« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá kết quả và tính an toàn của phương pháp đốt nhiệt bằng vi sóng điều trị ung thư biểu mô tế bào gan dưới hướng dẫn của siêu âm


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐỐT NHIỆT BẰNG VI SÓNG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ.
- Mở đầu: Tại Việt Nam theo Globocan 2018 ung thư biểu mô tế bào gan có tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mới mắc là cao nhất.
- Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả và tính an toàn của đốt nhiệt bằng vi sóng trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan.
- Phương pháp: nghiên cứu mô tả loạt ca thực hiện ở bệnh viện ung bướu thành phố hồ chí minh.
- 58 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (kích thước trung bình 2,8±.
- 74 khối u được điều trị bằng phương pháp đốt vi sóng dưới siêu âm hướng dẫn.
- Đánh giá kết quả thủ thuật, tính an toàn, tái phát tại chỗ và xuất hiện tổn thương mới trong gan được ghi nhận..
- Kết quả: Phá hủy u hoàn toàn đạt 66 u (89,2.
- sau MWA lần 1 và 71 u (95,9%) sau MWA lần 2 (8 u được thực hiện đốt lần 2) có 4 trường hợp biến chứng nhẹ (6,89.
- không có biến chứng nặng.
- Tái phát tại chỗ có 2 trường hợp (3,45), có 2 trường hợp xuất hiện tổn thương mới (3,45%).
- Kỹ thuật này chứng tỏ hiệu quả rất tốt trong phá hủy khối u tại chỗ.
- Từ khóa: Ung thư biểu mô tế bào gan, đốt nhiệt bằng vi sóng.
- Ung thư gan nguyên phát là bệnh ung thư khá phổ biến, trong đó ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) chiếm tỉ lệ từ 85 - 90%.
- Trên thế giới, năm 2018 ung thư gan có tỉ lệ mới mắc đứng hàng thứ 7 trong các bệnh lý ác tính nhưng tỉ lệ tử vong đứng hàng thứ 3 sau ung thư phổi và dạ dày, bệnh chiếm tỉ lệ cao ở các nước Châu Á.
- Tại Việt Nam, ung thư gan có tỉ lệ mới mắc và tỉ lệ tử vong là cao nhất với tỉ lệ lần lượt là 15,4% và 22,1% trong các bệnh lý ác tính[11].
- Bệnh diễn biến nhanh và có tiên lượng xấu nếu không được phát hiện và điều trị sớm..
- Có nhiều phương pháp điều trị UTBMTBG, lựa chọn phương pháp điều.
- Hiện nay phương pháp can thiệp phẫu thuật bằng vi sóng (đốt nhiệt vi sóng MWA - MicroWave Ablation) được coi là một trong những phương pháp điều trị có hiệu quả được nhiều bệnh viện trong và ngoài nước áp dụng .
- Tại Việt Nam, năm 2012 Bộ Y tế đã hướng dẫn cho áp dụng và MWA phá hủy u tại chỗ được xem là một trong các phương pháp điều trị triệt để [10].
- Phương pháp MWA được triển khai tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2012 [9].
- Tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh, phương pháp này đã được thực hiện từ năm 2017 góp phần điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân UTBMTBG..
- mục tiêu nhằm đánh giá kết quả và tính an toàn (tác dụng phụ và biến chứng) của MWA khi điều trị UTBMTBG..
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- 2.1.Đối tượng nghiên cứu:.
- Đối tượng nghiên cứu gồm 58 bệnh nhân (với 74 khối u) được chẩn đoán xác định là UTBMTBG tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh (từ 01/2019 đến 01/2020):.
- Bệnh nhân (BN) được chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan dựa vào Hướng dẫn chẩn đoán của Bộ Y tế Việt Nam năm 2012 [10]..
- Tiêu chuẩn lựa chọn điều trị bằng MWA dựa theo hướng dẫn của APASL 2010 [8]..
- 2.2.Phương pháp nghiên cứu:.
- Kiểm định T với mẫu cặp (paired sample T test) được sử dụng để đánh giá thay đổi các thông số trước và sau điều trị.
- 2.4.Phương tiện nghiên cứu:.
- 2.5.Quy trình thực hiện:.
- 2.5.1.Thực hiện thủ thuật.
- Thủ thuật được thực hiện tại phòng kỹ thuật..
- Đo kích thước khối u dưới siêu âm (có tham khảo thêm kích thước trên CT scan) để lựa chọn kim.
- Với các BN có nhiều u thì chọn kim theo kích thước từng khối..
- Thời gian đốt: tùy thuộc kích thước kim, thông thường qui trình đốt sóng.
- Biến chứng tại chỗ: bệnh nhân quá đau, không kiểm soát được bằng Fentanyl/Paracetamol..
- Biến chứng toàn thân..
- Lâm sàng ổn định bệnh nhân sẽ được chuyển về theo dõi tiếp..
- Sau 24h bệnh nhân được kiểm tra sinh hóa và lâm sàng, nếu ổn bệnh nhân sẽ được xuất viện và hẹn tái khám sau 1 tháng..
- KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1.Đặc điểm bệnh nhân Bảng 3.1: Đặc điểm bệnh nhân.
- Số bệnh nhân ( n=58) Tỉ lệ.
- Kết quả trong bảng 3.1 cho thấy nam giới chiếm đa số với 70,7%, tỉ lệ nam/nữ là 2,4/1 phù hợp với các tài liệu về UTTBBMG.
- Tiền căn có viêm gan B chiếm tỉ lệ cao với 63,8% cho thấy virus viêm gan B là yếu tố gây nguy cơ ung thư gan.
- 91,4% bệnh nhân có Child Pugh A nên có tiên lượng khá tốt.
- Hầu hết bệnh nhân được điều trị ở giai đoạn sớm (giai đoạn A) theo phân loại BCLC với 98,3%..
- Bảng 3.2.Vị trí và kích thước u Kích thước u (mm).
- Số bệnh nhân 1 u 48 82,8.
- Kết quả bảng 3.2 cho thấy u trong UTTBBMG có kích thước khác nhau, tùy thuộc thời điểm phát hiện ra bệnh cũng như khi gan có nhiều khối u.
- Trong nghiên cứu này u có kích thước trung bình khoảng 28,1mm, có thể nói là phát hiện khá sớm.
- Có 82,8% u ở gan phải, phù hợp với các báo cáo nghiên cứu và cũng tương ứng là gan phải có kích thước lớn hơn gan trái nhiều.
- Bảng 3.3: Đặc điểm khối u Kích thước u.
- (n=74) Tỉ lệ.
- Vị trí nguy cơ Số ca Tỉ lệ Gần bề mặt gan 13 29,5.
- Kết quả trên bảng 3.3 cho biết kết quả thực hiện MWA cho 74 khối u ở 58 bệnh nhân.
- Kích thước trung bình là 28,09mm trong đó nhóm kích thước 20- 30mm chiếm đa số với 52,7%.
- Đây là kích thước lý tưởng cho thực hiện thủ thuật MWA.
- Đa số bệnh nhân có 1 khối u chiếm.
- Nhóm u ở vị trí nguy cơ chiếm tỉ lệ khá cao với 75,8% trong đó thường gặp là vị trí sát bề mặt gan với 29,5% và sát vòm hoành chiếm 22,7%.
- Những u ở vị trí nguy cơ có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ thành công cũng như sự an toàn của thủ thuật..
- 3.3.Kết quả sinh thiết gan Bảng 3.4: Kết quả sinh thiết gan Kết quả Số bệnh.
- nhân Tỉ lệ.
- Ung thư 14 24,1.
- Kết quả trên bảng 3.4 cho thấy trong 58 trường hợp nghiên cứu thì sinh thiết 32 trường hợp và thấy 14 trường hợp chẩn đoán tế bào là UTBMTB chiếm 24,1%.
- 13 trường hợp thấy tế bào ác tính tuy nhiên không phân loại được mô học,.
- Có 5 bệnh nhân (chiếm 8,6%) kết quả sinh thiết thấy tế bào viêm, đã xét nghiệm thêm AFP L3 và PIVKA II rồi áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán GALAD SCORE để cho chẩn đoán xác định..
- 3.4.Đặc điểm lâm sàng trong khi thực hiện can thiệp MWA Bảng 3.5: Đặc điểm lâm sàng trong khi làm MWA.
- Triệu chứng Số ca Tỉ lệ.
- Kết quả trong bảng 3.5 cho thấy trong quá trình làm thủ thuật can thiệp đốt u bằng vi sóng có thể gặp các triệu chứng bất thường trên lâm sàng.
- Tuy nhiên do thủ thuật chúng tôi triển khai tại phòng mổ, với điều kiện giảm đau tiền mê rất tốt, bên cạnh đó chúng tôi lựa chọn.
- sử dụng các kim nhỏ phù hợp cho các các tổn thương ở nông sát bao gan giúp cải thiện đáng kể triệu chứng đau của bệnh nhân.
- Một số trường hợp thấy mệt, buồn nôn, khó thở hay sốt nhẹ nhưng theo dõi thấy hầu hết các triệu chứng trên đều ổn định sau 6h và 100% được xuất viện sau 24h..
- Bảng 3.6: Biến chứng của MWA.
- Dấu hiệu Số trường hợp Tỷ lệ.
- Số liệu nghiên cứu trình bày trong bảng 3.7 có 4 trường hợp biến chứng nhẹ chiếm tỉ lệ 6,89% trong đó tụ máu bao gan 2 trường hợp chiếm 3,45%.
- Tất cả 4 trường hợp lâm sàng đều ổn định sau 12h theo dõi..
- Không có biến chứng nặng xảy ra.
- Một số nghiên cứu cho biết tỉ lệ biến chứng nhẹ tương tự chúng tôi như Livraghi[7] gặp.
- kết quả của Võ Hội Trung Trực 15,6% [9]có cao hơn của chúng tôi.
- Chúng tôi không gặp trường hợp biến chứng nặng trong khi Livraghi gặp 2,9%, TauWang gặp 3,8%.
- Chúng tôi chưa ghi nhận biến chứng nặng có thể do cỡ mẫu của chúng tôi còn nhỏ so với các nghiên cứu đa trung tâm trong nhiều năm..
- Kết quả phá hủy u.
- Bảng 3.7: Phá hủy u hoàn toàn sau MWA..
- N = 74 u Số u phá hủy hoàn toàn Tỉ lệ.
- Tiêu chuẩn đánh giá phá hủy hoàn toàn khối u sau điều trị bằng các phương pháp phá hủy MWA là không có vùng tăng đậm độ ở thì động mạch trên CT scan bụng và/hoặc không có vùng tăng tín hiệu thì động mạch ở T1 của MRI.
- Trong tổng số 74 khối u trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ phá hủy u hoàn toàn sau 1 lần đốt là 89,2% và sau 2.
- Trong 8 khối u thực hiện lại lần 2 cách lần MWA1 là 1 tháng (thành công 5 trường hợp) đều nằm ở các vị trí nguy cơ.
- Chúng tôi ghi nhận 3 trường hợp sau 2 lần thực hiện MWA nhưng không thành công.
- Các trường hợp này đều ở vị trí không thể tiếp cận lại MWA lần 3 nên chúng tôi chọn phương pháp điều trị khác..
- Bảng 3.8 Tái phát tại chỗ và xuất hiện tổn thương mới.
- Số bệnh nhân Tỉ lệ Thời gian.
- xuất hiện.
- Chúng tôi ghi nhận có 2 trường hợp tái phát tại chỗ với thời gian xuất hiện tổn thương là 4 tháng và 6 tháng.
- Chúng tôi cũng ghi nhận 2 trường hợp xuất hiện tổn thương mới với thời gian xuất hiện tổn thương là 1 tháng và 3 tháng.
- Cả 4 tổn thương này đều có kích thước khá nhỏ (≤20mm ) chúng tôi đã thực hiện MWA lần 2 và tỉ lệ thành công là 100%.
- Tỉ lệ thành công của chúng tôi khá cao, tương đồng với các nghiên cứu khác như Xu và cs phá hủy u hoàn toàn TauWang đạt 94,6% và Võ Hội Trung Trực đạt 95,3%[9]..
- Nghiên cứu ban đầu can thiệp đốt u bằng vi sóng MWA 74 khối u gan có kích thước trung bình 28,09mm ở 58 bệnh nhân trong thời gian theo dõi trung bình 3 tháng chúng tôi có một số nhận xét:.
- Thực hiện thủ thuật can thiệp đốt u ở bệnh nhân UTTBBMG đạt kết quả tốt, với tỉ lệ phá hủy khối u hoàn toàn đạt 95,9%..
- Kỹ thuật thực hiện an toàn, chỉ có 6,68% có biến chứng nhẹ như tụ máu bao gan hay có dịch màng phổi.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt