệm và thực hành ảo”.
- Phương pháp mô phỏng trong dạy học là phương pháp tiếp cận nhận thức thế giới thực thông qua mô hình tĩnh hoặc động.
- Bằng phương pháp mô phỏng, sinh viên không chỉ tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc mà trong quá trình học họ còn có thể tìm ra cách tiếp cận vấn đề, con đường cách thức để đạt mục tiêu bài học.
- Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội trực thuộc Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn có nhiệm vụ chính là đào tạo nghề cho mọi đối tượng trong cả nước, đặc biệt là khu vực phía nam Hà Nội.
- Trường cũng có bề dày trong công tác đào tạo nghề, với những giáo viên có tay nghề cao nhưng chủ yếu các thầy, cô đang giảng dạy theo phương pháp truyền thống, ít ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mô phỏng trong thiết kế bài giảng.
- Nghề điện tử công nghiệp là một trong các nghề trọng điểm quốc gia, cũng là một trong các nghề truyền thống của nhà trường.
- Trong đó môn học Kỹ thuật xung – số là một trong những môn học cơ bản và đóng vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo nghề điện tử công nghiệp.
- Môn học đòi hỏi sinh viên phải có tư duy 12 trừu tượng, tư duy logic kết hợp một phần kiến thức của công nghệ thông tin.
- Do vậy việc ứng dụng công nghệ mô phỏng vào thiết kế bài giảng môn học kỹ thuật xung – số là công việc hết sức cần thiết đem lại hiệu quả giảng dạy và sự tiếp thu tích cực cho người học.
- làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
- Xây dựng quy trình thiết kế bài giảng có sự hỗ trợ của công nghệ mô phỏng cho môn học Kỹ thuật xung – số của nghề Điện tử công nghiệp.
- Vận dụng được vào thực tiễn giảng dạy tại đơn vị công tác hoặc các trường, các cơ sở đào tạo nghề trong nước, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng đào tạo.
- Mở ra hướng để phát triển.
- Quy trình thiết kế bài giảng môn học Kỹ thuật xung số nghề điện tử công nghiệp tại các cơ sở đào tạo nghề với sự ứng dụng công nghệ mô phỏng.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn những vấn đề sau: Việc thiết kế bài giảng thực nghiệm có ứng dụng công nghệ mô phỏng được giới hạn trong môn học Kỹ thuật xung số nghề điện tử công nghiệp.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm được tiến hành với các lớp cao đẳng nghề của nghề điện tử công nghiệp tại trường trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội.
- Nếu bài giảng môn học Kỹ thuật xung số nghề điện tử công nghiệp tại trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội được thiết kế có ứng dụng công nghệ mô phỏng theo quy trình hợp lý sẽ góp phần rút ngắn được thời gian đào tạo và nâng cao được chất lượng dạy học.
- Đề tài có các nhiệm vụ sau: Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến công nghệ mô phỏng và ứng dụng vào việc thiết kế bài giảng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về việc thiết kế bài giảng môn học Kỹ thuật xung số nghề điện tử công nghiệp ở một số trường trên địa bàn Hà Nội.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình thiết kế bài giảng có ứng dụng công nghệ mô phỏng trong dạy học môn Kỹ thuật xung số nghề điện tử công nghiệp.
- Xây dựng một số bài giảng môn học Kỹ thuật xung số nghề điện tử công nghiệp có ứng dụng công nghệ mô phỏng theo quy trình đã thiết kế.
- Thực nghiệm sư phạm bài giảng đã thiết kế.
- Lấy ý kiến chuyên gia về quy trình thiết kế bài giảng có ứng dụng công nghệ mô phỏng.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập các tài liệu, phân tích đánh giá, tổng hợp thông tin liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp khảo sát: Khảo sát các cơ sở dạy nghề để lấy ý kiến về thực trạng dạy học môn học Kỹ thuật xung số nghề điện tử công nghiệp trong địa bàn Hà Nội.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Để đánh giá thống kê, kiểm chứng kết quả nghiên cứu và giả thuyết khoa học của đề tài.
- Luận văn đã tổng hợp lý luận về công nghệ mô phỏng và vận dụng trong thiết kế bài giảng môn học Kỹ thuật xung số.
- Đã xác định tính chất đặc thù của dạy học môn học Kỹ thuật xung số nghề điện tử công nghiệp có ứng dụng công nghệ mô phỏng.
- Xây dựng được bộ quy trình thiết kế bài giảng có ứng dụng công nghệ mô phỏng với phần mềm Protues.
- Đề tài đã xây dựng một số bài giảng môn học Kỹ thuật xung số nghề điện tử công nghiệp có ứng dụng công nghệ mô phỏng phù hợp với mục tiêu, nội dung đào tạo và trình độ người học.
- Thông qua kết quả thực nghiệm đã khẳng định được vai trò của bài giảng xây dựng trên cơ sở ứng dụng công nghệ mô phỏng trong việc nâng cao chất lượng dạy học và rút ngắn thời gian đào tạo.
- Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp dạy học nhưng trước tiên phải khẳng định phương pháp dạy học là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình học.
- Có quan điểm cho rằng phương pháp dạy học là cách thức làm việc giữa thầy giáo và học sinh trong quá trình dạy học, thông qua đó học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành thế giới quan và nhân cách của mình nhằm đạt mục đích của quá trình dạy học.
- Một định nghĩa khác có thể hiểu phương pháp dạy học là một tổ hợp cách thức hoạt động, tương tác giữa thầy và trò trong quá trình dạy học nhằm đạt mục đích dạy học.
- Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình dạy học [3].
- Phương pháp dạy học là một hệ thống những hành động có mục đích của người thầy nhằm tổ chức hoạt động của nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội nội dung học vấn.
- Vậy phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của thầy và trò, trong đó người thầy sử dụng các phương pháp thích hợp nhằm tạo ra ở học trò sự hứng thú, tự giác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức để đạt mục tiêu đề ra trong dạy học.
- Phương pháp dạy học là sự thể hiện logic khoa học và logic sư phạm, là sự kết hợp của phương pháp khoa học và phương pháp sư phạm.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt